dụng đất
Để cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và đúng mục đích của việc sử dụng đất, UBND huyện Quỳ Hợp đã thực hiện giao đất, cho thuê đất…. Đến cuối năm 2011, diện tích đất của huyện đã giao,cho thuê chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên.
Thực trạng công tác quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Quỳ Hợp. Từ trước đến nay còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì trong các loại hồ sơ giao đất theo Nghị định 64/CP còn lại, bao gồm: Sổ mục kê đất đai , sổ địa chính, sổ cấp GCNQSDĐ, nhưng do quá trình cấp giấy các hộ gia đình tự kê khai, không có bản đồ, không được đo đạc chính xác, người dân lại kê khai giảm diện tích đi để giảm thuế nông nghiệp, vì thế mà diện tích đất thực tế thường lớn hơn rất nhiều so với trong giấy CNQSDĐ vì vậy mà gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Kết quả thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và công tác đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng trong năm 2013, 2014 trên địa bàn huyện như sau:
Năm 2013:
Việc thực hiện thu hồi đất: Diện tích đất nông nghiệp thu hồi là 282,59ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp thu hồi là 57,13ha, chủ yếu ở đất trồng cây hàng năm 54,51ha. Đất lâm nghiệp thu hồi là 223,46ha, trong đó đất rừng sản xuất thu hồi là 183,46ha, đất rừng phòng hộ là 47ha. Đất phi nông nghiệp thu hồi là 5,58ha, trong đó đất nghĩa trang, nghĩa địa là 5,17ha.
Việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất: Tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 282,59ha. Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang là 57,13ha; đất sản xuất lâm nghiệp chuyển qua là 225,46ha. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp là 38,25ha, trong đó chuyển từ đất có rừng sản xuất sang đất không phải rừng là 38,2ha. Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở là 0,21ha.
Việc thực hiện đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2013 là 2.033,86 ha. Trong đó: Đưa vào sử dụng đất lâm nghiệp là 1.367,81ha, sử dụng chủ yếu để trồng rừng sản xuất; đưa vào sử dụng đất chuyên dùng
là 615,44ha, sử dụng chủ yếu là quy hoạch đất quốc phòng. Ngoài ra, sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 39,69ha, sử dụng vào sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 141ha, sử dụng vào mục đích công cộng là 45,24ha.
Năm 2014:
Việc thực hiện thu hồi đất: Năm 2014 diện tích đất thu hồi là 106,93ha. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp thu hồi là 11.08ha, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm. Đất sản xuất lâm nghiệp thu hồi là 95,85ha, chủ yếu là đất rừng sản xuất.
Việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất: Tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 106,93ha. Trong đó: chuyển qua đất chuyên dùng (chủ yếu khai thác khoáng sản là 95,85ha; chuyển sang đất ở là 11,08ha).
Việc thực hiện đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng kế hoạch đưa vào sử dụng năm 2014 là 976,81ha. Trong đó: đưa vào sử dụng đất lâm nghiệp là 800ha, sử dụng chủ yếu là khai thác khoáng sản và xây dựng cơ sở hạ tầng. 2.3.4. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Được sự tham mưu của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳ Hợp, thực hiện kế hoạch của Sở Tài nguyên và Môi trường. UBND huyện Quỳ Hợp đã tiến hành việc đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân đạt kết quả tương đối cao. Kết quả của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến ngày 15/11/2014:
Đất ở: Đất ở nông thôn: Tổng số hộ được cấp là 14.515/20.928 hộ với tổng diện tích được cấp là 558,38ha. Trong đó cấp giấy chưng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính tính đến ngày 15 tháng 11 năm 2014 cấp được 399 giấy với diện tích được cấp là 19,156ha. Đất ở đô thị: Tổng số hộ được cấp là 2.031/2.856 hộ với tổng diện tích được cấp là 200,26ha trong đó từ ngày 01/01/2014 đến 15/11/2014 cấp được 142 giấy chứng nhận với diện tích được cấp là 6,204ha.
Đất nông nghiệp: Đất sản xuất nông nghiệp: Tổng số hộ được cấp là 14.831/24.811 hộ với tổng diện tích là 4.248,15/5.946,84ha trong đó cấp đổi theo Chỉ thị 02 là 784 hộ với diện tích là 117,6ha.
Đất lâm nghiệp: Tổng số hộ sử dụng đất lâm nghiệp 8104 hộ với diện tích là 24.833,89ha. Số hộ được cấp giấy chứng nhận là 7083 hộ với tổng số giấy chứng
nhận là 8593 giấy nhưng trong đó có 5 xã thực hiện việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 02/CP sang Nghị định 163/CP.
2.3.5. Công tác giải quyết về tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Trong quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, UBND các xã, tòa án ND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường, luôn thực hiện theo đúng chức năng và thẩm quyền của mình theo điều 135, 136 của luật đất đai quy định về thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai .
Trong năm 2011 -2012 trên địa bàn huyện, xã có 07 vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai ở các xã Minh Hợp, Đồng Hợp, thị trấn Quỳ Hợp. Cho đến nay, UBND huyện đã tiếp nhận 29 đơn thư KNTC/10 vụ, trong đó: Khiếu nại 12 đơn/9 vụ việc; Tố cáo 01 đơn/01 vụ việc; Kiến nghị, phản ánh 17 đơn. Trong tổng số 29 đơn/10 vụ việc, đến nay đã giải quyết được 26 đơn/7 vụ việc, còn 3 đơn/3 vụ việc đang giải quyết (cấp xã: 01 vụ việc; cấp huyện 02 vụ việc).
2.4. Đánh giá công tác quản lý đất đai của huyện Quỳ Hợp 2.4.1. Đánh giá biến động sử dụng đất đai (2010 – 2014) 2.4.1. Đánh giá biến động sử dụng đất đai (2010 – 2014)
Bảng 2.4. Đánh giá biến động sử dụng đất đai của huyện Quỳ Hợp
So với năm 2013 So với năm 2012 So với năm 2011 So với năm 2010
Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2014 Diện tích năm 2013 Tăng (+) giảm (-) Diện tích năm 2012 Tăng (+) giảm (-) Diện tích năm 2011 Tăng (+) giảm (-) Diện tích năm 2010 Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 94220.55 94220.55 0 94176.78 43.77 94176.78 43.77 94176.8 43.77 Đất nông nghiệp 67067.68 67051.98 15.7 77770.3 -10702.6 77923.62 -10855.9 80909.9 -13842.2
Đất phi nông nghiệp 5490.9 5297.33 193.57 5283.49 207.41 5217.88 273.02 5215.48 275.42
Đất chuyên dùng 21661.97 21871.24 -209.27 11122.99 10538.98 11035.28 10626.69 8051.41 13610.56
Qua bảng số liệu biến động diện tích đất đai theo mục đích sử dụng đất cho thấy diên tích đất nông nghiệp mặt bằng chung đang giảm. Trong năm 2014 có tăng 15,7ha so với năm 2013 nhưng giảm 10.702,6ha so với năm 2012 và giảm so với năm 2011, 2010. Nguyên nhân là do tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện diễn ra khá nhanh vì vậy hàng năm một phần lớn diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng cho mục đích đất ở, đất xây dựng khu công nghiệp, đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh đất làm đường giao thông… Một phần đất nông nghiệp giảm được chuyển sang đất phi nông nghiệp, làm cho diện tích đất phi nông nghiệp năm 2014 tăng 193,57ha so với năm 2013, tăng 207,41ha so với năm 2012. Diện tích đất chưa sử dụng và diện tích đất núi đá không có rừng cây hàng năm giảm mạnh do chuyển sang đất khai thác khoáng sản và đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh, làm cho đất chưa sử dụng năm 2012 tăng 87,71ha so với năm 2011 và tăng 3.092,01ha so với năm 2010. Tuy vậy đến năm 2014 thì diện tích đất chưa sử dụng giảm 209,27ha so với năm 2013.
2.4.2. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quỳ Hợp
a. Việc lập hồ sơ địa chính gắn với việc cấp, chỉnh lý giấy CNQSDĐ
Công tác lập hồ sơ địa chính gắn với việc cấp giấy CNQSDĐ chỉ lập được trong quá trình thực hiện Nghị định 64/1993/CP của chính phủ và gần đây nhất là việc lập hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp theo Nghị định 163/1999/CP, đã hoàn thành và cơ bản đầy đủ, rất hiệu quả, thiết thực. UBND huyện đã khai thác, sử dụng và trao giấy chứng nhận đến tận tay các hộ gia đình ở các xã, các hộ gia đình đã yên tâm đầu tư sản xuất trên đất ổn định, trồng rừng phủ xanh đất trống kín khắp các khe suối, núi đồi.
Công tác chỉnh lý giấy chứng nhận QSDĐ thực hiện rất đúng quy trình, nếu hộ gia đình nào chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc chỉnh lý do sai sót thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng Tài nguyên và Môi trường chỉnh lý theo quy định.
b. Việc quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất
Mỗi chương trình, dự án, quy hoạch đất ở mới UBND huyện đều căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất được duyệt để thực hiện. Quy hoạch, lập quy hoạch huyện Quỳ Hợp, làm thay đổi cơ cấu ngành của huyện theo hướng tích cực giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Đi đôi với việc đó cũng đã làm
thu nhập của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng cao đặc biệt là ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản. Năm 2014 thu nhập ngành công nghiệp, TTCN đạt 1.032,35 triệu đồng chiếm 90,95%, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 51,32% so với năm 2012 là tăng 581,56 triệu đồng.
c.Việc cấp giấy chứng nhận sau khi chuyển đổi ruộng đất
Hiện nay Quỳ Hợp có 10/21 xã đã chuyển đổi ruộng đất xong, nhưng mới chỉ 01 xã cấp đổi được giấy do đã có đo đạc địa chính chính quy nên chỉnh lý biến động và cấp giấy.
