Hệ thống cơ chế chính sách để hình thành và phát triển cụm

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Hệ thống cơ chế chính sách để hình thành và phát triển cụm

Theo M Porter (1990), cơ chế chính sách của chính phủ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lên các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia, ảnh hưởng đến cạnh tranh theo nhiều cách khác nhau, thông qua đó tác động đến quá trình nâng cấp nền kinh tế cũng như quá trình hình thành, tổ hợp và thúc đẩy các ngành có khả năng cạnh tranh.

1.1.5.1. Các chính sách tác động đến các điều kiện yếu tố sản xuất

Một trong những vai trò quan trọng và truyền thống nhất của chính phủ là tạo ra và nâng cấp các yếu tố sản xuất, dù đó là nguồn nhân lực có kỹ năng, những kiến thức khoa học cơ bản, thông tin kinh tế hay cơ sở hạ tầng. Chính phủ thường được coi là động cơ chủ yếu tạo ra yếu tố sản xuất. Nó có trách nhiệm quan trọng trong những khu vực quan trọng như hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng cơ bản và nghiên cứu trong những lĩnh vực lớn như y tế, tạo ra những yếu tố sản xuất có thể sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp.

1.1.5.2. Các chính sách đối với điều kiện cầu

Để nâng cấp lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp một nước đòi hỏi nhu cầu trong nước cao cấp và tinh vi. Mục tiêu chính của những chính sách về mặt cầu phải là cải thiện chất lượng của cầu nội địa, thể hiện thông qua các chính sách như

mua hàng của chính phủ, quy định về sản phẩm và quy trình sản xuất, kích thích nhu cầu sớm hoặc khắt khe, quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật.

1.1.5.3. Các chính sách liên quan đến các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ

Chính sách của chính phủ có vai trò định hình bề rộng và sự thành công quốc tế của những ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan ở một quốc gia, những ngành không thể thiếu đối với quá trình nâng cấp khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp khác. Chính sách tốt nhất phải xác định những cốt lõi của sức mạnh công nghiệp và dựng trên chúng, nhằm khuyến khích các tổ hợp tập trung về địa lý. Một ngành công nghiệp sẽ tạo ra cầu tinh vi hay đầu vào cho các ngành khác.

1.1.5.4. Các chính sách ảnh hưởng đến chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa

Chính sách của chính phủ có nhiều tác động lên cách hình thành, tổ chức và quản lý DN, mục tiêu của DN và các cách DN cạnh tranh nhằm thúc đẩy các DN trong nước phải thực thi một chiến lược toàn cầu nhằm duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh đồng thời duy trì cạnh tranh nội địa mạnh mẽ. Chính sách của chính phủ đóng một vai trò trong quá trình này thông qua các cơ chế như qui định về đầu tư nước ngoài, quản lý nhập khẩu, ngoại hối, mở cửa thị trường. Do đó, chính sách này nên tích cực khuyến khích XK và tầm nhìn quốc tế.

Chính sách đầu tư lâu dài của chính phủ các cấp vào các trường kỹ thuật và các trường đại học, cao đẳng cũng như vào những nghiên cứu tại các trường có thể đóng một vai trò quan trọng, gieo hạt giống cho những DN và ngành mới.

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)