Lựa chọn Khánh Hòa là hạt nhân khi quy hoạch trung tâm nghề cá ngừ

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 83)

7. Kết cấu của luận văn

2.6. Lựa chọn Khánh Hòa là hạt nhân khi quy hoạch trung tâm nghề cá ngừ

vùng Nam Trung bộ

Thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa. Là tỉnh có truyền thống lâu đời gắn bó với nghề cá do vậy nghề cá Khánh Hòa

phát triển khá toàn diện, mạnh cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản XK, mức đóng góp cho GDP của tỉnh chiếm tỉ trọng cao, đứng thứ 5 toàn quốc về kim ngạch XK. Ngành thủy sản phát triển đã đem lại nguồn thu ngân sách cho tỉnh, tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Sự phát triển ngành thủy sản cũng tạo tiền đề cho phát triển ngành du lịch - một thế mạnh của Khánh Hòa, thương mại thủy sản phục vụ cho du lịch khá phát triển. Khánh Hòa cũng có thế mạnh trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu thuyền. Như vậy, sự phát triển của ngành thủy sản tạo động lực cho nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển. Phát triển kinh tế thủy sản tạo sự phát triển đồng bộ cho nền kinh tế địa phương.

Khánh Hòa chú trọng đầu tư các dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội kết nối với các địa phương lân cận, thể hiện được vai trò là trung tâm trong khu vực, góp phần tạo nên diện mạo mới về kết cấu hạ tầng cho địa phương. Khánh Hòa với điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, có thể xem là tỉnh phát triển toàn diện về hoạt động nghề cá trong vùng. Tại Khánh Hòa, có nhiều Trường, Viện nghiên cứu thủy sản, đóng tàu nên điều kiện tiếp cận và chuyển giao công nghệ tiên tiến sẽ rất thuận lợi. Hoạt động chế biến XK vùng Nam Trung Bộ chủ yếu tập trung tại Khánh Hòa. Khánh Hòa có 44 nhà máy chế biến, trong đó có những Công ty XK cá ngừ lớn như Tín Thịnh, Vịnh Nha Trang, Hải Vương, Hải Long … Việc quy hoạch trung tâm nghề cá ngừ tại vùng Nam Trung Bộ sẽ tạo điều kiện cho các tỉnh mà trong đó Khánh Hòa là hạt nhân để có thể chuyên môn hóa, gia tăng số lượng và chất lượng đánh bắt kết hợp với công nghệ chế biến hiện đại, có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thủy sản ngày càng gia tăng trên thế giới. Đặc biệt, với sản phẩm chủ lực cá ngừ, việc hiện đại hóa khai thác và chế biến sẽ góp phần nâng cao giá trị XK và xây dựng được thương hiệu cá ngừ Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Như vậy, Khánh Hòa với vị trí trung tâm vùng Nam Trung Bộ có đủ các yếu tố hình thành nên cụm nghề cá như khai thác, chế biến, XK, dịch vụ hậu cần nghề cá, khoa học kỹ thuật..; ngoài ra có thể coi Khánh Hòa là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị thủy sản trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, từ đó giúp các tỉnh lân cận dễ dàng tiếp xúc với mạng lưới khách hàng, các nhà cung cấp, các nhà đầu tư và sở hữu các thông tin chuyên biệt hơn so với bên ngoài.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã đánh giá khả năng hình thành Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ thông qua việc đánh giá môi trường nội bộ và môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến nghề cá ngừ của vùng, từ đó xây dựng ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ. Bên cạnh đó, trong chương này luận văn cũng đã tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh của nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đây là cơ sở ban đầu để khẳng định sự cần thiết phải xây dựng Trung tâm hậu cần nghề cá khu vực Nam Trung Bộ. Ngoài ra, luận văn cũng đã phân tích thủy sản Khánh Hòa trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác của tỉnh và trong khu vực để khẳng định vị trí chiến lược của Khánh Hòa để xây dựng Trung tâm nghề cá ngừ cho vùng Nam Trung Bộ. Những số liệu và đánh giá sơ bộ trong chương này sẽ là nền tảng cho việc phân tích hiệu quả đầu tư đối với Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa trong chương 3. Đồng thời, cũng chính là cơ sở để đưa ra những phương hướng và giải pháp để để thực hiện và triển khai Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa trong chương 4.

CHƯƠNG 3 - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TRUNG TÂM

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 83)