Xuất về giải pháp để liên kết vùng Nam Trung bộ theo định

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 104)

7. Kết cấu của luận văn

4.2.4.xuất về giải pháp để liên kết vùng Nam Trung bộ theo định

khai thác xa bờ

- Rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế vùng trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa phương, khắc phục không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính, quy định cụ thể và thực thi cơ chế điều phối vùng kinh tế, phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, vừa đảm bảo tập trung thống nhất của nền kinh tế, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương. Đổi mới hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương, chú trọng nghiên cứu bổ sung các chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng.

- Tạo lập thể chế kinh tế ưu đãi cho các vùng kinh tế trọng điểm thực sự trở thành đầu tàu, động lực lan tỏa vùng. Xây dựng thể chế kinh tế hiện đại, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế cho các khu kinh tế, nhất là đặc khu kinh tế để tạo cực tăng trưởng và thể nghiệm thể chế mới.

- Phát triển các hành lang, vành đai kinh tế, kết nối với các vùng trong nước và khu vực; hình thành trung tâm hợp tác phát triển kinh tế tại một số cửa khẩu.

- ‘Thiết lập mô hình hợp tác ngang và dọc để tăng cường liên kết và hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi với sự hỗ trợ của các tổ chức hữu quan theo 2 hướng: Các ngư dân tập hợp lại thành hiệp hội ngư dân thu mua thủy sản nhằm xây dựng mối liên kết lâu dài với DN chế biến cùng nhau chia sẻ lợi nhuận và rủi ro hoặc các ngư dân tập hợp lại thành hiệp hội ngư dân khai thác thủy sản. Hiệp hội sẽ thay mặt ngư dân bán sản phẩm tại chợ đấu giá cho công ty chế biến (đề xuất của Nhóm tư vấn trường Đại học Nha Trang).

Tuy nhiên, việc liên kết như trên giữa khâu sản xuất và tiêu thụ cũng phải qua một tầng trung gian là hiệp hội. Do đó, hướng giải quyết khả thi nhất là tổ chức tốt mô hình chợ đấu giá thủy sản. Tại chợ, ngư dân sẽ được bán thủy sản khai thác được một cách trực tiếp cho người mua theo giá thị trường và chỉ tốn một khoản phí 5 - 8%.

Ngoài ra, có thể xây dựng mô hình bao tiêu sản phẩm cho cá ngừ đại dương. Đó là DN chế biến, tiêu thụ bắt tay trực tiếp với ngư dân, đầu tư phí tổn để ngư dân ra khơi và mua lại sản phẩm đánh bắt với mức giá đảm bảo cho ngư dân có lời. Tuy mô hình này nặng nề đối với DN nhưng đảm bảo động lực cho ngư dân bám biển, nâng cao chất lượng bảo quản sau thu hoạch mà phần giá trị tăng thêm sẽ cao hơn rất nhiều do phần chi phí tiết kiệm được.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đã tổng hợp quan điểm và mục tiêu phát triển của nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ, cùng với phương hướng phát triển nghề cá ngừ cụ thể tại Khánh Hòa. Dựa trên phương hướng phát triển chung, tác giả kết hợp với kết quả nghiên cứu từ phương pháp nghiên cứu chuyên gia ở chương 2 và phương pháp phân tích hiệu quả đầu tư dự án trung tâm nghề cá ngừ ở chương 3 để đề xuất chính sách triển khai Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa. Tác giả đã đề xuất nhóm giải pháp bao gồm: giải pháp về chính sách đào tạo nguồn nhân lực, thu hút đầu tư, vốn, bảo hiểm và một số giải pháp nhằm liên kết vùng theo định hướng khai thác xa bờ.

KẾT LUẬN

Quy hoạch trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ là thực hiện Quyết định 1445/QĐ-TTg ban hành ngày 16/8/2013 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó có nội dung hình thành các trung tâm nghề cá lớn ở Vịnh Bắc bộ, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ gắn với các ngư trường trọng điểm. Do vậy, tái cấu trúc nghề cá (hình thành nên các trung tâm nghề cá vùng) nhằm tạo nền tảng vững chắc cho bước chuyển quyết định từ một nghề cá nhỏ, thủ công, mang tính tự phát sang nghề cá công nghiệp, nghề cá thương mại. Quy hoạch cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ nghề cá nhằm tiến tới các công trình cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, có thể phát huy được hiệu quả của các công trình trong sản xuất, phục vụ khai thác xa bờ bền vững và hiệu quả.

