SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC QUYỀN “BÌNH ĐẲNG TRONG HÔN
Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC QUYỀN
“BÌNH ĐẲNG TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH” MÔN GDCD 12
Người thực hiện: Phùng Thanh Loan Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: GDCD
THANH HOÁ - NĂM 2018
Trang 2và trách nhiệm công dân.” [7, điều 23].
Đáp ứng mục tiêu trên, môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường Trunghọc Phổ thông (THPT) đã thể hiện ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc giáodục, đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước Bởi lẽ, bộ môn không chỉtrang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh mà còn cungcấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất về Đạo đức, Pháp luật, các vấn đềChính trị - xã hội có tính thời sự cao Đây là việc làm quan trọng và cần thiếtnhằm nâng cao chất lượng học tập, góp phần đào tạo, phát triển nguồn nhân lựccho xã hội, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế củanước ta hiện nay
Đứng trước “sứ mệnh” to lớn như vậy thì vai trò của người giáo viên dạymôn GDCD ngày càng được khẳng định Dạy học được ví như là một “nghệthuật” và người giáo viên chính là một “nghệ sĩ” Mỗi “nghệ sĩ” sẽ có nhữngcách thức khác nhau khi truyền tải kiến thức đến học sinh Có người sẽ tạo đượchứng thú, hiệu quả học tập rất cao cho học sinh nhưng cũng không ít trường hợpngược lại Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có sử dụng các
kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo tronghọc tập cho học sinh đang là vấn đề mà toàn ngành giáo dục và xã hội quan tâm
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều giáo viên dạy GDCD khi lên lớp vớimột tâm thế hời hợt, dạy qua loa, chiếu lệ… Việc đổi mới phương pháp dạy họccòn chậm hoặc hình thức Từ đó, làm cho học sinh không có hứng thú với bàihọc Đặc biệt, với những kiểu bài thuộc phạm trù Đạo đức, Pháp luật… cónhững kiến thức các em đã được làm quen ở lớp dưới (chẳng hạn như kiến thức
về Hôn nhân và Gia đình) Không những thế, những kiểu bài về Pháp luậtthường khô khan, khó nhớ nên việc giáo viên chỉ dạy theo phương pháp truyềnthống đọc – chép, thuyết trình thì sẽ làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán vàmệt mỏi
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, bản thân tôi là một giáo viên, đangtrực tiếp giảng dạy môn GDCD ở trường THPT, tôi luôn trăn trở làm sao để họcsinh hứng thú khi học bộ môn, tiếp nhận tri thức bộ môn một cách nhẹ nhàng vàhiệu quả nhất Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số phương pháp mớitrong đó có sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực khi giảng dạy Qua thực tếdạy học những kiến thức về Đạo đức, Pháp luật… đặc biệt là khi dạy về quyền
“Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình” tôi nhận thấy việc sử dụng những kĩthuật dạy học tích cực đã mang lại hiệu quả đáng kể
Trang 3Tôi chọn đề tài: “ Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng
cao hiệu quả dạy học quyền “Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình” môn GDCD 12 ” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình, nhưng đó chỉ là những kinh
nghiệm chủ quan của cá nhân tôi Vì thế không tránh khỏi những thiếu sót, rấtmong nhận được sự ủng hộ và góp ý chân thành từ đồng nghiệp
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nội dung kiến thức ở môn GDCD lớp 12 là toàn bộ những tri thức vềPháp luật Đó là những nội dung gần gũi với học sinh và ít nhiều các em đã đượcbiết đến ở cấp học dưới Do đó, học sinh rất dễ dàng tiếp cận kiến thức Tuynhiên, nếu người thầy không biết cách tổ chức hợp lý, đa dạng các hoạt độnghọc thì rất dễ gây nhàm chán cho học sinh Mặt khác, đối với học sinh lớp 12,các em chuẩn bị ra trường, là một công dân trưởng thành, các em rất cần nắmvững các quy phạm pháp luật Các em cần thiết phải biết mình có quyền gì,nghĩa vụ như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội Nếu người thầy khôngbiết cách tạo cảm hứng, làm học sinh chán học thì những quy phạm pháp luật ấy
sẽ chẳng thể nào truyền tải đến học sinh Vì vậy, có thể nói chất lượng của quátrình dạy học phụ thuộc rất lớn vào khả năng tổ chức hoạt động học của ngườithầy
Nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ đạt được hai mục đích cơ bản:+ Thứ nhất, góp phần nâng cao nhận thức về tác dụng của việc sử dụngmột số kĩ thuật dạy học tích cực khi dạy học quyền: “Bình đẳng trong Hôn nhân
và Gia đình” môn GDCD lớp 12
+ Thứ hai, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú học tậptrong học sinh
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài, tôi tổng kết vấn đề sử dụng một số kĩ thuật dạy học tíchcực nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học quyền: “Bình đẳng trong Hôn nhân vàGia đình” môn GDCD lớp 12 Đối tượng cụ thể đó là các em học sinh lớp 12trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đọc, phân tích, so sánh, tổng hợp,khái quát hóa,… nhằm thu thập thông tin về lý luận
