Các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn GDCD LỚP 11 ở trường THPT...8 3.1.Về phía giáo viên...9 3
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM NĂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN GDCD 11- PHẦN HAI
Người thực hiện: Nguyễn Thị Bảy
Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Thị Lợi SKKN thuộc lĩnh mực (môn): GDCD
THANH HOÁ, NĂM 2016
Trang 2MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Đối tượng nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
II NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 5
1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 5
2 Thực trạng dạy học môn GDCD lớp 11 ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi 7
2.1.Thực trạng chung: 7
2.2.Về phía học sinh: 7
2.3.Về phía giáo viên: 8
3 Các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn GDCD LỚP 11 ở trường THPT 8
3.1.Về phía giáo viên 9
3.2 Đối với học sinh 11
4 Bài dạy thực nghiệm: 12
Bài 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 12
5 Kết quả thực nghiệm 18
6 Bài học kinh nghiệm 19
IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 20
1 Kết luận 20
2 Kiến nghị 20
V PHỤ LỤC 21
VI DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 3I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và pháthuy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởngkinh tế nhanh và bền vững Đặc biệt đối với Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnhCNH, HĐH cần phải tích cực đổi mới giáo dục đào tạo, trong đó có đổi mớiphương pháp dạy- học có ý nghĩa chiến lược, góp phần đào tạo lớp người mớinăng động, sáng tạo, đủ sức giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong thựctiễn xây dựng đất nước
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khoá VIII đã khẳngđịnh: Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụmột chiều, rèn luyện nết tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụngphương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảođiều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS, nhất là sinh viên đại học.Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông là một yêu cầu cấpthiết trong quá trình phát triển giáo dục và đào tạo Đổi mới phương pháp dạyhọc là kế thừa có chọn lọc các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp vớicác phương pháp dạy học hiện đại, trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến nhưInternet, phần mềm, công cụ hỗ trợ, phòng học bộ môn…
Ở nước ta, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được triển khai từ lâuvới nhiều hình thức, quy mô khác nhau, góp phần phát huy được truyền thốnghiếu học trong nhà trường Quá trình đổi mới phương pháp dạy học được thựchiện theo hướng người dạy đóng vai trò chủ đạo tổ chức quá trình học tập,thúc đẩy, phát huy vai trò tích cực của người học
Đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta, trong những năm qua đã manglại hiệu quả đáng kể, chất lượng dạy và học được nâng lên Tuy nhiên,phương pháp dạy học về cơ bản vẫn còn tồn tại tình trạng dạy học thụ động,nặng đối phó với thi cử Nhiều GV sử dụng phương pháp dạy học chưa phùhợp, lạm dụng trực quan và máy móc trong dạy học Hiện tượng đọc chép vànhìn chép còn phổ biến Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy họckhông thể là một sớm, một chiều và cũng không thể chỉ một vài cá nhân hoặcmột vài nơi triển khai, mà cần có sự đồng bộ và còn là trách nhiệm của từngthầy cô giáo, nhà trường, địa phương và cả ngành giáo dục Quá trình đổi mớiphương pháp dạy học đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Việc kết hợpphương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực là mộttrong những biện pháp để phát huy hiệu quả dạy học cao hơn Do đó, nghiêncứu vấn đề này không chỉ là nhu cầu thiết thực về mặt lý luận đối với đội ngũcán bộ quản lý mà còn có giá trị thực tiễn to lớn đối với đội ngũ GV đang trựctiếp dạy học
