SKKN: Đọc hiểu các tác phẩm tự sự dân gian Ngữ văn lớp 10

60 37 0
SKKN: Đọc hiểu các tác phẩm tự sự dân gian Ngữ văn lớp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dạy văn học, học văn học thực sự là niềm vui sống lớn. Qua mỗi giờ học văn học, thầy cô có thể làm rung động các em, làm cho các em yêu đời, yêu lẽ sống và lớn thêm một chút (Tố Hữu Xây dựng một nền văn nghệ xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta). Sứ mệnh của môn Ngữ văn là dạy các em học sinh biết yêu quý dân tộc mình, đất nước mình vì đó là nguồn cội của chính mỗi người dân đất Việt. M. Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”, học văn là học cách làm người, học văn giúp cho con người ngày một hoàn thiện nhân cách. Hơn thế nữa văn học ngày nay còn tác động trưc tiếp đến tâm tư tình cảm của con người nó làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn, lạc quan, yêu đời hơn. Nó đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn. Chính vì vậy, dạy học Ngữ văn là quá trình đào sâu, tìm tòi để cảm nhận cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn chương. Bộ môn Ngữ văn lại có đặc thù riêng bởi bằng nghệ thuật ngôn từ sinh động nó cung cấp cho người đọc những kiến thức về cuộc sống, những điều ẩn sâu trong tâm hồn con người. Văn học còn có vai trò rất quan trọng trọng đối với mỗi con người đặc biệt là học sinh. Tuy nhiên, điều làm cho hầu hết những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong trường Trung học phổ thông hiện nay đang phải trăn trở là hiện tượng học sinh không hứng thú đón nhận bộ môn này thậm chí có thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đối với giờ học Ngữ văn. Để cải thiện tình trạng này, một vấn đề cần đặt ra là phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học môn Ngữ văn. Nhằm hỗ trợ các trường phổ thông triển khai có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số 5555BGDĐTGDTrH hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Hưởng ứng tinh thần của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc triển khai tổ chức Hội thảo chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THPT. Mục tiêu hội thảo là: Giáo viên biết tìm và sắp xếp nhóm các bài học đứng riêng lẻ trong chương trình, SGK nhưng có mối liên hệ, bổ trợ cho nhau trong hoạt động dạy học bộ môn thành một chủ đề dạy học; soạn và dạy theo các hoạt động và kĩ thuật dạy học tích cực để tránh sự nhàm chán và giúp học sinh chủ động trong tiếp nhận kiến thức và phát huy năng lực; triển khai công văn phát triển chương trình giáo dục nhà trường, các tổ chuyên môn căn cứ tình hình thực tế, xây dựng chương trình dạy học phù hợp cho đơn vị mình.

Ngày đăng: 12/07/2021, 10:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • 1. LỜI GIỚI THIỆU

  • 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

  • 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN

  • 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:

  • 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DUNG SÁNG KIẾN:

  • 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU:

  • 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC / CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan