1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ

95 1,1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 286,5 KB

Nội dung

Tiểu luận "Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ".

Trang 1

Ngay từ thế kỷ thứ V trớc công nguyên con ngời đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đờng giao thông để giao lu các vùng, các miền, các quốc gia trên thế giới Loài ngời thủa ấy luôn khao khát chinh phục biển cả vì biển cả hết sức rộng lớn chiếm tới 71% trái đất Cùng với sự tiến bộ của xã hội loài ngời là sự phát triển không ngừng của ngành hàng hải với những thành tựu hết sức to lớn nh phát minh ra la bàn, kỹ thuật đóng thuyền buồm, những hiểu biết về thuật đi biển con ng… ời đã chinh phục đợc biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Hồng Hải Gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành hàng hải là sự phát triển của cảng biển Lúc đầu cảng chỉ đợc coi là nơi tránh gió to, bão lớn của các loại tàu bè Trang thiết bị của cảng biển lúc bấy giờ rất đơn giản và thô sơ Trong lịch sử cổ đại, thơng cảng nổi tiếng và sầm uất nhất là thơng cảng Alecxandria với một trang thiết bị cảng biển tiêu biểu cũng nổi tiếng không kém là ngọn hải đăng Alexandria…

b Giai đoạn từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX

Sự kiện nhà thám hiểm Colombia băng qua Đại Tây Dơng tìm ra châu Mỹ vào đầu thế kỷ XV đánh dấu một bớc ngoạt lớn trong lịch sử hàng hải Việc Đại Tây Dơng đợc chinh phục và miền đất hứa châu Mỹ đợc tìm thấy đã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình vận tải hàng hóa bằng đờng biển Thêm vào đó là sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và quá trình chuyên môn hóa sản xuất đã tạo ra một khối lợng hàng lớn nảy sinh nhu cầu cấp thiết

Trang 2

phải trao đổi, thông thơng quốc tế khiến vận tải biển có vai trò ngày một to lớn trong thơng mại quốc tế Sở dĩ nh vậy là vì vận tải biển có năng lực vận chuyển lớn, thích hợp với việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa, ngoài ra chi phí xây dựng các tuyến đờng hàng hải thấp vì hầu hết là các tuyến đờng giao thông tự nhiên, gia thành vận tải thấp Nhờ những … u điểm đó mà vận tải biển chiếm 64% khối lợng hàng hóa chuyên chở Tuy nhiên vận tải biển không thể phát triển đợc nếu không có các cảng biển là cửa ngõ của quá trình chuyên chở hàng hóa bằng đờng biển Thời kỳ này cảng biển có sự thay đổi lớn: cơ sở vật chất của cảng biển đợc chú trọng để phục vụ hàng hóa và tàu Trang thiết bị cảng biển đợc chia làm 2 phần: phần mặt nớc và phần đất liền Phần mặt nớc gồm có luồng lạch, hệ thống phao tiêu, tín hiệu, cầu tàu Phần đất liền có kho bãi, cần cẩu, nhà xởng Kinh doanh khai thác cảng biển trở thành một ngành dịch vụ…đem lại nhiều lợi nhuận cho quốc gia Chính vì thế, trên thế giới số lợng cảng biển tăng nhanh chóng với tên tuổi các cảng biển nổi tiếng nh: New York (Mỹ), Rotterdam (Hà lan), Antwerpen (Bỉ), Marseille (Pháp), Hamburg (Đức) Cảng…biển trở thành một đầu mối giao thông, một mắt xích quan trọng của quá trình vận tải, chứ không chỉ là nơi bảo vệ an toàn cho tàu biển trớc các hiện tợng thiên nhiên bất lợi

c Giai đoạn đầu thế kỷ XX cho đến nay

Sau đại chiến thế giới lần thứ II, đặc biệt là từ sau năm 1956, xuất hiện việc sử dụng container vào quá trình vận chuyền hàng hóa Việc sử dụng các thùng để vận chuyển hàng đã có từ trớc, tuy nhiên chỉ khi những thùng hàng đó có sự tiêu chuẩn hóa kích thớc để có thẻ sử dụng phơng tiện xếp dỡ nhằm giải phóng tàu nhanh hơi mới đợc coi là sự ra đời của container hay là sự bắt đầu của quá trình container hóa Năm 1956 tàu chở container đầu tiên trên thế giới ra đời Đó các tàu dầu của ông Malcom Mclean, ngời sáng lập hãng Sealand Services Inc., đợc hóan cải thành tàu chở container, chạy từ New York tới Houston Đây là một mốc lịch sử quan trọng mở ra kỷ nguyên mới cho ngành vận tải biển- cuộc cách mạng container hóa Tiếp theo đó là sự phát triển nhanh chóng của vận tải container:

Trang 3

- ISO thông qua tiêu chuẩn container loại lớn serie 1 vào tháng 6/1967.- Thành lập công ty container quốc tế (Inter- Container) có trụ sở chính ở Brussel tháng 12/1967.

- Đến năm 1977 trên thế giới đã có 38 tuyến Container nối bờ biển Đông, Tây và các cảng hồ lớn của Mỹ với hơn 100 cảng khác trên thế giới.

Năm 1980, công ớc của liên hợp quốc về vận tải đa phơng thức quốc tế ợc ký kết tại Geneva tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển vận tải container và vận tải đa phơng thức trên phạm vi toàn thế giới Vận tải container tiếp tục phát triển khong chỉ ở các nớc phát triển mà còn lan sang các nớc đang phát triển Trớc sự thay đổi lớn lao của ngành vận tải, hệ thống cảng biển trên thế giới cũng có sự đổi mới Nhu cầu vận tải container đòi hỏi có những cảng nớc sâu để chuyên phục vụ tàu container với những trang thiết bị xếp dỡ hàng container phức tạp và hiện đại Năm 1981 cảng Rotterdam đã thay thế vị trí cảng New York và trở thành cảng container lớn nhất trên thế giới Năm 1989 cảng Hồng Kông thay thế cảng Rotterdam trở thành cảng containner lớn nhất trên thế giới Ngoài ra một số cảng container khác có khối lợng container thông qua lớn trên thế giới nh: Singapore, Hamburg, Los Angeles, Yokohama Cảng biển hiện…nay thực hiện các chức năng và nhiệm vụ rất khác nhau Do đó kỹ thuật xây dựng trang thiết, cơ cấu tổ chức của cảng cũng rất khác nhau và ngày càng đợc hiện đại hóa.

