Các thông số đầu vào của dự án

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 91)

7. Kết cấu của luận văn

3.5.1. Các thông số đầu vào của dự án

3.5.1.1. Lạm phát VND

Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, lạm phát VND có những diễn biến khó lường. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, tỉ lệ lạm phát bình quân từ năm 1998 đến nay của Việt Nam là khoảng 6%/năm.

Bảng 3.1 Tỉ lệ lạm phát VND

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Lạm phát VND 6,88% 11,75% 18,58% 6,81% 6,03%

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2014

Theo Dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng tỉ lệ lạm phát hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 là 7,1%/năm. Để có cơ sở áp dụng phương pháp giá trị tiền tệ theo thời gian và đơn giản hóa việc tính toán, luận văn đề xuất áp dụng mức lạm phát VND 7%/năm cho toàn bộ vòng đời của dự án.

3.5.1.2. Chi phí vốn chủ đầu tư

Trong dự án đầu tư công này, chủ đầu tư là nhà nước, vì vậy, luận văn đề nghị chọn suất chiết khấu tài chính danh nghĩa của vốn chủ sở hữu là chi phí vốn của ngân sách với giá trị xác định bằng lãi suất Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Việt Nam tháng 5/2014 là 8,7%/năm. Mức lãi suất này tương đương năm 2013.

3.5.1.3. Danh mục đầu tư

- Theo Đề án Tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi của Bộ NN&PTNT năm 2013, có các dự án sau:

+ Dự án thí điểm xây dựng cảng cá ngừ chuyên dụng

Có hệ thống kho lạnh để lưu giữ sản phẩn bốc dỡ từ tàu lên trước khi đưa ra sàn đấu giá, có nhà lạnh, có mặt bằng đủ rộng để thực hiện bán đấu giá, có khả năng tiếp nhận tàu cá nước ngoài. Thời gian thực hiện: 02 năm (2014 – 2015). Dự kiến kinh phí: 150 tỷ đồng.

+ Dự án thí điểm đóng tàu khai thác cá ngừ

Phát triển đội tàu khai thác tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa 60 tàu. Trong đó: 30 tàu làm nghề câu (150 tỷ đồng), 30 tàu làm nghề vây (360 tỷ đồng).

+ Dự án quan sát viên trên tàu cá

Xây dựng bộ máy quan sát viên trên tàu cá, thiết lập bộ máy tiếp nhận, lưu trữ, xử lý thông tin thu thập được lấy từ các quan sát viên. Dự kiến kinh phí: 12 tỷ đồng.

Đề án này chỉ thí điểm tại tỉnh Bình Định, sau đó mới nhân rộng ra Phú Yên, Khánh Hòa.

- Còn theo công văn số 923/BNN-HTQT về việc Đăng ký danh mục các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản thời kỳ 2013 – 2015 của Bộ NN&PTNT gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư ngày 18/3/2013 thì Tổng mức đầu tư dự án đề xuất chi tiết như sau:

Bảng 3.2 Danh mục đầu tư trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ

STT Hạng mục Kinh phí Ghi chú

I Trung tâm dịch vụ nghề cá tại Khánh Hòa

1 Quy hoạch chi tiết Trung tâm phát triển nghề cá vùng Nam Trung Bộ tại tỉnh Khánh Hòa.

- Điều tra, đánh giá tổng thể hiện trạng nghề cá vùng Nam Trung Bộ;

- Xây dựng quy hoạch chi tiết Trung tâm nghề cá lớn vùng Nam Trung Bộ; 1,9 triệu USD (tương đương 42 tỉ đồng) Tỷ giá 22.000đ/USD

2 Xây dựng cảng cá quốc tế tại Khánh Hòa

- Thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu cảng cá quốc tế.

30 triệu USD (tương đương 660 tỉ đồng)

3 Thiết lập các hạng mục kinh doanh dịch vụ trong khu vực cảng:

- Xây dựng hạ tầng cơ sở chung phục vụ kinh doanh dịch vụ: điện, giao thông, chợ đấu giá thủy sản…

- Thiết lập hoạt động của các trung tâm xúc tiến thương mại, cung cấp và trao đổi thông tin, các ban quản lý, an ninh, kiểm hóa, kiểm tra, giám sát, kiểm soát và chứng nhận về thủy sản;

- Đầu tư các cơ sở kinh doanh, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ hậu cần nghề cá như: kho lạnh, nước đá, nhiên liệu, dịch vụ sửa chữa tàu thuyền và cung cấp ngư cụ, chế biến thủy sản…

5 triệu USD (tương đương 110 tỉ đồng) Tổng cộng 36,9 triệu USD (tương đương 812 tỉ đồng) Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2013

Như vậy, so sánh giữa 2 phương án đầu tư nói trên, luận văn chọn tính toán theo số liệu phương án sau bởi dự án đầu tư này có đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một trung tâm nghề cá quy mô cấp vùng, công suất phục vụ lớn, tập trung.