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: dự giờ, thăm lớp, thiết kế bài thựcnghiệm, trực tiếp lên lớp, phân tích các số liệu thống kê
- Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn: xây dựng câu hỏi, bảngbiểu, xử lý số liệu nhằm tìm hiểu thực trạng của quá trình dạy học môn GDCD ởtrường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
- Phương pháp thống kê toán học: xử lý kết quả thu được qua thực nghiệm
sư phạm nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình thực nghiệm
Trang 4II NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đê
2.1.1 Lý luận chung về Kĩ thuật dạy học tích cực
Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển, cho nên việc đổi mớigiáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết “Phươngpháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạocủa học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp
tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thựctiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”[7, điều 28]
Trong những năm gần đây ngành Giáo dục đã, đang đẩy mạnh việc đổimới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học Do đó phương pháp và hình thứcdạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng rất đa dạng và phong phú
Nó bao gồm các phương pháp hiện đại (nghiên cứu trường hợp điển hình, dự án,hợp đồng, thảo luận nhóm, đóng vai…) và các phương pháp truyền thống(thuyết trình, đàm thoại, kể chuyện…) Bên cạnh những phương pháp dạy họclại có các kĩ thuật dạy học hỗ trợ Mỗi khi dạy học một bài hoặc một chủ đề nào
đó, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp, nhiều kĩ thuật dạy học khácnhau miễn sao phải phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh
Phương pháp dạy học là những cách thức, con đường dẫn đến mục tiêucủa bài học Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáoviên và học sinh trong các tình huống hoặc hoạt động nhằm thực hiện giải quyếtmột nhiệm vụ hoặc nội dung cụ thể [9]
Kĩ thuật dạy học tích cực là một thuật ngữ được dùng dể chỉ những kĩthuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.Trong đó, các hoạt động học tập được tổ chức, được định hướng bởi giáo viên,người học không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trìnhtìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn,qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo
Bản chất của việc dạy học có sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực lànhằm khai thác động lực học tập ở người học để phát triển chính họ Mặt khác,coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân để chuẩn bị tốt nhất cho họ thích ứng vớiđời sống xã hội
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực, trong đó sử dụng các kĩ thuật dạyhọc tích cực, đem lại cho người học hứng thú, niềm vui trong học tập, nó phùhợp với đặc điểm tâm, sinh lý học sinh THPT là ưa thích hoạt động tìm tòi,khám phá Việc học đối với học sinh một khi đã trở thành niềm hạnh phúc sẽgiúp các em tự khẳng định mình và nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo
2.1.2 Lý luận về một số Kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng khi dạy học quyền: “Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình” môn GDCD 12.
2.1.2.1 Kĩ thuật động não không công khai.
Trang 5* Giới thiệu:
Động não không công khai là một hình thức biến đổi của thảo luận viết,mỗi thành viên của nhóm viết ra ý nghĩ của mình để giải quyết vấn đề Tuynhiên, không công khai và không tham khảo người khác, sau đó nhóm mới tiếnhành thảo luận chung
- Sau khi hoàn tất việc làm cá nhân, lần lượt từng người trình bày ý kiến
- Bắt đầu thảo luận khi tất cả thành viên đã trình bày xong ý kiến
* Lưu ý:
Trong quá trình động não, cá nhân không được tham khảo ý kiến của cácthành viên khác trong nhóm
* Ưu điểm:
- Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào
- Hữu ích khi sử dụng để thu thập thông tin phản hồi
KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986 Là sơ đồ liên hệ các kiến thức
đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học đượcsau bài học
Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết vềchủ đề bài học Thông tin nay sẽ được ghi nhận vào cột K (Know – điều đã biết)của biểu đồ Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các
em muốn biết thêm trong chủ đề này Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vàocột W (Want to know– điều muốn biết) của biểu đồ Trong quá trình học hoặcsau khi học xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W Những thông tinnày sẽ được ghi nhận vào cột L (Learned – điều đã học được)
Trang 6- Bước 2: Hướng dẫn học sinh điền các thông tin vào phiếu học tập.
- Bước 3: Học sinh điền các thông tin vào phiếu KWL
L
(Learned – Điều đã học được)-
-
-
-+ Yêu cầu học sinh viết vào cột K những gì các em đã biết liên quan đếnbài học/chủ đề
+ Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bàihọc/chủ đề
- Bước 4: Sau khi kết thúc bài học/chủ đề học sinh điền vào cột L củaphiếu những gì vừa học được Lúc này, học sinh xác nhận về những điều các em
đã học được qua bài học rồi đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giákết quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học
* Lưu ý:
- Khi sử dụng kĩ thuật KWL đối với nhóm học sinh thì trước khi học sinhđiền thông tin vào cột K, Giáo viên phải yêu cầu học sinh trao đổi, thống nhất ýkiến trong nhóm
- Khi mới áp dụng kĩ thuật KWL, có thể dùng các câu hỏi gợi ý để họcsinh có thể viết những gì các em đã biết, muốn biết và đã học được vào các cộttương ứng
* Tác dụng đối với học sinh:
- Học sinh xác định được nhiệm vụ học tập, nhu cầu, mong muốn đượctrang bị thêm hiểu biết, kiến thức, kĩ năng qua bài học
- Từ việc nhìn lại những gì đã học được sau bài học, học sinh phân tích,đánh giá những thông tin mới được hình thành và nhận thức được sự tiến bộ củamình sau bài học
2.1.2.3 Kĩ thuật sơ đồ tư duy
* Giới thiệu:
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hìnhảnh đê mở rộng và đào sâu các ý tưởng Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, ý tưởng
Trang 7được liên kết sẽ bao quát được phạm vi sâu rộng Kĩ thuật sơ đồ tư duy do TonyBuzan đề xuất, xuất phát từ cơ sở sinh lý thần kinh về quá trình tư duy: Não tráiđóng vai trò thu thập các dữ liệu mang tính logic như số liệu Não phải đóng vaitrò thu thập dữ liệu như hình ảnh, màu săc, hình dạng…
* Lưu ý:
- Có nhiều cách tổ chức thông tin theo sơ đồ: Sơ đồ thứ bậc; sơ đồ mạng;
sơ đồ chuỗi… Giáo viên nên để học sinh lựa chọn sơ đồ mà các em thích
- Giáo viên cần đưa câu hỏi gợi ý để thành viên nhóm lập sơ đồ
- Khuyến khích sử dụng biểu tượng, ký hiệu, hình ảnh và văn bản tóm tắt
* Ưu điểm:
- Phù hợp với tâm lý học sinh, dễ hiểu, dễ ghi nhớ
- Rất thích hợp với kiểu bài ôn tập, tổng kết, liên kết lý thuyết với thực tế
* Hạn chế:
Sơ đồ giấy thường khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa, tốn kém chi phí
2.1.3 Một số yêu cầu khi dạy học quyền: “Bình đẳng trong Hôn nhân
và Gia đình” môn GDCD 12
Môn GDCD ở trường THPT là một hệ thống các kiến thức liên quan đếnnhiều lĩnh vực, trong đó có kiến thức về Pháp luật (GDCD lớp 12) Toàn bộ nộidung chương trình GDCD lớp 12 tập trung phân tích bản chất, vai trò của phápluật đối với sự tồn tại, phát triển của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội Đồngthời, cũng chỉ ra một số quyền, nghĩa vụ cơ bản của mỗi công dân Trong đó,việc trang bị cho học sinh những kiến thức về quyền và nghĩa vụ của công dântrong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình là vô cùng cần thiết Những tri thức nàygóp phần tích cực vào việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của ngườicông dân, hình thành và phát triển ở các em những phẩm chắt và năng lực cầnthiết của người công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Xuấtphát từ ý nghĩa to lớn đó mà việc giảng dạy hiệu quả kiến thức ở vấn đề nàycàng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với mỗi người giáo viên Tuy nhiên, để làmtốt điều này không phải là một việc đơn giản, đòi hỏi giáo viên cần phải thựchiện được một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, giáo viên phải thực sự nắm vững các kiến thức Pháp luật về
Hôn nhân và Gia đình Để có kiến thức rộng, sâu giáo viên cần phải có sự đầu
tư, luôn trau dồi kiến thức, học tập, nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan đến Phápluật như: Luật Hôn nhân và Gia đình; Bộ luật Hình sự; Bộ luật dân sự…vv
Trang 8Mặc dù yêu cầu cần có kiến thức sâu rộng nhưng trong quá trình giảngdạy người giáo viên cũng không nên ôm đồm kiến thức Điều này sẽ dễ đẫn đếnviệc truyền thụ mang tính hàn lâm, khô khan Từ đó làm cho học sinh không cóhứng thú tiếp cận bài học.
