Xuất về chính sách

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 102)

7. Kết cấu của luận văn

4.2.3. xuất về chính sách

4.2.3.1. Chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành thủy sản

Đây là chính sách then chốt cho việc xây dựng, triển khai trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ. Vì vậy, Nhà nước và các địa phương cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để thu hút, khuyến khích sinh viên theo học các ngành truyền thống thủy sản, thu hút được lao động chất lượng cao, gắn bó với một nghề cá chịu nhiều rủi ro và thường xuyên xa gia đình.

4.2.3.2. Chính sách thu hút đầu tư

Chính phủ cần ban hành chính sách thu hút đầu tư cho toàn vùng dựa trên quy hoạch chung đã phê duyệt, trong đó cần ghi rõ địa phương nào ưu tiên phát triển lĩnh vực gì, sản phẩm gì. Chính phủ cần có định hướng thu hút nguồn vốn FDI, ODA và nguồn vốn tư nhân vào lĩnh vực thủy sản như lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến sản phẩm giá trị gia tăng… đồng thời cần tạo lập cơ chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ các DN thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hình thành và phát triển các chuỗi giá trị liên kết vùng nhất là đối với những sản phẩm chủ lực như cá ngừ.

4.2.3.3. Chính sách hỗ trợ vốn cho ngư dân

Nhu cầu về vốn cho ngư dân, chủ tàu đánh bắt xa bờ là rất lớn, rủi ro, người dân không đủ vốn đầu tư, ngư dân lại rất khó tiếp cận nguồn vốn của Chính phủ dành cho lĩnh vực này. Trong khi đó, nghề đánh bắt xa bờ cần được tổ chức chặt chẽ, đòi hỏi đầu tư công nghệ cao, thiết bị cải tiến liên tục. Năm 2014, để hỗ trợ ngư dân bám biển, giữ vững chủ quyền biển đảo, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách kịp thời như hỗ trợ vốn đóng tàu, khuyến học đối với con em ngư dân. Tuy nhiên, việc hỗ trợ vốn này cần phải thực chất, để góp phần thiết thực cho nghề đánh bắt xa bờ như cá ngừ. Ngoài ra, cũng cần có chính sách mở cửa kêu gọi thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ hiện đại của nước ngoài trong lĩnh vực đánh bắt xa bờ.

4.2.3.4. Chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Chính phủ cần phát triển chính sách bảo hiểm trong khai thác thủy sản, để nhờ đó ngân hàng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể sẽ mạnh dạn đầu tư vốn cho lĩnh vực khai thác thủy sản. Các DN và ngư dân sẽ dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn hơn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản.

4.2.3.5. Một số chính sách khác

- Đầu tư xây dựng một số cơ sở và mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá, nuôi cá ngừ trên biển hoặc tại các đảo, quần đảo xa bờ.

- Tạo nguồn vốn hỗ trợ DN, cá nhân nhập khẩu một số thiết bị công nghiệp sản xuất cá ngừ hiện đại như tàu, ngư cụ, dây chuyền chế biến.

- Có chính sách ưu tiên đặc biệt về tài chính, thuế đối với đội tàu chuyên khai thác cá ngừ.

- Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các DN, cơ sở chế biến đẩy mạnh việc nhập nguyên liệu và tiêu thụ thành phẩm cá ngừ.

- Hợp tác với nước ngoài đưa tàu câu vàng đi khai thác ở các vùng biển của thế giới và vùng biển của các nước có cá ngừ phân bố.

- Hỗ trợ các DN trong công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại quốc tế.

- Ưu tiên thực hiện các dự án nhập công nghệ cao bao gồm đào tạo và chuyển giao kỹ thuật từ thực tế sản xuất.

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 102)