Các chỉ tiêu khác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải thiện hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Vietcombank chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 39)

4. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.3.2.6Các chỉ tiêu khác

Ngoài những chỉ tiêu có thể định lƣợng hóa đƣợc nhƣ trên thì hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ còn đƣợc thể hiện ở số lƣợng khách hàng ngày càng tăng, số dƣ tiền gửi thanh toán trong các tài khoản thẻ của khách hàng, số lƣợng giao dịch thanh toán qua internet, số dƣ nợ tín dụng tiêu dùng mà ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ … và quan trọng hơn cả đó là việc tạo dựng hình ảnh và uy tín của ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán và cung cấp dịch vụ ngân hàng.

1.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam và xu thế phát triển thẻ ở Việt Nam

Năm 1996, Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam phát hành thí điểm thẻ ngân hàng đầu tiên. Cũng vào năm này, Hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam đƣợc thành lập với bốn thành viên sáng lập gồm Vietcombank, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu và First Vinabank .

Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ lúc ấy chỉ có quyết định số 74 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ký ban hành ngày 10/04/1993, qui định “thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán”.

Việc ứng dụng thẻ ở Việt Nam vào thời điểm đó còn bị giới hạn rất nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật…Trên cơ sở thỏa thuận của Ngân hàng Nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại thí điểm phát hành thẻ tự xây qui chế, hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ, tức tính pháp lý chỉ dừng ở mức điều chỉnh “nội bộ” giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ.

Đến nay, hoạt động phát hành thẻ trong nƣớc đã phát triển vƣợt bậc với hơn 49 ngân hàng tham gia phát hành cùng hơn 200 thƣơng hiệu thẻ thanh toán các loại. Thị trƣờng thẻ thanh toán trong nƣớc đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh toán thẻ của ngƣời dân.

Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt đã cho thấy sự quan tâm rất lớn của Thủ tƣớng Chính phủ về phát triển phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Một trong những phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại, an toàn, tiện ích đó là thanh toán thẻ.

Trong hơn năm năm trở lại đây, thị trƣờng thẻ Việt Nam đã có sự phát triển vƣợt bậc cả về hoạt động thanh toán và phát hành thẻ, số lƣợng các ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ thẻ ngày càng gia tăng với việc cho ra đời hàng loạt các sản phẩm thẻ hiện đại, nhiều tính năng, tiện ích đáp ứng yêu cầu khách hàng. Năm 2012, mặc dù nền kinh tế và toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức, tuy nhiên hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng đã tăng trƣởng ổn định và đạt đƣợc nhiều kết quả rất đáng khích lệ.

Về phát hành thẻ: Thẻ ngân hàng tiếp tục là phƣơng tiện thanh toán đa dụng, tiện ích, đƣợc các ngân hàng thƣơng mại chú trọng phát triển. Tính đến 31/12/2012,

toàn thị trƣờng có 52 tổ chức tham gia phát hành thẻ, với tổng số lƣợng thẻ phát hành đạt gần 57,1 triệu thẻ (tăng 38,5% so với năm 2011). Trong đó, các ngân hàng thành viên chiếm 98% thị phần. Tuy nhiên, thẻ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn 92,31%, thẻ quốc tế chỉ chiếm 7,69%. tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phƣơng tiện TTKDTM khác đang có xu hƣớng tăng lên. Dịch vụ thẻ ngân hàng phát triển đã giúp NHTM có thêm kênh huy động vốn và phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng với nhiều tiện ích khác nhau cung cấp cho khách hàng.

Bên cạnh việc phát triển số lƣợng thẻ, các NHTM ngày càng quan tâm đến việc cải thiện chất lƣợng dịch vụ bằng việc tăng khả năng thanh toán cho chủ thẻ thông qua phát hành thẻ thanh toán đồng thƣơng hiệu và đa ứng dụng có liên kết với các tổ chức khác, nhƣ trƣờng học, hãng taxi, hãng hàng không…; chú trọng tăng độ an toàn, bảo mật của thẻ thanh toán nhƣ ứng dụng công nghệ Chip trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, nhƣ phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ chip chuẩn EMV.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ tiếp tục được đầu tư và cải thiện:

Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã chỉ đạo các công ty chuyển mạch, các ngân hàng phát hành thẻ hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, qua đó thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng để rút tiền tại hầu hết ATM của các ngân hàng khác. Để thực sự phát huy tác dụng làm giảm tiền mặt trong việc sử dụng thẻ, NHNN đã chỉ đạo triển khai kết nối liên thông mạng lƣới POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS. Đến cuối năm 2012, về cơ bản hoàn thành kết nối về kỹ thuật trên toàn quốc, với trên 76.000 POS của trên 720 chi nhánh tổ chức tín dụng và 20.600 đơn vị chấp nhận thẻ đã đƣợc kết nối liên thông; số lƣợng và giá trị thanh toán qua POS tiếp tục tăng nhanh, đạt mức gần 21 triệu giao dịch và 95.000 tỷ đồng; nhận thức về thanh toán thẻ qua POS đã có sự chuyển biến tích cực ở các địa phƣơng, việc sử dụng thẻ thanh toán qua POS đang dần trở nên phổ biến ở các thành phố lớn; nhận thức chung của xã hội về TTKDTM đang thay đổi, xu hƣớng thanh toán bằng thẻ của dân cƣ cũng bắt đầu gia tăng. Một số đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) đã có những nhận thức tích cực về lắp đặt và chấp nhận thanh toán thẻ qua POS.

Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ tiếp tục được hoàn thiện: Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, ban hành Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về TTKDTM; đây là các văn bản quan trọng định hƣớng trong lĩnh vực TTKDTM nói chung và hoạt động dịch vụ thẻ ngân hàng nói riêng. Ngày 28/12/2012, NHNN đã ban hành Thông tƣ quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Thông tƣ 35), trong đó quy định nguyên tắc thu phí, biểu khung phí theo lộ trình, tổ chức phát hành thẻ không đƣợc thu thêm phí ngoài biểu khung phí dịch vụ thẻ đã ban hành, đơn vị chấp nhận thẻ không đƣợc thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể liên quan, góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ và phát triển bền vững; ban hành Thông tƣ quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của ATM (Thông tƣ 36) nhằm thực hiện song hành đồng bộ với Thông tƣ 35 từ ngày 01/03/2013, qua đó tăng cƣờng nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả sử dụng ATM của các tổ chức cung ứng dịch thanh toán có trang bị ATM và các đơn vị liên quan. Liên quan đến hoạt động thẻ, trƣớc đây Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng, Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30/10/2007 về Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng và Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN ngày 09/7/2007 về hạn mức số dƣ đối với thẻ trả trƣớc vô danh.

Đối với dịch vụ ATM, NHNN thƣờng xuyên chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở NHNN chi nhánh, các NHTM có trang bị ATM tăng cƣờng kiểm tra, giám sát hoạt động, rà soát, bổ sung các quy trình, quy định cần thiết trong lắp đặt, sử dụng ATM; phát hiện, xử lý kịp thời những sự cố phát sinh; trong năm qua, mặc dù đôi khi vẫn còn xảy ra các trƣờng hợp trục trặc, ngƣng hoạt động, quá tải, gây bức xúc cho khách hàng, nhƣng nhìn chung dịch vụ ATM đã đáp ứng khá tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng, vấn đề chất lƣợng dịch vụ, an ninh, an toàn cho ngƣời sử dụng cũng đã đƣợc chú trọng cải thiện, số vụ phá hoại ATM giảm mạnh; hệ thống đƣợc vận hành khá thông suốt và hiệu quả, giảm bớt tình trạng phàn nàn từ phía khách hàng. NHNN đã triển khai một số hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin về các phƣơng tiện, dịch vụ TTKDTM,

nhất là kết quả triển khai Quyết định 2453, chủ trƣơng thu phí dịch vụ thẻ nội địa, phát triển thanh toán thẻ qua POS, nhằm giúp cho công chúng, ngƣời sử dụng và các tổ chức trong xã hội hiểu, tiếp cận và sử dụng các phƣơng tiện, dịch vụ TTKDTM một cách đầy đủ, kịp thời và tạo đƣợc sự chuyển biến bƣớc đầu về thói quen sử dụng tiền mặt.

Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, đơn vị liên quan: NHNN đã có

văn bản gửi các Bộ, ngành liên quan đề nghị chủ động triển khai hoặc phối hợp NHNN triển khai các nhiệm vụ đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao, đồng thời làm đầu mối theo dõi, đôn đốc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra. Nhìn chung, công tác phối hợp giữa NHNN với các Bộ, ngành, địa phƣơng đƣợc tăng cƣờng và có chuyển biến tích cực hơn, nhất là phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố để chỉ đạo, triển khai, lồng ghép các nội dung, nhiệm vụ của Quyết định 2453 vào các chƣơng trình, kế hoạch phát triển của địa phƣơng.

Ngành Ngân hàng chủ động và tăng cƣờng phối hợp với Bộ Công an, đặc biệt là Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), trong việc phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán; thiết lập các kênh trao đổi thông tin để kịp thời phối hợp, xử lý nhiều vụ việc gian lận, lừa đảo trong thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, góp phần giảm bớt rủi ro trong thanh toán, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tóm Tắt Chƣơng 1

Trong chƣơng 1 tác giả trình bày tổng quan về thẻ thanh toán: nguồn gốc ra đời; khái niệm, đặc điểm và phân loại thẻ thanh toán; các chủ thể tham gia vào quá trình phát hành và thanh toán thẻ; quy trình phát hành, chấp nhận và thanh toán thẻ; những rủi ro thƣờng xảy ra khi sử dụng thẻ thanh toán. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại các ngân hàng thƣơng mại hiện nay. Bên cạnh đó phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán bao gồm các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán của NHTM: chỉ tiêu định tính: tính nhanh chóng; tính thuận tiện; tính an toàn, đáng tin cậy và chỉ tiêu định lƣợng: số lƣợng thẻ phát hành; mạng lƣới giao dịch thẻ; doanh số thanh toán thẻ; lợi nhuận thu đƣợc từ kinh doanh thẻ; số lƣợng khách hàng mới,... Và thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam và xu thế phát triển thẻ ở Việt Nam.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VN – CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2008 -2012

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải thiện hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Vietcombank chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 39)