4. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.1.3. Chủ thể tham gia vào quá trình phát hành và thanh toán thẻ
Nguồn Phòng KDDV Hình 1.3 Các tổ chức thẻ quốc tế
Tổ chức thẻ quốc tế là Hiệp hội các tổ chức tài chính tín dụng, tham gia phát hành và thanh toán thẻ quốc tế. Một số tổ chức thẻ quốc tế hiện nay nhƣ: Tổ chức thẻ Visa, Tổ chức MasterCard, Công ty thẻ American Express, Công ty thẻ JCB, Công ty thẻ Diners Club.
Tổ chức thẻ quốc tế có nhiệm vụ đứng ra tổ chức liên kết các thành viên, đặt ra các quy định bắt buộc các thành viên phải tuân theo, thống nhất thành một hệ thống toàn cầu. Bất cứ ngân hàng nào hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thẻ thanh toán đều phải gia nhập vào tổ chức thẻ quốc tế. Tổ chức thẻ quốc tế đồng thời cũng là trung tâm xử lý, cấp phép và thanh toán của các thành viên.
1.1.3.2. Ngân hàng phát hành thẻ
Ngân hàng phát hành thẻ là ngân hàng cung cấp thẻ cho khách hàng. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh toán sau cùng với chủ thẻ. Để việc phát hành mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngân hàng phát hành phải là ngân hàng có uy tín trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế.
1.1.3.3. Chủ thẻ
- Chủ thẻ: là cá nhân hoặc tổ chức đƣợc tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ.
- Chủ thẻ chính: là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên thỏa thuận về việc sử dụng thẻ với tổ chức phát hành thẻ và có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đó.
- Chủ thẻ phụ: là cá nhân đƣợc chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ theo thỏa thuận về việc sử dụng thẻ giữa chủ thẻ chính và tổ chức phát hành thẻ. Chủ thẻ phụ chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ với chủ thẻ chính.
1.1.3.4. Ngân hàng thanh toán thẻ
Ngân hàng thanh toán thẻ là Ngân hàng đƣợc ngân hàng phát hành thẻ ủy quyền thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ. Nếu ngân hàng này chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế thì phải là thành viên chính thức hoặc liên kết của tổ chức quốc tế.
1.1.3.5. Đơn vị chấp nhận thẻ
Đơn vị chấp nhận thẻ là tổ chức hoặc cá nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ, chấp nhận thẻ làm phƣơng tiện thanh toán. Sau khi ký hợp đồng, đơn vị chấp nhận thẻ phải tuân theo các quy định về thanh toán thẻ của ngân hàng thanh toán.
1.1.3.6. Trung tâm thẻ
Trung tâm thẻ là phòng quản lý thẻ trung ƣơng, đại diện của các ngân hàng trong quan hệ đối ngoại trực tiếp về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ với các tổ chức thẻ quốc tế và các ngân hàng khác. Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động phát hành, cấp phép, tra soát thanh toán thẻ và quản lý rủi ro. Đồng thời là trung tâm điều hành và thanh toán thẻ giữa các chi nhánh trong hệ thống của ngân hàng.
1.1.4. Quy trình phát hành, chấp nhận và thanh toán thẻ 1.1.4.1. Quy trình phát hành thẻ 1.1.4.1. Quy trình phát hành thẻ
Sơ đồ 1.1: Quy trình phát hành thẻ:
Bƣớc 1: Khách hàng đến NHPH đăng ký sử dụng thẻ. Bƣớc 2: NHPH tiếp nhận hồ sơ.
Bƣớc 3: NHPH kiểm tra hồ sơ, thẩm định hạn mức tín dụng đối với thẻ tín dụng quốc tế.
Bƣớc 4: NHPH xử lý dữ liệu của chủ thẻ vào hệ thống quản lý thẻ.
Khách hàng NHPH tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra, thẩm định hồ sơ Xử lý dữ liệu In thẻ, cấp mã pin Giao nhận thẻ, mã pin (1) (2) (3) (4) (5) (6)
Bƣớc 5: NHPH tiến hành phát hành thẻ. Bằng kỹ thuật riêng, các thông tin cần thiết về chủ thẻ đƣợc in lên bề mặt thẻ và đƣợc mã hóa, đồng thời ấn định mã pin cho chủ thẻ. Bƣớc 6: NHPH giao nhận thẻ, mã pin và hƣớng dẫn khách hàng sử dụng thẻ.
1.1.4.2. Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ
Đối với các loại thẻ khác nhau, cơ chế, phƣơng thức và thậm chí là quy trình thanh toán có thể có một số khác biệt nhất định, nhƣng nhìn chung đều có những điểm giống nhau cơ bản.
