1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thiết kế bài “thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 12 2003”(côphi annan) chương trình ngữ văn 12 ban cơ bản theo phương pháp dạy học tích cực

22 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 6,04 MB

Nội dung

“ Phương pháp giáo dục phổ thông phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặcđiểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả nă

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU:

1.1 Lí do chọn đề tài:

Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK phổ thông

là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học( PPDH ) Bởi PPDH là conđường để đạt mục đích dạy học “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặcđiểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làmviệc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ VĂN LINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

THIẾT KẾ BÀI THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG

CHỐNG AIDS, 1-12-2003(CÔPHI-ANNAN) - CHƯƠNG TRÌNH

NGỮ VĂN 12 BAN CƠ BẢN THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

Người thực hiện: Hà Thị Minh Chức vụ: Giáo viên.

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2017

Trang 2

đến tình cảm, đem đến niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”( Luật Giáo dục 2005- điều 28.2)

Đổi mới PPDH cần có cuộc cách mạng về tư duy: Thay đổi kiểu tư duyđơn tuyến sang tư duy đa tuyến Giáo viên làm nhiệm vụ kiến tạo con đường đểhọc sinh tự học, để học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác xử

lý thông tin tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất Vì vậy ngày nayngười ta nhấn mạnh mặt hoạt động trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sựchuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động Đặt vấn đề tự học ngaytrong trường phổ thông, không chỉ học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trongtiết học có sự hướng dẫn của giáo viên

“Dạy học theo mô hình kiến tạo là phương pháp dạy học tích cực hướng tớiviệc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa làtập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung

vào phát huy tính tích cực của người dạy”( PPDH tích cực- PGS.TS Vũ Hồng Tiến)

Thực trạng giờ dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay nhìnchung còn đơn điệu, tẻ nhạt, đặc biệt là những tiết dạy học văn nghị luận vừakhó vừa khô khan khiến học sinh không có hứng thú, chất lượng môn học vì thếngày càng giảm sút Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là dotrong quá trình dạy học, một bộ phận giáo viên chưa tìm được phương pháp dạyhọc phù hợp với từng bài khiến bài giảng trở nên khô cứng, thiếu sự sinh động

‘Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003”(Côphi

Annan) là một văn bản nhật dụng viết dưới dạng nghị luận đề cập đến nhữngvấn đề cụ thể đang diễn ra trong đời sống hàng ngày, thu hút sự quan tâm chú ýcủa mọi người Dạy học văn bản này giúp học sinh cập nhật kiến thức trong đờisống, gắn việc dạy văn với thực tiễn, hướng các em đến ý thức trách nhiệm vớibản thân và xã hội, giáo dục kĩ năng sống, giúp các em hướng đến lối sống lành

mạnh cho bản thân và an toàn cho xã hội Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một vài

suy nghĩ trong việc Thiết kế bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003”(Côphi Annan)-Chương trình Ngữ văn 12- Ban cơ bản theo phương pháp dạy học tích cực

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài Thiết kế bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 12-2003”(Côphi Annan)-Chương trình Ngữ văn 12- Ban cơ bản theo phương pháp dạy học tích cực đưa đến một phương pháp dạy học mới giúp học sinh

1-hứng thú và say mê hơn khi học một văn bản nghị luận xã hội, giúp học sinh cậpnhật kiến thức trong đời sống, gắn việc dạy văn với thực tiễn cuộc sống Môhình dạy học kiến tạo sẽ giúp các em có sự chủ động, tích cực tiếp nhận và lĩnhhội kiến thức của một văn bản nghị luận mà không cảm thấy khó khăn và khôcứng

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài được áp dụng ở các lớp 12A,12C trường phổ thông chúng tôi đangtrực tiếp giảng dạy

Trang 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Với đề tài này tôi kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, từ nhiều góc độ

1.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát: Với phương pháp này chủ thể nghiên cứu

nhằm điều tra, khảo sát thực trạng về hứng thú của học sinh đối với bài họctrước và sau khi áp dụng dề tài

1.4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp: nhằm soi sáng những nhận định chung.

