Một số mô hình cụm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 47)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2.Một số mô hình cụm tại Việt Nam

- Cụm cá tra và cá ba sa (khu vực đồng bằng sông Cửu Long): Trong vòng 5 năm, từ 2003 đến 2008, số nhà máy chế biến thủy sản trong vùng tăng 2,3 lần, công suất thiết kế tăng 2,7 lần, số nhà máy chế biến thức ăn tăng gấp 3,5 lần về số lượng và công suất. Hàng loạt dịch vụ phục vụ cho ngành cá ra đời hình thành nên cụm ngành thủy sản chuyên về cá ở ĐBSCL cung ứng cho XK trên 1 tỉ USD mỗi năm và sử dụng hàng triệu lao động chỉ trong một thời gian chưa đầy 10 năm. Trong thời gian ngắn ngành cá này đã có sự phát triển vượt bậc nhờ sự hình thành được cụm cá hoạt động hữu hiệu, tập trung 2 bên bờ sông Tiền và sông Hậu đi từ các tỉnh thượng nguồn lan dần đến các tỉnh ở cuối nguồn 2 con sông. Hạt nhân của cụm ngành cá là các nhà máy chế biến và cũng là các nhà XK gắn liền với vùng nuôi. Các thành phần khác trong cụm như nhà máy chế biến thức ăn, các cơ sở dịch vụ cũng phân bố gần trong vùng nên tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch. Điều này giải thích vì sao ngành cá đã có một sự gia tăng đáng kinh ngạc như vậy trong khi giá cả liên tiếp giảm xuống.

- Những năm gần đây, DN vừa và nhỏ Nhật Bản đầu tư mạnh vào lĩnh vực CNHT tại Việt Nam. Điều này đã tác động tới quy hoạch phát triển của một số địa phương. Chẳng hạn, thay vì quy hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của DN theo mô

hình đa ngành nghề như hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tập trung vào phát triển sản xuất theo chuỗi ngành hàng liên kết với nhau trong một KCN, cụm như ngành cơ khí, nhựa hay điện tử... Tỉnh Hưng Yên hiện có KCN chuyên doanh dệt may Phố Nối. Đây có thể là một hình mẫu cần nhân rộng.

- Tại Hà Nội, hiện nay đã có một số KCN, cụm công nghiệp có tính liên kết ngành ở mức độ nhất định. Chẳng hạn như KCN Bắc Thăng Long liên kết giữa các DN lắp ráp cơ điện tử lớn đến từ Nhật Bản như Canon, Panasonic với các DN cung cấp phụ tùng linh kiện cũng đến từ Nhật Bản như Nissei, Santomas, Yasufuku…

- Một số mô hình cụm đặc trưng theo ngành đang hoạt động tại Việt Nam:

Hình 1.7 Cụm ngành cá tra & ba sa

Hình 1.8 Cụm ngành dệt may

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, Fullbright, 2014

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã hệ thống lại và làm rõ các khái niệm cơ bản có liên quan đến cụm công nghiệp và phương pháp phân tích tài chính dự án. Bên cạnh đó, đã tiếp cận lý thuyết về mô hình kim cương các nhân tố hình thành khả năng cạnh tranh của cụm, CNHT và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu cụm. Đây là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá khả năng hình thành trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại tỉnh Khánh Hòa trong chương 2 và tiến hành phương pháp phân tích tài chính đối với Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại tỉnh Khánh Hòa trong chương 3. Ngoài ra, trong chương này, tác giả cũng đã tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng cụm thủy sản dựa trên mô hình kim cương Porter của các quốc gia trên thế giới để từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng cụm nghề cá tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2 - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH TRUNG TÂM NGHỀ CÁ NGỪ VÙNG NAM TRUNG BỘ ĐẶT TẠI KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 47)