Phân tích rủi ro khác

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 97)

7. Kết cấu của luận văn

3.5.4. Phân tích rủi ro khác

- Rủi ro cơ chế, chính sách

Chính phủ đã có những bước đi quan trọng trong quá trình hình thành 5 Trung tâm nghề cá lớn tại các vùng có thế mạnh về thủy hải sản vì đây là lĩnh vực được đánh giá là còn nhiều tiềm năng để phát triển, mang về nhiều ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên, đây là dự án nhằm định hướng phát triển theo cụm để phát triển nghề cá tại vùng Nam Trung Bộ, do vậy, có thể xảy rủi ro về thuế cũng sẽ làm cho dòng tiền thay đổi. Còn vấn đề hạn ngạch, thuế quan, hoặc các giới hạn thương mại khác sẽ tác động đến đầu ra của dự án là những rủi ro không thể kiểm soát được.

- Rủi ro xây dựng, hoàn tất

Chi phí xây dựng cho dự án đã có tính trượt giá theo lạm phát và dự kiến chủ đầu tư có thể là Chính phủ, tuy vậy, vẫn có thể xảy rủi ro về tiến độ thực hiện dự án do thiếu hụt về tài chính.

- Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán

Vùng Nam Trung Bộ chưa có định hướng phát triển theo cụm đối với ngành thủy sản, trong khi đó Khánh Hòa lại đáp ứng đủ các điều kiện hình thành trung tâm nghề cá cho cả vùng. Như vậy, cần phải có với sự đồng thuận của chính quyền các tỉnh thì mới có thể hạn chế được đầu tư theo tỉnh, từ đó mức độ cạnh tranh của các cảng khác trong vùng thấp do từng tỉnh sẽ phát triển theo thế mạnh của mình và đóng góp

vào sức mạnh chung. Tuy vậy, rủi ro thua lỗ của dự án cũng sẽ xuất hiện khi sản lượng cá ngừ cập cảng dưới mức mục tiêu là 10.000 tấn/năm.

- Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào

Đầu vào của dự án chính là nguồn thủy hải sản khai thác trên biển và nuôi trồng tại vùng Nam Trung Bộ, thậm chí nếu làm tốt còn thu hút được hải sản từ các vùng lân cận kể cả quốc tế đổ về đây. Tuy nhiên, do phụ thuộc nhiều yếu tố như thời tiết, khí hậu, giá cả xăng dầu, nhân công nên dù công suất ban đầu của dự án là rất thấp so với năng lực khai thác của cả vùng, rủi ro do yếu tố đầu vào của dự án (cá ngừ nhập cảng) không đủ như dự kiến vẫn có thể xảy ra do ảnh hưởng của các yếu tố nói trên.

- Rủi ro về kỹ thuật và vận hành

Các tỉnh vùng Nam Trung Bộ đã đầu tư và vận hành cảng và các nhà máy chế biến thủy sản. Tuy vậy, khó có thể tránh được hết các rủi ro liên quan đến địa điểm xây dựng, quy mô sản xuất, công nghệ, thiết bị, máy móc, những tác động đến môi trường, phòng cháy chữa cháy, đòi hỏi chủ đầu tư cũng phải quan tâm đến loại rủi ro này do có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất, kinh doanh, chế biến cá ngừ...

- Rủi ro môi trường và xã hội

Việc xây dựng các nhà máy chế biến hoặc cảng cá quốc tế khiến môi trường tỉnh Khánh Hòa phải gánh chịu một lượng lớn nước thải và chất thải từ quá trình hoạt động. Dù trong quá trình tính toán, dự án cũng đã đề cập đến chi phí xử lý chất thải, hệ thống xử lý nước thải nhằm đảm bảo dự án không bị thiếu hạng mục quan trọng này nhưng khó có thể đảm bảo rằng dự án sẽ không ảnh hưởng đến môi trường cũng như dân cư trong vùng.

- Rủi ro kinh tế vĩ mô, tỷ giá

Trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ là mô hình mới, đưa ra phương hướng phát triển mới cho nghề cá trong vùng, đảm bảo đời sống cộng đồng cư dân sống bằng nghề cá ven biển. Trong khi đó, nhu cầu thủy sản trên thế giới được dự báo vượt quá cung, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, tỷ giá tại Việt Nam dự báo sẽ không có sự thay đổi lớn, biên độ thay đổi không quá 2%, ngành thủy sản Việt Nam vẫn đang giữ được tốc độ phát triển cao, cho thấy khả năng thủy sản vẫn tăng trưởng tốt trong khi kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, về lâu dài cần gia tăng năng lực cạnh tranh cho ngành thủy sản theo định hướng phát triển cụm nhằm tồn tại và đứngvững trong kinh doanh toàn cầu.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả dự án đầu tư để khẳng định hiệu quả về mặt tài chính khi đầu tư một trung tâm nghề cá tại Khánh Hòa cũng như liệt kê được các rủi ro chính khi đầu tư. Từ những kết quả nghiên cứu đó, cùng với những mặt đạt được và hạn chế được rút ra trong chương 2 sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất những cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện và triển khai Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa trong chương 4.

CHƯƠNG 4 - ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH TRIỂN KHAI TRUNG TÂM NGHỀ CÁ NGỪ VÙNG NAM TRUNG BỘ ĐẶT TẠI KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 97)