7. Kết cấu của luận văn
3.5.3. Phân tích rủi ro về tài chính
3.5.3.1. Phân tích độ nhạy một chiều
- Lạm phát tăng từ 7% đến 10% thì NPV danh nghĩa của dự án giảm từ 25,67 tỉ đồng xuống còn 19,68 tỉ đồng, như vậy lạm phát tăng làm thu nhập của dự án giảm. Tuy nhiên, IRR của dự án lại tăng từ 16,86% lên 20,04%, cho thấy khả năng sinh lời của dự án lại tốt trong trường hợp lạm phát tăng. Đặc biệt, NPV ngân sách trong trường hợp lạm phát tăng thì lại càng cao, từ 202 tỉ đồng lên 231 tỉ. Chỉ số BCR giảm từ 1,03 xuống 1,02. Như vậy, trong trường hợp lạm phát càng tăng thì các chỉ số tài chính chủ yếu của dự án cũng tăng, hiệu quả dự án có thể chấp nhận được.
- Do doanh thu cho thuê đất và hạ tầng cụm chỉ chiếm khoảng 7% tổng doanh thu cụm nhưng tốc độ cho thuê đất cụm đạt thấp cũng làm cho NPV giảm dần về 0, các chỉ tiêu IRR và BCR nằm ở mức vừa đủ đạt yêu cầu lựa chọn dự án. Tuy nhiên, NPV ngân sách vẫn nằm ở mức cao, xấp xỉ 200 tỉ đồng có nghĩa là trong tình huống này ít ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.
- Như trên đã phân tích, doanh thu cho thuê đất và hạ tầng cụm chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu của cụm nên dù tốc độ điều chỉnh đơn giá cho thuê đất thấp hơn 15%/5 năm cũng không làm cho các chỉ số tài chính chủ yếu của dự án kém hấp dẫn. Ví dụ, nếu dự án giữ nguyên giá đất cho thuê ban đầu thì sau 50 năm NPV vẫn lớn hơn 0, IRR>WACC, ngân sách vẫn đạt mức 201 tỉ và BCR đạt 1,02 lần.
- Nếu tốc độ cá ngừ cập cảng hàng năm ít hơn 8% thì NPV của dự án < 0, IRR< WACC, BCR < 1 và NPV ngân sách vẫn đạt ở mức cao (188 tỉ). Điều này có nghĩa là cá ngừ cập cảng càng ít, thì hiệu quả hoạt động của cảng càng giảm. Để làm được điều này cần có mức độ quyết tâm rất lớn của các tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ khi coi Khánh Hòa là trung tâm của cụm cá ngừ đại dương, qua đó giảm đầu tư trùng lắp ở từng tỉnh, từ đó khuyến khích tàu thuyền địa phương cập cảng cá ở Khánh Hòa và đem lại lợi ích cho cả chủ tàu lẫn kinh tế địa phương thông qua thu nhập và đóng thuế.
- Nếu giá cá ngừ giảm thấp hơn 100.000đ/ký thì dự án không có hiệu quả. Như vậy, để đảm bảo chất lượng, giá cả thì các khâu trong chuỗi khai thác và kinh doanh cá ngừ phải phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng tạo ra giá trị cao nhất.
3.5.3.2. Phân tích độ nhạy hai chiều
- Nếu lạm phát tăng đến 10%/năm và tỷ lệ cá ngừ cập cảng giảm xuống 9% thì NPV dự án dương. Tuy nhiên, vượt quá khung này thì NPV < 0 và dự án khó lòng được chấp nhận.
- Nếu tỷ lệ cá ngừ cập cảng không tăng thì dù ở mức lạm phát nào IRR<WACC, dự án không hiệu quả. Ngoài ra, các trường hợp khác đa số làm cho IRR>WACC.
- Nếu giá cá ngừ giảm so với kịch bản ban đầu thì trong mọi tình huống về lạm phát đều làm cho NPV <0, dự án không hiệu quả.
- Nếu lạm phát nằm ở mức lớn hơn 8% và giá cá ngừ giảm không thấp hơn 15% so với giá ban đầu thì IRR > WACC, còn lại dự án sẽ có IRR< WACC.
3.5.3.3 Kết luận
NPV dự án > 0; IRR dự án > WACC (thực lẫn danh nghĩa), BCR>1 trong đa số các tình huống.
Trên quan điểm tổng đầu tư, dự án khả thi về mặt tài chính.
NPV ngân sách trong khi tính theo ngân lưu thực hay danh nghĩa đều lớn hơn NPV dự án, có nghĩa là nguồn thu của ngân sách khi tiến hành dự án này đều dương: điều này sẽ hấp dẫn chính quyền địa phương nơi đặt dự án và cả những tỉnh vệ tinh.
Tính đặc thù trong cơ chế huy động vốn cho dự án là từ phát hành trái phiếu chính phủ, thời hạn 50 năm.
Vì đây là công trình trọng điểm, nằm ở khu vực trung tâm của cả vùng, có sẵn cơ sở hạ tầng về kinh tế và xã hội, kết nối với các tỉnh vệ tinh nên lượng tàu thuyền
câu cá ngừ đại đương sẽ lớn và tăng dần theo thời gian mặc dù mức phí thu cao. Đó là cơ sở tạo ra nguồn thu tài chính cho dự án
DSCR có 6 năm <1, tức ngân lưu ròng của dự án không đủ trả nợ. Đây là những năm đầu tiên dự án vận hành. Và có 2 năm DSCR xấp xỉ 1 là do năm đó dự án có phát sinh đại tu lớn. Tất cả các năm này sẽ gặp khó khăn trong trả nợ.
Mặc dù vậy, khó khăn này có thể được giải quyết bằng cách lập một tài khoản dự trữ nợ vay vì thường thì trái phiếu chính phủ thường được thanh toán định kỳ sau 5- 10 năm, lúc đó thì dự án lại đủ khả năng trả nợ, Ngân hàng có đủ cơ sở về tính khả thi tài chính và tỷ lệ an toàn trả nợ để cho vay dự án. Do vậy, Ngân hàng cũng sẽ sẵn sàng cho vay, nhưng cần phải điều chỉnh lại lịch trả nợ gốc.
(Lưu ý rằng việc điều chỉnh lịch trả nợ hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới tính khả thi kinh tế của dự án).