TÍNH CHẤT CỦA RƯỢU VÀ AXIT A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Một phần của tài liệu tiết 50-70 hóa 9 (Trang 30)

- Lượng CO2 sinh ra cho qua dd Ca(OH)2 dd tạo ra 10g CaCO3 (1 đ)

TÍNH CHẤT CỦA RƯỢU VÀ AXIT A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: −Thí nghiệm thể hiện tính axit của axit axetic

−Thí nghiệm tạo este etyl axetat

2.Kĩ năng:

−Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ axit axetic có những tính chất chung của một axit (tác dụng với CuO, CaCO3 quỳ tím , Zn)

−Thực hiện thí nghiệm điều chế este etyl axetat

−Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng

−Viết phương trình HH minh họa các thí nghiệm đã thực hiện

3.Thái độ: - Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hoá học; Biết giữ vệ sinh sạch sẽ phòng thí nghiệm, lớp học.

B.PHƯƠNG PHÁP

Thực hành.Trực quan,quan sát, phân tích, tổng hợp.

C.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

1.Chuẩn bị của GV: - Dụng cụ đầy đủ cho các thí nghiệm, hoá chất liên

quan.

2.Chuẩn bị của HS: Phiếu học tập (bản tường trình TN), kiến thức đã

học về rượu etylic và axit axetic.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

I.Ổn định tổ chức: Nắm sỉ số:

II.Kiểm tra bài cũ: (vừa thực hành vừa kiểm tra) III.Bài mới:

1.Đặt vấn đề:

Các em đã được học 2 hợp chát dẫn xuất hiđrocacbon là rượu etylic và axit axetic. Để nắm chắc hơn 1 số tính chất cơ bản của 2 hợp chất này hôm nay các em sẽ được tiến hành thực hiện một số thí nghiệm của 2 hợp chất này...

2.Phát triển bài:

a. Hoạt động 1: I. Tính axit của axit axetic:

- GV hướng dẫn HS lấy dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm:

- Dụng cụ - Hoá chất: - Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, ống nhỏ giọt, dung dịch axit axetic, Zn, bột CuO, CaCO3, giấy quỳ tím.

- GV giới thiệu cáchtiến hành:

+ Cho lần lượt vào mỗi ống nghiệm một trong các hoá chất: Quỳ tím, vài mãnh kim loại Zn, 1 thìa nhỏ CuO, một mẫu đá vôi bằng hạt ngô. Để các ống nghiệm trên giá ống nghiệm.

+ Tiếp tục dùng ống hút cho vào mỗi ống nghiệm chừng 1 – 2ml dung dịc axit axetic.

- GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng,xảy ra trong từng ống nghiệm, nhận xét về tính chất hoá học của axit axetic. Viết các phương trình phản ứng..

a.Hoạt động 2: II. Thí nghiệm tính chất của Axetilen:

- Dụng cụ hoá chất: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, nút cao su có dẫn thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, rượu etilic khan 960, axit axetic đặc, H2SO4 đặc, nước lạnh.

- Tiến hành thí nghiệm: GV hướng dẫn:

+ Cho vào ống nghiệm khoảng 2 ml rượu khan 960, khoảng 2 ml axit axetic đặc, dùng ống nhỏ giọt thêm vài giọt H2SO4 đặc. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn thuỷ tinh, nối đầu ống dẫn với ống nghiệm B ngâm trong cốc nước lạnh.

+ Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ ống nghiệm A. Hơi bay ra từ ống nghiệm A được ngưng tụ trong ống nghiệm B. Khi thể tích dung dịch trong ống nghiệm A còn khoảng 1/3 V ban đầu thì ngừng đun.

+ Lấy ống nghiệm B ra khỏi cốc nước, cho vào ống nghiệm khoảng 2 – 3ml dung dịch NaCl bảo hoà, lắc đều ống nghiệm sau đó để yên.

- GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mùi của chất lỏng nổi trên mặt nước trong ống nghiệm B. Giải thích - Viết phương trình phản ứng.

IV.Củng cố:

- GV cho HS viết bản tường trình thí nghiệm theo mẫu: ST T Tên TN Dụng cụ-hoá chất Tiến hành Hiện

tượng Giải thích PTPƯ 1 .... ....... ..... ..... ...... ..... 2 ..... ....... ..... ..... ...... .....