Dựa trên lý thuyết cụm của M. Porter và lý thuyết về công nghiệp hỗ trợ, sau khi nghiên cứu vận dụng một số mô hình cụm thủy sản trên thế giới và tình hình thực tế tại khu vực Nam Trung Bộ, kết hợp với tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên gia, tác giả nhận thấy khu vực Nam Trung Bộ mà hạt nhân là tỉnh Khánh Hòa có đầy đủ điều kiện vật chất, hạ tầng, môi trường và nhân lực để xây dựng trung tâm nghề cá ngừ cho cả vùng tại đây. Để giúp Trung tâm nghề cá hoạt động hiệu quả, các tỉnh trong vùng phải liên kết với nhau để cùng đầu tư, cùng sử dụng chung một trung tâm hậu cần nghề cá ngừ đại dương tại Khánh Hòa, không nên đầu tư mỗi tỉnh một trung tâm hậu cần nghề cá để tránh phân tán, lãng phí nguồn lực, vốn đầu tư của xã hội, quy mô nhỏ, không đủ sức cạnh tranh với thế giới. Trong trung tâm này, mô hình chợ đấu giá cá ngừ đại dương sẽ giải quyết bài toán giá cả bất hợp lý lâu nay khiến ngư dân thiệt thòi, chất lượng cá thấp, lãng phí tài nguyên. Kết quả phân tích hiệu quả đầu tư của dự án trung tâm nghề cá ngừ cho thấy tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh lân cận đều được hưởng lợi nếu xây dựng trung tâm nghề cá ngừ tại Khánh Hòa. Tuy vậy, để đạt được điều này các tỉnh cần phải đạt được sự thống nhất cao, chính phủ cần phải là người tạo cơ chế chính sách nhưng không can thiệp sâu để cụm hoạt động hiệu quả, giúp các ngành công nghiệp trong vùng vừa cạnh tranh vừa hợp tác để duy trì sự tồn tại và phát triển, tăng năng lực cạnh tranh cho nghề cá ngừ Việt Nam trên thị trường thế giới.

Dự án cụm nghề cá ngừ đại dương vùng Nam Trung Bộ đặt tại tỉnh Khánh Hòa sẽ đáp ứng được nhu cầu xây dựng chuỗi khai thác, chế biến cá ngừ đại dương cho 3 tỉnh vùng Nam Trung Bộ là Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, nâng cao giá trị cá

ngừ XK, tận dụng tối đa nguồn lực địa phương, chuyên môn hóa theo cụm (cluster). Xây dựng cụm nghề cá ngừ đại dương tại Khánh Hòa sẽ khai thác tốt vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng, tài nguyên và con người tại đây; đồng thời đóng vai trò đầu tàu, thúc đẩy nghề cá ngừ đại dương của cả vùng cùng phát triển, hiệu quả cao, đảm bảo phát triển nghề cá bền vững, gia tăng kinh tế địa phương, góp phần tạo việc làm cho ngư dân, tăng nguồn thu cho ngân sách, kiến tạo một cụm nghề cá với tính chuyên môn hóa cao theo mô hình của M.Porter; qua đó giải quyết vấn đề khai thác, chế biến, tiêu thụ loài hải sản có giá trị kinh tế cao này theo chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy kinh tế, bảo vệ nguồn lợi và góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược (dùng cho học viên cao học), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Kim Anh và nhóm tư vấn Đại học Nha Trang (2012), Đề xuất quy hoạch trung tâm nghề cá vùng NTB, Khánh Hòa.

3. Vũ Thành Tự Anh (2014), Phát triển vùng và địa phương, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright.

4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Đề án tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi, www.fistenet.gov.vn

5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2014), Kỷ yếu hội thảo xúc tiến thương mại nhằm phát triển thủy sản bền vững vùng duyên hải miền Trung.