đ-Cảng biển đợc phân thành nhiều loại tùy theo tiêu chuẩn quy định Theo mục đích sử dụng thì có: cảng buôn, cảng quân sự, cảng cá, cảng trú ẩn…

Đối với cảng buôn lại đợc phân thành nhiều loại: cảng sông biển, cảng nội địa cảng quốc tế, cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng…

ở Việt Nam, trong suốt thời kỳ phong kiến, nền kinh tế nớc ta bị bế quan tỏa cảng nên trì trệ không phát triển Tuy nhiên do sự phát triển xã hội, và nhu cầu cần trao đổi, thông thơng nên cũng hình thành nên những thơng cảng sầm uất, tiêu biểu nh Hội An, Phố Hiến Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp…cũng cho xây dựng cảng biển tại Việt Nam để phục vụ mục đích quân sự và vận

Trang 4

chuyển hàng hóa Tiêu biểu là cảng Hải Phòng - cảng lớn nhất khu vực phía Bắc, ngoài ra phía nam còn có cảng Sài Gòn.

Hiện nay, trong thời kỳ mới, Việt Nam chú trọng phát triển hệ thống cảng biển Dọc bờ biển Việt Nam hiện nay đã hình thành gần 90 hải cảng lớn nhỏ, với tổng năng lực thông qua cảng dới 10 triệu tấn / năm.

2 Chức năng của cảng biển

Cảng biển là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hóa chuyên chở trên tầu, là đầu mối giao thông quan trọng trong hệ thống vận tải Chính vì thế hình thành nên 2 chức năng chủ yếu của cảng biển:

a Cảng phục vụ các công cụ vận tải đờng thủy, trớc hết là tầu biển

Với chức năng này, cảng phải đảm bảo cho tàu bè ra vào và neo đậu an toàn Từ đó cảng có nhiệm vụ phục vụ các công việc cụ thể: đa đón tàu bè ra vào, bố trí nơi neo đậu, làm vệ sinh tàu, sữa chữa tàu, cung ứng các nhu cầu cần thiết cho tầu Vì vậy, hoạt động của cảng th… ờng vợt ra ngoài phạm vi địa giới của cảng, tức là trên phạm vi thành phố cảng Do đó thành phố cảng trở thành trung tâm công nghiệp, thơng mại - dịch vụ và trung tâm dân c đông đúc.

b Cảng có chức năng phục vụ hàng hóa.

Tại cảng biển, quá trình chuyên chở hàng hóa có thể đợc bắt đầu, kết thúc hoặc tiếp tục hành trình Chức năg này đợc tập trung ở nhiệm vụ phục vụ xếp dỡ hàng hóa lên xuống các công cụ vận tải Ngoài ra, cảng còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác liên quan đến hàng hóa nh: bảo quản hàng hóa tại kho bãi, kiểm tra số lợng, chất lợng, thủ tục giao nhận hàng hóa…

Trang 5

3.Vai trò của cảng biển

a Thúc đẩy phát triển nền kinh tế

Cảng biển có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia Thực tiễn cho thấy hầu hết các quốc gia ven biển trên thế giới và trong khu vực đều trở thành những nớc có nền kinh tế phát triển rất nhanh, nhất là ngành kinh tế biển, trong đó có hoạt động ngoại thơng Hoạt động của cảng biển góp phần to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân bởi cảng biển là đầu mối giao thông nối liền các lục địa bằng các huyết mạch giao thông nh đờng sông đ-ờng bộ đờng sắt, hàng không, phục vụ việc lu thông hàng hóa, hành khách giữa các khu vực trong nội địa của một quốc gia và giữa các quóc gia đó với thế giới bên ngoài Hơn thế nữa sự đóng góp của cảng biển từ các dịch vụ vào ngân sách nhà nớc là đáng kể đặc biệt đối với những nớc có nhiều cảng biển hoặc có vị trí địa lý chiến lợc nh: Singapore, Hà Lan, Hồng Kông Các cảng biển đem đến…sự đông đúc, sầm uất, giàu có cho các thành phố có cảng vì nó thu hút một số l-ợng lớn dân c từ lao động trí óc tới lao động chân tay đến đây và kéo theo sự phát triển của hàng loạt các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, hỗ trợ, t vấn… Cùng với việc đem lại nguồn lợi nhuận cho quốc gia, các dịch vụ hàng hóa tại cảng biển còn góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp vì nó tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho ngời lao động Rất nhiều cảng biển và thành phố cảng trên thế giới trở nên nổi tiếng và trở thành niềm tự hào và bộ mặt quốc gia

Những chỉ số phản ánh mối tơng quan giữa phát triển cảng biển với nền kinh tế quốc gia là chỉ tiêu về bình quân qua hàng qua cảng theo đầu ngời năm, chỉ tiêu khối lợng hàng qua cảng trên thu nhập tổng sản phẩm quốc nội, mối quan hệ tốc độ tăng trởng hàng hóa qua cảng với tổng sản phẩm quốc nội Các chỉ số này ở Việt Nam năm 1993 nh sau: bình quân hàng qua cảng theo đầu ng-ời là 0,35 tấn/ngời/năm; khối lợng hàng qua cảng trên GDP là 1- 1,1 kg/USD và tốc độ tăng khối lợng hàng hóa thông qua cảng và tốc độ tăng GDP là 1,07 tức là khối lợng hàng hóa thông qua cảng tăng 1,07% thì GDP tăng1% Năm 2000 các chỉ số này lần lợt là 1,07 tấn/ngời /năm; 2,57 kg/USD và 1,002 Nhìn vào

Trang 6

các con số này ta thấy khối lợng hàng hóa thông qua cảng năm 2000 so với năm 1995 đã tăng lên rất cao và mức tăng của khối lợng hàng hóa cao hơn mức tăng GDP Điều đó chứng tỏ sự đóng góp của các dịch vụ hàng hóa tại cảng biển vào ngân sách nhà nớc ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng đáng kể trong quốc khố Với tiền năng của biển Việt Nam, các chỉ số này so với khu vực còn thấp, tuy nhiên các cảng biển Việt Nam đặc biệt là các cảng lớn nh Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh vẫn đã và đang là động lực to lớn thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mỗi vùng nói riêng và cả nớc nói chung Các cảng biển thực sự là cửa ngõ giao lu, là cầu nối đa nền kinh tế nớc ta từng bớc tiếp cận và hoà nhập với nền kinh tế phát triên của khu vực và thế giới.

b Thúc đẩy buôn bán quốc tế bằng đờng biển

Nói đến buôn bán quốc tế là nói đến sự trao đổi, giao lu giữa các quốc gia Hoạt động chủ yếu của ngoại thơng là xuất nhập khẩu hàng hóa Việc giảm chi phí vận tải hàng hóa trong khâu lu thông góp phần rất to lớn đến việc hình thành giá cả hợp lý của hàng hóa trên thị trờng Trong các phơng thức vận tải thì vận tải bằng đờng biển là có chi phí rẻ nhất Bởi vậy mà 80% lợng hàng hóa xuất nhập khẩu đợc vận chuyển bằng đuờng biển mà cảng biển là nơi tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, là nơi bắt đầu và kêt thúc quá trình vận tải.

Đối với Việt Nam, khoảng 80% lợng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam là do vận tải biển đảm nhận Nếu nh năm 1990 đóng góp của kim ngạch xuất nhập khẩu bằng đờng biển vào GDP là 42% thì năm 1999 là 81% GDP, năm 2001 là 95% Thêm vào đó rõ ràng là giá trị của số lợng ngoại tệ vào 31.100 triệu USD năm 2001 do ngành xuất nhập khẩu mang về và những tác động trực tiếp, gián tiếp đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể có nếu nh không có các cảng biển.

Trang 7

c Tăng cờng vận chuyển hành khách và góp phần phát triển du lịch

Ngoài việc kinh doanh khai thác cảng biển phục vụ việc vận chuyển hàng hóa, các quốc gia có cảng còn sử dụng cảng phục vụ nhu cầu chuyên chở hành khách và du lịch bằng đờng biển Cảng trở thành nơi bắt đầu hoặc kết thúc của cuộc hành trình bất tận của các du khách trên toàn thế giới Hàng năm số l-ợng ngời đến và đi tại một cảng chính ở châu âu là khoảng 1 triệu ngời Sau đây là bảng số liệu khối lợng hành khách qua các cảng biển ở châu Âu:

Bảng1: Khối lợng hành khách thông qua các cảng biển châu Âu

Nguồn: Eurosat (Maritime database); Belgium: National satistics2002

Nhờ có hệ thống cảng biển và vận tải biển mà số lợng du khách tăng lên đáng kể do giá vé giảm hơn các phơng tiện khác Chính điều đó đã góp phần

Trang 8

phát triển ngành du lịch và nhu cầu đi lại của mọi ngời khắp mọi nơi trên thế giới.

II Khái niệm về dịch vụ hàng hóa tại cảng biển

1 Định nghĩa dịch vụ và phân loại dịch vụ

Theo từ điển Oxford, có nhiều cách định nghĩa dịch vụ (service):

- Là một hệ thống cung cấp việc gì đó mà cộng đồng cần, do Nhà nớc hay công ty t nhân tổ chức; hay

- Là một tổ chức hay công ty làm một việc gì đó cho cộng đồng hay làm điều gì đó cho Nhà nớc; hay

- Là một nghề kinh doanh mà hoạt động của nó là làm một việc gì đó cho khách hàng, nhng không tạo ra hàng hóa, hay

- Là một nghề kinh doanh mà nghề đó là làm công việc hay cung cấp hàng hóa cho khách hàng, nhng không tạo ra hàng hóa.

Cách định nghĩa thứ ba là phù hợp với quan niệm về dịch vụ theo cách hiểu thông thờng Tuy nhiên, quan niệm về “dịch vụ” cũng thay đổi theo thời gian và theo chủ thể quy định ra nó Ngoài khái niệm này, chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm và phân loại dịch vụ theo Tổ chức thơng mại thế giới và pháp luật Việt Nam.

a Theo quy định của GATTS

Hiệp định chung về thơng mại dịch vụ và thuế quan (GATTS) đa ra định nghĩa về dịch vụ nh sau:

Dịch vụ là các hoạt động phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt; là một ngành nghề kinh doanh mà nghề đó là làm công việc hay cung cấp hàng hóa cho khách hàng nhng không tạo ra hàng hóa.

Hiện nay Hiệp định thơng mại dịch vụ (GATS) của WTO quy định cụ thể về các loại hình dịch vụ theo ngành và phân ngành dựa trên cơ sở của Hệ thống phân loại sản phẩm chính chủ Liên hiệp quốc (CPC) bao gồm 12 ngành dịch vụ và 155 phân ngành dịch vụ.

Trang 9

12 ngành dịch vụ đó là: dịch vụ kinh doanh (bao gồm dịch vụ chuyên nghiệp bằng con ngời và máy tính); dịch vụ thông tin liên lạc; dịch vụ xây dựng; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trờng; dịch vụ tài chính, (trong đó có bảo hiểm và ngân hàng); dịch vụ liên quan đến sức khoẻ và xã hội; dịch vụ liên quan đến du lịch; dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao; dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác

Nh vậy dịch vụ vận tải là một trong 12 ngành dịch vụ theo phân loại của GATTS.

b Theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt Sản phẩm của vận tải là sự dịch chuyển hàng hóa, hành khách từ một điểm này đến một điểm khác Vận tải không làm tăng giá trị sử dụng của hàng hóa nhng làm thay đổi giá trị của hàng hóa.

