7. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Phương án quy hoạch xâ yd cá ngừ đại dươ
- Theo Báo cáo Đề xuất quy hoạch trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ của Nhóm tư vấn Trường Đại học Nha Trang tháng 9/2012, Khánh Hòa được Tổng cục Thủy sản chọn là một trong các tỉnh xây dựng trung tâm nghề cá lớn của vùng với tổng điểm đạt cao nhất 80,49 điểm, sau đó là Đà Nẵng và Kiên Giang. Tại Báo cáo Đề xuất quy hoạch trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ, Nhóm tư vấn nhận thấy những ngành công nghiệp thủy sản lợi thế (hiện có và trong tiềm năng) cho cả vùng là khai thác xa bờ với sản phẩm chủ lực là cá ngừ và chế biến và XK thủy sản. Đó là những quần thể ngành mà hiện nay các tỉnh Nam Trung Bộ có tiềm năng, khả năng và đang sản xuất kinh doanh tương đối tốt và phù hợp với trình độ lao động của cả vùng. Căn cứ tình hình thực tế, trình độ quản lý nghề cá hiện tại cũng như đối chiếu với mô hình cụm của M. Porter, Nhóm tư vấn cho rằng trong giai đoạn hiện nay vùng Nam Trung Bộ cần xây dựng một Trung tâm nghề cá với mục tiêu hướng tới khai thác xa bờ (với sản phẩm chủ lực là các loại cá ngừ) với mục tiêu phát huy tối đa lợi thế của vùng Nam Trung Bộ là khai thác; tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh, khác biệt của vùng Nam
Trung Bộ so với các vùng kinh tế khác của cả nước; gắn với an ninh quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Theo phương án này, trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ sẽ được hình thành với đặc trưng như sau:
+ Tập trung lượng lớn tàu thuyền đánh bắt xa bờ công suất lớn, trang thiết bị hiện đại, công nghệ khai thác tiên tiến.
+ Cơ sở hạ tầng cho hoạt động khai thác hiện đại. + Dịch vụ hậu cần nghề cá xa bờ.
+ Hình thành trung tâm nghiên cứu đóng tàu công nghệ cao và có nhiều cơ sở đóng tàu hiện đại.
+ Đào tạo nhân lực phục vụ hoạt động khai thác.
Ngoài ra, nhóm tư vấn cũng đưa ra một cách định tính lợi ích của các địa phương nếu thực hiện phương án, như tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, được nâng cấp cảng cá phục vụ hoạt động khai thác xa bờ, được nâng cấp, đầu tư mới, hiện đại hóa các tàu có công suất và quy mô lớn, hỗ trợ vốn cho ngư dân, được xây dựng và chuyển giao các mô hình và công nghệ khai thác tiên tiến, nâng cao trình độ, kiến thức và nhận thức ngư dân… tạo điều kiện nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho ngư dân, gia tăng phần đóng góp của thủy sản vào GDP của địa phương.
Tuy nhiên, phương án chỉ đề cập đến mảng khai thác và tiêu thụ thủy sản trực tiếp của ngư dân mà chưa đề cập đến mảng chế biến và thị trường tiêu thụ cuối cùng, giải quyết đầu ra cho khâu khai thác, do vậy, cần phải bổ sung vào mô hình này các nhà máy chế biến và hoạt động thương mại xuất khẩu do Việt Nam chưa tiêu thụ mạnh cá ngừ. Nhờ đó sẽ có quy hoạch cho các nhà máy cũng như thiết lập các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư trong và ngoài nước, là hoạt động hạt nhân của trung tâm nghề cá ngừ của vùng, đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội.
Như vậy, về mặt lợi ích: phương án này tạo ra giá trị kinh tế, phát huy thế mạnh của vùng Nam Trung Bộ và mang lại những lợi ích về an sinh xã hội. Sản phẩm cá ngừ của vùng hiện đã bắt đầu có thương hiệu trên thị trường và có đầu ra tốt cần được ưu tiên nhất và cần nhanh chóng có chính sách hỗ trợ để phát triển ngành này. Ngoài ra, phương án này còn có ý nghĩa rất lớn về vấn đề an ninh quốc phòng mà trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã thể hiện rất rõ như Nghị quyết 09 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X.