Ma trận SWOT nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 79)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Ma trận SWOT nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ

Bảng 2.10 là Ma trận SWOT được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu (điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội, nguy cơ) trong các ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) và ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).

Bảng 2.10 Bảng tổng hợp các vấn đề chủ yếu của nghề cá ngừ Nam Trung bộ

Điểm mạnh Điểm yếu

- Chương trình khai thác thủy sản xa bờ đã có từ năm 1997

- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm về đánh bắt hải sản xa bờ

- Năng lực, chất lượng các nhà máy chế biến sản phẩm cá ngừ cao

- Có nhiều trường, viện nghiên cứu ... trong lĩnh vực thủy sản

- Năng lực tàu thuyền phục vụ đánh bắt xa bờ thấp

- Trang thiết bị trên tàu thiếu đồng bộ - Quy trình và công nghệ bảo quản sau thu hoạch lạc hậu

- Chất lượng cá ngừ từ nghề câu đèn thấp - Sự liên kết giữa các hình thức tổ chức sản xuất trên biển thiếu chặt chẽ

- Chưa xây dựng thương hiệu cá ngừ của Việt Nam

- Công tác điều tra, đánh giá và dự báo ngư trường nguồn lợi chưa thường xuyên - Quy mô, hạ tầng nghề cá nhỏ, manh mún

- Dịch vụ hậu cần nghề cá phân tán, không được kiểm soát

- Năng lực cán bộ quản lý thủy sản yếu

Cơ hội Nguy cơ

- Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ có xu hướng tăng

- Kinh tế biển được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư phát triển

- Hợp tác chặt chẽ với nghề cá các nước trong khu vực. Khi nghề khai thác cá ngừ phát triển, Việt Nam có thể đi khai thác tại các vùng biển quốc tế

- Sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức quốc tế

- Có trữ lượng cá ngừ, nhất là nguồn lợi cá ngừ vằn

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của Việt Nam rộng khắp trên thế giới

- Ứng dụng rộng rãi công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác thủy sản, bảo quản và chế biến thủy sản

- Các mô hình cụm thủy sản trên thế giới rất thành công

- Nhu cầu nhập khẩu của thế giới có xu hướng chỉ đối với các sản phẩm đạt chứng nhận khai thác bền vững

- Khả năng và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế giới

- Các quy định của thế giới về phương pháp khai thác cá ngừ bền vững ngày càng chặt chẽ hơn

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Thông qua ma trận SWOT, ta có thể xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của nghề cá ngừ khu vực Nam Trung Bộ; cũng như những cơ hội và thách thức mà nghề cá ngừ sẽ phải đối mặt trong thời gian tới. Trong đó, môi trường nội bộ chưa mạnh, cần phải nhanh chóng được cải thiện mới có thể tăng năng lực sản xuất, cạnh tranh, còn các điều kiện của môi trường bên ngoài đủ đảm bảo cho nghề cá ngừ tại vùng Nam Trung bộ tiếp tục phát triển thành một nghề cá lớn, quy mô, hiện đại và chuyên nghiệp. Như vậy, việc xây dựng một trung tâm hậu cần nghề cá ngừ với mô

hình tiên tiến, quy mô hiện đại là cần thiết nhằm hỗ trợ, nâng đỡ cho nghề cá ngừ tiếp tục phát triển lên một tầm cao mới, tăng năng lực cạnh tranh, giữ vững thị phần, khẳng định chủ quyền biển đảo.

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)