Trang 4Phần hai: Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong chương trìnhGDCD 11 là một phần khó với các kiến thức về tính tất yếu, đặc điểm củathời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; Bản chất của nhà nước và nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa ở nước ta; một số nội dung cơ bản về những chính sách lớncủa Đảng và Nhà nước ta hiện nay, bước đầu HS mới được làm quen Chính
vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy phầnnày là một yêu cầu cấp thiết Một trong những giải pháp đó là kết hợp phươngpháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học tích cực
Với ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy GDCD lớp 11 phần hai” (Qua thực tế tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi
– Sầm Sơn – Thanh Hóa)
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu ở phạm vi kết hợp phươngpháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực trong dạy họcmôn GDCD lớp 11- phần hai ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi thị xã SầmSơn
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành hai nhóm phương pháp nghiêncứu:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết bao gồm: Phương pháp phântích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá
Nhóm phương pháp thực nghiệm: Gồm chuẩn bị thực nghiệm, tiếnhành thực nghiệm, xử lí kết quả điều tra thực nghiệm và đưa ra kết luận khoahọc
Trang 5II NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong xã hội ngày nay yêu cầu đặt ra cho mỗi cá nhân không chỉ cần kiếnthức, kinh nghiệm mà còn phải có rất nhiều kỹ năng, một trong những kỹnăng quan trọng nhất là kỹ năng tự học Chính vì vậy, người giáo viên khôngchỉ đơn thuần là người truyền đạt tri thức cho học sinh mà quan trọng hơn là
là phải dạy cho các em cách học, phải làm thế nào để khơi dậy những điểmmạnh vốn có của HS: đó là sự ham học hỏi, muốn khám phá bản thân và thếgiới, tính độc lập, sáng tạo… Đồng thời, trong quá trình đó người GV cũngcần khéo léo, linh hoạt tổ chức các hoạt động dạy học để vừa thu hút các emtham gia Do đó, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượngdạy và học môn GDCD ở trường THPT là vô cùng cần thiết
Tư tưởng dạy học tích cực và sáng tạo đã là một chủ trương quan trọngcủa Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục nước ta, đã được giới thiệu rộngrãi trên các bài báo và tạp chí khoa học chuyên ngành
Đã có rất nhiều bài báo, cuốn sách, tạp chí trong thời gian qua nghiên cứu vềvấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo chiều hướng tích cực Các tác giảđều khẳng định vận dụng phương pháp dạy học tích cực không có nghĩa làphương pháp dạy học truyền thống đã mất đi khả năng truyền đạt của mìnhđến người học, mà trái lại nó vẫn có một vị trí, ưu điểm nhất định trong quátrình dạy học Phương pháp dạy học truyền thống sẽ phát huy được tính tíchcực của nó nếu như trong quá trình dạy học người GV biết kết hợp một cáchnhuần nhuyễn giữa phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạyhọc tích cực
Phương pháp dạy học truyền thống đã được sử dụng lâu đời trong cácnhà trường và hiện nay nó vẫn phát huy được những ưu điểm của mình trongquá trình dạy học Tuy nhiên, để phát huy tốt hơn nữa các phương pháptruyền thống, trong quá trình dạy học, người GV môn GDCD cần biết khaithác các yếu tố tích cực của các phương pháp truyền thống, đồng thời biết kếthợp với các phương pháp dạy học tích cực như vậy bài giảng mới đạt hiệuquả cao
Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quenthuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều Thế hệ Về cơbản, phương pháp dạy học truyền thống lấy hoạt động của người thầy là trungtâm Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là
"kho tri thức" sống, HS là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo Vớiphương pháp dạy học truyền thống, GV là chủ thể, là tâm điểm, HS là kháchthể, là quỹ đạo Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đườngthẳng theo hướng từ trên xuống, do đó, nội dung bài dạy theo phương pháptruyền thống có tính logic cao
Trang 6Các phương pháp dạy học truyền thống đã được sử dụng: Phương phápthuyết trình (giảng giải, diễn giảng, kể chuyện); phương pháp trực quan,phương pháp đàm thoại (tái hiện, giải thích – minh họa, tìm tòi); phương phápnêu vấn đề; phương pháp củng cố-đánh giá…
Các phương pháp dạy học truyền thống đã góp phần rất quan trọng vàoviệc truyền thụ tri thức môn GDCD Tuy nhiên, ở mỗi phương pháp dạy họcvẫn còn có những hạn chế nhất định Để khắc phục những hạn chế của từngphương pháp đó thì việc kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống trongquá trình dạy học là điều hết sức cần thiết
Phương pháp dạy học tích cực là cách thức dạy học theo lối phát huytính tích cực, chủ động của HS Ở đó, GV là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi
ý, tổ chức giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới GV
có vai trò là trọng tài , cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy Phương pháp dạyhọc này chú ý đến đối tượng HS, coi trọng việc nâng cao quyền năng chongười học GV là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ vàphân xử các ý kiến đối lập của HS; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kếtbài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững
Phương pháp dạy học tích cực tập trung vào phát huy tính tích cực củangười học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngườidạy
Ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực là rất chú trọng kỹ năng thựchành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học.Đặc điểm của dạy học theo phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễngiải; Tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống
Yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực: Có các phương tiện dạyhọc, HS chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc
lộ ý kiến, quan điểm GV phải chuẩn bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lườngtrước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhànggiữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò
Phương pháp dạy học tích cực có rất nhiều phương pháp như: Phươngpháp thảo luận nhóm; Phương pháp dự án; Phương pháp động não; Phươngpháp đóng vai; phương pháp trò chơi…
Nếu so sánh một bài học thông thường với một bài học đổi mới theo theo
tư tưởng dạy học hướng vào người học có thể thấy những điểm khác nhaudưới đây:
Dạy học truyền thống Dạy học tích cực
- Trong quá trình dạy học GV nói
Trang 7- GV quyết định quy trình dạy học - HS quyết định hướng đi của bài học
thông qua sự hướng dẫn của GV
- Bàn ghế được sắp xếp hướng về
phía bảng và GV
- Bàn ghế trong lớp được xắp xếp saocho HS có thể hoạt động độc lập hoặc
nhóm được thuận lợi
- HS không được tự do di chuyển chỗ
ngồi
- HS có thể đi lại khi đang học trong
trường hợp cần thiếtTóm lại, mỗi phương pháp dạy học truyền thống hay tích cực cũng đều
có những đặc điểm, ưu thế và nhược điểm riêng Không có phương pháp dạyhọc nào là chìa khoá vạn năng Việc nghiên cứu kỹ từng bài dạy, đối tượngngười học để có sự phối kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học là việc cầnlàm ngay của mỗi GV để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêucầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạnhiện nay