Thứ hai, khi giảng dạy kiến thức về Pháp luật, nhất thiết giáo viên phải
liên hệ với thực tiễn, phải gắn lý luận với thực tiễn Những tri thức môn GDCDnói chung và phần Pháp luật nói riêng luôn gắn chặt với tình hình thực tế củađời sống xã hội, sự phát triển của đất nước, của con người Việt Nam Cuộc sốngluôn luôn vận động, biến đổi hàng ngày, hàng giờ sẽ là thực tế sinh động gópphần đắc lực vào việc làm sáng tỏ, chứng minh cho lý thuyết khoa học của bộmôn
Tuy nhiên, việc thực tế rất đa dạng và phong phú như vậy lại đòi hỏingười giáo viên khi giảng dạy phải lựa chọn vấn đề sao cho sát với nội dung bàihọc, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý, trình độ hiểu biết, nhận thức và tư duycủa học sinh
Thứ ba, khi giảng dạy phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản và hiện đại.
Tri thức phổ thông là những tri thức thiết yếu đối với cuộc sống, cần phải phổcập với mọi người Tri thức cơ bản là hệ thống những tri thức và kỹ năng quantrọng được lựa chọn từ các lĩnh vực khoa học, làm cơ sở vững chắc cho mọingười học tập suốt đời Tri thức hiện đại là những kiến thức mang tính chuẩnmực, có khả năng ứng dụng và phù hợp với xu thế giáo dục của thế giới [4]
Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại trong dạy học Pháp luật chính làtrang bị cho học sinh những kiến thức mà các em có thể vận dụng vào cuộc sốngcủa bản thân Đó là những tri thức phù hợp với trình độ nhận thức, phù hợp vớiđặc điểm tâm, sinh lý của học sinh, sát với mục tiêu giáo dục của trường THPT
Mặt khác, việc đảm bảo truyền thụ những tri thức mang tính phổ thông, cơbản, hiện đại còn giúp giáo viên tránh được khuynh hướng giảng dạy vượt quákhả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của học sinh hoặc đơn giản hóa những trithức mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa
Thứ tư, cần sử dụng triệt để các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại
như: máy vi tính, ti vi, máy chiếu, video… nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc truyềntải kiến thức Các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại sẽ làm phong phú thêmtiết dạy, thay đổi cách học, phương pháp học, tạo sự hứng thú, kích thích sự tìmtòi, khám phá của học sinh Đồng thời, giúp các em phát huy được tính chủđộng, sáng tạo trong học tập
Thứ năm, như đã đề cập ở trên, quyền “Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia
đình” môn GDCD lớp 12 là những kiến thức hàm chứa tri thức về Pháp luật lẫnĐạo đức Những tri thức này ít nhiều học sinh đã được tiếp cận, làm quen ở lớphọc, cấp học dưới Vì thế, khi giảng dạy ngay từ hoạt động khởi động yêu cầugiáo viên phải làm sao để thu hút sự chú ý, tạo hứng thú cho học sinh tiếp cận trithức bài học Trong các hoạt động học tập tiếp theo, giáo viên phải để học sinhthấy được cái mới, cái hay, cái thực tế của nội dung bài học Tránh việc học sinh
Trang 9nhìn nhận đây là những kiến thức đã học rồi, biết rồi, không cần học nữa Khidạy học nội dung này, nếu giáo viên không sử dụng phương pháp phù hợp sẽ rất
dễ làm cho học sinh thấy sáo rỗng, khô khan (đúng như cách đánh giá của nhiềungười về bản chất của Đạo đức và Pháp luật) Từ đó, các em sẽ thấy bài họcnhàm chán và không có hứng thú hoạt động học tập
Tóm lại, kiến thức phần: “Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình” có vịtrí quan trọng trong toàn bộ nội dung chương trình GDCD lớp 12 Vì thế, khigiảng dạy người giáo viên cần phải thực hiện tốt các yêu cầu trên Điều đó giúpgiáo viên truyền thụ tri thức cho học sinh một cách hiệu quả Đồng thời, giúphọc sinh củng cố được ý thức và hành vi của mình, định hướng phát triển vàhoàn thiện nhân cách, góp phần tích cực vào việc giáo dục học sinh thành nhữngcông dân mới phát triển toàn diện
2.2 Thực trạng việc sử dụng các Kĩ thuật dạy học tích cực và vấn đề dạy học quyền “Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình” môn GDCD lớp 12.
Như chúng ta đã biết, môn GDCD có vai trò giáo dục và giáo dưỡng Nóbao gồm một hệ thống các tri thức khoa học phù hợp với từng đối tượng nhậnthức Nếu như kiến thức của các môn khoa học cơ bản khác cung cấp cho họcsinh những nguyên liệu để xây dựng nên lâu đài của tương lai thì kiến thức mônGDCD sẽ là một kiến trúc sư thiết kế toàn bộ lâu đài đó Nó chỉ cho chúng tathấy cần phải làm gì và làm như thế nào để đạt được mục đích [4]
Tuy nhiên, trên thực tế học sinh lại có tâm lý coi môn GDCD là môn họcphụ, không thích học và không cần học Các em chỉ dành nhiều thời gian chonhững môn học nằm trong tổ hợp truyền thống khi xét tuyển vào Đại học, Caođẳng như: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh Vì thế, đã thiếu đi sựquan tâm và đầu tư cho môn học này Bên cạnh đó, kiến thức môn học liên quanđến Pháp luật cho nên rất khô khan, khó hiểu… Đây cũng chính là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không có hứng thú học tập bộ môn
Theo kết quả điều tra việc học tập môn GDCD của học sinh lớp 12
trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên cho thấy: Có tới 47,8% học sinh nhận xét
bộ môn nhàm chán, không thích học; 33,3% học sinh nhận xét bình thường;12,6% học sinh có hứng thú, thích học và 6,3% học sinh không có ý kiến Mặtkhác, qua thực tế tám năm giảng dạy, tôi nhận thấy tình trạng học sinh khônghọc bài cũ, không xem trước bài mới còn khá phổ biến Khi yêu cầu học sinhlàm bài tập về nhà, một số học sinh không làm, số học sinh làm bài thì cũng làmiễn cưỡng, bắt buộc, làm kiểu đối phó… Vì vậy mà hiệu qủa học tập mang lạikhông cao
Đặc thù của học sinh THPT là ham học, thích tìm hiểu, khám phá nhữngcái chưa biết, nhưng các em lại không nhận thấy rằng môn GDCD, đặc biệt làphần Pháp luật rất sát với đời sống, cung cấp những kiến thức cơ bản về quyềnlợi, nghĩa vụ của công dân Từ đó, giúp các em có cách ứng xử đúng đắn trongcác mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội Nhìn chung, học sinh chưa thấy
Trang 10được ý nghĩa môn học và chưa biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyếtnhững vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân Song, có thể phân tích cụthể một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, xuất phát từ nội dung chương trinh môn GDCD lớp 12 Toàn bộ
nội dung là những kiến thức về Pháp luật Đặc thù của Pháp luật là hàn lâm, khôkhan và chính xác tuyệt đối Để hiểu sâu rộng vấn đề đặt ra yêu cầu học sinhphải nhớ Luật Các chương, điều, khoản, mục… của Pháp luật nói chung sẽkhiến học sinh mệt mỏi, khó nhớ Từ đó, ảnh hưởng đến việc tiếp thu có hiệuquả tri thức này Mặt khác, nhiều bài, nhiều mục nội dung kiến thức quá rộng sovới khả năng nhận thức của học sinh Một khi không đủ trình độ tiếp nhận kiếnthức ở mức độ cao sẽ sinh ra tâm trạng chán nản, không thich học
Thứ hai, vấn đề tiếp theo nằm ở phương pháp dạy học Có thể nói, với
mỗi môn học, học sinh tiếp thu kiến thức như thế nào, có thích học môn học đóhay không phụ thuộc rất lớn vào phương pháp giảng dạy của giáo viên Để dạytốt kiến thức về Pháp luật nói chung và Pháp luật về Hôn nhân và Gia đình nóiriêng đòi hỏi người giáo viên không những phải vững vàng về trình độ chuyênmôn, mà còn biết đổi mới phương pháp dạy học Biết biến cái khô, cái khó, cáiphức tạp thành cái đơn giản, biết khơi dậy niềm hứng thú, ham học hỏi và nắmbắt kiến thức của học sinh Thế nhưng, đa số giáo viên dạy môn GDCD ở trườngTHPT chưa đầu tư xứng đáng cho môn học, không ít giáo viên trình độ còn hạnchế, không chịu trau dồi, học hỏi thêm kiến thức về Pháp luật Nhiều giáo viênkhi giảng dạy chỉ tập trung nhắc lại các kiến thức trong sách giáo khoa, vẫn cònchú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình, giảng giải, không phát huyđược tính tích cực, chủ động, phát triển tư duy cho học sinh [5]
Thứ ba, đó là việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ bộ môn Với tâm lý là bộ
môn không có nhiều trường Đại học, Cao đẳng chọn làm tổ hợp xét tuyển nên
kể cả các cấp lãnh đạo, quản lý cũng coi nhẹ việc đầu tư trang thiết bị dạy họccho bộ môn này Lâu nay, khi giáo viên giảng dạy bộ môn muốn có những công
cụ, thiết bị để hỗ trợ quá trình dạy học thì thường phải tự tìm tòi, tự thiết kế, rấttốn thời gian, công sức và tiền bạc Phòng lưu trữ phương tiện, thiết bị dạy họcphục vụ bộ môn GDCD của các trường THPT nói chung thường rất “nghèonàn”
Thứ tư, một nguyên nhân mang tính khách quan cũng ảnh hưởng không
nhỏ tới chất lượng dạy và học phần kiến thức này đó chính là niềm tin vào Phápluật Việt Nam Thực tế trong xã hội đã chỉ ra nhiều vụ việc mà người vi phạm
“lách luật”, “chạy án”, hay những vụ án xét xử chưa đúng người, đúng tội, oansai khiến các cá nhân, cơ quan chức năng phải bồi thường tới vài chục tỉ đồng…Rồi những bản án đưa ra cho hành vi vợ giết chồng, chồng bạo hành vợ, concháu đánh đập, ngược đãi ông bà, cha mẹ… chưa đủ sự nghiêm khắc, thiếu sựrăn đe từ Pháp luật Từ thực trạng trên, phần nào làm cho các em giảm lòng tinvào các tri thức Pháp luật Như vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để khơi dậy và lấy
Trang 11lại niềm tin vào Pháp luật cho các em học sinh Điều này đòi hỏi sự nỗ lực rấtlớn của giáo viên trong công tác giảng dạy của mình.
Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng việc dạy vàhọc phần Pháp luật môn GDCD lớp 12 nói chung và Pháp luật về Hôn nhân vàGia đình nói riêng còn nhiều hạn chế Từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn ápdụng một số giải pháp khi giảng dạy phần kiến thức này, nhằm góp phần nângcao hiệu quả, chất lượng dạy và học
2.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học quyền “Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình” môn GDCD lớp 12.
2.3.1 Sử dụng Kĩ thuật động não không công khai để dạy học khái niệm
“Bình đẳng đẳng trong Hôn nhân và Gia đình”.
* Mục đích:
- Khơi gợi trí nhớ học sinh về một số nội dung đã được làm quen ở lớphọc dưới (Bài 12, môn GDCD lớp 10)
- Đảm bảo 100% học sinh phải tham gia tích cực vào hoạt động học
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cá nhân
- Phát huy khả năng, tư duy sáng tạo cho học sinh
* Cách tiến hành:
Giáo viên chia lớp thành 6 - 8 nhóm (tùy vào số lượng học sinh trong lớp
và cách để vị trí bàn ghế), sau đó phát những mẩu giấy nhỏ (tờ giấy A4 cắt làm4) cho từng học sinh của các nhóm đó Yêu cầu từng học sinh ở mỗi nhóm giảiquyết nhiệm vụ mà giáo viên giao Quy định thời gian làm việc cá nhân là 3phút
Trong mỗi mẩu giấy giáo viên in sẵn các câu hỏi cần giải quyết: E hiểuthế nào là bình đẳng? Hôn nhân là gì? Gia đình là gì? Gia đình bao gồm nhữngthành viên nào? Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình được hiểu như thế nào?
Mỗi học sinh động não để viết ra ý kiến của mình để giải quyết vấn đề màgiáo viên giao Tuy nhiên, không công khai và không tham khảo ý kiến ngườikhác
Hết thời gian quy định, giáo viên yêu cầu một vài cá nhân ở mỗi nhómtrình bày ý kiến của mình (càng nhiều học sinh trình bày càng tốt nhưng nếutrùng ý kiến thì không cần trình bày để đảm bảo về mặt thời gian) Lúc này giáoviên có thể nhận xét và bổ sung luôn cho ý kiến cá nhân