Nhờ phương pháp này mà quá trình tổ chức bài học diễn ra theo đúng đặc trưngthể loại và phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trìnhchiếm lĩnh bài học

1.4.4.Phương pháp so sánh đối chiếu: giúp cho đề tài trở nên phong phú và rõ

nét hơn

II NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận:

2.1.1.Phương pháp dạy học tích cực là gì?

“PPDH tích cực chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học”(PPDH tích PGS.TS Vũ Hồng Tiến).

Trang 4

cực-"Tích cực" trong phương pháp dạy học được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực”(PPDH tích cực- PGS.TS Vũ Hồng Tiến).

“Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạtđộng nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực củangười học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người

dạy”( PPDH tích cực- PGS.TS Vũ Hồng Tiến) Vì vậy, dạy học theo phương

pháp tích cực là rất cần thiết trong quá trình tìm hiểu, khám phá tác phẩm vănhọc

2.1.2 Dạy học theo mô hình kiến tạo

2.1.2.1 “Thuyết kiến tạo của J Bruner là lý thuyết về sự nhận thức được bắtnguồn từ tư tưởng của J.Piaget Tư tưởng cốt lõi của thuyết kiến tạo là: tri thứcđược xuất hiện thông qua việc chủ thể nhận thức tự cấu trúc vào hệ thống bên

trong của mình, tri thức mang tính chủ quan”(Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lưc học sinh- Vụ Giáo dục Trung học) Với việc nhấn mạnh vai trò chủ thể nhận thức trong việc giải thích và kiến

tạo tri thức, thuyết kiến tạo thuộc lý thuyết chủ thể

Lý thuyết kiến tạo ứng dụng trong dạy học dựa trên việc nghiên cứu quátrình học tập của con người, từ đó hình thành quan điểm dạy học phù hợp với cơchế đó Phương pháp dạy học dựa trên Lý thuyết kiến tạo là một trong nhữngphương pháp dạy học tích cực Phương pháp này coi trọng vai trò chủ động củangười học trong quá trình học tập, người học chủ động tự xây dựng hiểu biết chobản thân; tự kết nối thông tin mới với thông tin hiện tại để kiến thức mới có ýnghĩa hơn và tạo nên các thông tin mới khác Việc học tập không phải diễn ranhờ quá trình chuyển thông tin từ giáo viên hay giáo trình đến bộ não của họcsinh; thay vào đó, mỗi người học tự xây dựng hiểu biết hợp lý mang tính cá

nhân của riêng họ”(Dạy học theo thuyết kiến tạo- TS Tôn Quang Minh).

2.1.2.2 Các hoạt động chủ đạo của giáo viên trong tiết giảng theo thuyết kiếntạo không phải là "trình bày" là "thuyết giảng", là viết bảng mà phải là:

- Tạo không khí học tập Mục đích của người học và những vấn đề làm ngườihọc thực sự hứng thú là ưu tiên trước nhất của giáo viên Kiến thức là tùy biến,đột hiện, không phải là sao chép hay phỏng theo nguyên mẫu

- Tạo điều kiện để người học bộc lộ quan niệm riêng; tổ chức cho người họctranh luận về những quan niệm của mình Giáo viên và học sinh cùng đàm luận,nhưng chỉ với ý tưởng và thao tác Giáo viên chỉ xuất hiện khi người học kiếntạo tri thức Tri thức là quyền lực, vai trò của giáo viên là trao đổi, thươnglượng, tương tác để xác lập quyền lực ấy

- Trọng tài trong những trường hợp ý kiến tranh luận không ngã ngũ Người họcchỉ có thể và phải làm việc hợp tác với nhau Học tập là tương tác, vận dụngkinh nghiệm của nhau để thực hành những trải nghiệm cá nhân

- Tạo điều kiện và giúp người học nhận ra các quan niệm sai lầm của mình và tựgiác khắc phục chúng

- Trình bày tính hiển nhiên của các quan niệm khoa học

Trang 5

- Tổ chức cho người học kiểm tra và vận dụng kiến thức thu nhận.

(Dạy học theo thuyết kiến tạo- TS Tôn Quang Minh)

2.1.3.Những phương pháp dạy học thích hợp, tương ứng với nội dung, yêu cầu

và điều kiện bài học, phù hợp với trình độ học sinh và quỹ thời gian dạy học.

