Thảo luận kết quả nghiên cứu mức độ hài lòngcủa người dân đối với dịch vụ công

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ công về lĩnh vực đất đai tại ủy ban nhân dân huyện quỳ hợp tỉnh nghệ an (Trang 114)

công về đất đai tại UBND huyện Qùy Hợp

Nghiên cứu này bắt đầu từ cơ sở về các lý thuyết về mức độ hài lòng nói chung cũng như mức độ hài lòng về dịch vụ hành chính công nói riêng; các mô hình nghiên cứu tiên đề trên thế giới và Việt Nam. Nghiên cứu này kế thừa rất nhiều kiến thức từ các nhà lý thuyết và các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, việc kế thừa chủ yếu nhất là từ nghiên cứu của Lê Đình Ca và Lê Dân.

So với kết quả mô hình đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công khi ứng dụng tiêu chuẩn ISO tại UBND Quận 1 TP Hồ Chí Minh của Võ Nguyên Khanh (2011) gồm 4 thành phần tác động đến sự hài lòng theo thứ tự giảm dần quy trình thủ tục (0,524), khả năng phục vụ (0,491), sự tin cậy (0,214) và cơ sở vật chất (0,147); kết quả mô hình Lê Đình Ca (2012) nghiên cứu sự hài lòng của công dân đối với dịch vụ công về lĩnh vực đất đai tại UBND huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng tác động bởi thành phần cán bộ, công chức (1,113); sau đó là thành phần khả năng tiếp cận dịch vụ (0,320); thời gian giải quyết (0,264); chi phí sử dụng dịch vụ (0,261) và cuối cùng là cơ chế giám sát, khiếu nại, tố cáo (0,107); hay như mô hình đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã Cửa Lò, Nghệ An của Chế Việt Phương (2014)

gồm các thành phần tác động theo thứ tự thủ tục, quy trình và thời gian làm việc (0,224); thứ hai là cán bộ công chức (0,214); tiếp đến là công khai công vụ (0,145) tiếp nữa là cơ sở vật chất (0,097) và cuối cùng là cơ chế giám sát góp ý (0,095) thì kết quả mô hình nghiên cứu này sự hài lòng của người dân đối với lĩnh vực đất đai tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An chịu tác động của 6 thành phần quy trình thủ tục giải quyết là quan trọng nhất do có hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0,457; Cơ chế giám sát, khiếu nại, tố cáo quan trọng thứ nhì do hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0,328; Chi phí sử dụng dịch vụ quan trọng thứ ba do hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0,272; Thời gian giải quyết quan trọng thứ tư do hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0,219; Khả năng tiếp cận dịch vụ quan trọng thứ năm do hệ số Beta đã chuẩn hóa 0,169 và cuối cùng là Đội ngũ cán bộ, công chức do hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0,149. Các thành phần tác động tới sự hài lòng khác biệt với các mô hình trước và mức độ tác động cũng khác với các mô hình trước do đặc điểm khác biệt về chất lượng dịch vụ đất đai của huyện Quỳ Hợp.

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ công về lĩnh vực đất đai tại ủy ban nhân dân huyện quỳ hợp tỉnh nghệ an (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)