Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền góp phần ngăn chặn kịp thời tội phạm quốc tế xuyên quốc gia. Đồng thời qua việc hợp tác quốc tế, Việt Nam cũng học hỏi đ- ợc những kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền của các quốc gia, tổ chức quốc tế.
Ngày 04/05/2007 Việt Nam đã đ- ợc kết nạp làm thành viên thứ 34 của nhóm Châu á Thái Bình D- ơng về phòng, chống rửa tiền, tiến tới thực hiện đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền, đồng thời tham gia đầy đủ và nhận đánh giá đa ph- ơng của APG về Việt Nam. Việt Nam đã đ- ợc APG đánh giá đa ph- ơng lần thứ
nhất vào năm 2009. Từ ngày 1-3/2/2012, Đoàn cấp cao Nhóm Châu á - Thái Bình D- ơng (APG) do Chủ tịch APG, ông Arun Mathur làm Tr- ởng đoàn cùng các thành viên đã sang Việt Nam thực hiện ch- ơng trình hỗ trợ công tác phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Trong quá trình làm việc, đoàn đã xem xét, đánh giá và đ- a ra những nhận xét, góp ý với Việt Nam về việc phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố; xem lại vấn đề bảo l- u dẫn độ trong việc phê chuẩn Công - ớc chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công - ớc Palermo)... Bên cạnh đó, Đoàn cũng cam kết sẽ xem xét nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật của Việt Nam trong công tác phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố nhằm tìm kiếm các nhà tài trợ cho Việt Nam trong vấn đề này.
Ngày 14/08/2012, tại Hà Nội, đại diện Bộ kế hoạch và Đầu t- và Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hiệp quốc (UNODC) tại Việt Nam đã ký văn kiện
“Chương trình quốc gia” giai đoạn 2012-2017 hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNODC. Với nỗ lực của các cơ quan Việt Nam và UNODC, sự phối hợp và ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức Liên hiệp quốc và cộng đồng tài trợ, ch- ơng trình quốc gia này sẽ đóng góp tích cực vào việc thực hiện các chiến l- ợc và mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy và tội phạm của Việt Nam. "Ch- ơng trình quốc gia" hợp tác với UNODC giai đoạn 2012 - 2017 gồm năm tiểu ch- ơng trình: Phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và buôn bán trái phép; Phòng, chống tham nhũng và rửa tiền; Phòng, chống khủng bố; T- pháp hình sự; Giảm cầu ma túy và HIV/AIDS. Tổng ngân sách viện trợ không hoàn lại của ch- ơng trình này hơn 14 triệu USD, trong đó ngân sách đã đ- ợc bảo đảm là hơn hai triệu USD.