2.1.3.1.Phương pháp gợi mở - vấn đáp giải thích minh họa và vấn đáp tìmtòi(vấn đáp phát hiện): để tạo diễn đàn về HIV/AIDS, giáo viên dẫn dắt học sinhbằng hệ thống câu hỏi có kèm hình ảnh trực quan giúp học sinh thể hiện đượcsuy nghĩ, ý tưởng của mình từ đó khám phá, lĩnh hội được kiến thức(Hoạt độngtrải nghiệm)

2.1.3.2.Phương pháp dạy học hợp tác: giúp mọi học sinh tham gia một cách chủ

động vào quá trình học tập tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinhnghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, tạo

cơ hội cho các em giao lưu, học hỏi lẫn nhau(Hoạt động hình thành kiến thứcmới, Hoạt động thực hành)

2.1.3.3 Phương pháp dạy học trực quan: giáo viên trình chiếu hình ảnh, học

sinh quan sát; học sinh trình bày, thuyết trình về bức tranh đã vẽ trong hoạt độngthực hành(Hoạt động trải nghiệm và hoạt động thực hành)

2.1.3.4.Phương pháp dạy học thực hành: phương pháp này nhằm củng cố, bổ

sung, làm vững chắc thêm các kiến thức lý thuyết, mở rộng sự liên tưởng vàphát triển các kĩ năng(Hoạt động thực hành và hoạt động bổ sung)

2.2.Thực trạng của vấn đề:

2.2.1.Thực trạng về phía Giáo viên:

Trong những năm qua, hầu hết đội ngũ giáo viên trong cả nước nói chung, ở

các trường trong tỉnh, trong huyện đã được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ về đổi mới phương pháp dạy học do Sở GD&ĐT tổchức, nội dung triển khai một số phương pháp, kĩ thuật dạy học mới Có thểkhẳng định rằng đây là những phương pháp dạy học quan trọng, vừa mới vừahiện đại, lại rất khả thi, đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng Qua việctìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học, tôinhận thấy phương pháp dạy học này đã thật sự đem lại “luồng sinh khí mới” chohọc sinh trong quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn Bước đầu đã giảm bớt đượctâm lý chán học Văn, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồngthời đem đến cho các em cái nhìn mới, cách tư duy mới, sự hưng phấn, lôi cuốnđối với môn học

Tuy nhiên, việc ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình

dạy học của nhiều giáo viên còn máy móc, gò ép, chiếu lệ, hoặc quá lạm dụngphương tiện kĩ thuật hiện đại, hoặc áp dụng quá nhiều phương pháp, kĩ thuật

Trang 6

trong một bài dạy nên vượt quá thời gian cho phép Nhiều Giáo viên tỏ ra bănkhoăn không biết sử dụng các phương pháp, kĩ thuật đó như thế nào, vào khâunào trong quá trình dạy học? Thậm chí có giáo viên đã rất cố gắng đổi mới cáchdạy nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nhưng việc lựa chọnphương pháp còn chưa phù hợp, hoặc sự phối hợp giữa các phương pháp chưanhịp nhàng nên hiệu quả và chất lượng của một số giờ Ngữ văn chưa cao, giờdạy vẫn rất gượng gạo, gò bó, áp đặt.

2.2.2 Thực trạng về phía học sinh:

Học sinh hiện nay ít có những chiêm nghiệm sâu sắc về những vấn đề nhàvăn đặt ra trong tác phẩm văn học Hơn thế, vốn hiểu biết về xã hội của các emcũng rất non kém Bên cạnh đó, các em thường ít quan tâm đến những vấn đề xãhội, đặc biệt là các vấn đề văn hóa, giáo dục, chính trị, đạo đức…Vì thế học sinhthường không có hứng thú học văn

Một bộ phận học sinh có lối sống sai lầm dẫn đến mắc bệnh hoặc có cái nhìn

kì thị với những người bị bệnh HIV khiến cho căn bệnh thế kỉ càng có điều kiệnlây lan Vì vậy, khi tìm hiểu văn bản theo cách này này, giáo viên đã cung cấpthêm về kiến thức HIV/AIDS cho các em Bên cạnh đó, hướng các em đến ýthức trách nhiệm với bản thân và xã hội, để có lối sống lành mạnh cho bản thân

và an toàn cho xã hội Các em phải là những người tiên phong trong phong tràophòng chống AIDS, và là những người phá bỏ bức tường rào ngăn cách giữa

Bước 1: Làm bộc lộ quan niệm của học sinh: Trong bước này, giáo viên

giúp học sinh hệ thống, ôn lại kiến thức cũ có liên quan đến kiến thức mới bằng cách sử dụng các câu hỏi, bài tập:

- Ở lớp học dưới, em đã được học hay có hiểu biết gì về căn bệnh HIV/AIDS?