Quy trình chấp nhận thẻ và thanh toán thẻ qua ngân hàng:
Sơ đồ 1.2: Quy trình chấp nhận thẻ và thanh toán thẻ qua ngân hàng:
Bƣớc 1: Chủ thẻ đến đơn vị chấp nhận thẻ thực hiện giao dịch
Bƣớc 2: ĐVCNT đƣa thẻ vào máy quét để nhập thông tin, thông tin này đƣợc gửi qua mạng thanh toán đến trung tâm xử lý của tổ chức thẻ quốc tế để xác định điều kiện thanh toán của thẻ, đồng thời đây cũng là bƣớc ĐVCNT xin cấp phép.
Bƣớc 3: Khi thẻ đƣợc xác nhận có đủ điều kiện thanh toán, TCTQT sẽ cấp phép. Bƣớc 4: ĐVCNT cung cấp hàng hóa dịch vụ cho chủ thẻ.
Bƣớc 5: ĐVCNT gửi hóa đơn, chứng từ đến NHTT để thanh toán. Đồng thời NHTT truyền dữ liệu về TCTQT và TCTQT truyền dữ liệu đến NHPH.
Bƣớc 6: Ngân hàng thanh toán tạm ứng tiền cho đơn vị chấp nhận thẻ. Bƣớc 7: Tổ chức thẻ quốc tế gửi báo cáo và thu tiền từ NHPH.
ĐVCNT Chủ thẻ NHPH Tổ chức thẻ quốc tế NHTT (4) (1) (10) (9) (5) (7) (8) (5) (6) (3) (2) (5)
Bƣớc 8: Tổ chức thẻ quốc tế gửi báo cáo và thanh toán cho NHTT.
Bƣớc 9: Vào một ngày qui định trong tháng, NHPH gửi sao kê cho chủ thẻ.
Bƣớc 10: Để tiếp tục sử dụng, chủ thẻ phải thanh toán các khoản đã chi tiêu bằng thẻ theo qui định cho ngân hàng phát hành.
Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ trực tuyến:
Trƣớc hết, ngƣời bán (merchant) tạo lập một tài khoản bán hàng trên mạng (internet merchant account). Tài khoản bán hàng này ngƣời bán có thể đăng ký với ngân hàng của ngƣời bán, nếu ngân hàng có dịch vụ này hoặc với các dịch vụ cung cấp phần mềm xử lý quá trình thanh toán trực tuyến nhƣ cybercash, Paymentnet, Merchantwarehouse… Quy trình thanh toán đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Bƣớc 1: Ngƣời mua có thẻ tín dụng (Cardholder) khi quyết định mua hàng sẽ nhập các thông tin về thẻ tín dụng nhƣ: số thẻ, mã số an toàn, thời hạn của thẻ, họ và tên chủ thẻ, địa chỉ thanh toán trên website,…
Bƣớc 2: Những thông tin này sẽ đƣợc chuyển đến cho ngân hàng hay nhà dịch vụ cung cấp payment gateway là các Acquirer.
Bƣớc 3: Acquirer sẽ gửi thông tin về thẻ tới dịch vụ cung cấp thẻ và NHPH thẻ để kiểm tra tính hợp lệ và khả năng thanh toán của thẻ.
Bƣớc 4: Nếu mọi điều kiện phù hợp, NHPH thẻ sẽ gửi thông tin ngƣợc trở về cho Acquirer, thông tin đƣợc giải mã gửi về cho ngƣời bán và việc thanh toán đƣợc thực hiện.
Bƣớc 5: Tiền sẽ đƣợc chuyển từ thẻ tín dụng của ngƣời mua tới tài khoản ngƣời bán hàng (merchant account) trên Acquirer, sau đó đƣợc chuyển vào tài khoản ngân hàng của ngƣời bán.
Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ tại máy ATM:
Bƣớc 1: Chủ thẻ đƣa thẻ vào và nhập số pin.
Bƣớc 2: Máy ATM hỏi dữ liệu tại trụ sở chính NHPH. Bƣớc 3: Nếu hợp lệ, NHPH thông báo về máy ATM.
Bƣớc 4: Máy ATM yêu cầu khách chọn loại hình giao dịch.
Bƣớc 5: Sau khi chủ thẻ chọn giao dịch, máy đƣa ra chọn lựa tiếp theo từng loại giao dịch. Nếu là giao dịch rút tiền, máy ATM yêu cầu nhập số tiền rút.
