Lý thuyết về CNHT

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Lý thuyết về CNHT

1.2.1.1. Khái niệm về CNHT

- Khái niệm về CNHT và các ngành CNHT:

Theo Lê Thế Giới (2009), thuật ngữ “CNHT” là một từ tiếng Anh - Nhật được các DN Nhật Bản sử dụng từ lâu trước khi trở thành một thuật ngữ chính thức và sau đó được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Á. Ngày nay, ý tưởng về CNHT thường được đề cập trong các cuộc họp khu vực về phát triển các DN nhỏ và vừa, hay trong các hội nghị thu hút đầu tư, bàn về vấn đề nội địa hóa. Thuật ngữ chính thức được sử

dụng ở Việt Nam tương đối muộn, từ năm 2003, khi Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1 (2003-2005) đề xuất việc soạn thảo quy hoạch tổng thể về phát triển CNHT như là một giải pháp cấp bách để xúc tiến đầu tư nước ngoài.

Theo Ratana (1999), Thái Lan định nghĩa CNHT là các DN sản xuất linh phụ kiện được sử dụng trong các công đoạn lắp ráp cuối cùng của các ngành công nghiệp sản xuất ôtô, máy móc, và điện tử. Trong khi đó, Bộ Năng lượng Mỹ (2005) lại định nghĩa CNHT là những ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường. Chương trình Phát triển CNHT châu Á ra đời năm 1993 nhằm giải quyết các vấn đề về thâm hụt thương mại, nút cổ chai của cơ sở hạ tầng, và thiếu hụt lực lượng lao động chuyên nghiệp ở các nước ASEAN 4- 4, và thúc đẩy hợp tác công nghiệp giữa Nhật Bản với các nước này. Định nghĩa chính thức CNHT là “các ngành công nghiệp cung cấp những gì cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hóa tư bản, cho các ngành công nghiệp lắp ráp (trích lại từ Hiệp hội các DN hải ngoại Nhật Bản - JOEA, 1994). Trong định nghĩa này, phạm vi của CNHT được mở rộng cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa trung gian và hàng hóa tư bản cho công nghiệp lắp ráp mà không phân biệt quy mô DN (Hình 1.1).

Hình 1.2 Phạm vi của CNHT theo MITI

Định nghĩa của Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) cho chính sách CNHT Việt Nam: “CNHT gồm một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các đầu vào trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng và công cụ để sản xuất ra các linh kiện phụ tùng) cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến”.

Theo Lê Thế Giới (2009), “CNHT” có thể được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các DN sản xuất công nghiệp cung cấp đầu vào cho các DN khác. Theo nghĩa hẹp, CNHT bao gồm các tổ chức công nghiệp chỉ cung cấp linh kiện, phụ tùng, dịch vụ và công cụ cho một số ngành công nghiệp nhất định. Như vậy, ở nghĩa rộng nhất, CNHT có thể được nhìn nhận như toàn bộ các DN tham gia vào bên cung của thị trường phục vụ các DN sản xuất công nghiệp, nó bao gồm cả các DN công nghiệp cũng như các DN cung cấp các dịch vụ công nghiệp.

Cũng theo Lê Thế Giới (2009), ở Việt Nam, “Ngành CNHT bao gồm một nhóm các DN thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghiệp (linh kiện, phụ tùng, công cụ, nguyên vật liệu đã qua chế biến, dịch vụ sản xuất) cho các ngành công nghiệp lắp ráp, chế tạo và chế biến”.

Như vậy, có thể thấy, ngành CNHT là một ngành công nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ, phục vụ đầu vào cho một ngành công nghiệp khác có liên quan.

- Sự hình thành các ngành CNHT

Theo Lê Thế Giới (2009), sự hình thành các ngành CNHT xuất hiện khi xuất hiện các nhân tố mới làm thay đổi cách phân loại truyền thống hệ thống ngành công nghiệp. Hai tác nhân chính của quá trình này là (1) sự phân mảnh quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại (diversification of the modern- manufacturing production process) và (2) sự thay đổi chiến lược kinh doanh của các DN công nghiệp.

Sự phân mảnh quá trình sản xuất diễn ra ở hầu hết các công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm như là một xu hướng phổ biến trong kinh doanh với nhiều DN tham gia nhiều công đoạn nhỏ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Với sự phân mảnh như vậy, hệ thống phân loại các ngành công nghiệp theo kiểu truyền thống khó phản ánh được đặc trưng của các khu vực kinh tế và không có ranh giới rõ ràng.

Cùng với sự phân mảnh quá trình sản xuất, các DN sản xuất lớn giảm các chi phí trung gian và kiểm soát tốt hoạt động cũng như chia sẻ rủi ro bằng cách chuyển đổi chiến lược kinh doanh thông qua tái cơ cấu lại hoạt động, giảm quy mô sản xuất, thực hiện thuê ngoài các công đoạn không phải then chốt và chỉ tập trung vào các hoạt

động cốt lõi. Chính các chuyển hướng chiến lược này cho phép các DN có quy mô nhỏ hơn có cơ hội chuyên môn hóa vào thị trường kinh doanh các hoạt động hỗ trợ, trở thành các DN “hỗ trợ”.