- Cho đến thời điểm này, em đã được dự mấy lần mít tinh, tuyên truyền vềphòng, chống HIV/AIDS? Ấn tượng của em về những lần dự đó?

Sau đó giáo viên sẽ nêu vấn đề, tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ quan niệm của mình về vấn đề học tập Cụ thể:

Trang 7

- GV cho bài tập tình huống: - Lớp có một bạn học sinh mới chuyển đến, bạn ấykhông may bị nhiễm HIV từ mẹ và có bạn không chịu ngồi cùng bàn, em sẽlàm cách nào để thuyết phục các bạn không kì thị, phân biệt đối xử với bạnmới?

- Gv chiếu hình ảnh về tệ nạn xã hội, căn bệnh thế kỉ, các con đường lây nhiễmHIV->Tạo diễn đàn về HIV/AIDS

Bước 2: Tổ chức điều khiển học sinh thảo luận: giáo viên tổ chức cho học

sinh đặt câu hỏi thảo luận, phân tích kết quả và từ đó rút ra kết luận chung cho

cả lớp:

- Thế nào là HIV/AIDS?

- HIV được phát hiện vào thời điểm nào?

- Cơ chế gây bệnh?các con đường lây nhiễm?

- Các giai đoạn phát triển của bệnh?

(Học sinh có thể vận dụng bài “Sự nhân lên của virut”- Sinh học lớp 10 để giải quyết vấn đề)

Bước 3: Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề về

lí thuyết cũng như thực tiễn, qua đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức mới:

- GV tổ chức cho học sinh tìm hiểu về tác giả, thể loại, nội dung, nghệ thuật của văn bản

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm vẽ một bức tranh với thông điệp: kêu

gọi mọi người chung tay phòng chống và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS đang diễnbiến rất phức tạp hiện nay

- Nhìn vào bức tranh hãy thuyết minh về vấn đề HIV/AIDS?

(Từ kiến thức tích lũy được học sinh sẽ giải quyết được bài tập tình huống)

Theo tinh thần trên, tôi đã thiết kế bài học theo 5 bước gồm: hoạt động trải nghiệm, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động thực hành, hoạt động vận dụng, hoạt động bổ sung.

3.1.1.Hoạt động trải nghiệm:

*Mục đích:

- Giúp học sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng để chuẩn bị tiếp nhận kiếnthức, kĩ năng mới

- Tạo hứng thú cho bài học

- Tìm hiểu học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống

có liên quan đến bài học

* Nội dung, hình thức trải nghiệm:

- Học sinh quan sát hình ảnh trên máy chiếu-> trao đổi về vấn đề có liên quanđến bài học Cụ thể giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về tệ nạn xãhội, căn bệnh thế kỉ, các con đường lây nhiễm HIV Từ đó tạo diễn đànHIV/AIDS

Trang 8

- Tích hợp kiến thức môn Sinh học(bài: Sự nhân lên của vi rút), kiến thức xãhội, kĩ năng sống.

3.1.2 Hoạt động hình thành kiến thức mới:

*Mục đích: giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hệ thống các

bài tập, nhiệm vụ

* Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ: được tiến hành theo các bước:

- Tìm hiểu chung: giáo viên giúp học sinh tìm hiểu văn bản và những vấn đề liênquan đến văn bản thông qua hệ thống câu hỏi

+ Em biết gì về tác giả văn bản?

+ Văn bản thuộc thể loại gì?bố cục và nội dung từng phần của văn bản?

- Đọc – hiểu văn bản:

+ Văn bản bàn về vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai như thế nào?

+ Sức thuyết phục của văn bản(nghệ thuật nghị luận)?