Bƣớc 6: Máy ATM báo về hệ thống ngân hàng lõi để trừ tiền trong tài khoản. Bƣớc 7: Sau khi trừ tiền, hệ thống gửi lệnh trả tiền đến máy ATM.
Bƣớc 8: Máy ATM đếm tiền và chi trả cho khách hàng.
1.1.5 Những rủi ro thƣờng xảy ra khi sử dụng thẻ thanh toán 1.1.5.1 Khái niệm rủi ro: 1.1.5.1 Khái niệm rủi ro:
Rủi ro trong hoạt động thẻ là khả năng có thể xảy ra các tổn thất về vật chất hoặc phi vật chất có liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ. Đối tƣợng chịu rủi ro là ngân hàng, chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ.
1.1.5.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh và sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán: toán:
+ Rủi ro về phía ngân hàng:
Rủi ro do giả mạo:
Rủi ro giả mạo có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình kinh doanh thẻ, từ khâu phát hành đến khâu thanh toán. Giả mạo thẻ bao gồm các hình thức nhƣ: đơn xin phát hành thẻ với thông tin giả mạo, thẻ giả, đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo, sao chép và tạo băng từ giả (skimming), các giao dịch thanh toán không có sự xuất trình thẻ…
Nguyên nhân gây ra rủi ro loại này là do chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ cố tình gian lận, hay chủ thẻ vô ý để lộ thông tin cá nhân liên quan đến thẻ, bị kẻ gian thực hiện sao chép thông tin…
Rủi ro tín dụng:
Thƣờng xảy ra ở các loại thẻ tín dụng khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ các khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng.
Nguyên nhân gây ra rủi ro là do ngân hàng không thẩm định kỹ khách hàng khi xét duyệt yêu cầu phát hành thẻ, không sử dụng các biện pháp đảm bảo cần thiết hoặc chủ thẻ cố tình gian lận…
Rủi ro về kỹ thuật:
Rủi ro phát sinh khi hệ thống quản lý thẻ có sự cố liên quan đến xử lý dữ liệu, kết nối, bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu, an ninh thẻ…
Rủi ro kỹ thuật có tác hại rất lớn, không chỉ ảnh hƣởng đến một khách hàng, một ngân hàng mà còn tác hại đến cả hệ thống thẻ. Nguyên nhân gây ra rủi ro này có thể do sự cố bất khả kháng, nhƣng cũng có thể do nguyên nhân chủ quan là hệ thống không đƣợc đầu tƣ đúng mức để kẻ gian xâm nhập vào hệ thống đánh cắp dữ liệu, thông tin…
Rủi ro về đạo đức nhân viên ngân hàng:
Rủi ro về đạo đức nhân viên ngân hàng là hành vi nhân viên lợi dụng vị trí công tác, sự hiểu biết về nghiệp vụ thẻ, quy trình tác nghiệp không chặt chẽ …để thực hiện hành vi gian lận, giả mạo gây tổn thất cho ngân hàng.
Nguyên nhân rủi ro là do nhân viên bị thoái hóa, biến chất, công tác soạn thảo quy trình nghiệp vụ, kiểm tra kiểm soát nội bộ không thực hiện đúng chuẩn mực.
Rủi ro do gian lận:
Rủi ro do gian lận là rủi ro xuất phát từ hành vi lừa đảo nhằm thực hiện các giao dịch thanh toán thẻ bất hợp pháp gây tổn thất cho các chủ thể tham gia quá trình hoạt động kinh doanh thanh toán thẻ.
Nguyên nhân gây nên rủi ro này là do bọn tội phạm cố tình đánh cắp thẻ, đánh cắp thông tin thẻ…
+ Rủi ro về phía chủ thẻ:
Chủ thẻ là ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình sử dụng thẻ thanh toán do đó chủ thẻ cũng gặp một số rủi ro nhất định nhƣ đánh mất thẻ, bị lấy cắp thông tin cá nhân… Nguyên nhân có thể là do khách quan từ phía tội phạm thẻ hoặc chủ quan từ chủ thẻ khi chƣa nhận thức hết những rủi ro có thể xảy ra cho bản thân.
Rủi ro cho ĐVCNT là khi ĐVCNT thực hiện sai quy trình thanh toán thẻ và không phát hiện khách hàng dùng thẻ giả, thẻ đánh cắp để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ. Khi đó ĐVCNT sẽ không đƣợc ngân hàng thực hiện thanh toán cho ĐVCNT.