Cùng với thời gian, quan niệm về vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt cũng đã có thay đổi Theo các số liệu thống kê, nền kinh tế quốc dân chia thành ba khối: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Cách phân chia này là cách phân chia phù hợp với các nớc trên thế giới ngày nay Và nh vậy, vận tải sẽ là một trong các hoạt động đợc liệt kê vào dịch vụ vận tải.

ở nớc ta cha có sự phân loại dịch vụ cụ thể và thống nhất:

Theo cách phân chia ngành nghề đăng ký kinh doanh mới đây nhất tại thông t liên tịch số 07/2001/TTLT-BKH-TCKT ngày 1/11/2001 của liên Bộ Kế hoạch và đầu t, Tổng cục Thống kê hớng dẫn ngành nghề đăng ký kinh doanh thì ngành nghề đợc chia làm 14 nhóm:

- Nông nghiệp và Lâm Nghiệp.- Thủy sản.

- Công nghiệp khai thác mỏ.- Công nghiệp chế biến.

- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nớc

Trang 10

- Thơng nghiệp, sản xuất xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình.

- Hoạt động văn hóa, thể thao.

- Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng.

Cách phân chia ngành nghề đăng ký kinh doanh này không thể hiện rõ các ngành dịch vụ là những ngành nào và phân biệt giữa các ngành dịch vụ với các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất hàng hóa nh quan niệm của WTO.

Căn cứ theo Luật thuế giá trị gia tăng và nghị định của Chính phủ số 79/2000/ NĐ-CP ngày 29/12/2000 quy định chi tiết thi hành luật thuế giá trị gia tăng thì các ngành nghề phân chia theo mức thuế 0%, 5%, 10% và 20%:

- Mức thuế xuất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu, trong đó có sửa chữa máy móc, thiết bị, phơng tiện vận tải cho nớc ngoài.

- Mức thuế xuất 5% đối với 41 loại hàng hóa dịch vụ, trong đó có nạo vét luồng lạch, cảng sông cảng biển, bốc xếp…

- Mức thuế xuất 10% đối với 17 loại hàng hóa, dịch vụ, trong đó có: cho thuê kho hàng bến bãi, nhà xởng…

- Mức thuế xuất 20% đối với 4 loại hàng hóa, dịch vụ, trong đó có: đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới…

Nh vậy có thể thấy, cách phân chia ngành nghề theo pháp luật Việt Nam hiện hành là cha thống nhất và không theo cách phân chia của WTO, quan niệm về các ngành nghề dịch vụ cũng còn cha rõ ràng.

Trang 11

Tuy nhiên trong xu thế hội nhập quốc tế, chúng ta thống nhất quan điểm coi vận tải là một trong các ngành dịch vụ, trong đó có ngành vận tải biển.

2 Phân loại dịch vụ hàng hóa tại cảnga Theo chức năng của cảng biển

Cảng biển có rất nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau Do vậy nếu phân theo chức năng của cảng biển, thì bao gồm các dịch vụ hàng hóa tại cảng biển bao gồm các dịch vụ sau:

*

Dịch vụ hàng hóa:

Có 4 loại dịch vụ chủ yếu liên quan đến hàng đợc thực hiện tại cảng là:

- Dịch vụ xếp dỡ, lu kho, bảo quản hàng hóa hàng hóa

Đây là những dịch vụ truyền thống và quan trong nhất của các cảng biển Dịch vụ này chiếm tỷ trọng lớn trong khối dịch vụ kinh doanh khai thác cảng biển nói chung và các dịch vụ hàng hóa nói riêng.

- Dịch vụ giao nhận hàng hóa

Là dịch vụ do cảng thực hiện dựa trên hợp đồng ký kết giữa chủ hàng và cảng Dựa trên hợp đồng, cảng sẽ cung cấp hàng loạt các dịch vụ hàng hóa theo yêu cầu của chủ hàng Ngoài các dịch vụ phổ biến nh xếp dỡ, lu kho và bảo quản hàng hóa cảng còn thực hiện các dịch vụ khác nh:

+ Sữa chữa bao bì + Làm thủ tục hải quan

+ Xếp dỡ bảo quản hàng nguy hiểm

- Dịch vụ hàng quá cảnh (chuyển tải quốc tế)

Dịch vụ này rất phát triển tại các nớc có cảng biển hiện đại và có vị trí địa lý thuận lợi nh: Singapore, Hà Lan, Hong Kong Dịch vụ này không chỉ…đem lại nguồn thu lớn mà còn góp phần thúc đẩy các dịch vụ xếp dỡ, lu kho phát triển theo.

* Dịch vụ liên quan đến tàu

Trang 12

Dới đây là các dịch vụ liên quan đến tàu tại cảng biển:- Dịch vụ sửa chữa tàu biển.

- Dịch vụ lai dắt tàu biển.- Dịch vụ vệ sinh tàu biển - Dịch vụ cung ứng tàu biển.- Dịch vụ đại lý tàu biển.

- Dịch vụ đại lý vận tải đờng biển.- Dịch vụ môi giới hàng hải.

b Theo phân loại của WTO

Theo phân loại của WTO thì các dịch vụ hàng hóa tại cảng biển nằm trong nhóm các dịch vụ bổ trợ cho loại hình vận tải đợc phân chia theo mã số và nhóm sau:

Nhóm các dịch vụ bổ trợ cho loại hình vận tải (Services auxiliary to all modes of transport) bao gồm:

- Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa mã số 741 gồm dịch vụ xếp dỡ container (74110) và dịch vụ xếp dỡ hàng hóa khác (74119)

- Dịch vụ lu kho bãi và cho thuê kho bãi mã số 742 gồm có: dịch vụ lu kho bãi của hàng đông lạnh (74221) và dịch vụ lu kho bãi của hàng lỏng hoặc gas (7422) và dịch vụ lu kho bãi khác (7420)

- Dịch vụ giao nhận hàng hóa mã số 748 gồm có dịch vụ kiểm định hàng hóa, dịch vụ khai hải quan, đóng gói…

Do tính chất đa dạng của loại hình dịch vụ hàng hóa tại cảng biển nên trong phạm vi của luận văn này xin đợc đề cập đến một số dịch vụ chính nh:

- Dịch vụ làm hàng (đóng gói, ký mã, xếp dỡ).- Dịch vụ lu kho bãi.

- Dịch vụ hàng nguy hiểm.- Dịch vụ chuyển tải quốc tế.

Trang 13

3 Trang thiết bị phục vụ dịch vụ hàng hóa tại cảng biển

Vì cảng biển có 2 chức năng cơ bản là phục vụ tàu bè và hàng hóa nên các trang thiết bị tại cảng chia làm 2 loại là các trang thiết bị phục vụ tàu và các trang thiết bị phục vụ cảng.

Các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ hàng hóa tại cảng biển gồm có các nhóm trang thiết bị sau:

- Thiết bị phục vụ công việc xếp dỡ hàng hóa lên xuống công cụ vân tải và ở trong kho bãi của cảng Thiết bị xếp dỡ là yếu tố kỹ thuật quan trọng nhất trong hoạt động của cảng Nó quyết định năng suất xếp dỡ, khả năng thông qua về tàu và hàng hóa của cảng.

- Hệ thống kho bãi của cảng dùng để phục vụ chứa đựng và bảo quản hàng hóa Tổng diện tích kho bãi, sự bố trí hệ thống kho bãi, trang thiết bị bên trong kho bãi ảnh h… ởng trực tiếp đến khả năng tiếp nhận hàng hóa và chất l-ợng phục vụ kinh doanh của cảng.

- Hệ thống giao thông trong phạm vi cảng và cách nối liền với hệ thống vận tải thống nhất nh thế nào để quyết định phạm vi hậu phơng phục vụ của cảng Thông thờng trong một cảng có hệ thống đờng bộ, đờng sất, đờng thủy… phục vụ vận chuyển hàng hóa từ cảng vào hậu phơng và ngợc lại.

- Các trang thiết bị khác phục vụ cho việc giao dịch kinh doanh và quản lý nh hệ thống thông tin liên lạc, điện nớc, nhà làm việc, câu lạc bộ…

Trang 14

III Một số dịch vụ hàng hóa tại cảng biển

1 Dịch vụ xếp dỡa Định nghĩa

Theo quy định của tổ chức thơng mại quốc tế(World Trade Organization- WTO), dịch vụ xếp dỡ hàng hóa hoạt động của các công ty xếp dỡ, bao gồm cả ngời khai thác cầu bến, nhng không bao gồm các hoạt động trực tiếp của công nhân bốc xếp khi lực lợng này độc lập với các công ty xếp dỡ hay khai thác cầu cảng Hoạt động này gồm:

- Xếp dỡ hàng hóa vào/từ tàu.- Buộc /cởi dây hàng hóa.

- Nhận/giao và trông coi hàng hóa trớc khi xếp hàng lên tàu hay sau khi dỡ hàng.

Theo định nghĩa trong thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa tại cảng Việt Nam ngày 23/7/1997 có quy định: “xếp hàng là việc đa hàng từ cảng

hoặc hàng từ phơng tiện vận chuyển khác đến cảng để xếp hàng đó lên tàu”

Còn “dỡ hàng là đa hàng từ tàu lên cảng hoặc phơng tiện khác”.

Tuy nhiên, trong trờng hợp hàng hóa có số lợng ít, chủ hàng không chủ động trong việc ký kết hợp đồng, cảng có thể vẫn chủ động xếp dỡ và giao hàng hóa theo tập quán quốc tế và phù hợp với luật Việt Nam

Trang 15

Đối với hàng nhập khẩu, khi có thông báo sẵn sàng giao hàng (Notice of Readiness), cảng chuẩn bị phơng tiện vận tải, và phơng tiện dỡ hàng cũng nh kho bãi (trong trờng hợp hàng hóa cần lu kho bãi) để dỡ hàng Để đảm bảo quyền lơi cho chủ hàng, khi lấy sơ đồ xếp hàng và sơ đồ hầm tàu, cảng cần lu ý những trạng thái hầm tàu Trớc khi dỡ hàng cảng và chủ tàu lập biên bản giám định hầm tàu (Hold survey) để ghi nhận trạng thái của hầm tàu Khi có tổn thất xảy ra, cảng lập biên bản tàu tổn thất (COR - Cargo Outturn Report) để có tính đối tịch ràng buộc trách nhiệm của chủ tàu và bảo vệ quyền lợi của chủ hàng Nếu hàng thiếu thì cảng lập biên bản hàng thiếu (CSC - Certificate of Shortlanded Cargo), yêu cầu nhà tàu ký vào Sau khi dỡ hàng xong, cảng cùng với tàu lập biên bản quyết toán hàng với tàu (ROROC - Report On Receipt Of Cargo), trong biên bản ghi rõ lợng hàng thực nhập, thừa thiếu và yêu cầu nhà…tàu không đợc ghi chú chung chung

c Những quy định cụ thể của Việt Nam về việc xếp dỡ

Thể lệ về bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa của Bộ Giao thông vận tải ngày 23/7/1997 quy định:

- Việc bốc dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng do cảng tổ chức thực hiện.- Trờng hợp chủ hàng hoặc ngời vận chuyển hoặc ngời đợc ủy thác muốn đa ngời và phơng tiện của mình vào cảng để bốc dỡ hàng hóa thì phải đợc sự đồng ý của cảng và phải trả các chi phí có liên quan cho cảng theo thỏa thuận.

- Cảng phải công bố định mức bốc dỡ cho từng loại hàng, từng loại tàu khác nhau trên cơ sở khả năng bốc dỡ thực tế của cảng Các bên liên quan có thể thỏa thuận định mức bốc dỡ với cảng nhng không đợc thấp hơn định mức đã công bố.

- Khi bốc dỡ những loại hàng hóa phải bảo vệ đặc biệt hoặc hàng nguy hiểm thì chủ hàng hoặc ngời đợc ủy thác phải báo cáo cho cảng biết những đặc điểm của hàng hóa để có những biện pháp bốc dỡ thích hợp và nếu cần chủ hàng hoặc ngời đợc ủy thác phải trực tiếp hớng dẫn cảng việc bốc dỡ hàng hóa đó.

Trang 16

- Tàu phải chăm lo đủ ánh sáng trong hầm hàng và các nơi cần thiết khác cũng nh các trang thiết bị làm hàng khác để đảm bảo an toàn cho việc bốc dỡ hàng hóa.

- Cảng có quyền từ chối hoặc đình chỉ việc bốc dỡ hàng hóa trong các ờng hợp tàu không đủ điều kiện an toàn để làm hàng Trong trờng hợp này, cảng và các bên có liên quan phải lập biên bản xác nhận các vi phạm quy định về đảm bảo an toàn bốc dỡ hàng hóa.

tr Cảng có quyền từ chối không nhận bốc dỡ những hàng hóa không có ký mã hiệu hoặc ký mã hiệu không rõ ràng hoặc bao bì không đảm bảo an toàn trong khi bốc dỡ Trờng hợp hàng hóa có trọng lợng thực tế không đúng với trọng lợng đã ghi trên lợc khai hàng hóa của tàu thì chủ hàng phải chịu mức cớc xếp dỡ cao hơn mức cớc quy định đối với phần trọng lợng vợt quá so với lợc khai hàng hóa (mức cớc này do Cảng quy định) Nếu vì sai trọng lợng mà gây thiệt hại đến phơng tiện thiết bị xếp dỡ của cảng thì chủ hàng có trách nhiệm bồi thờng cho cảng.

2 Dịch vụ lu kho, bãi a Khái niệm kho, bãi

Theo quan niệm cũ, kho bãi đợc định nghĩa là nơi chứa hàng và bảo quản hàng hóa Tuy nhiên do sự phát triển của dịch vụ giao nhận kho vận và dịch vụ logistics nên kho bãi đã có một vai trò và chức năng mới

Hiện nay theo cách hiểu mới của quốc tế và ngay cả trong các văn bản của WTO trong những vòng đàm phán gần đây, kho bãi không đợc dùng là “warehouse” (nhà kho) mà đợc dùng là “terminal” (đích cuối cùng) nghĩa là kho bãi đã trở thành trung tâm đầu mối của quá trình vận tải hiện đại.

Dới đây là những chức năng chủ yếu của kho bãi theo cách hiểu mới:+ Chứa hàng.

+ Điều chỉnh thời gian: việc lu hàng trong kho giúp điều chỉnh quá trình sản xuất và tiêu thụ, duy trì cung và cầu.

Trang 17

+ Điều chỉnh giá: kiểm soát hàng trong kho một cách chính xác quyết định giữa cung và cầu.

+ Đảm bảo tính kinh tế của vận tải: vì giảm chi phí vận tải do tăng cờng gom hàng thành các chuyến.

+ Phân phối: chia nhỏ lô hàng, dán nhãn, phân phối và lắp ráp hàng.+ Kiểm soát hàng trong kho.

+ Kiểm soát hàng thông quan và cha thông quan.+ Trung tâm thông tin (chủ yếu là bãi container).

b Nghiệp vụ lu kho bãi

Khi có hợp đồng lu kho bãi giữa cảng và chủ hàng theo quy định pháp luật, cảng tiến hành lu kho bãi theo thỏa thuận trong hợp đồng

Đối với hàng xuất khẩu, chủ hàng phải giao bản danh mục hàng hóa xuất khẩu (cargo list) và đăng ký với phòng điều độ để bố trí kho bãi và lên phơng án xếp dỡ.

Đối hàng nhập khẩu, khi đã có hợp đồng lu kho bãi thì ngay sau khi nhận đợc thời gian dự kiến tàu đến (ETA - Expected Time of Arrival) thông báo sẵn sàng giao hàng (NOR - Notice Of Readiness), chủ hàng phải thông báo với cảng để cảng bố trí kho, bãi

Khi hàng hóa sẵn sàng để giao vào kho, chủ hàng lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng Cuối cùng giao hàng vào kho, bãi cảng.

c Quy định Việt Nam về dịch vụ lu kho bãi

Thời gian hàng hóa phải lu kho bãi của cảng do chủ hàng hoặc ngời vận chuyển hoặc ngời đợc ủy thác thỏa thuận với cảng thông qua hợp đồng.

Nếu quá thời hạn thanh toán quy định trong hợp đồng 7 ngày mà chủ hàng không thanh toán mọi chi phí cho cảng hoặc không ký hợp đồng gia hạn thêm thời gian lu kho bãi thì cảng thông báo cho chủ hàng bằng văn bản Sau 15 ngày (theo dấu bu điện) mà chủ hàng không trả lời hoặc không có phơng án giải

Trang 18

quyết thỏa đáng thì cảng đợc xử lý số hàng hóa đó theo quy định của pháp luật Cớc, phí lu kho bãi cảng đợc tính theo nguyên tắc lũy tiến theo thời gian.

d Chứng từ kho hàng

Chứng từ kho hàng là những chứng từ do các xí nghiệp kho hàng tại cảng cấp cho ngời chủ hàng nhằm xác nhận đã nhận hàng để bảo quản và xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hóa đó.

- Biên lai kho hàng (Warehouse s Receipt)

Là chứng từ do xí nghiệp kho hàng cấp để biên nhận đã lu kho một số hàng hóa nhất định, trong một thời hạn nhất định Hàng hóa sẽ đợc giao cho ng-ời chủ hàng chuyển nhợng bằng cách ký hậu trên biên lai kho hàng.

- Chúng chỉ lu kho (Warrant)

Là chứng từ do xí nghiệp kho hàng cấp cho ngời chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã đợc tiếp nhận bảo quản trong kho Chứng chỉ lu kho gồm hai phần: phần chứng nhận lu giữ hàng và phần chứng nhận cầm cố Phần chứng nhận cầm cố đợc dùng để vay tiền với sự bảo đảm bằng số hàng đang đợc lu kho Muốn nhận đợc hàng hóa từ xí nghiệp kho hàng, ngời đi nhận hàng phải xuất trình đồng thời cả hai phần nói trên của chứng chỉ lu kho.