- Tích hợp kiến thức, kĩ năng làm văn: giáo viên đưa câu hỏi/bài tập:

+ Mô hình thông thường của một bài nghị luận xã hội?Văn bản này tác giả viếtnhư thế nào?

3.1.3.Hoạt động thực hành: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết

các nhiệm vụ cụ thể nhằm củng cố kiến thức mới:

- Vẽ một bức tranh với thông điệp: kêu gọi mọi người chung tay phòng chống

và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS đang diễn biến rất phức tạp hiện nay

- Nhìn vào bức tranh bạn vẽ hãy thuyết minh về vấn đề HIV/AIDS?

3.1.4 Hoạt động vận dụng: Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết một

bài văn ngắn gửi tới mọi người thông điệp “ Đừng im lặng trước các dịch bệnhhiện nay”

3.1.5 Hoạt động bổ sung:

- Tìm hiểu thêm về thể loại văn nhật dụng

- Viết bài nghị luận về vấn đề HIV/AIDS

3.2 Tổ chức thực hiện:

Tiết 16, 17.

Đọc văn: THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG

AIDS, 1- 12- 2003 (Cô- Phi An- Nan)

- Cảm nhận được sức thuyết phục to lớn của bài văn

2 Kĩ năng :

- Đọc hiểu thể loại văn nhật dụng viết dưới dạng nghị luận

- Kĩ năng làm việc theo nhóm

Trang 9

- Kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn

3 Thái độ :

- Có thái độ đúng đắn đối với bệnh và người nhiễm HIV/AIDS

Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực sau:

- Năng lực thu thập và xử lý thông tin, dẫn chứng

- Năng lực trình bày, suy nghĩ, quan điểm riêng về vấn đề nghị luận xã hội

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về một vấn đề xã hội

- Năng lực vận dụng thao tác lập luận

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội giàu sức thuyết phục

B Phương tiện thực hiện:

1 GV: SGK, SGV, Giáo án, Tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng,phiếu học tập

2 HS: SGK, Vở soạn, Giấy A4, bút chì

C Phương pháp tiến hành

Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp và kĩthuật dạy học tích cực

D.Tiến trình tổ chức dạy học : Ổn định lớp- Tạo tâm thế tiếp nhận cho hs

Gv tổ chức kiểm tra bài cũ lần lượt đặt câu hỏi: - Ở lớp học dưới, em đã được

học hay có hiểu biết gì về căn bệnh HIV/AIDS?

- Cho đến thời điểm này, em đã được dự mấy lần mít tinh, tuyên truyền vềphòng, chống HIV/AIDS? Ấn tượng của em về những lần dự đó?

Giáo viên gọi học sinh lên bảng trả lời rồi nhận xét cho điểm

Giáo viên giới thiệu bài mới bằng bài tập tình huống:

- Lớp có một bạn học sinh mới chuyển đến, bạn ấy không may bị nhiễm HIV từ

mẹ và có bạn không chịu ngồi cùng bàn, em sẽ làm cách nào để thuyết phục cácbạn không kì thị, phân biệt đối xử với bạn mới?

Hoạt động 1: Trải nghiệm:

- Gv chiếu hình ảnh về tệ nạn xã hội,

căn bệnh thế kỉ, các con đường lây

nhiễm HIV(nguồn Internet)->Tạo

+ Cơ chế gây bệnh?các con đường lây

nhiễm và các giai đoạn phát triển của

*Diễn đàn về HIV/AIDS

- Khái niệm HIV/ AIDS: HIV ( Human

Imunode ficiency) là một loại vi rútgây suy giảm miễn dịch ở người

AIDS ( Acquyred Immune De ficiencySyndrome) là hội chứng suy giảmmiễn dịch mắc phải

AIDS là giai đọan nối tiếp và cuốicùng của HIV, biểu hiện bằng nhiềuchứng bệnh nặng do hệ thống miễndịch cơ thể bị suy yếu, không còn khảnăng chống đỡ và đưa đến tử vong

