- Trình độ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo cán bộ thuế
Với vị trí hết sức quan trọng trong bộ máy cơ quan thuế cũng nhưđểđáp ứng các yêu cầu quản lý thuế trong sự nghiệp đổi mới đòi hỏi công chức, viên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 chức thuế không những phải thành thạo về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ mà còn phải có phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, liêm, chính.
Đối với Nhà nước: Cán bộ, viên chức thuế làm việc cho Nhà nước, được Nhà nước đãi ngộ không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội. Vì vậy, đức tính quan trọng nhất đó là trung thành, bảo vệ danh dự và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài sản của Nhà nước. Thứ hai, luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, kiên quyết bảo vệ bí mật quốc gia trong mọi hoàn cảnh và có tinh thần đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật
Đối với nhân dân: Nhân dân là đối tượng chịu thuế, song đó cũng là khách hàng quan trọng nhất của cơ quan thuế. Cán bộ thuế phải bày tỏ thái độ tôn trọng NNT, văn minh, lịch sự khi giao tiếp ứng xử. Tận tụy phục vụ nhân dân, huớng dẫn, giải thích tận tình chu đáo thể hiện cách thức giải quyết công việc một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp, biết lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
Đối với đồng nghiệp: Nếu là cán bộ lãnh đạo thì lãnh đạo đó phải là tấm gương cho cấp dưới của mình noi theo. Nguyên tắc xử lý công việc công bằng, minh bạch, công khai và tạo mọi điều kiện giúp đỡ cấp dưới của mình trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đối với các cán bộ trực tiếp thực thi công việc thì phải luôn tôn trọng, trung thực và hợp tác vì lợi ích công vụ, lợi ích nhà nước, biết khoan dung, đoàn kết, phối hợp công tác.
Đối với bản thân: Với các cán bộđã có nhiều năm trong nghề cũng không được chủ quan mà phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ hiểu biết, tinh thông nghiệp vụ, năng động sáng tạo trong công việc. Đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là đức tính hàng đầu của cán bộ công chức Nhà nước.
- Ý thức chấp hành pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế
Luật Thuế TNCN ở nước ta chỉ mới được thi hành từ đầu năm 2009, do đó người dân vẫn chưa quen với tâm lý là NNT, nhiều người vẫn xem đây là khoản tiền mà họ không đáng phải chi ra. Theo đánh giá của các cơ quan thuế thì trình độ của người dân tỉ lệ thuận với ý thức và nghĩa vụ nộp thuế của người
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 dân. Điều này có nghĩa là trình độ dân trí của người dân càng cao thì ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế càng lớn. So với các nước phát triển thì trình độ dân trí nước ta vẫn hạn chế dẫn đến ý thức người dân về việc nộp thuế TNCN còn thấp. Nhiều người dân chưa hiểu biết đầy đủ về thuế TNCN, chưa tự giác thực hiện nộp thuế nên còn có những biểu hiện trốn tránh, thoái thác việc thực hiện. Hiện nay một số đối tượng nộp thuế đã dùng nhiều cách thức khác nhau để tránh thuế và trốn thuế như không đăng ký kinh doanh theo đúng quy định do đó không có cơ sởđể xác định đây là đối tượng nộp thuế hoặc đã đăng ký kinh doanh thì công ty cố ý tăng các khoản chi phí và giảm các khoản thu nhập. Hoạt động kê khai mang tính tự giác nên việc đối tượng nộp thuế không kê khai hết thu nhập là điều rất hay gặp đặc biệt đối với các cá nhân có nhiều nguồn thu nhập khác nhau và cá nhân hành nghề tự do. Ngoài việc trốn thuế và tránh thuế, thì ý thức nộp thuế của người dân vẫn còn rất hạn chế trong việc nộp thuếđúng thời hạn. Bằng chứng cho thấy theo như Thông tư 84/2008/TT-BTC thời hạn nộp thuế đã khấu trừ và số thuế còn phải nộp khi quyết toán thuế là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng hoặc quý và hồ sơ quyết toán thuế năm, nếu đối tượng nộp thuế nộp trễ hạn thì sẽ bị phạt thêm 0,05% số tiền thuế chậm nộp tính trên mỗi ngày nộp chậm, tuy nhiên thì việc nộp thuế trễ hạn vẫn xảy ra với nhiều đối tượng nộp thuế.