Yếu tố chính trị pháp luật

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Yếu tố chính trị pháp luật

2.3.2.1 Về chính trị:

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít nước có nền chính trị ổn định, các tổ chức, cá nhân sinh sống, làm ăn tại Việt Nam luôn an tâm về thể chế chính trị tại đây. Quá trình hội nhập đã khiến môi trường pháp luật Việt Nam dần hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động, nhất là ngành thủy sản. Nhiều chính sách, chiến lược được xây dựng cho ngành thủy sản nhằm phát triển bền vững ngành này như chiến lược phát triển kinh tế đất nước, đặt biển vào vị trí quan trọng đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết 09/2006/NQ-TW về Chiến lược biển Việt Nam đến

năm 2020, gần đây nhất có Đề án tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi là dấu hiệu chứng minh mạnh mẽ quan điểm này.

Ngoài ra, để kích thích ngư dân vươn khơi, bám biển khẳng định chủ quyền quốc gia, bên cạnh cơ chế chính sách hợp lý, Nhà nước cũng đã có kế hoạch, chiến lược đầu tư hoặc hợp tác xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá đủ mạnh để ngư dân yên tâm đánh bắt và tiêu thụ thủy sản, tăng thu nhập.

2.3.2.2. Hợp tác quốc tế

Trong thời gian qua, các hoạt động hợp tác quốc tế cấp Chính phủ với các nước và các tổ chức quốc tế lĩnh vực khai thác thủy sản đã được quan tâm và triển khai tích cực. Ngành thủy sản đã triển khai các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực: đào tạo cán bộ quản lý, ứng dụng công nghệ mới khai thác, chế biến, thương mại thủy sản với các nước trong khu vực và quốc tế, tham gia tích cực trong việc thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; là thành viên không chính thức nhưng có hợp tác với Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC).

Bộ NN&PTNT đã tích cực triển khai các hoạt động hợp tác liên quan đến đối tượng cá ngừ với các tổ chức trong và ngoài khu vực như SEAFDEC, WCPFC. Seafdec đã hỗ trợ Việt Nam tổ chức nhiều Hội thảo chuyên đề về cá ngừ, hỗ trợ tổ chức tập huấn kỹ thuật khai thác, xử lý, sơ chế bảo quản cá ngừ cho các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Tổ chức WCPFC đã tài trợ cho Việt Nam dự án “Quản lý nghề khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam (WPEA-OFM)”, hiện đã thực hiện xong giai đoạn I và đang tiến hành các thủ tục tiến hành thực hiện giai đoạn II dự án vào năm 2014.

Ngoài ra, Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho Việt Nam về công tác bảo tồn rùa biển thông qua sử dụng lưỡi câu vòng để khai thác cá ngừ. Hiện WWF đang hỗ trợ Việt Nam triển khai Dự án Cải thiện nghề câu vàng và câu tay trong khai thác cá ngừ vây vàng tại Việt Nam (FIP).

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 73)