2 Thực trạng dạy học môn GDCD lớp 11 ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi.
2.1.Thực trạng chung:
Môn GDCD có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc giáo dục cho HSnhững tri thức về thế giới quan một cách tương đối có hệ thống, toàn diện,giúp cho HS hiểu đúng quy luật phát triển tất yếu của tự nhiên, của xã hội vàcủa tư duy; giúp cho HS nhận thức đúng đắn cuộc sống của cá nhân và cộngđồng ; biết sống trong điều kiện cụ thể của bản thân, gia đình và xã hội, luônluôn có ý thức vươn tới cái đẹp Chính trên cơ sở những tri thức đó, HS sẽdần hình thành những quan điểm mới, những khuynh hướng tư tưởng mới,động cơ, hoài bão, lòng tin và hành vi tốt đẹp của con người Đồng thời,thông qua tri thức của môn GDCD sẽ hình thành từng bước phương phápnhận thức tư duy khoa học và phương pháp hành động đúng quy luật kháchquan
Tuy nhiên, môn GDCD ở trường THPT hiện nay chưa được quan tâmmột cách đầy đủ và nghiêm túc, đang đặt ra nhiều vấn đề đối với người dạy,người học và các cấp quản lý
2.2.Về phía học sinh:
Bảng1: Kết quả học tập môn GDCD KHỐI 10 Và 11 ( điểm trung bình
môn học HỌC KỲ I năm học 2015 - 2016)
Trang 8Tỉ lệ
%
TB5,0-6,4
Từ bảng trên cho thấy kết quả học học tập môn GDCD còn thấp, tỷ lệ
HS khá giỏi chỉ chiếm 28,3%, tỷ lệ trung bình và yếu là 71,7% đây là sự phảnánh thái độ học tập chưa nghiêm túc, chưa tích cực và chưa chủ động trongquá trình học tập môn GDCD, HS chưa thấy được tầm quan trọng của mônhọc
2.3.Về phía giáo viên:
Từ thực trạng học tập môn GDCD ở Trường THPT Nguyễn Thị Lợi chothấy nguyên nhân khiến HS ít hứng thú với môn học GDCD đó chính làphương pháp dạy và cách đánh giá của GV chưa có sự đổi mới Đối với mỗibài dạy GV gần như chỉ truyền thụ kiến thức cho HS chứ chưa tổ chức đượcmôi trường cho HS chủ động suy nghĩ, tích cực khám phá, chiếm lĩnh tri thức
Về phương pháp đánh giá HS còn nặng về yêu cầu tái hiện kiến thức,chưa chú ý đến yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề, tìnhhuống thực tế Việc kết hợp câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan trongkiểm tra đánh giá còn chưa hợp lý
Các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học như sơ đồ, bảng biểu, máy chiếubăng hình trong dạy học bộ môn ít được sử dụng Điều này cho thấy việc dạyhọc môn GDCD hiện nay vẫn đang còn dạy chay, GV chủ yếu dùng phươngpháp truyền thụ tri thức một chiều, còn HS tiếp thu bài học một cách thụđộng Trong khi đặc điểm tri thức của môn GDCD lại mang tính khái quátcao và trừu tượng, để tăng tính hấp dẫn của môn học và đẩy nhanh quá trìnhtiếp thu nắm bắt kiến thức của HS thì rất cần đến sự hỗ trợ của thiết bị vàphương tiện dạy học hiện đại
3 Các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn
GDCD LỚP 11 ở trường THPT.
Việc kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạyhọc tích cực phải được xác lập trên những cơ sở nhất định, phải căn cứ vàonội dung của bài học, đặc điểm đối tượng HS…Trong quá trình dạy học, việckết hợp này của GV là rất phong phú tuỳ theo sự sáng tạo trong quá trình dạyhọc của mỗi GV Để kết hợp tốt phương pháp dạy học truyền thống vớiphương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần côngdân với các vấn đề chính trị - xã hội môn GDCD lớp 11 ở trường THPT phảithực hiện nhiều giải pháp, trong quá trình dạy học nếu GV biết khéo léo vậndụng, kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và các phương pháp
Trang 9dạy học tích cực thì dù ở điều kiện dạy học nào sự kết hợp đó cũng mang lại
hiệu quả cao.
