Yếu tố tự nhiên

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 75)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.4. Yếu tố tự nhiên

Vùng Nam Trung bộ có bờ biển trải dài từ Bình Định đến Bình Thuận, nhiều đầm phá, vịnh đẹp, kín gió, do vậy kinh tế biển được xác định là mũi nhọn tại đây. Ngoài ra, vùng này cũng có tiềm năng du lịch lớn thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Hải sản, đã phát hiện được 09 loài cá ngừ phân bố ở các vùng biển Việt Nam, bao gồm:

Cá ngừ lớn -

Phân bố ở vùng biển xa bờ

Cá ngừ nhỏ -

Phân bố ở các nước gần bờ hơn:

- Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus); - Cá ngừ vây vàng (T. albacares); - Cá ngừ vây ngực dài (T. alalunga); - Cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis)

- Cá ngừ bò (Thunnus tonggol);

- Cá ngừ phương đông (Sarda orientalis); - Cá ngừ chù (Auxis thazard);

- Cá ngừ ồ (A. rochei);

- Cá ngừ chấm (Euthynnus affinis)

Cá ngừ xuất hiện quanh năm ở vùng biển ngoài khơi miền Trung nước ta, mùa vụ khai thác chính từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa phụ từ tháng 5 đến tháng 10.

Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương (cá ngừ vây vàng, mắt to và ngừ vằn) chủ yếu ở vùng lộng và vùng khơi của vùng biển miền Trung và vùng giữa biển Đông Bộ. Trữ lượng ước tính khoảng hơn 600 nghìn tấn; trong đó cá ngừ vằn có trữ lượng chiếm ưu thế, ước tính chiếm hơn 50% tổng trữ lượng cá nổi lớn, khả năng khai thác cho phép khoảng hơn 200 nghìn tấn/năm; nhóm cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to có trữ lượng trung bình ước tính khoảng hơn 45 nghìn, khả năng khai thác cho phép khai thác khoảng từ 17 đến 21 nghìn tấn/năm.

Thời vụ khai thác đối với cá ngừ vây vàng, mắt to từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau; cá ngừ vằn khai thác quanh năm.

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 75)