d. Giải quyết tranh chấp đất đai , khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Thông qua thanh tra, giải quyết KNTC, nhìn chung chất lượng giải quyết tốt, đảm bảo quy trình, thủ tục theo quy định của Luật KNTC. Kết quả đã buộc tháo dỡ 06 công trình do xây dựng trên diện tích đất lấn chiếm và trả lại 19,68 m2
đất cho 01 cơ quan theo đúng quy định; Buộc 01 hộ gia đình cắt 9 m2
sàn bê tông do xây dựng lấn chiếm không gian đường đi; 01 hộ gia đình phải bồi thường (theo thỏa thuận giữa hai bên) với số tiền là 4.200.000 đồng do xây dựng lấn chiếm đường đi; Kiến nghị có biện pháp xử lý nghiêm đối với một số cán bộ, công chức đã tham mưu trong việc cấp QSD đất sai quy định. Cơ bản, các vụ tranh chấp, khiến nại về đất đai được giải quyết đúng quy định, đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân.
2.4.3. Những tồn tại yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quỳ Hợp bàn huyện Quỳ Hợp
2.4.3.1. Tồn tại yếu kém
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện Quỳ Hợp còn bộc lộ một số điểm tồn tại yếu kém cần được khắc phục.
Chính sách pháp luật về đất đai: Do tình hình kinh tế - xã hội thay đổi, Luật Đất đai năm 2003 đã bộc lộ một số nhược điểm, tồn tại, chưa giải quyết được nhiều vấn đề thực tiễn mới đặt ra, là thời điểm giao thời giửa luật đất đại năm 2003 với luật đất đai năm 2013 mới có hiệu lực vào ngày 01/7/2014. Luật còn nhiều điểm quy định chung chung, văn bản hướng dẫn thi hành luật vẫn chưa đủ, chưa đồng bộ và thống nhất.
Giải quyết các tồn đọng về đất đai còn chậm và chưa dứt điểm như: Thị trấn, Thọ Hợp, Yên Hợp, Châu Đình, Châu Cường, Nghĩa Xuân, Minh Hợp…
Quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho khai thác, chế biến khoáng sản còn chậm. Việc sử dụng đất để xây dựng các xưởng chế biến khi chưa có quy hoạch, kế hoạch còn phổ biến nhưng chậm được giải quyết.
Việc giao đất ở một số dự án tiến hành còn chậm, như: Đất đấu giá ở Châu Quang, Đồng Hợp; Đất tái định cư ở Tam Hợp, Thị trấn; Đất thực hiện các dự án nâng cấp, mở đường Quốc lộ 48, tỉnh lộ 7 nối Quốc lộ 48. Việc cho thuê đất đối với các khu công nghiệp, các xưởng chế biến khoáng sản còn chậm đã gây ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất đối với một số công trình, dự án. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ở nhiều công trình, dự án chưa được thực hiện đúng quy định.
Việc đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy CNQSD đất còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Sai phạm về đất đai tiếp tục xảy ra, như ở Châu Lộc, Tam Hợp, Thị trấn, Châu Cường. Vi phạm pháp luật trong quản lý tài chính về đất đai, như ở Châu Quang. Công tác quản lý và phát triển thị trường sử dụng đất trong thị trường bất động sản, quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vê đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhiều xã chưa được thanh tra, kiểm tra, vì vậy, năng lực quản lý nhà nước về đất đai chưa được nâng lên. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất ở một số vụ việc còn kéo dài.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục luật đất đai; tập huấn, hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ quản lý nhà nước về đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Công tác tổ chức, bố trí cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở xã thị trấn còn bất cập, cán bộ còn thiếu và yếu.
2.4.3.2. Nguyên nhân tồn tại yếu kém
Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về pháp luật còn hạn chế. Một số cán bộ làm công tác quản lý và thực thi pháp luật còn chủ quan, ngại nghiên cứu, thiếu thận trọng. Vì vậy, đã xảy ra nhiều sai phạm, gây hậu quả phức tạp, kéo dài, khó giải quyết.
Do lịch sử để lại, công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian qua còn hạn chế, sai phạm trong quản lý và sử dụng đất xảy ra phổ biến và ngày càng phức tạp. Công tác lập và lưu trữ hồ sơ trước đây chưa đầy đủ, hiện nay còn nhiều giấy CNQSDĐ không có hồ sơ lưu. Vì vậy, việc khiếu nại, tranh chấp đất đai xảy ra nhiều và công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp gặp rất nhiều khó khăn.
Bộ máy cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở huyện và xã, thị trấn còn thiếu, trình độ quản lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Công tác tổ chức, quản lý cán bộ làm công tác địa chính ở một số xã còn yếu, một số cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm.
Nhận thức pháp luật về đất đai của cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Một số cán bộ làm công tác quản lý và thực thi pháp luật còn chủ quan, ngại nghiên cứu, thiếu thận trọng, nên đã xẩy ra sai phạm phức tạp, kéo dài, khó giải quyết. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một số bộ phận người sử dụng đất còn yếu, một số