6. Hồ Kỳ Minh, Lê Minh Nhất Duy (2012), Liên kết kinh tế vùng từ lý luận đến thực tiễn, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng

7. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), vasep.com.vn 8. Lê Thế Giới (2009), Phát triển CNHT ở Việt Nam, NXB chính trị quốc gia,

Hà Nội.

9. Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 10. Lê Tiêu La (2009), Kinh tế - Quy hoạch phát triển thủy sản, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

12. Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú (2006), Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Ngô Doãn Vịnh, Nguyễn Văn Phú (1998), Xác định cơ cấu kinh tế lãnh thổ,

NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Michael E Porter (2007), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ, TP. HCM 15. Hà Xuân Thông (2004), Thủy sản ngành kinh tế mũi nhọn, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

16. Vũ Đình Thắng, Nguyễn Viết Trung (2005), Giáo trình Kinh tế thủy sản, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Đào Thế Tuấn (2011), Chiến lược phát triển vùng, Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế tại Việt Nam, NXB Thế giới. 18. Tổng cục thủy sản (2012), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển

ngành thủy sản Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030

19. Tổng cục thống kê (2009,2010,2011,2012,2013), Niên giám thống kê

20. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (1996), Chính sách cơ cấu vùng kinh nghiệm quốc tế và sự vận dụng ở Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đoàn Bộ, Nguyễn Hoàng Minh (2013), Ước tính trữ lượng và dự báo sản lượng khai thác nguồn lợi cá ngừ đại dương năm 2013-2014 ở vùng biển xa bờ miền Trung, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, các khoa học trái đất và môi trường, Tập 29, số 2, 11-16.

Tiếng Anh

22. Dolores Bernardo, Toby Kasper, Dan PAHO, Mark Ramsden (2006), The shrimp cluster in Madagascar, Harvard business School.

23. Institute for Strategy & Competitiveness, Harvard Business School, www.isc.hbs.edu

24. Francisco Campos, Marco Llinás, Alejandro Maldonado, Shannon Music, Melissa Zumaeta (2008), Shrimp aquaculture in Columbia, Harvard business School.

25. Melissa Hämmerle, Tamara Heimur,Kasey Maggard,Jung Paik,Sofia Valdivia (2010), The fishing cluster in Uganda, Harvard business School. 26. Michael Porter (1998), Clusters and the new economics of competition,

Harvard Business Review.

27. Nogales Eva Gálvez (2010), Agro-based clusters in developing countries: staying competitive in a globalized economy, FAO, Rome.

28. Orjan Solvell, Goran Lindqvist, Christian Ketels (2003), The cluster Initiative Greenbook, Bromma tryck, AB, Stockholm.

29. Ramsden Mark, Dolores Bernardo, Toby Kasper, Dan PAHO, (2009), Fishery Cluster, Thyborøn – Hvide Sande – Thompsminde, Innovative Foresight Planning for Business Development, Denmark.

Bảng 1. PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Kính chào quý vị!

Tôi tên Bùi Hòa Thịnh, hiện tôi đang thực hiện đề tài Luận văn Thạc sĩ “Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực Nam Trung bộ”. Phiếu câu hỏi sau đây nhằm mục đích xem xét đánh giá của quý vị để tìm hiểu, phân tích điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội, nguy cơ ảnh hưởng đến tiềm năng hình thành một trung tâm nghề cá ngừ đại dương của vùng Nam Trung bộ đặt tại Khánh Hòa. Những thông tin mà quý vị cung cấp là vô cùng quý giá, tôi xin cam đoan những thông tin đó sẽ chỉ phục vụ cho đề tài nghiên cứu này.

Rất mong nhận được sự hợp tác của quý vị, xin chân thành cảm ơn!

I. Quý vị vui lòng cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong đối với nghề cá ngừ của Khánh Hòa. Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Quan trọng Khá quan trọng Rất quan trọng 1 2 3 4 5

Quý vị vui lòng đánh dấu "X" vào ô được chọn.

