7. Kết cấu của luận văn
2.2. Đánh giá môi trường nội bộ của nghề đánh bắt cá ngừ tại vùng duyên hả
2.2.1. Tình hình khai thác
2.2.1.1. Số lượng tàu
Bảng 2.2 Số lượng tàu thuyền khai thác
Đvt: chiếc Địa phương 2009 2010 2011 2012 Tháng 7/2013 Việt Nam 4.057 4.065 3.690 3.700 3.556 Bình Định 2.288 2.296 1.816 1.985 1.727 Phú Yên 800 833 866 698 768 Khánh Hòa 332 302 436 460 506
Nguồn: Vụ Kế hoạch - Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, đến tháng 7/2013, số lượng tàu khai thác cá ngừ 3.556 chiếc, trong đó: Nghề câu vàng và câu tay có 1.760 tàu (Bình Định: 1.034 tàu câu tay, Phú Yên: 550 tàu câu vàng và 18 tàu câu tay, Khánh Hòa có 133 tàu câu tay), nghề lưới vây có 592 chiếc, nghề lưới rê có 1.104 chiếc. Như vậy, Khánh Hòa có số lượng tàu câu cá ngừ ít hơn nhiều so với các tỉnh bạn. Số lượng tàu thuyền khai thác cá ngừ của cả nước tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
2.2.1.2. Lao động trong khai thác cá ngừ
Theo Tổng cục Thủy sản, từ xa xưa, người dân Việt Nam đã gắn bó mật thiết với biển. Nghề cá là nghề có truyền thống lâu đời, gần gũi không chỉ với người dân ở vùng nông thôn ven biển, mà cả với cộng đồng dân cư trên đất liền nơi có nhiều thủy vực tự nhiên.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tổng số lao động khai thác cá ngừ khoảng 35.000 người. Số lao động trên tàu khai thác cá ngừ được bố trí theo từng loại nghề, dao động khoảng 5 – 6 người/tàu đối với nghề câu tay, khoảng 9 – 10 người/tàu đối với tàu câu vàng, tàu lưới rê, 14 – 16 người/tàu lưới vây.
Trên tàu, chủ tàu và thuyền trưởng là người có kinh nghiệm quản lý, điều hành khai thác và bảo quản sản phẩm, được đào tạo và cấp bằng thuyền, máy trưởng. Đối với thuyền viên, hầu như chưa được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm, kiến thức và hiểu biết chủ yếu tích lũy qua thực tiễn sản xuất và học tập lẫn nhau, nên tay nghề khai thác và bảo quản sản phẩm rất thấp.
2.2.1.3. Công nghệ khai thác và bảo quản sản phẩm
+ Nghề lưới vây
Chiều dài và chiều cao vàng lưới vây tùy thuộc vào ngư trường, phương pháp khai thác, công suất tàu và không tuân thủ theo một hệ số điều chỉnh nào mà chủ yếu theo kinh nghiệm. Phương thức khai thác có 02 loại vây ngày và vây đêm kết hợp phương pháp dẫn dụ bằng ánh sáng. Hầu hết đều không sử dụng chà, chủ yếu khai thác theo kinh nghiệm. Tất cả các tàu lưới vây đều trang bị tời kéo lưới, thiết bị định vị. Hiện nhiều tàu đã trang bị thiết bị tầm ngư, khoảng trên 50% tàu có trang bị máy thu lưới.
+ Nghề lưới rê
Kết câu vàng lưới tùy thuộc vào công suất tàu và ngư trường. Thao tác và kỹ thuật thả lưới bằng thủ công, công đoạn thu lưới được trang bị máy thu lưới truyền động bằng thủy lực. Thời gian thả, ngâm, thu lưới tùy thuộc vào chiều dài vàng lưới, tập quán sản xuất của từng địa phương và tốc độ thả thu lưới và chiều dài vàng lưới.
+ Nghề câu cá ngừ
Có 02 loại: câu vàng và câu tay kết hợp với ánh sáng. Hầu hết các tàu đều được trang bị máy thu dây câu chính, máy định vị vệ tinh, la bàn, thông tin liên lạc...
Đối với nghề câu vàng: Kết cấu, kích thước vàng câu phụ thuộc vào quy mô tàu thuyền và trang thiết bị kỹ thuật cho nghề (chiều dài vàng câu từ 40 – 60km, với số dây câu và lưỡi câu khoảng từ 700 – 1.000 lưỡi); sử dụng là lưỡi câu J hoặc lưỡi câu vòng; thời gian thả, ngâm và thu câu tùy thuộc số lượng lưỡi câu thả của mỗi tàu.
