Kinh nghiệm quản lý thuế của Cục thuế HàN ội

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Đông Anh (Trang 55)

Với chính sách thuế TNCN được đánh giá là rất phức tạp và có độ nhạy cảm cao, chính vì vậy để công tác triển khai thu thuế TNCN trên địa bàn thành phố đạt kết quả cao, ngay từ khi triển khai Luật thuế TNCN, Cục thuế Hà Nội đã tập trung vào một số nội dung chính đó là:

Thứ nhất, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Cục thuế Hà Nội đã yêu cầu Phòng Quản lý thuế TNCN phối hợp với Phòng Tuyên truyền hỗ trợ NNT thực hiện tuyên truyền chính sách thuế TNCN bằng nhiều hình thức như mở các lớp tập huấn đến tất cả các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố, 100% doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh, 100% cán bộ công chức thuộc Cục thuế; phối hợp với các báo và đài truyền hình Hà Nội mở các chuyên mục về thuế TNCN; in ấn phẩm, tờ rơi để phát cho NNT; treo băng rôn, áp phích tại các trục đường giao thông chính, khu vực đông dân cư … để phổ biến, tuyên truyền đầy đủ nội dung của chính sách thuế TNCN để chính sách thuếđi vào cuộc sống và nhằm nâng cao ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh chính sách thuế cho NNT. Đồng thời tổ chức đối thoại, mở các đường dây nóng để giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật thuế TNCN.

Thứ hai, Tập trung cấp MST cho NNT: Chỉ đạo Phòng Kê khai kế toán thuế phối hợp với Phòng Tin học triển khai ngay công tác cấp MST cho cá nhân NNT, cho các đơn vị trả thu nhập và người phụ thuộc. Đồng thời tập trung xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai cấp MST cho các Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế. Do vậy đến hết tháng 6/2013, toàn Cục thuế Hà Nội đã cấp được 2.626.707 MST thuế TNCN cho cá nhân làm công ăn lương và 133.997 MST của hộ kinh doanh đáp ứng kịp thời cho công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn Thành phố.

Thứ ba, Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Phòng Quản lý thuế TNCN phối hợp với các phòng Thanh tra, các phòng Kiểm tra thuếđể thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành chính sách pháp luật về thuế TNCN của NNT

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 nhằm phát hiện kịp thời các tổ chức trả thu nhập, cá nhân có hành vi vi phạm gian lận tiền thuế, trốn thuế hoặc hiểu sai chính sách thuế dẫn đến khai sai, khai thiếu về thuế TNCN. Đồng thời qua đó có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn cho NNT biết để thực hiện hoặc có những điều chỉnh trong công tác quản lý thuế TNCN cá nhân cho phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn hoặc có kiến nghị cấp trên sửa đổi, bổ sung những nội dung còn bất cấp trong chính sách thuế TNCN cũng như trong công tác quản lý thuế TNCN.

Tuy nhiên trong công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn thành phố Hà Nội còn gặp không ít khó khăn mà được Cục thuế Hà Nội đã đánh giá đó là:

- Chưa thống kê, kiểm soát được số đơn vị chấm dứt hiệu lực mã số thuế, số đơn vị trả thu nhập phải khai quyết toán thuế nhưng chưa khai quyết toán thuế, sốđối tượng nộp thuế phải khai quyết toán thuế trực tiếp với CQT nhưng chưa khai quyết toán với CQT.

- Chưa cấp được mã số cho người phụ thuộc do đó khó kiểm soát chính xác vấn đề giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, từ đó có thể nói tạm thời trong giai đoạn hiện nay dễ bị thất thu thuế TNCN. Việc kê khai giảm trừ gia cảnh chủ yếu là dựa vào ý thức của NNT. Vì vậy kê khai người phụ thuộc trùng lắp là điều không thể tránh khỏi. Việc kiểm soát người phụ thuộc đang gặp khó khăn vì hiện nay chưa có phần mềm ứng dụng để kiểm soát trường hợp này.