1.1.6. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại các ngân hàng thƣơng mại hiện nay
Cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ và nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu về dịch vụ tiện ích trong thanh toán là tất yếu. Một trong những dịch vụ ngân hàng đang rất đƣợc ƣa chuộng trên thế giới hiện nay đó là hình thức thanh toán bằng thẻ. Thanh toán bằng thẻ giúp tiết kiệm chi phí in ấn và bảo quản tiền mặt cho Chính phủ; tiết kiệm chi phí nhân sự cho ngân hàng và tiết kiệm chi phí giao dịch cũng nhƣ an toàn hơn cho ngƣời sử dụng.
Do đó, phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán là một trong những mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thƣơng mại trong giai đoạn hiện nay. Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ mang lại cho các ngân hàng thƣơng mại các lợi ích thiết thực sau:
- Tăng nguồn thu cho ngân hàng từ phí cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ, nguồn thu này đƣợc đánh giá là nguồn thu an toàn cho các ngân hàng.
- Tăng nguồn vốn huy động tiền gửi với lãi suất thấp: khi khách hàng mở thẻ, khách hàng phải có tài khoản giao dịch tại ngân hàng, từ đó ngân hàng có đƣợc nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng với lãi suất thấp.
- Mở rộng thị phần kinh doanh: ngân hàng phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng, từ đó ngân hàng mới có thể cạnh tranh với các ngân hàng bạn để giữ chân các khách hàng hiện có đồng thời phát triển thêm khối lƣợng khách hàng mới.
Trong nền kinh tế hội nhập, phát triển hoạt động kinh doanh thẻ là một hƣớng đi đúng đắn cho các ngân hàng thƣơng mại hiện nay.
1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán 1.2.1. Các nhân tố khách quan 1.2.1. Các nhân tố khách quan
1.2.1.1. Môi trƣờng pháp lý:
Môi trƣờng pháp lý là nhân tố quan trọng quyết định đến sự hình thành và phát triển dịch vụ thẻ. Pháp lý quy định về các chủ thể tham gia, lĩnh vực hoạt động và điều
chỉnh các mối quan hệ pháp lý phát sinh. Môi trƣờng pháp lý rõ ràng, đồng bộ và đầy đủ sẽ đảm bảo đƣợc lợi ích của các bên tham gia, từ đó có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh thẻ phát triển.
Nhà nƣớc ban hành các quy định, chính sách định hƣớng, hỗ trợ cho các ngân hàng, tổ chức trong tiến trình phát triển hoạt động kinh doanh thẻ nhƣ giảm thuế nhập khẩu cho các thiết bị phục vụ thanh toán thẻ, thắt chặt quản lý tiền mặt để ngƣời dân chuyển sang hình thức thanh toán thẻ, khuyến khích các đơn vị kinh doanh chấp nhận thanh toán thẻ …
1.2.1.2. Tiềm lực phát triển kinh tế
Với một nền kinh tế phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán giữa các chủ thể tăng cao, tiền mặt không còn là sự lựa chọn tối ƣu trong các giao dịch mua bán mà đòi hỏi phải có một phƣơng tiện thanh toán khác an toàn hơn, tiện lợi hơn. Thẻ là một phƣơng tiện thanh toán tiên tiến, hiện đại, đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của các chủ thể tham gia giao dịch trong nền kinh tế. Do đó, để phát triển hoạt động thanh toán thẻ đòi hỏi nền kinh tế phải thật sự phát triển. Ngƣợc lại, sự phát triển của các phƣơng tiện thanh toán nói chung và thanh toán thẻ nói riêng đến lƣợc nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
1.2.1.3. Sự phát triển khoa học công nghệ
Sản phẩm thẻ thanh toán là kết quả của quá trình phát triển khoa học công nghệ. Dịch vụ thẻ thanh toán không thể phát triển nếu không có khoa học và công nghệ, chính khoa học và công nghệ đã đem lại những tiện ích diệu kỳ cho thẻ thanh toán. Bởi vì, trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ đòi hỏi phải có những máy móc hiện đại đƣợc kết nối với nhau thì khi đó khả năng thanh toán, tốc độ thanh toán mới đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, khoa học công nghệ cao đảm bảo cho thẻ vận hành một cách an toàn và bảo mật. Một thực tế đã chứng minh rằng, sự phát triển của khoa học, công nghệ là tiền đề nâng cao tính hiệu quả và tiện ích của thẻ cũng nhƣ phát triển số lƣợng thẻ trong thị trƣờng.
1.2.2. Các nhân tố chủ quan 1.2.2.1. Thƣơng hiệu ngân hàng 1.2.2.1. Thƣơng hiệu ngân hàng
Ngày nay, trong nền kinh tế phát triển cùng với sự cạnh tranh gay gắt, thƣơng