V.Dặn dò:

- GV hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, rửa dụng cụ thí nghiệm, thu dọn, vệ sinh phòng thực hành.

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 61 Bài: GLUCOZƠ (C6H12O6) A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: Biết được :

−Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng)

−Tính chất hóa học: phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu

−ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật

2.Kĩ năng:

−Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật ...rút ra nhận xét về tính chất của glucozơ

−Viết được các PTHH (dạng CTPT) minh họa tính chất hóa học của glucozơ

−Phân biệt dung dịch glucozơ với ancol etylic và axit axetic

−Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng lên men khi biết hiệu suất của quá trình

3.Thái độ: - Có ý thức yêu thích môn học.

B.PHƯƠNG PHÁP

Đặt và giải quyết vấn đề.

Trực quan,quan sát, phân tích, tổng hợp.

C.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

1.Chuẩn bị của GV: - Ảnh một số trái cây có chứa glucozơ; Glucozơ, dd AgNO3, dd NH3, ống nghiệm, đèn cồn.

2.Chuẩn bị của HS: - Sưu tầm 1 số loại tranh ảnh trái cây có chứa glucozơ.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

I.Ổn định tổ chức: Nắm sỉ số:

II.Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra) III.Bài mới:

1.Đặt vấn đề:

Trong thức ăn mà con người sử dụng hàng ngày gồm có 3 thành phần: Lipit, Protein và Gluxit. Gluxit (Cacbonhiđrat) là tên gọi chung của một nhóm các hợp chất hữu cơ thiên nhiên có công thức chung Cn(H2O)m. Gluxit tiêu biểu và quan trọng nhất là Glucozơ. Vậy Glucozơ có tính chất và ứng dụng gì?....

2.Phát triển bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

a. Hoạt động 1:

- GV cho HS quan sát tranh vẽ một số loại trái cây có chứa Glucozơ. ? Glucozơ có ở đâu?

- GV giới thiệu thêm 1 số bộ phận có Gluozơ

b. Hoạt động 2:

I. Trạng thái thiên nhiên:

- Có hầu hết trong các bộ phận của cây, nhiều nhất là trong quả chín. - Trong cơ thể người và động vật (Máu).

- GV cho HS quan sát Glucozơ. ? Nhận xét màu sắc, trạng thái của Glucozơ?

- Cho vào nước → nhận xét khả năng hoà tan.

c. Hoạt động 3:

- GV tiến hành làm thí nghiệm: Nhỏ

vài giọt dung dịch AgNO3 và dd NH3

vào ống nghiệm lắc nhẹ. Thêm tiếp dd C6H12O6 rồi để vào cốc nước nóng.

? GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng, nhận xét?

- GV hướng dẫn HS viết PTPƯ.

* Lưu ý: Chỉ viết Ag2O (không nên viết AgNO3) vì thực chất là hợp chất phức tạp của Ag.

? Mặt sau của gương soi có màu gì? - GV liên hệ với phản ứng trên.

? Để sản xuất rượu etilic người ta làm như thế nào?

- Gv giới thiệu quá trình chuyển hoá Glucozơ thành rượu etilic.

d. Hoạt động 4:

- GV cho HS quan sát sơ đồ SGK (15.2)

? Từ những tính chất vật lí, tính chất hóa học và quan sát sơ đồ cho biết Glucozơ có những ứng dụng gì?

- Chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước (tan nhiều).

III. Tính chất hoá học:

1. Phản ứng ôxi hoá Glucozơ:

* Thí nghiệm: (SGK)

- Hiện tượng: Chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm phản ứng đã xảy ra. - PTPƯ: NH3,to C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + Ag (Axit Gluconic) → Phản ứng trên dùng để tráng gương nên còn gọi là phản ứng tráng gương.

2. Phản ứng lên men rượu: Men rượu DD Glucozơ R.Etilic + Khí CO2 30 - 32oC - PTPƯ: Men rượu C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 30 - 32oC IV. Glucozơ có những ứng dụng gì?

- Làm thức ăn dinh dưỡng cho con người (ốm, già).

