Hoạt động của thầy và trò Nội dung
a. Hoạt động 1: (15 phút) I. Polime là gì? - GV: ? CTPT của các hợp chất đã học
polietilen, tinh bột, xenlulozơ?
? Những hợp chất này có đặc điểm chung về kích thước phân tử, khối
- Ví dụ:
+ Polietilen: (- CH2 – CH2 - )n
lượng phân tử, cấu tạo phân tử? - GV bổ sung.
? Vậy Polime là gì?
- GV cho HS quan sát 1 số polime: Tơ tằm, bông, tinh bột, cao su, nhựa P.E, P.V.C.
- Yêu cầu HS phân loại theo nguồn gốc.
- GV cho HS nhận xét cách phân loại sau đó GV đưa ra đáp án đúng về phân loại polime.
- Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắc xích liên kết với nhau tạo nên.
* Phân loại: 2 loại
+ Polime thiên nhiên: Có sẵn trong tự
nhiên (TB, xenlulozơ, protein, cao su thiên nhiên ...)
+ Polime tổng hợp: Con người tổng
hợp từ các chất đơn giản: Polietilen, polivinylclorua, tơ nilon, cao su buna ...
b. Hoạt động 2: (15 phút) II. Polime có cấu tạo và tính chất
như thế nào?
? Từ định nghĩa cho biết Polime có cấu tạo chung như thế nào?
- Từ công thức chung → viết ra các mắc xích cấu tạo.
- GV cho HS quan sát hình vẽ 5.15. Giới thiệu thêm về mạng không gian. ? Các polime có trạng thái, khả năng bay hơi, tính tan như thế nào?
* Cấu tạo:
- Gồm nhiều mắc xích liên kết với nhau. Ví dụ: Polietilen: - CH2 – CH2 - Tinh bột, Xenlulozơ: - C6H10O5 - Polivinylclorua: - CH2 – CHCl -
→ Các mắc xích liên kết với nhau thành mạch thẳng hoặc mạch nhánh, mạng không gian.
* Tính chất:
- Chất rắn, không bay hơi.
- Hầu hết không tan trong nước hoặc các chất dung môi thông thường (1 số P tan được trong Axeton, xăng ...)
IV.Củng cố: (5 phút)
- GV cho học sinh làm bài tập 1, 2 (SGK – 165).
V.Dặn dò: (2 phút)
- Về nhà học bài cũ.
- Làm các bài tập: 3, 4 (SGK - 165).
- Sưu tầm 1 số đồ dùng (hoặc tranh ảnh) về các loại sản phẩm chất dẻo, tơ sợi, cao su ...
Tiết 66 Bài: POLIME (tiết 2)
Ngày soạn: Ngày giảng:
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức
- HS nắm được định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của các polime.
- Nắm được các khái niệm chất dẻo, tơ, cao su và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế.
2.Kỹ năng: - Từ CTCT của một số polime viết được CTTQ - từ đó suy
ra công thức của monome và ngược lại.
3.Thái độ: - HS có thế giới quan khoa học – yêu thích bộ môn.
B.PHƯƠNG PHÁP
Đặt và giải quyết vấn đề
C.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1.Chuẩn bị của GV: - Một số mẫu vật tranh ảnh một số sản phẩm chế
tạo từ polime.
2.Chuẩn bị của HS: - Sưu tầm một số đồ dùng, dụng cụ về chất dẻo, tơ
sợi, cao su, ôn tập các bài học: etilen, tinh bột, xenlulozơ ...
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
I.Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số:
II.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Polime là gì? Nêu 5 hợp chất polime? Polime có những tính chất gì?
III.Bài mới:
1.Đặt vấn đề: (1 phút)
Hiện nay trong đời sống cũng như trong kĩ thuật Polime đóng một vai trò hết sức quan trọng, chúng được ứng dụng dưới các dạng khác nhau và phổ biến nhất là: Chất dẻo, tơ sợi, và cao su. Để hiểu rõ hơn về 3 ứng dụng này ...
2.Phát triển bài: