1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn học sinh cách khai thác chi tiết theo nhân vật trong tác phẩm tự sự chương trình ngữ văn 12

24 396 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 183 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁTRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH KHAI THÁC CHI TIẾT THEO NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHƯƠNG TRÌNH... Đã có nhiềubài

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH KHAI THÁC CHI TIẾT THEO NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHƯƠNG TRÌNH

Trang 2

MỤC LỤC Mục Nội dung Trang

A MỞ ĐẦU 1

1/ Lí do chọn đề tài 1

2/ Mục đích nghiên cứu 1

3/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1

4/ Phương pháp nghiên cứu 2

B NỘI DUNG 2

I Cơ sở lí luận 2

1, Tác phẩm tự sự 2

2, Nhân vật trong tác phẩm tự sự: 2

3 Chi tiết trong tác phẩm tự sự 3

4 Khai thác chi tiết theo nhân vật trong tác phẩm tự sự 3

II Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

III Giải pháp đã sử dụng 4

1, Hướng dẫn học sinh ba cách ghi nhớ chi tiết hữu ích nhất 4

2 Nắm bắt chủ đề, tình huống truyện 5

3 Gắn chi tiết vào đặc điểm nhân vật để làm nền tri thức 7

4 Nắm bắt chi tiết theo nhân vật chính trong các tác phẩm cụ thể 8

IV Kiểm nghiệm hiệu quả 18

1 Đối với giáo viên 18

2 Đối với học sinh 19

C KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 20

I Kết luận 19

II Kiến nghị 20

Trang 3

A MỞ ĐẦU 1/ Lí do chọn đề tài

Theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hànhTrưng ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đápứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN vàhội nhập quốc tế

Nhiệm vụ ngành giáo dục: đào tạo nên những con người phát triển toàn diện

Hiện trạng học sinh xa rời văn bản văn học, học hời hợt đang ngày một nhiều Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Vấn đề này hoàn toàn không mới Đã có nhiềubài viết liên quan; trong đó có sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên Lê ThanhHương, THPT Tống Duy Tân, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa đã nghiên cứu đề tài

Hướng dẫn học sinh lớp 12 khai thác chi tiết trong tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 12 và đã được xếp loại cấp ngành Bài viết đã có những nhìn nhận

thấu đáo vấn đề, đã minh chiết hướng dẫn học sinh khai thác chi tiết theo tình

huống và chi tiết theo nhân vật Song, phần hướng dẫn học sinh khai thác chi tiết

theo nhân vật (đây là phần quan trọng) thì sáng kiến mới nêu cách dẫn dắt của giáoviên nhằm hướng dẫn học sinh tìm hiểu trong những tác phẩm cụ thể mà chưa hìnhthành được phương pháp chung như một cách thức để người học có thể tự khai thácbất cứ tác phẩm nào cũng như tự rèn luyện khả năng lĩnh hội, ghi nhớ chi tiết

Thứ ba: Cải thiện hứng thú học văn bản tự sự của học sinh giúp tạo bầu

không khí văn chương cho giờ học.

3/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Đối tượng học tập là học sinh lớp 12 Đối tượng nghiên cứu là chi tiết(tình tiết) theo nhân vật trong tác phẩm tự sự; là diễn biến cuộc đời, số phận nhânvật

Trang 4

- Phạm vi:

+ Không nghiên cứu phương pháp hướng dẫn học sinh khai tác chi tiết nói chung

Phạm vi đề tài lựa chọn là khai thác chi tiết theo nhân vật chính trong tác phẩm tự

sự được học trong chương trình ngữ văn lớp 12 (theo chương trình chuẩn).

+ Phương pháp không chỉ áp dụng trong giờ đọc hiểu mà còn áp dụng trong giờ ôntập và hướng dẫn học sinh tự học

4/ Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp áp dụng với học sinh: Vấn đáp, gợi mở, giao nhiệm vụ, phân nhómthảo luận, kiểm tra đánh giá

- Phương pháp hình thành đề tài: Phương pháp khảo sát, phương pháp thống kê,phân loại

Đó là lí do tôi chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh cách khai thác chi tiết theo

nhân vật trong tác phẩm tự sự chương trình Ngữ văn 12

Phương thức phản ánh hiện thực làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câuchuyện về ai đó, về một cái gì đó Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốttruyện Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủnhiều mặt hơn nhân vật trữ tình và nhân vật kịch

Cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiếtnghệ thuật phong phú đa dạng Nó bao gồm chi tiết xung đột, chi tiết nội tâm, chitiết ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính cách, chi tiết nội thất, ngoại cảnh, phongcảnh, đời sống, văn hóa, lịch sử, lại còn có cả chi tiết liên tưởng, tưởng tượng,hoang đường

Nếu chia theo nội dung ta có tác phẩm mang chủ đề lịch sử dân tộc; thế sự đạo đức; đời tư Chia theo hình thức ta có các thể loại tự sự cơ bản: anh hùng ca,tiểu thuyết, truyện ngắn, ngụ ngôn, truyện cười

-2, Nhân vật trong tác phẩm tự sự:

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằngphương tiện văn học Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc loại

Trang 5

hình nghệ thuật khác vì nó được thể hiện bằng chất liệu ngôn từ Vì vậy, nhân vậtđòi hỏi người đọc phải dùng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con hoànchỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.

Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống vàthể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật,nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố cần thiết Betông Brecht cho rằng:

Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả

Phân loại: Xét góc độ nội dung tư tưởng có nhân vật chính diện, nhân vậtphản diện Xét góc độ kết cấu có nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ

Các nhà văn thường xây dựng nhân vật qua: ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ,hành động

3 Chi tiết trong tác phẩm tự sự

Là những tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng

( Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009)

Trong tác phẩm, chi tiết đóng vai trò như vật liệu xây dựng làm tiền đề chocốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí

Xét theo giá trị biểu hiện, có hai loại chi tiết: Chi tiết thuộc về nghệ thuật và

chi tiết có tính nghệ thuật (Lê Bá Hán) Chẳng hạn, trong truyện ngắn Thuốc của

nhà văn Lỗ Tấn, chi tiết cuộc trò chuyện, bàn tán trong quán trà Hoa Thuyên, chitiết con quạ trên cây là những chi tiết thuộc về nghệ thuật; nhưng chi tiết về chiếcbánh bao tẩm máu người cộng sản hoặc vòng hoa trên mộ Hạ Du là chi tiết có tínhnghệ thuật

Xét theo hình thức tổ chức cốt truyện, có chi tiết tình huống, hoàn cảnh (gồmchi tiết nội thất, ngoại cảnh, phong cảnh, đời sống, văn hóa, lịch sử, lại còn có cảchi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường ); chi tiết theo nhân vật (gồm chitiết ngoại hình, chi tiết hành động, chi tiết nội tâm, chi tiết tính cách )

- Trong xây dựng nhân vật, chi tiết nghệ thuật có vai trò quan trọng trongviệc khắc họa tính cách, làm cho nhân vật trở nên chân thực, cụ thể, sinh động và cótính khái quát cao Sự lựa chọn chi tiết “đắt giá” có khả năng “nói” được nhiều vềtính cách nhân vật, thể hiện tài quan sát, tài vận dụng đồng thời là quan niệm nghệthuật của nhà văn về con người, cuộc đời

4 Khai thác chi tiết theo nhân vật trong tác phẩm tự sự

Đây là một trong những phần nội dung trọng tâm trong đọc hiểu tác phẩm tự

sự Khai thác tức là cách lựa chọn, phân loại, ghi nhớ, giải mã ý nghĩa, tổng hợp các

Trang 6

chi tiết trong tác phẩm theo từng nhân vật Qua đó, học sinh nắm bắt được diễnbiến, số phận cuộc đời của nhân vật; hiểu được tính cách nhân vật; hiểu được tưtưởng nghệ thuật của nhà văn; sáng rõ về chủ đề của truyện.

II Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

- Là một nội dung quan trọng, một nhiệm vụ lớn trong giờ đọc văn được cácgiáo viên luôn quan tâm giải quyết trong giáo án, cũng như tìm cách hướng dẫn họcsinh thực hiện

- Nhưng bộ phận không nhỏ học sinh đang có xu hướng xa rời văn bản Tìnhtrạng lười đọc văn bản, chỉ nghe tóm tắt; có đọc nhưng đọc qua loa, nắm chi tiết lơ

mơ hoặc đọc nhiều lần nhưng không hệ thống được chi tiết

- Khi làm văn, nhiều bài viết chung chung, thiếu những dẫn chứng chi tiết,phân tích, cảm thụ chi tiết Nguyên nhân do thiếu kiến thức văn bản dẫn đến viếtdài nhưng lan man, có học sinh không nhớ rõ nên lẫn lộn, thậm chí còn bịa chi tiết;

có học sinh lại không thể viết được dài do hạn chế diễn đạt và một phần không nhỏ

cũng do không có gì để viết, không nhớ

III Giải pháp đã sử dụng

1, Hướng dẫn học sinh ba cách ghi nhớ chi tiết hữu ích nhất

Trước khi đọc hiểu các trích đoạn truyện ngắn trong chương trình ngữ văn

12, tôi hướng dẫn học sinh cách thức ghi nhớ chi tiết trong văn bản tự sự Sau đây là

3 mẹo nhỏ rất hữu ích:

1.1- Xác định chắc chắn các chi tiết cần ghi nhớ.

Ngay trong văn bản tác phẩm, hãy dùng bút nhớ dòng gạch chân những chitiết quan trọng dựa theo các nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ

Có thể liệt kê ra giấy theo thứ tự xuất hiện trong văn bản hoặc vai trò của chitiết trong việc biểu hiện tính cách nhân vật

Xác định thông tin chi tiết là bước đầu tiên giúp học sinh nhớ tốt tác phẩm

1.2 - Lặp lại thông tin chi tiết bằng cách nói to nhiều lần

Chúng ta thường nhớ tên họ của những người thân và không bao giờ quên.Chúng ta học tiếng mẹ đẻ dễ hơn ngoại ngữ? Điểm mấu chốt là chúng ta sử dụngtiếng mẹ đẻ hàng ngày còn ngoại ngữ ít được sử dụng nên khó nhớ hơn và khônghình thành phản xạ tự nhiên

Sau khi xác định được hệ thống chi tiết cụ thể, cần đọc to mỗi chi tiết nhiềulần (ít nhất phải được sáu, bảy lần) Nhất thiết phải đọc thành lời, tốt nhất là lúc mộtmình, có sự tập trung cao

Trang 7

Tiếp theo, xâu chuỗi theo nhân vật rồi lại đọc to nhiều lần Cần xâu thànhnhiều chuỗi chi tiết khác nhau: Chuỗi theo nhân vật trung tâm, chuỗi theo nhân vậtchính, chuỗi theo nhân vật phụ

Khi đã nhớ phải định kỳ ôn luyện lại: hằng ngày, hằng tuần, hoặc hằngtháng Yêu cầu: Cần kiên trì cho một hiệu quả bền lâu

1.3 - Tạo sự liên kết với những chi tiết, những dữ liệu khác bằng liên tưởng.

Khi nhớ đến chi tiết này thì lập tức liên tưởng đến chi tiết kia cùng một nhânvật hay khác nhân vật; cùng loại hay khác loại; cùng tác phẩm hay khác tác phẩm

Ví dụ:

Chi tiết ngoại hình Chiến (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi): “hai

bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng thân người to và chắc nịch ” ta liên

tưởng đến chi tiết ngoại hình về người mẹ: cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng lưng

áo bà ba đẫm mồ hôi và đen lại không còn thấy bạc nữa Ta cũng liên tưởng đến vị

trí chị cả và toàn bộ việc nhà phải lo liệu của Chiến trong gia đình không còn cha

mẹ, liên tưởng đến hình ảnh nội trợ nồi, lu, chén, đĩa, cuốc, vá, đèn soi với nơm, liên tưởng đến công việc đồng áng năm công ruộng, hai công mía

Cuối cùng hãy liên tưởng để sắp xếp các thông tin thành một danh sách

Để khai thác chi tiết theo nhân vật, cần phải đặt nhân vật, chi tiết trong tổngthể tác phẩm: Đề tài, chủ đề, tình huống truyện, diễn biến cốt truyện, hệ thống nhânvật, hệ thống chi tiết, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng Trong đó, quantrọng nhất là chủ đề tư tưởng và tình huống truyện Bởi vì, nhân vật khi nhân vậtđược nhà văn đặt vào trong một tình huống có vấn đề thì nhân vật mới bộc lộ hếttính cách cũng như những bí ẩn bên trong tâm hồn Qua đó, nhân vật mới trở thànhminh chứng sinh động cho phát ngôn của tác giả

2 Nắm bắt chủ đề, tình huống truyện.

Trước khi hệ thống và ghi nhớ, cần phải năm được chủ đề và tình huống truyện

a) Chủ đề:

Là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra nội dung cụ

thể của tác phẩm Nó trả lời câu hỏi: vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì? Chủ đề tư

tưởng là hạt nhân cơ bản của nội dung tác phẩm Chủ đề tác phẩm nói lên chiều sâu

tư tưởng, khả năng năm bắt nhạy bén của nhà văn đối với những vấn đề của cuộcsống

- Chủ đề Vợ chồng A phủ (Tô Hoài): Thể hiện số phận khổ đau của người dân lao

động miền núi dưới ách phong kiến, thực dân đồng thời khẳng định sức sống mãnh

Trang 8

liệt, cá tính độc đáo và quá trình đấu tranh để đứng lên tự giải phóng, xây dựng lạicuộc đời và con đường giải phóng của họ trong cách mạng và kháng chiến

- Chủ đề Vợ nhặt (Kim Lân): Từ tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam

trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, nhà văn đã khẳng định: Ngay bên bờ vực củacái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao gia đình

và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau

- Chủ đề Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành): Qua việc thể hiện sự lựa chọn con

đường đấu tranh, tác phẩm tập trung ca ngợi tinh thần quật khởi, chí khí cách mạngkiên cường và sức sống mãnh liệt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong cuộckháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược

- Chủ đề Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi): Khẳng định, ca ngợi mối

liên hệ bền chặt, thiêng liêng giữa các thế hệ, giữa những con người trong một giađình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung sonsắt với quê hương cách mạng Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình vớitình yêu nước; giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sứcmạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc khángchiến chống đế quốc Mỹ

- Chủ đề Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu): Mỗi người trong cõi đời,

nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và conngười

b) Tình huống truyện:

Là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện, là mối quan hệ giữa nhân vật nàyvới nhân vật khác, giữa hoàn cảnh, môi trường sống với nhân vật Qua đó, bộc lộtình cảm, tính cách hay thân phận con người góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng củatác giả

- Tình huống Vợ chồng A phủ: Một cô gái người Mông vì món nợ cưới của cha mẹ

nên bị thống lí bắt làm dâu gạt nợ, bị đoạ đày cực nhục, cô trở nên câm lặng, trơ lìcảm xúc theo năm tháng Nhưng vào một đêm tết mùa xuân, cô hồi sinh được cảmxúc, bùng cháy khát vọng hạnh phúc tình yêu Một đêm đông giá rét, bất ngờ cô lạicắt phăng dây trói cứu một người đàn ông sắp chết và cứu luôn đời mình, đến vớicuộc sống tự do

- Tình huống Vợ nhặt: Tràng, một chàng trai nghèo, thô kệch, gia cảnh neo người,

dân ngụ cư bỗng nhiên nhặt không được một cô gái về làm vợ giữa cảnh đói thêthảm năm Ất Dậu 1945 Hoàn cảnh bất ngờ khiến mọi người đều thấy lo lắng về cái

Trang 9

đói và cái chết nhưng vượt lên trên tất cả là cảm giác ấm áp trong tình người, tìnhyêu, tình thương cùng ước mong xây dựng tổ ấm gia đình.

- Tình huống Rừng xà nu: Sau ba năm đi bộ đội, Tnú được cấp trên cho nghỉ phép

về thăm làng Xô Man một đêm Trong đêm ấy, trước toàn thể dân làng, cụ Mết đã

kể về câu chuyện đầy bi tráng về cuộc đời Tnú và cuộc đời làng Xô Man: Từ tronghuỷ diệt đau thương, họ đã quật khởi vùng lên bằng chân lí cách mạng “chúng nó

đã cầm súng, mình phải cầm giáo”

- Tình huống Những đứa con trong gia đình: Việt – chàng trai giải phóng quân 18

tuổi trong một trận đọ lê đã lập được chiến công oanh liệt nhưng bị thương nặng,lạc đồng đội, một mình giữa cánh rừng cao su nhiều lần ngất đi tỉnh lại Mỗi lầntỉnh anh lại nhớ những kỷ niệm về gia đình người thân, về đồng đội

- Tình huống Chiếc thuyền ngoài xa: Nghệ sĩ Phùng phải chụp được một bức ảnh

phong cảnh tĩnh vật cho bộ lịch năm sau Phục kích mấy ngày tại bờ phá chiếntrường cũ, anh chụp được bức ảnh thật mĩ mãn Nhưng bất ngờ, sự thật đằng saubức ảnh tuyệt đẹp ấy lại là những con người lao động lam lũ; là cảnh bạo hành ghêngười, chồng đánh vợ, cha đánh con, con chống lại cha Tất cả mọi người đều canthiệp, lên tiếng nhưng chưa thể thay đổi được những nghịch lí cuộc đời Bức tranhtrở thành nỗi ám ảnh về nghệ thuật - cuộc đời của người nghệ sĩ chân chính

3 Gắn chi tiết vào đặc điểm nhân vật để làm nền tri thức

Trong các tiết học (gồm cả học chính khóa và ôn tập), tôi thường xuyênhướng học sinh đọc hiểu, ôn luyện nội dung này theo cách: Xác định đặc điểmngoại hình, tính cách, tâm lí nhân vật rồi ghim đính chi tiết vào Phần kỹ năng nàyrất quan trọng trong tiếp cận, khám phá tác phẩm nên dùng phương pháp vấn đáp,phiếu học tập và giao nhiệm vụ nhóm là phù hợp

Ví dụ: Nhân vật cô Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

- Cô Hiền sống chân thành, không giấu

giếm quan điểm, thái độ của mình trước

mọi hiện tượng xung quanh

- Trước niềm vui kháng chiến thắng lợi,miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc

sống mới, cô nhận xét: Vui hơi nhiều,

nói cũng hơi nhiều Chính phủ can thiệp vào việc của dân quá: phải tập thể dục mỗi sáng, sinh hoạt

văn nghệ mỗi tối, vợ chồng, trai gái phảisống với nhau như thế nào

- Không hề lãng mạn, viển vông, cô là

người có đầu óc rất thực tế

- Đã tính là làm, đã làm thì không thèm

để ý đến lời đàm tiếu của thiên hạ

Trang 10

- Thời son trẻ cô giao lưu với đủ loạithanh niên con nhà giàu, nghệ sĩ vănnhân, nhưng khi phải làm vợ làm mẹ côchọn lấy một ông giáo cấp tiểu học hiềnlành, chăm chỉ

- Sinh đến đứa gái út thứ năm cô bảo với

chồng: Từ nay chấm dứt chuyện sinh

đẻ

- Cô bảo ban, dạy dỗ các con, các cháu

cách sống của một người Hà Nội lịch sự,

tế nhị, hào hoa , biết giữ gìn phẩm giá

- Ngồi bàn ăn cô thường chú ý sửa chữa

cách ngồi, cách cầm bát, cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn.

- Cô thường dặn dò: Chúng mày là

người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng

- Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ

4 Nắm bắt chi tiết theo nhân vật chính trong các tác phẩm cụ thể

4.1- Truyện ngắn Vợ nhặt

a) Nhân vật Tràng:

- Chi tiết ngoại hình:

+ Hắn bước ngật ngưỡng hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai

bên quai hàm bạnh ra

+ Hắn có tật vừa đi vừa nói Hắn lảm nhảm than thở những điều hắn nghĩ + thân hình to lớn, vập vạp ngửa mặt lên cười hềnh hệch

Biểu hiện: Chàng nông dân nghèo xấu xí, thô kệch nhưng vui tính, hiền lành, chấtphác

- Chi tiết hành động, nội tâm (Chủ yếu là chi tiết tâm lí được xây dựng trên cơ sởtình huống tâm trạng):

+ Vài cử chỉ nhỏ dẫn đến cảnh nhặt được vợ: Câu hò chơi đỡ mệt Muốn ăn

cơm trắng mấy giò này! Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì! ; lời mời hào phóng

giàu tình người Đấy, muốn ăn gì thì ăn; một gợi ý táo bạo kiểu nửa đùa nửa thật

Làm đếch gì có vợ Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng

về và một cái chặc lưỡi liều đời Chậc, kệ!

Trang 11

Biểu hiện: Cảnh đời đói khát, chết chóc ngập đường nhưng con người vẫn sốngbằng tình người và đau đáu về hạnh phúc gia đình.

+ Diễn biến tâm lí từ khi có vợ

Trên đường về(chi tiết tâm lí): Mặt hắn có một vẻ phớn phở khác thường.

Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lấp lánh cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên

Về đến nhà (tâm lí): Vẫn ngờ ngợ Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?

Sáng đầu tiên sau khi có vợ (tâm lí): Trong người êm ái lửng lơ như vừa

trong giấc mơ đi ra Tràng chợt nhận ra những thay đổi khác lạ: Nhà cửa sân vườn; mấy chiếc quần áo; hai cái ang nước; đống rác mùn đều gọn gàng, sạch sẽ, ngăn

nắp; mẹ thì lúi húi giẫy cỏ, vợ thì quét sân Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu

gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng Hắn đã có một gia đình Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận

lo lắng cho vợ con sau này Tràng nhìn vợ và yêu thương nhận ra: người đàn bà hiền hậu đúng mực Tràng lại nom mẹ và vui mừng nhận thấy mẹ hôm nay tươi tỉnh khác thường, rạng rỡ hẳn lên Ngay bản thân, Tràng cũng trở nên ngoan ngoãn, vun

đắp vào sự kiện chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế

Biểu hiện: Khát khao có được tổ ấm gia đình giúp những con người sắp chếtđói có được sức sống kỳ diệu nhất để sống cho nên người

+ Giữa tiếng trống thúc thuế dồn dập, giữa lời than thở của mẹ Giời đất này

không chắc đã sống qua được đâu các con ạ, trong óc Tràng vụt hiện hình ảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ Việt Minh cùng

cảm nghĩ ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ

Biểu hiện: Ánh sáng dẫn lối của cách mạng và những dự báo về tương lai tươi sáng,

về sự đổi đời

b) Nhân vật người vợ nhặt

- Một hình ảnh của con người giữa nạn đói Ất Dậu 1945

+ Thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt

lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt

+ Nói năng thì sưng sỉa, cong cớn, đi thì sầm sập chạy đến, ăn thì một chặp bốn bát

bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì

+ Hành động thì liều lĩnh - chỉ một câu thật không ra thật, đùa không ra đùa mà theongười trai lạ về làm vợ

Biểu hiện: Sự tàn phá, hủy diệt ghê gớm của hoàn cảnh đói khát

- Một con người biết vượt lên cái đói, cái chết để sống cho ra người (chữ của Kim

Lân)

Trang 12

+ Thị theo hắn vào trong nhà Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép

nhô hẳn lên, nén một tiếng thở dài

+ Chính sự có mặt của chị đã làm thay đổi cả không gian, không khí gia đình: Nhàcửa, sân vườn, cổng ngõ đều sạch sẽ, tươm tất Đặc biệt là tính tình thay đổi hẳn: từ

cô gái “háu đói”, chao chát chỏng lỏn trở thành người đàn bà hiền hậu đúng mực: chăm chỉ, tháo vát, đi đứng lẳng lặng, nói năng dạ vâng

Biểu hiện: Dù ở tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hy vọng vào tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người (Nhà văn Kim Lân nói về Vợ nhặt - Hà Minh Đức, Nhà văn nói về tác phẩm)

c) Nhân vật bà cụ Tứ

- Chi tiết bà đón nhận nàng dâu mới

+ Bà lão sững lại, ngạc nhiên, không hiểu

+ Bà lão hiểu rồi Lòng người mẹ nghèo còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình: lấy vợ giữa lúc đói nhất; liệu các con

có nuôi nổi nhau sống nổi không; có đói khổ người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ được; hy vọng may ra qua khỏi được cái tao đoạn này

+ Nén xúc động: Ừ, thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng Nhìn người đàn bà xa lạ: lòng đầy thương xót

+ Nhắc nhở hai con bài học đầu tiên: Cốt sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi

và luôn giấu đi những giọt nước mắt (4 lần bà khóc đều ngoảnh mặt đi)

Biểu hiện: Một người mẹ nghèo khổ với tấm lòng vị tha, nhân hậu, thương con bao

la và thương người sâu sắc

- Chi tiết cuộc đại tu sửa lại căn nhà (bà giữ vai trò người dẫn dắt)

+ Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa

+ Gương mặt nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo của bà rạng

rỡ hẳn lên

+ Nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này đãi một nồi cháo cám

Biểu hiện: Bà đã thực hiện tròn vai người mẹ trở thành chỗ dựa, niềm tin cho cáccon của mình Bà có nhiều phẩm chất tiêu biểu của bà mẹ Việt Nam

4.2 - Truyện ngắn Vợ chồng A phủ

a) Nhân vật Mị.

- Chi tiết về cuộc sống tuổi trẻ tự do của Mị

+ Mị - một cô gái dân tộc H`Mông, là niềm mơ ước của bao chàng trai vì xinh

đẹp, thổi sáo giỏi lại vui tươi yêu đời trai làng đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị.

Ngày đăng: 15/10/2017, 07:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w