Đối với nghề câu tay: Xuất hiện từ cuối năm 2011 đến nay, tàu được trang bị máy phát điện, đèn cao áp, cần, dây câu, mỗi tàu với 4 – 6 cần câu. Thời gian chuyến biển được rút ngắn bằng khoảng 2/3 thời gian so với câu vàng. Nghề câu tay đạt sản lượng khai thác đạt khá cao. Tuy nhiên, chất lượng cá ngừ câu tay thấp, tỷ lệ cá ngừ câu tay đạt tiêu chuẩn sashimi chỉ đạt 5 – 6 % lô sản phẩm khai thác được. Nhưng do giảm chi phí di chuyển thu thả câu, giảm chi phí mồi và thời gian chuyến biển nên hiệu quả của nghề này thường cao hơn nhiều so với nghề câu vàng truyền thống.
Ngoài ra, theo điều tra của Bộ NN&PTNT, cách thức bảo quản hải sản sau khai thác của ngư dân còn lạc hậu, đa số hầm bảo quản sản phẩm sử dụng vật liệu với chất liệu là xốp ghép (styrofor), một số tàu còn sử dụng bạt và những tấm xốp rời lót trong hầm nên khả năng giữ lạnh thấp, mức tiêu hao đá lớn, chất lượng sản phẩm giảm nhanh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số tàu đã tiến hành lắp đặt hầm
bảo quản bằng công nghệ xốp thổi (Polyurethane), đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm, xong chưa nhiều.
Đối với tàu câu, quy trình xử lý, sơ chế và bảo quản không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hầu hết không thực hiện công đoạn ngâm hạ nhiệt, nước đá chất lượng không đạt, thời gian bảo quản kéo dài (25- 30 ngày), tỷ lệ cá đạt yêu cầu chất lượng ăn tươi (sashimi) thấp, nhất là câu tay kết hợp với ánh sáng.
Đối với tàu lưới vây, phương thức bảo quản cá ngừ chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; nhiều tàu thời gian bảo quản cá trên tàu dài từ 2 – 3 tuần, ảnh hưởng đến chất lượng và tổn thất sau thu hoạch cao.
Công tác vệ sinh trên tàu đã được chú trọng và quan tâm; song do kết cấu vật liệu hầm bảo quản không đạt yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số tàu lắp đặt hầm bảo quản bằng công nghệ xốp thổi (Polyurethane), vách Inox đáp ứng về điều kiện bảo quản sản phẩm, chất lượng cá được đảm bảo và và đáp ứng về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhìn chung, cơ sở vật chất, kỹ thuật, chất lượng hầm bảo quản, tay nghề và kỹ thuật xử lý, sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của tất cả các tàu khai thác cá ngừ hiện nay chưa đạt yêu cầu, nên chất lượng cá giảm sút, gây tổn thất sau thu hoạch còn lớn.
2.2.1.4. Mối quan hệ và các hình thức tổ chức sản xuất
- Tổ chức sản xuất trên biển
Theo điều tra của Bộ NN&PTNT, đối với đội tàu khai thác cá ngừ nói chung, khoảng 60% tàu hoạt động theo mô hình sản xuất độc lập, không theo hình thức tổ đội. Một số tàu bán sản phẩm trên biển, một số tàu gửi sản phẩm cho tàu khác về bờ tiêu thụ, như một số mô hình tàu câu vàng của Tam Quan, Bình Định.
Những tàu khai thác từ 15 ngày trở lên thường được tổ chức dưới dạng tổ đội sản xuất hoặc có mối liên hệ chặt chẽ với các tàu khác trong địa phương giúp nhau trong việc vận chuyển sản phẩm về bờ hoặc cung ứng nguyên, nhiên vật liệu từ bờ ra; đặc biệt giữa nghề lưới vây đêm có mối quan hệ với các tàu câu để kết nối khi gặp cây trôi (chà nổi) trên biển.
Có khoảng 10% tàu khai thác nghề lưới vây khai thác trong ngày, nhóm tàu này thường ở gần ngư trường vùng lộng và vùng bờ khi cá áp lộng. Hiện nay sản phẩm khai thác của nhiều tàu lưới vây được bán ngay cho các tàu dịch vụ thu mua trên biển,
nên thời gian bám biển thường đến hết mùa trăng mới về bờ. Tuy nhiên, do ý thức cộng đồng chưa cao, nên việc hình thức sản xuất theo tổ đội và tổ chức liên kết sản xuất trên biển còn ở tỷ lệ thấp.