3.1.Về phía giáo viên
Việc soạn bài, thiết kế bài dạy phải phù hợp với từng đối tượng HS, lựachọn và sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học cho đến việc tiến hànhdạy học và kiểm tra đánh giá HS
Do đặc thù của bộ môn nên việc truyền thụ những tri thức phải nhằmgiáo dục HS về mặt tư tưởng, tình cảm Vì vậy, bản thân GV phải là tấmgương mẫu mực cho các em noi theo, do đó, phải có thái độ thân thiện, cởi
mở, gần gũi, yêu quý tôn trọng HS, động viên, khích lệ, chia sẻ, giúp đỡ các
em trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống thường ngày
Về mặt chuyên môn nghiệp vụ
Hiểu được về các tri thức liên môn, các vấn đề chính trị - xã hội mangtính cập nhật, từ đó người GV mới có thể khai thác các thông tin từ các nguồnkhác nhau để hỗ trợ cho quá trình dạy học của mình một cách có hiệu quảnhất
Thường xuyên cập nhật các thông tin của đời sống xã hội, các vấn đề
về lý luận và thực tiễn,phân tích, chọn lọc thông tin để phục vụ cho bài dạycủa mình
GV môn GDCD phải hiểu rõ mục đích, bản chất, cách tiến hành cũngnhư ưu, nhược điểm của từng phương pháp để có thể khai thác, sử dụng phốihợp chúng với nhau một cách thành thạo, sáng tạo trong giờ lên lớp nhằm đạthiệu quả
Tích cực tham gia các buổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn để cậpnhật thông tin về đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng các phươngpháp dạy học để đạt hiểu quả cao chuẩn bị bài dạy chu đáo ; vận dụng cácbước dạy học một cách linh hoạt, hợp lý, không máy móc, thường xuyên sửdụng đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học
Trong giờ học người GV nên tạo ra được tâm lý thoải mái ngay từnhững phút đầu của bài học, có như vậy mới kích thích được HS tiếp thu bàigiảng Phải tạo không khí sáng tạo, cởi mở trong giờ học, khuyến khích các
em làm việc, động viên, khích lệ các em giải quyết các vấn đề mà GV đưa ra
GV phải tạo điều kiện để khuyến khích năng lực tư duy độc lập của học sinh,giúp các em phát huy đến mức tối đa sức sáng tạo của mình Sáng tạo trongviệc tìm ra con đường ngắn nhất để nắm bắt lấy tri thức; sáng tạo trong việc
Trang 10lựa chọn giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề đặt ra; sáng tạo trong việckhám phá những tri thức mới hơn, sâu hơn những gì mình đã được học vàsáng tạo trong việc nghi ngờ tri thức của người khác để tìm đến chân lý chomình.
Sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học trong việc kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn GDCD.
Trong quá trình dạy học phần công dân với các vấn đề chính trị - xã hộinếu được xen kẽ, kết hợp giữa các phương pháp dạy học truyền thống vàphương pháp dạy học tích cực một cách hợp lý thì hiệu quả dạy học sẽ tănglên Chẳng hạn, để phát triển tư duy của HS, GV có thể xen kẽ phương phápthuyết trình với vấn đáp, thảo luận; hay phương pháp thuyết trình với nêu vấn
đề và động não nhằm giúp HS tìm ra vấn đề và tự giải quyết vấn đề…
Ví dụ: để học sinh có thể nắm được một cách khoa học nhất về thựctrạng tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay, GV có thể sử dụngphương pháp trực quan, phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với phươngpháp thuyết trình
Hoặc để phát huy năng lực tư duy độc lập và khả năng giải quyết vấn đề củahọc sinh trong phần trách nhiệm của công dân ở các bài: Chính sách dân số vàgiải quyết việc làm; Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường; Chính sáchgiáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa; chính sách quốc phòng,
an ninh, GV có thể kết hợp sử dung các như: phương pháp đóng vai, thảoluận lớp và giảng giải
GV cần căn cứ vào tình hình cụ thể của bài giảng mà kết hợp một cáchhài hoà, hợp lý Việc phối hợp và sử dụng thành thạo các phương pháp dạyhọc trong quá trình dạy học phải bắt đầu từ sự phân tích nội dung của bài học,