- Pha huyết thanh, sản xuất vitamin C.

- Tráng gương, tráng ruột phích.

IV.Củng cố:

? Hãy kể tên một số loại quả chín có chứa Glucozơ?

? Làm thế nào để phân biệt dung dịch Glucozơ và dung dịch Axit Axetic (bằng 2 phương pháp khác nhau).

V.Dặn dò:

- Về nhà học bài cũ.

- Làm các bài tập: 3, 4 (SGK - 152).

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 62 Bài: SACCAROZƠ (C12H22O11) A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: Biết được:

−Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan) ..

−Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân có xúc tác axit hoặc enzim

−ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm.

2.Kĩ năng:

−Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật ...rút ra nhận xét về tính chất của saccarozơ.

−Viết được các PTHH (dạng CTPT) của phản ứng thủy phân saccarozơ.

−Viết được PTHH thực hiện chuyển hóa từ saccarozơ → glucozơ → ancol etylic → axit axetic .

−Phân biệt dung dịch saccarozơ, glucozơ và ancol etylic.

−Tính % khối lượng saccarozơ trong mẫu nước mía

3.Thái độ: - Có ý thức yêu thích môn học, yêu thiên nhiên.

B.PHƯƠNG PHÁP

Đặt và giải quyết vấn đề.

C.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

1.Chuẩn bị của GV: - Đường Saccarozơ, dd AgNO3, dd NH3, dd H2SO4, ống nghiệm, nước, đèn cồn.

2.Chuẩn bị của HS: - Tìm hiểu trước bài mới.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

I.Ổn định tổ chức: Nắm sỉ số:

II.Kiểm tra bài cũ:

? Nêu các tính chất hoá học của Glucozơ? Viết các PTPƯ minh hoạ?

III.Bài mới:

1.Đặt vấn đề:

Ở giờ học trước các em đã biết trong cơ thể thực vật có chứa đường Glucozơ. Trong thực tế ở một số loài thực vật không chỉ chứa Glucozơ mà còn chứa đường Saccarozơ. Vậy Saccarozơ có những tính chất và ứng dụng của nó như thế nào? ...

2.Phát triển bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

a. Hoạt động 1:

- GV cho HS nêu tên 1 số loài cây, củ, quả.

? Các loại cây, củ, quả nào dùng để sản xuất đường ăn?

b. Hoạt động 2:

I.Trạng thái thiên nhiên:

- Có nhiều trong các loài thực vật: Mía, củ cải đường, quả thốt nốt ...

- GV cho HS làm thí nghiệm: Cho đường ăn vào ống nghiệm: Quan sát màu sắc, trạng thái. Cho thêm nước vào lắc nhẹ rồi quan sát sự hoà tan. ? Đường S có những tính chất vật lí nào?

c. Hoạt động 3:

- GV tiến hành làm thí nghiệm: Dung

dịch Saccarozơ + dd AgNO3 trong môi trường Amonic.

? GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng, nhận xét?

- GV tiến hành làm thí nghiệm: HS q/sát.

? Dùng dd NaOH vào có tác dụng gì?

? Khi cho dd AgNO3 (trong môi trường NH3) vào thì có hiện tượng gì xảy ra? Điều đó chứng tỏ trong dd có chứa chất nào?

- GV giải thích kĩ vì sao có phản ứng tráng gương.

-GV nêu sự khác nhau giữa G và F. ? Trong cơ thể người Saccarozơ được biến đổi như thế nào?

d. Hoạt động 4:

- GV cho HS quan sát sơ đồ SGK (154)

? Từ những tính chất vật lí, tính chất hóa học và quan sát sơ đồ cho biết Saccarozơ có những ứng dụng gì?

- Chất kết tinh. - Không màu. - Vị ngọt.

- Dễ tan trong nước (đặc biệt là nước nóng).

III.Tính chất hoá học:

1. Thí nghiệm 1:

Dung dịch Saccarozơ + dd AgNO3

trong môi trường Amonic.

- Nhận xét: Không có hiện tượng gì

xảy ra → không có phản ứng tráng gương.

2. Thí nghiệm 2:

Một phần của tài liệu tiết 50-70 hóa 9 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w