- Thời điểm phát hiện: Thời điểm phát

hiện: Năm 1981: Tại Mĩ ở các trườnghợp đồng tính luyến ái nam

Năm 1990: ở Việt Nam tại thành phố

Trang 10

bệnh? Hồ Chí Minh trong nhóm người nghiện

chích ma túy

- Cơ chế gây bệnh: HIV lây truyền qua

các dịch cơ thể: máu, tinh dịch, dịchtiết âm đạo, sữa mẹ Nó gây bệnh bằngcách gắn vào các tế bào T giúp đỡCD4+(còn gọi là limpho bào T4) mộtloại bạch cầu tham gia quá trình đápứng miễn dịch chống lại nhiễm trùng

và ung thư Khi số lượng tế bào TC4+giảm, người đó dễ mắc một số bệnh

mà cơ thể người khỏe mạnh bìnhthường đủ sức chống lại Các bệnhnhiễm trùng cơ hội này là nguyên nhânchính dẫn đến tử vong ở người nhiễmHIV/AIDS

- Các con đường lây truyền HIV

* Qua đường máu

* Qua đường tình dục

* Mẹ truyền sang con

- Ba giai đoạn phát triển của bệnh

* Giai đoạn sơ nhiễm: (cửa sổ)

* Giai đoạn không triệu chứng

* Giai đoạn biểu hiện triệu chứngAIDS

1 Tác giả: Cô- phi An- nan sinh ngày

8/4/1938 tại Gana thuộc Châu Phi Ôngbắt đầu làm việc ở tổ chức Liên hợpquốc từ 1962 và người thứ 7, cũng làngười Châu Phi da đen đầu tiên đượcbầu làm tổng thư kí Liên hợp quốc.Ông đảm nhiệm chức vụ này hai nhiệm

kì đến tháng 1/2007

- Năm 2001, tổ chức LHQ và cá nhânTổng thư kí Cô- phi An- nan được traogiải thưởng Nôben hoà bình

2 Thể loại: Văn bản nhật dụng, hình

thức thông điệp

II Đọc – hiểu văn bản:

1 Đọc và tìm bố cục văn bản:

Trang 11

+ Mô hình thông thường của một bài

+ Tại thời điểm 2003, tác giả đó đưa ra

những con số thống kê về HIV/AIDS

Em có suy nghĩ gì về những con số

đó?Hãy điền thêm những con số mà

em biết về HIV/AIDS ở Việt Nam và

Thanh Hóa trong những năm gần đây?

- GV phát phiếu học tập cho HS

- HS điền số liệu vào phiếu học tập và

nhận xét?

- Gv nhấn mạnh thêm về sự lây lan

nguy hiểm của HIV

2 Tìm hiều văn bản:

a.Đặt vấn đề:

Các quốc gia đó nhất trí thông qua

"tuyên bố về Cam kết phòng chốngHIV/AIDS"

b.Giải quyết vấn đề:

*Thực trạng:

- Những việc đã làm được: ngân sáchphòng chống HIV tăng đáng kể, quỹtoàn cầu về phòng chống HIV đượcthành lập, các nước đã xây dựng chiếnlược quốc gia phòng chống HIV/AIDS

- Đại dịch HIV/AIDS vẫn đang hoànhhành dữ dội trên toàn cầu: mỗi phútđồng hồ trôi qua có 10 người bị nhiễmHIV; HIV/AIDS đang lây lan với tốc

độ báo động ở phụ nữ, lan rộng ởnhững khu vực trước đây vẫn còn antoàn

- Những mục tiêu đặt ra đã không đượchoàn thành

- Những con số biết nói:

Theo số liệu thống kê của Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế VN, Sở Y tế

Thanh Hóa

nhiễm HIV

Số người mắc AIDS

*Nhiệm vụ:

Ngày đăng: 16/08/2017, 15:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội- NXB GD Việt Nam Khác
3. Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Lớp 12 môn Ngữ văn ( Phan Trọng Luận -Nhà xuất bản Giáo dục- 2008) Khác
4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 12, Nhà xuất bản Giáo dục- 2010 Khác
5. Phương pháp dạy học hiện đại. (Nxb Giáo dục 2001) 6. Phương pháp dạy học tích cực ( PGS.TS Vũ Hồng Tiến) 7. Sách giáo khoa Ngữ văn 12- NXB GD& ĐT Khác
11. Dạy học theo thuyết kiến tạo- TS Tôn Quang Minh Khác
12. Luật Giáo dục 2005/38/2005/QH11.C 2009-2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w