Như vậy, xét trên góc độ tổng quát nhất, sự phân chia lại cấu trúc hoạt động sản xuất công nghiệp đã hình thành một tập hợp các DN làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các DN khác, thường là các DN ở các khâu cuối của chuỗi sản xuất - cung ứng. Các DN hỗ trợ này hoạt động như một hệ thống cơ sở nền tảng cho sự vận hành của toàn bộ nền công nghiệp sản xuất, chế tạo và lắp ráp. Và với mục tiêu xây dựng các tiền đề cho hoạch định chiến lược kinh doanh và các chính sách công nghiệp, nhóm các DN này thường được xếp thành một khu vực được gọi với cái tên “các ngành CNHT” để phân biệt với các khu vực khác.

- Phạm vi và đặc điểm của CNHT

Hình 1.3 Minh họa ba khái niệm về CNHT và các phạm vi tương ứng

Nguồn: Lê Thế Giới, Phát triển CNHT ở Việt Nam, 2009

Theo Lê Thế Giới (2009), ngành CNHT được xác định trên phạm vi rộng về các yếu tố đầu vào, bao gồm cả sản xuất linh kiện phụ tùng, các công cụ cũng như việc cung ứng các nguyên vật liệu đã qua chế biến và các dịch vụ sản xuất. Mặc dù

không có giới hạn nào về quy mô của các DN hỗ trợ, nhưng các hoạt động đặc thù này thường dành cho các DN nhỏ và vừa. Số lượng các DN tham gia vào ngành CNHT sẽ rất lớn và có thể bao gồm phần lớn hoạt động công nghiệp của một địa phương. Các DN hỗ trợ này đa dạng về hình thức sở hữu, có DN trong nước lẫn nước ngoài.

1.2.1.2. Vai trò của CNHT

Theo Lê Thế Giới (2009), CNHT đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của một quốc gia hay một vùng. Nó góp phần gia tăng khả năng sản xuất công nghiệp của vùng, tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển các ngành công nghiệp có giá trị và công nghệ cao, thu hút nhiều lao động, tạo bộ đệm cho nền kinh tế cũng như gia tăng năng lực cạnh tranh của một quốc gia trong chuỗi phân công lao động toàn cầu.

- CNHT như là một khu vực kinh tế

Các ngành CNHT sẽ chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Sự phát triển của CNHT sẽ tạo ra các hoạt động kinh doanh theo kiểu liên kết, phối hợp, làm thay đổi phương thức sản xuất công nghiệp, hướng các DN đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí trung gian. Sự phát triển của các ngành CNHT sẽ tạo ra một thị trường quan trọng cho các DN sản xuất nguyên vật liệu thô, hạn chế việc xuất các nguyên vật liệu thô.

- CNHT như cơ sở hạ tầng cho sự phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn: Với các ngành công nghiệp được chọn làm mũi nhọn, việc xây dựng một hệ thống các DN vệ tinh làm nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất chính sẽ tạo cho các DN khả năng cắt giảm chi phí, tăng cường hiệu quả kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, với vai trò chia sẻ rủi ro và nguồn lực với các DN trong các ngành mũi nhọn, khu vực CNHT sẽ góp phần tạo ra sức sản xuất cao hơn trong các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao sức cạnh tranh nói chung của các ngành này.

- CNHT với thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, “cú hích từ bên ngoài” do các nguồn vốn và công nghệ từ hoạt động đầu tư trực tiếp đem lại là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc có được sức cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài so với các quốc gia khác là vấn đề khá nan giải, nếu không có sự phát triển mạnh của các ngành CNHT. Thêm vào đó, các ngành CNHT còn đóng vai trò như bộ đệm giúp nền kinh tế có khả năng thẩm thấu các nguồn vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- CNHT với năng lực cạnh tranh vùng

Vai trò của CNHT trong việc nâng cao sức cạnh tranh của một vùng thể hiện trong yếu tố liên kết, chuyên môn hóa và tác động lên chi phí của nó. Trong mô hình kim cương về lợi thế cạnh tranh quốc gia, M. Porter (1990) cho rằng CNHT tạo ra lợi thế cho các ngành công nghiệp hạ nguồn vì chúng sản xuất ra những đầu vào được sử dụng rộng rãi và có tầm quan trọng trong việc cải tiến và quốc tế hóa. Đây là một trong bốn yếu tố cơ bản để tăng cường năng lực cạnh tranh của một quốc gia, vùng thông qua quá trình liên kết và tập trung giữa các DN trong một vùng địa lý.

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 29)