- Theo quy định, đối với cá nhân trong năm có thu nhập từ 2 nơi trở lên, cá nhân đăng ký nộp thuế tại CQT phải thực hiện quyết toán thuế tại CQT. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số đông NNT, kể cả những người có từ 2 nguồn thu nhập trở lên, đều ngại tự mình quyết toán thuế hoặc không rõ thủ tục tiến hành, nên ủy quyền cho đơn vị trả thu nhập thực hiện quyết toán thay, hoặc trường hợp cá nhân không biết mình phải quyết toán trực tiếp với CQT, hoặc trường hợp đơn vị trả thu nhập không biết trường hợp nào được quyết toán thay, trường hợp nào không được quyết toán thay. Từ đó có thể làm thất thu NSNN vì thu nhập thực tế của NNT có thể sẽ cao hơn so với số liệu quyết toán của ngành thuếđang quản lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 cường công tác thanh tra, kiểm tra hồ sơ khai thuế, kiểm tra chống thất thu thuế TNCN, tuy nhiên công tác kiểm tra chỉ dựa trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin dữ liệu (chưa đầy đủ vì chưa có phần mềm tích hợp cơ sở dữ liệu toàn quốc) liên quan đến NNT để đánh giá mức độ tuân thủ, phân loại rủi ro và lập danh sách NNT phải kiểm tra hồ sơ khai thuế. Số lượng NNT quá lớn, chưa thể kiểm soát được mọi nguồn thu nhập của từng cá nhân, phần lớn các khoản thu nhập cá nhân đều được chi trả bằng tiền mặt, do đó, khó kiểm soát thu nhập cá nhân một cách chính xác và hiệu quả. Nguồn hình thành thu nhập của cá nhân quá đa dạng và phức tạp. Đối với những khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công thì CQT có thể kiểm soát qua đơn vị trực tiếp chi trả thu nhập; nhưng đối với các khoản thu nhập của các hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân hành nghề độc lập, đặc biệt là đối với đối tượng ca sỹ, nghệ sỹ,… thì CQT khó có thể kiểm soát được một cách chính xác. Từ đó cho thấy rằng việc tổ chức thực hiện kiểm tra về thuế TNCN chưa được đồng bộ, kiểm tra kiểm soát TNCN trên diện rộng không đầy đủ vì lực lượng cán bộ thuế còn mỏng. Trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành Luật thuế TNCN của một sốđông dân cư còn hạn chế; trốn thuế, gian lận về thuế là điều không thể tránh khỏi trong giai đoạn hiện nay. Khó khăn trong vấn đề này là chưa có quy trình kiểm tra thuế TNCN.

- Chưa thật sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Thuế với chính quyền địa phương, với các tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hợp tác quản lý xác định nguồn thu nhập của các cá nhân hành nghề tự do, dạy thêm, ca sỹ, ...

- Việc tra cứu đối chiếu các thông tin về người nộp thuế do CQT quản lý để giải quyết hoàn thuế TNCN; miễn giảm nhà ở đất ở duy nhất hiện nay gặp khó khăn vì chưa được ứng dụng phần mềm tích hợp cơ sở dữ liệu.

- Hồ sơ hoàn thuế TNCN lúc cao điểm (thời hạn sau 30/3 hàng năm) rất lớn dẫn đến việc CQT bị áp lực về mặt thời gian thực hiện hoàn thuế theo quy định, vì vậy việc chậm trễ hoàn thuế cho NNT là điều không thể tránh khỏi.

- Trường hợp người nước ngoài tiếp xúc, làm việc trực tiếp với CQT để giải trình, cung cấp thông tin tài liệu để giải quyết hoàn thuế, trường hợp này gặp khó khăn trong ngôn ngữ giao tiếp vì hiện nay Luật Quản lý thuế không quy định đối tượng nộp thuế phải có người phiên dịch đi kèm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Đông Anh (Trang 55)