- Liên kết khai thác với dịch vụ thu mua trên biển
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, vào cuối năm 2013, ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có khoảng 295 tàu hoạt động dịch vụ thu mua sản phẩm khai thác trên biển; trong đó: Bình Định có 02 tàu, Phú Yên có 08 tàu, Khánh Hòa có 285 tàu. Riêng tỉnh Khánh Hòa có 25 tàu thu mua tại vùng lộng và vùng khơi. Nhiều tàu lưới vây được bán ngay cho các tàu dịch vụ thu mua này, như các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Các tàu của Bình Định bằng nghề lưới vây hoạt động ở các ngư trường các tỉnh phía Nam bán sản phẩm cho các tàu dịch vụ thu mua của các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và các tàu thu mua các tỉnh phía Nam.
Mô hình tàu dịch vụ thu mua trên biển ngoài việc mua sản phẩm còn hỗ trợ thao tác trong quá trình thả lưới, cung ứng nhiên vật liệu và thực phẩm cho tàu khai thác...Hiện nay các mô hình tàu dịch vụ thu mua trên biển của ngư dân phát huy hiệu quả, tạo điều kiện để tàu khai thác và bám biển dài ngày, chi phí thấp, hiệu quả được nâng cao rõ rệt, cá được bán và chuyển về bờ nhanh, chất lượng sản phẩm tốt, giảm tổn thất sau thu hoạch.
Như vậy, Khánh Hòa có đội tàu thu mua cá ngừ đông nhất vùng Nam Trung bộ.
2.2.1.5. Sản lượng và năng suất khai thác
Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT: - Sản lượng khai thác cá ngừ Bảng 2.3 Sản lượng khai thác Đvt: tấn 2009 2010 2011 2012 2013 Bình Định 3.794 3.996 4.694 8.389 8.500 Phú Yên 4.330 4.920 5.648 6.100 4.526 Khánh Hòa 3.211 3.500 2.698 3.500 2.916 Cộng 11.335 12.416 13.040 17.989 15.942 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014
Sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng và mắt to năm 2013 giảm so với năm 2012; do ảnh hưởng của chi phí cho chuyến biển cao, sản lượng đánh bắt thấp, đồng thời giá bán cá ngừ đại dương giảm mạnh nên nhiều tàu bị lỗ vốn.
Do có lượng tàu khai thác ít nên sản lượng cá ngừ của Khánh Hòa cũng thấp hơn so với 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên.
- Năng suất khai thác cá ngừ
Đối với nghề lưới vây, năng suất bình quân 300 – 500 kg/ mẻ lưới, cá biệt có tàu khai thác đạt 30 – 40 tấn/mẻ lưới; chuyến biển từ 7 – 10 ngày, sản lượng khai thác bình quân 5- 10 tấn/chuyến biển.
Đối với nghề lưới rê, năng suất bình quân từ 300 – 500 kg/ mẻ lưới; chuyến biển từ 15 – 20 ngày, sản lượng khai thác bình quân 5- 10 tấn/chuyến biển.
Đối với nghề câu vàng, năng suất bình quân từ 1 – 3 con/vàng câu; chuyến biển từ 20 – 25 ngày, có tàu 25 – 30 ngày, sản lượng khai thác bình quân 20 - 40 con/chuyến biển (1.000 – 2.000 kg/chuyến biển).
Đối với nghề câu tay kết hợp với ánh sáng, chuyến biển từ 15 – 20 ngày, năng suất bình quân từ 3 – 5 con/đêm, sản lượng bình quân đạt từ 3 – 5 tấn/tàu/chuyến; cá biệt có tàu trên 100 con, sản lượng trên 7 tấn/tàu/chuyến. Tuy nhiên, từ tháng 3/2013 đến nay, năng suất và sản lượng khai thác giảm sút rõ rệt, đa số khai thác không hiệu quả, hiện nhiều tàu đã nghỉ khai thác hoặc chuyển sang nghề khác hoặc khai thác kiêm nghề.
2.2.2. Tình hình thu mua
2.2.2.1. Năng lực thu mua
Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có 36 cơ sở thu mua và 15 DN chế biến XK thu mua trực tiếp cá ngừ, trong đó có 4 DN nằm trong danh sách DN xuất khẩu cá ngừ hàng đầu Việt Nam có trụ sở chính tại Khánh Hòa là Hải Vương, Tín Thịnh, Thịnh Hưng và Hải Long. Phú Yên có DN Hồng Ngọc và Bình Định có Bidifisco.
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, Khánh Hòa là trung tâm thương mại nghề cá có tầm cỡ ở khu vực Nam Trung bộ; là căn cứ hậu cần của các tàu đánh bắt trong tỉnh và các vùng lân cận; nơi tiếp nhận, phân phối nguyên liệu thủy sản số lượng lớn cho các nhà máy chế biến và tiêu thụ nội địa; cung ứng đầy đủ các dịch vụ hậu cần nghề cá đảm bảo chất lượng, uy tín cho tàu thuyền và hoạt động của ngư dân trong vùng. Đặc biệt, chợ thủy sản Nam Trung bộ đã và đang thu hút một lượng thủy sản không nhỏ về Khánh Hòa.
Tại các cảng cá, bến cá: Các công đoạn vận chuyển từ tàu lên bờ và đến cơ sở thu mua đều được thực hiện thủ công; cầu cảng xa, không có mái che, chủ yếu cá mua vào ban ngày nên hầu hết cá tiếp xúc trực tiếp với nắng.
Nhiều cơ sở mới chỉ chấp hành đăng ký kinh doanh, không đáp ứng yêu cầu về điều kiện kinh doanh như: cơ sở vật chất- kỹ thuật không đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, thu mua nguyên liệu hải sản; vị trí, mặt bằng nằm trong khu dân cư; nhiều cơ sở xây dựng nhà xưởng sơ sài, tạm bợ; đội ngũ quản lý và nhân viên chưa được đào tạo, tập huấn chuyên môn. Chất lượng nguyên liệu bị giảm và tổn thất sau thu hoạch lớn.
2.2.2.2. Cách thức tổ chức, phương thức thu mua và giá cả
Theo khảo sát của Bộ NN&PTNT, với cách thức tổ chức thu mua hiện nay, ngư dân không thể bán cá trực tiếp cho các DN chế biến thủy sản xuất khẩu mà phải bán thông qua trung gian là đại lý hoặc nậu vựa. Việc thiếu vắng các chợ cá ngừ tại các bến cảng đã không cho ngư dân cơ hội được lựa chọn bạn hàng, cơ hội có được thông tin minh bạch về giá cá ngừ theo phẩm cấp trên thị trường.
Đối với tàu có sự ràng buộc do vay vốn của chủ nậu vựa thì chủ tàu phải bán sản phẩm cho chủ vay, đối với tàu không có sự ràng buộc vốn vay thì sau khi khảo sát và thỏa thuận giá, phương thức nhận hàng thì bán cho cơ sở nào có giá cao và phương thức nhận hàng phù hợp, chưa có phương thức bán đấu giá cá ngừ.
Hiện nay phương thức mua bán sản phẩm cá ngừ, nhất là cá ngừ đại dương không phù hợp, tình trạng mua xô, ép cấp, ép giá gây bất lợi lớn cho ngư dân, không khuyến khích và nâng cao trách nhiệm cho ngư dân trong việc bảo quản sản phẩm, nâng cao chất lượng dẫn đến tổn thất sau thu hoạch lớn cả về chất lượng cũng như giá trị.
Bản thân các DN, các đại lý, nậu vựa phải lo ứng phó với các rủi ro, biến động thị trường nên luôn đưa ra mức giá dự phòng, thấp hơn so mặt bằng giá trị sản phẩm. Đây là mâu thuẫn đang tồn tại giữa ngư dân với các nậu vựa thu mua tiêu thụ cá ngừ. Mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được thông qua việc tổ chức quản lý đồng bộ hệ thống sản xuất kinh doanh cá ngừ từ khai thác bảo quản, chế biến đến tiêu thụ và XK, đặc biệt chú trọng hình thành cơ sở hạ tầng chợ đấu giá cá ngừ đại dương để công khai minh bạch các thông tin thị trường, giá cả.
Tại Phú Yên và Khánh Hòa các tổ chức, cá nhân đã mạnh dạn đầu tư cho những con tàu thực hiện hoạt động thu mua, cung ứng dịch vụ nhiên liệu, nước đá trên biển. Sản phẩm thu mua chủ yếu là cá ngừ vằn, giá thường thấp hơn giá trong bờ. Tuy nhiên phương thức này vẫn phù hợp bởi ngư dân không phải chi phí nhiên liệu để ra ngư trường và vận chuyển sản phẩm vào bờ, giảm chi phí nước đá bảo quản sản phẩm, nâng cao hiệu suất khai thác và năng suất chuyến biển.
Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, giá cá ngừ của các năm 2011 trở về trước tương đối ổn định, cá ngừ câu vàng dao động từ 140.000 – 160.000 đồng/kg, có thời điểm giá đạt 190.000 – 200.000 đồng/kg; tuy nhiên từ 2012 trở lại đây, do xuất hiện nghề câu tay kết hợp với ánh sáng, chất lượng cá giảm không đạt sản phẩm sashimi nên giá cá câu tay chỉ còn trên dưới 50.000 đồng/kg, đồng thời kéo theo giá cá