và cũng cần nhận thức được rằng mỗi phương pháp thường chỉ giải quyếtđược một nội dung nhận thức nào đó, vì vậy phải sử dụng thành thạo nhiềuphương pháp, và kết hợp chúng một cách nhuần nhuyễn để đạt hiệu quả cao
Ví dụ đối với vấn đề dân số là vấn đề không mang tính lí luận, trừu
tượng cao, hơn nữa học sinh có thể tiếp thu từ nhiều nguồn thông tin khácnhau, vì vậy, dựa vào nội dung kiến thức và cách trình bày rất khái quát trongSGK, GV có thể sử dụng chủ yếu là phương pháp đàm thoại kết hợp vớigiảng giải để phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ của học sinh Tuy nhiên tùytừng nội dung của bài học giáo viên có thể kết hợp các phương pháp nêu trênvới phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trắc nghiệm nhằm rènluyện tinh thần hợp tác trong việc giải quyết vấn đề, phát huy tính tích cựctrong tư duy của của các em và để đánh giá mức độ nhận thức của HS Hoặcyêu cầu HS sưu tầm tranh, ảnh, số liệu về vấn đề dân số và tự rút ra những kếtluận
Khi dạy bài Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đây là bài học mang nặng tính
lí luận chính trị, chủ yếu cung cấp cho hs một số kiến thức cơ bản và khái
Trang 11quát về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vì vậy, GV có thể
sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giảng là chủ đạo Song, HS lớp 11 đãđược học những kiến thức cơ bản về triết học ở lớp 10, tư duy lí luận, kiếnthức thực tiễn và tư duy khái quát và phê phán ở mức độ cho phép, vì vậy,
GV có thể sử dụng kết hợp các phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận nhóm,đàm thoại…bằng những câu hỏi gợi mở, để làm tăng tính tích cực và chủđộng học tập của học sinh, đồng thời làm cho bài giảng tăng thêm tính thựctiễn và sinh động
Lưu ý đối với phương pháp thảo luận nhóm khi yêu cầu các nhóm trìnhbày sản phẩm thảo luận GV nên yêu cầu bất kỳ thành viên nào của nhóm đểtrình bày nhằm tránh tình trạng ỷ lại của một số HS, buộc tất cả các thànhviên trong nhóm đều phải làm việc và đều có cơ hội để rèn luyện kỹ năngthuyết trình
Bên cạnh đó, phương pháp kiểm tra, đánh giá cũng cần phải đổi mới
GV có thể kiểm tra thái độ học tập và mức độ tiếp thu kiến thức trong mônhọc bằng nhiều cách khác nhau như: phần kiểm tra bài cũ thay vì việc chỉ nêucâu hỏi và gọi một đến hai HS trả lời, giáo viên có thể cùng một câu hỏi kiểmtra 3 – 5 HS bằng cách thay đổi cách đặt câu hỏi và cách trình bày HS có thểviết câu trả lời vào giấy sau đó nộp lại cho giáo viên hoặc ghi lên bảng, hếtthời gian GV chỉ cần nêu đáp án đúng để những HS được kiểm tra và cả lớp
tự chấm điểm cho câu trả lời của mình GV có thể đánh giá HS qua việc thamgia thảo luận, phát biểu xây dựng bài, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ mà
GV đã giao… điều này rất cần thiết đối với môn học có thời lượng lên lớp ítchỉ 1 tiết/ tuần như môn GDCD
Dạy học cần đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, thiết thực và hiện đại; phảiđảm bảo tính hệ thống; lý thuyết phải liên hệ với thực tiễn; rèn luyện kỹ năngthực hành
Cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vai trò cũng như ưu, nhược điểmcủa từng phương pháp dạy học, từ đó rút ra sự kết hợp hài hoà
Kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy như: chiếu
hình ảnh, Tư liệu phục vụ bài dạy những trò chơi sáng tạo, đơn giản sẽ gópphần làm cho giờ học hấp dẫn, sinh động
3.2 Đối với học sinh
Ngay từ đầu HS phải có thái độ đúng đắn đối với môn học, không xemđây là môn học phụ HS phải biết vận dụng các tri thức của môn học vào giảiquyết các vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra, chủ động tìm kiếm các nguồn trithức mới, liên quan đến nội dung bài học và có phương pháp để giải quyết tốtcác vấn đề mà GV đưa ra
Để làm được điều đó GV phải yêu cầu và khuyến khích các em đọc bài trước
ở nhà, đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến nội dung của bài học Tuynhiên trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc tìm hiểu tài liệu