3 Dịch vụ bảo quản hàng hóaa Định nghĩa

Theo tập quán hàng hải quốc tế, có thể hiểu bảo quản hàng hóa trong kho bãi là việc duy trì hàng hóa trong điều kiện tốt nhất sao cho hàng hóa khi ra khỏi kho vẫn giữ nguyên tình trạng nh trớc lúc trớc khi vào kho ngoại trừ những thay đổi tự nhiên mang tính bản chất của hàng hóa

Trang 19

b Nghiệp vụ bảo quản hàng hóa trong kho, bãi

Sau khi hàng hóa đợc lu kho, trách nhiệm của cảng là phải bảo quản hàng hóa Trong trờng hàng hóa lu kho bị h hỏng, tổn thất, cảng phải có trách nhiệm bồi thờng nếu có biên bản hợp lệ và cảng không chứng minh đợc mình không có lỗi.

Cảng không chịu trách nhiêm về hàng hóa trong các trờng hợp sau:- Hàng đã ra khỏi kho bãi của Cảng.

- Bao kiện, dấu xi vẫn còn nguyên vẹn.- Ký mã hiệu sai hoặc không rõ.

Để hàng hóa đợc bảo quản tốt trong kho bãi, cần tuân thủ các bớc sau:

- Bố trí hợp lý địa điểm bảo quản hàng: để làm đợc điều này, cần lựa

chọn kho có kiến trúc phù hợp với tính chất của từng loại hàng và xác định vị trí cho từng nhóm hàng Ngoài ra cần xếp đặt hàng bảo đảm giãn cách cần thiết các vị trí chất xếp, giữa vị trí chất xếp với các tờng và mái kho Đồng thời cách ly những hàng kỹ nhau Ví dụ không để hàng dễ tỏa mùi bên cạnh những hàng dễ bắt mùi, hàng dễ bốc cháy bên cạnh những hàng dễ bén lửa, hàng có hàm l-ợng nớc cao bên cạnh hàng dễ hút nớc.

- Chất xếp hàng hóa một cách khoa học nhằm tiết kiệm diện tích kho

chứa vừa bảo quản chất lợng hàng hóa, vừa đảm bảo dễ chăm sóc và xuất kho Ba phơng pháp cơ bản để chất xếp là: đổ đống, xếp thành chồng và xếp lên giá hàng.

- Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong kho

Một số cách điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm nh: thông gió, hút ẩm (bằng silicagen,calci chlorure, vôi sống ); tăng thêm độ ẩm (đối với hàng rau quả t… ơi, xăng dầu ); chống nóng cho hàng hóa; hạn chế tác động có hại của ánh nắng;…ngăn cản hơi nớc và oxy ăn mòn kim loại bằng cách xử lý bằng hóa chất hoặc bôi mỡ vào bộ phận hở, bôi một lớp polyetylen dầy rồi dùng sức nóng hàn lại rồi dùng máy hút chân không rút không khí ra.

Trang 20

- Thực hiện chế độ vệ sinh kho tàng

- Phòng chống thiên tai và kẻ gian phá họai

- Quản lý tốt định mức hao hụt hàng hóa để giảm thiểu định mức này

b Quy định đối với dịch vụ bảo quản hàng hóa

Theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải về bảo quản hàng hóa trong Bản thể lệ vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa ngày 23/7/1997 có quy định:

• Cảng có trách nhiệm bảo quản hàng hóa lu kho bãi cảng theo đúng kỹ thuật và thích hợp với từng vận đơn, từng lô hàng.

• Cảng có quyền từ chối việc nhận bảo quản và lu kho bãi cảng đối với hàng hóa không có ký mã hiệu hoặc ký mã hiệu không rõ ràng hay bao bì không bảo đảm an toàn cho việc lu giữ hàng hóa.

• Trờng hợp phát hiện hàng lu ở kho bãi cảng có hiện tợng bị h hỏng, cảng phải báo cáo ngay cho chủ hàng đến giải quyết đồng thời tiến hành nhng biện pháp cần thiết để ngăn chặn và hạn chế tổn thất Chủ hàng phải chịu mọi chi phí phát sinh cho cảng nếu không chứng minh đợc rằng những biện pháp do cảng tiến hành là không cần thiết.

4 Dịch vụ đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệua Đóng gói bao bì

- Định nghĩa bao bì

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organisation- ISO) ra đời đã đem đến sự thống nhất về các tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ trong đó bao gồm có bao bì hàng hóa xuất khẩu Tiêu chuẩn hóa bao bì là sự quy định thống nhất về các yêu cầu và chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với các loại bao bì nhằm đảm bảo giữ gìn tốt hàng hóa đợc bao gói và tạo điều kiện thống nhất trong sản xuất, lu thông, tiết kiệm nguyên vật liệu Bao bì cũng thuận lợi trong việc bốc dỡ, vận chuyển Nói một cách khác tiêu chuẩn hóa bao bì tức là thống nhất hóa bao bì, hạn chế sự đa dạng, nhiều quy cách, cỡ loại có thể có trong sản

Trang 21

xuất bao bì thành một số loại hợp lý nhất, áp dụng cho từng loại sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm riêng biệt cho từng thời kỳ tơng đối lâu dài Nó có ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất lu thông và sử dụng bao bì.

Nội dung tiêu chuẩn hóa bao bì nh sau:

Về mặt kết cấu: bền chắc, thuận tiện cho việc chứa đựng sản phẩm, thuận tiện cho việc tháo lắp, làm vệ sinh, định hình và có thể bảo vệ tốt nhất cho sản phẩm.

Về mặt kích thớc: phù hợp với kích thớc và hình dạng của hàng hóa mà nó chứa đựng, phù hợp với kích thớc hình dạng của phơng tiện vận chuyển và xếp dỡ.

Về mặt trọng lợng: trọng lợng tuyệt đối của bao bì (trọng lợng của riêng bao bì) phải nhỏ nhất để trọng lợng tơng đối của bao bì là nhỏ nhất.