Với sản lượng khai thác năm 2012 vào khoảng 18.043 tấn trên trữ lượng đầu năm của quần thể cá ngừ (vây vàng và mắt to) là trên dưới 165.699 tấn (Đoàn Bộ, Nguyễn Hoàng Minh, 2013) tương ứng chỉ khai thác 11% trữ lượng là còn thấp (còn sản lượng cá ngừ vằn năm 2012 cũng chỉ đạt 45.000 tấn/220.000 tấn). Dựa trên tổng sản lượng khai thác hàng năm của 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa vào khoảng 15.000 tấn/năm, để thuận tiện cho công tác tính toán luận văn ước tính công suất ban đầu để trung tâm nghề cá đi vào hoạt động khoảng 10.000 tấn/năm, bằng 67% sản lượng khai thác trong các năm gần đây của vùng Nam Trung Bộ đối với cá ngừ cỡ lớn (vây vàng, mắt to). Sau những năm đầu đưa vào khai thác, khi đi vào hoạt động ổn

định sẽ thu hút ngư dân các tỉnh lân cận, thậm chí cả ngư dân các nước đến Khánh Hòa để bán cá ngừ do giá tốt, bán được ngay, hậu cần đảm bảo….

3.5.1.4. Xác định doanh thu

Doanh thu của Trung tâm nghề cá đến từ 2 mảng chính:

- Thứ nhất, cho thuê đất và hạ tầng cụm: Dự kiến cụm có tổng diện tích 50ha, trong đó 40ha dành để cho thuê làm đất sản xuất kinh doanh.

- Thứ hai, thu phí hậu cần nghề cá: Công suất của cảng cá được thiết kế bằng tổng sản lượng khai thác cá ngừ bền vững tại vùng Nam Trung Bộ là 20.000 tấn/năm. Do vậy, toàn bộ doanh thu từ mảng hậu cần sẽ được tính theo sản lượng cá ngừ cập cảng. Có thể liệt kê một số loại phí như: phí sử dụng cảng cá, bến bãi, nước sạch và xử lý nước thải, điện... Ngoài ra, luận văn đưa vào một loại phí mới là phí tham gia chợ đấu giá hải sản. Theo trang tin điện tử của Tổng cục Thủy sản dẫn nguồn từ trang www.seafdec.or.th, chợ cá Tsukiji ở Nhật Bản thu khoảng 2 - 5% giá trị cá bán của ngư dân, còn theo VASEP, chợ sỉ trung tâm Sapporo cũng ở Nhật Bản thu phí 8% đối với hải sản đấu giá tại chợ. Để đơn giản trong khâu tính toán, Luận văn chọn mức phí trung bình là 5% trên tổng giá trị cá ngừ đem ra đấu giá. Đây là một trong những nguồn thu chính của cụm nghề cá trong dịch vụ hậu cần.

3.5.1.5. Xác định chi phí hoạt động

Sau khi dự án hoàn thành, cần phải duy trì bộ máy thực hiện việc duy tu bảo dưỡng cho hệ thống cảng cá quốc tế, và chi phí thiết lập hoạt động của các trung tâm xúc tiến thương mại, cung cấp và trao đổi thông tin, các ban quản lý, an ninh, kiểm hóa, kiểm tra, giám sát, kiểm soát và chứng nhận về thủy sản. Do đó chi phí hoạt động gồm:

- Chi phí bảo trì, duy tu bảo dưỡng cho hệ thống cảng cá. Đặc biệt, luận văn đã đưa vào thêm một loại chi phí liên quan đến sự an toàn của toàn bộ dự án là chi phí bảo hiểm tài sản, tính trên giá trị còn lại. Như vậy, dự án luôn được bảo đảm về mặt tài chính trong suốt quá trình hoạt động.

- Chi phí hoạt động thường xuyên của Trung tâm dịch vụ cảng cá quốc tế, chi phí hoạt động hậu cần, xúc tiến thương mại … Chi phí duy trì hoạt động các ban quản lý, trung tâm xúc tiến thương mại.

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 91)