Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận được thiết lập dựa trên các yếu tố của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghề cá ngừ khu vực Nam Trung Bộ. Các cơ

hội và nguy cơ được phân loại cụ thể là: ở mức 4 là cơ hội nhiều nhất, 3 là cơ hội ít nhất, 2 là đe dọa ít nhất và 1 là đe dọa nhiều nhất, từ đó tính được tổng điểm quan trọng và so sánh với mức trung bình là 2,5.

Bảng 2.9 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

Chỉ tiêu Mức độ

quan trọng Điểm

Kết quả

Kinh tế biển được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư phát triển

0,1026 3,5714 0,3666 Có trữ lượng cá ngừ, nhất là nguồn lợi cá ngừ

vằn

0,0960 3,0000 0,2881 Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của Việt

Nam rộng khắp trên thế giới

0,0927 3,1429 0,2914 Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ có xu

hướng tăng

0,0828 2,7143 0,2247 Ứng dụng rộng rãi công nghệ, kỹ thuật tiên tiến

trong khai thác thủy sản, bảo quản và chế biến thủy sản

0,0861 2,4286 0,2091

Sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức quốc tế 0,0861 2,2857 0,1968 Các mô hình cụm thủy sản trên thế giới rất thành

công

0,0728 2,5714 0,1873 Hợp tác chặt chẽ với nghề cá các nước trong khu

vực. Khi nghề khai thác cá ngừ phát triển, Việt Nam có thể đi khai thác tại các vùng biển quốc tế

0,0762 2,1429 0,1632

Khả năng và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế giới

0,1026 3.7143 0,3813

Nhu cầu nhập khẩu của thế giới có xu hướng chỉ đối với các sản phẩm đạt chứng nhận khai thác bền vững

0,0993 3,5714 0,3548

Các quy định của thế giới về phương pháp khai thác cá ngừ bền vững ngày càng chặt chẽ hơn

0,1026 3,4286 0,3519

TỔNG 1,0000 3,0151

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Từ kết quả của ma trận EFE cho thấy khả năng phản ứng của nghề cá ngừ khu vực Nam Trung bộ đối với các cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài đang ở mức trung bình

khá. Điều này càng cho thấy cần phải tìm kiếm và xây dựng một mô hình mới cho nghề cá ngừ ở đây nhằm tận dụng tốt các cơ hội và giảm thiểu nguy cơ từ bên ngoài.

Qua ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Bảng 2.9), có thể rút ra một số cơ hội có thể tận dụng và nguy cơ phải đối mặt của nghề cá ngừ khu vực Nam Trung Bộ trong thời gian tới như sau:

- Cơ hội:

(1) Có trữ lượng cá ngừ, nhất là nguồn lợi cá ngừ vằn (2) Nhu cầu tiêu thụ cá ngừ vẫn được duy trì.

(3) Nhiều tiến bộ trong kỹ thuật khai thác, chế biến.

(4) Nhiều mô hình cụm thủy sản tiên tiến có thể ứng dụng cho nghề cá ngừ Nam Trung bộ.

- Nguy cơ:

(1) Yêu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm khai thác bền vững.

(2) Cần phải tuân thủ chặt chẽ những tiêu chuẩn trong khai thác, chế biến cá ngừ của thế giới.

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 77)