STT CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG Mức độ quan trọng

1 2 3 4 5

1 Năng lực tàu thuyền phục vụ đánh bắt xa bờ thấp 2 Chương trình khai thác thủy sản xa bờ đã có từ

1997

3 Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm về đánh bắt hải sản xa bờ

4 Trang thiết bị trên tàu thiếu đồng bộ

5 Quy trình và công nghệ bảo quản sau thu hoạch lạc hậu

6 Sự liên kết giữa các hình thức tổ chức sản xuất trên biển thiếu chặt chẽ

7 Năng lực, chất lượng các nhà máy chế biến sản phẩm cá ngừ cao

8 Chưa xây dựng thương hiệu cá ngừ của Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Có nhiều trường, viện nghiên cứu ... trong lĩnh vực thủy sản

10 Công tác điều tra, đánh giá và dự báo ngư trường nguồn lợi chưa thường xuyên

12 Dịch vụ hậu cần nghề cá phân tán, không được kiểm soát

13 Năng lực cán bộ quản lý thủy sản yếu 14 Chất lượng cá ngừ từ nghề câu đèn thấp 15 Ý kiến khác:

... ...

II. Quý vị vui lòng cho biết mức độ phản ứng của nghề cá ngừ tại Khánh Hòa đối với các yếu tố bên trong.

Yếu Trung bình Trên trung bình Tốt

1 2 3 4

Quý vị vui lòng đánh dấu "X" vào ô được chọn.

STT CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG Mức độ phản ứng

1 2 3 4

1 Năng lực tàu thuyền phục vụ đánh bắt xa bờ thấp

2 Chương trình khai thác thủy sản xa bờ đã có từ 1997

3 Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm về đánh bắt hải sản xa bờ

4 Trang thiết bị trên tàu thiếu đồng bộ

5 Quy trình và công nghệ bảo quản sau thu hoạch lạc hậu

6 Sự liên kết giữa các hình thức tổ chức sản xuất trên biển thiếu chặt chẽ

7 Năng lực, chất lượng các nhà máy chế biến sản phẩm cá ngừ cao

8 Chưa xây dựng thương hiệu cá ngừ của Việt Nam

9 Có nhiều trường, viện nghiên cứu ... trong lĩnh vực thủy sản

10 Công tác điều tra, đánh giá và dự báo ngư trường nguồn lợi chưa thường xuyên

11 Quy mô, hạ tầng nghề cá nhỏ, manh mún

12 Dịch vụ hậu cần nghề cá phân tán, không được kiểm soát

13 Năng lực cán bộ quản lý thủy sản yếu 14 Chất lượng cá ngừ từ nghề câu đèn thấp 15 Ý kiến khác:

... ...

với nghề cá ngừ Khánh Hòa. Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Quan trọng Khá quan trọng Rất quan trọng 1 2 3 4 5

Quý vị vui lòng đánh dấu "X" vào ô được chọn.

STT CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ Mức độ quan trọng

1 2 3 4 5

1 Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ có xu hướng tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Nhu cầu nhập khẩu của thế giới ngày càng tăng đối với các sản phẩm đạt chứng nhận khai thác bền vững

3 Kinh tế biển được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư phát triển

4 Hợp tác chặt chẽ với nghề cá các nước trong khu vực. Khi nghề khai thác cá ngừ phát triển, VN có thể đi khai thác tại các vùng biển quốc tế

5 Sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức quốc tế 6 Có trữ lượng cá ngừ, nhất là nguồn lợi cá ngừ

vằn

7 Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của VN rộng khắp trên thế giới

8 Ứng dụng rộng rãi công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác thủy sản, bảo quản và chế biến thủy sản

9 Các mô hình cụm thủy sản trên thế giới rất thành công

10 Khả năng và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế giới

11 Các quy định của thế giới về phương pháp khai thác cá ngừ bền vững ngày càng chặt chẽ hơn 12 Ý kiến khác: ... ... ... ...

với các yếu tố môi trường vĩ mô.

Yếu Trung bình Trên trung bình Tốt

1 2 3 4

Quý vị vui lòng đánh dấu "X" vào ô được chọn.

STT CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ Mức độ phản ứng

1 2 3 4

1 Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ có xu

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 104)