Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Phương pháp chuyên gia

2.1.2.1. Giới thiệu phương pháp

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập thông tin làm cơ sở cho việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thành lập một trung tâm nghề cá ngừ của vùng Nam Trung Bộ tại Khánh Hòa và ma trận SWOT nhằm có cơ sở khẳng định cho lập luận về việc thành lập cụm công nghiệp cá ngừ này là cấp thiết và hiệu quả trong thời gian tới; ngoài ra tác giả còn sử dụng một số kết quả nghiên cứu chuyên gia mà nhóm tư vấn trường Đại học Nha Trang đã thực hiện. Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia được chia thành ba bước như sau: (1) Lựa chọn chuyên gia; (2) Trưng cầu ý kiến chuyên gia; (3) Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo.

Phương pháp chuyên gia là phương pháp tổng hợp nhiều phương pháp mang tính kinh nghiệm cao của các chuyên gia. Trong đó, phương pháp Delphi là một trong những phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.

Phương pháp Delphi là phương pháp gần giống với phương pháp chuyên gia, nhưng khác biệt ở hình thức tham vấn. Thay vì việc lấy ý kiến công khai thông qua toạ đàm, hội thảo, nhà quản lý sử dụng phiếu kín để các chuyên gia biểu thị tính độc lập của mình trong việc đưa ra các ý kiến. Chính vì vậy, những quan điểm mà các chuyên gia đưa ra thường không bị ảnh hưởng bởi quan hệ với các đồng nghiệp nên mang tính khoa học, khách quan và có giá trị tham khảo cao.

Phương pháp Delphi được nhà khoa học Olaf Helmer và các cộng sự đề xuất và lấy tên một thành phố cổ Hy Lạp năm 1969. Đây là phương pháp dự báo định tính theo đó ý kiến của các chuyên gia được kết hợp trong một loạt số lần lặp lại. Kết quả của

mỗi lần lặp lại được sử dụng cho lần lặp tiếp theo để thu thập được ý kiến chung của các chuyên gia.

Nghiên cứu của Taylor và Ryder (2003) cho rằng trong tình huống quản lý nguồn lợi tự nhiên, nó cho phép nhiều yêu cầu cùng được cân nhắc như nhau và đưa ra ý kiến của nhà chuyên môn trong khi tiến tới sự thống nhất hơn. Còn khi nghiên cứu về tương lai, nó được sử dụng như một công cụ để dự báo sự xuất hiện của nhân tố mới.

Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp Delphi để phân tích các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng mô hình SWOT cho nghề cá ngừ của vùng Nam Trung Bộ.

2.1.2.2. Lựa chọn chuyên gia đánh giá

Để đảm bảo chất lượng đánh giá của phương pháp này, nhóm chuyên gia tối thiểu được chọn gồm 5 chuyên gia giữ các vị trí quan trọng trong nghề cá. Đó là các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách phát triển thủy sản từ các Sở, Ban ngành; những DN thành công trong lĩnh vực này. Các chuyên gia được yêu cầu cho biết ý kiến về sự phát triển trong tương lai của ngành cá ngừ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Kết quả được tác giả tổng hợp và đưa ra nhận định về việc thành lâp trung tâm nghề cá ngừ tại Khánh Hòa.

Bảng 2.1 Danh sách chuyên gia

STT Họ và tên chuyên gia Chức vụ Đơn vị công tác

1 Võ Khắc Én Chi cục phó Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi TS KH

2 Trần Như Cường Phó phòng nghiệp vụ tổng hợp

Sở NN và PT NT

3 Võ Thị Kim Châu Giám đốc Tài chính Công ty Hải Vương

4 Đào Công Thiên Nguyên giám đốc Sở Thủy sản

và Sở NN và PT NT Khánh Hòa

5 Lê Văn Toàn Vựa cá Tám Đuộng Cảng cá Hòn Rớ

6 Hà Thị Thanh Hoa Vựa cá Mười Hạnh - Công ty Lê Trứ

Cảng cá Hòn Rớ

7 Võ Thiên Lăng Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa

Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)