Về sức chứa: bao bì để chứa đựng sản phẩm do đó phải làm sao thuận tiện cho việc xếp dỡ nguyên bao, nguyên kiện, nguyên hàng, nguyên bó Đồng thời với quy cách và kích thứoc làm sao để đựng đợc nhiều sản phẩm nhất.

Về mặt nguyên vật liệu: phải phù hợp với tính chất cơ lý hóa của hàng hóa để đảm bảo hàng hóa an toàn nhất và về mặt giá trị cũng phải tơng quan hợp lý với giá trị của hàng hóa.

Về độ cứng hay mức độ chịu nén là khả năng tối đa bao bì có thể chịu đựng đợc mà bao bì vẫn an toàn Chỉ tiêu độ cứng còn thể hiện trong khi chứa đầy hàng hóa chúng ta có thể xếp lên nhau với chiều cao tối đa là bao nhiêu hoặc bao nhiêu lớp xếp theo quy phạm chất xếp hàng hóa

Về màu sắc: bề ngoài của bao bì và trang trí nói chung kể cả hình dáng, đờng nét, phù hợp với hàng hóa và thuận tiện cho việc xếp dỡ.

Về độ bền của bao bì: có khả năng sử dụng tối đa, bằng số vòng quay hoặc thời hạn sử dụng Với điều kiện ngời sử dụng chấp nhận đầy đủ nghiêm túc các quy định về sử dụng bao bì

Trang 22

Về ký mã hiệu: phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Trên bao bì phải thể các thông tin về tính chất, tên, đặc điểm hàng hóa, ngời gử, nhận, chú ý trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa, cách tháo mở bao bì…

- Nghiệp vụ đóng gói hàng hóa

Đóng gói hàng hóa là phơng tiện hay tổ phong tiện đảm bảo việc bảo quản, bảo vệ hàng hóa và môi trờng xung quanh khỏi những tổn thất, mất mát và đảm bảo lu thông hàng hóa thuận lợi Ba chức năng cơ bản của đóng gói hàng hóa là bảo vệ, bảo quản và trình bày.

Khi có hợp đồng đóng gói hàng hóa, cảng phải chịu tránh nhiệm về việc thay thế và sữa chữa bao bì, do đó cần phải lựa chọn bao bì phù hợp với tiêu chí trên Việc đóng gói bao bì theo một số hớng dẫn kỹ thuật sau:

* Hàng hóa phải đợc xếp gọn gàng trong bao bì, rải đều và đợc chằng buộc quy cách Hàng xếp đầy trong hòm gỗ hay trong hòm carton sẽ làm cả hòm vững chắc.

Hòm đóng không đầy hòm phải kê đệm để chống sóc hay lắc Cần phải chống chèn bên trong bằng cách sử dụng ván lót hay chèn lót (gỗ thanh, chiếu, vỏ bao )

* Khi lô hàng gom một số kiện nhỏ nên đóng gói gộp lại thành những kiện to bằng cách chằng buộc chúng với một giá đỡ bằng gỗ (woooden pallet base).

Việc tập hợp thành một đơn vị lớn nhất thích hợp với yêu cầu trọng lợng, kích cỡ làm cho khi bốc dỡ giảm tối thiểu nguy cơ trộm cắp, và giảm bớt sự căng thẳng về làm hàng vì những đơn vị lớn hơn cần sử dụng thiết bị làm hàng bằng cơ giới hơn là sử dụng kỹ thuật thủ công thô sơ.

Đóng gói pallet hoàn toàn phù hợp với hàng hóa đợc vận chuyển bằng container mặc dù những hàng hóa đó có thể chuyên chở bằng phơng pháp bình thờng.

* Khi lựa chọn bao bì thích hợp, cần chú ý khả năng hàng có thể bị xếp “quá tải” khi xếp cùng kiện khác trong kho hay dới gầm tàu.

Trang 23

* Kỹ thuật chằng buộc dán băng thích hợp cần sử dụng cho tất cả các kiện hàng.

* Những thể lệ của nớc đến cũng nh nớc chuyển tải (nếu có) cần phải đợc kiểm tra để bảo đảm là nớc đó không ngăn cấm một số loại vật liệu đóng gói, đặc biệt đối với vật liệu có hại cho môi trờng.

* Cần kiểm tra kỹ những hòm carton hay hòm gỗ cũ vì những hòm này rất dễ bẹp, hay dễ h hỏng và có thể dẫn đến mất cắp vặt do hàng hóa lộ ra bên ngoài.

* Để cải tiến việc xếp dỡ những khối lợng lớn hơn, thiết kế của bao bì phải phù hợp với kích cỡ của sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí về bao bì và cớc phí.

Cần chú ý đến vấn đề sau để giảm mức cớc phí đến mức tối thiểu:+ Về mặt thể tích của hàng, bao bì phải có kích cỡ tối thiểu.+ Cần sử dụng tối đa không gian trong bao bì.

+ Hàng đợc hởng giá cớc khác nhau không nên đóng trong cùng một kiện, vì có thể ngời chuyên chở sẽ tính cớc cho toàn bộ hàng theo mức cớc áp dụng cho loại hàng chịu cớc cao nhất.

+ Điều quan trọng là phải có bao bọc chống thấm nớc cho hàng và che phủ chống thấm nớc cho bao bì, đặc biệt khi hàng nằm ở khu vực không có mái che nh ở khu vực hải quan.

Trang 24

b Kẻ kí hiệu, mã hiệu và nhãn hiệu hàng hóa

- Mục đích và yêu cầu ghi ký mã nhãn hiệu

Ký hiệu, mã hiệu, nhãn hiệu là biểu tợng đợc quy ớc trớc biểu thị tên gọi của loại hàng hóa do hãng, doanh nghiệp sản xuất Các ký hiệu mã hiệu, nhãn hiệu là cái khách hàng nhìn thấy nhằm phân định rõ hàng hóa, giúp cho việc di chuyển hàng đến đích đợc nhanh chóng, an toàn, và để kiểm tra hàng khi đối chiếu với ký mã nhãn hiệu hàng hóa.

Mục đích của việc ghi ký mã nhãn hiệu trên bao bì là nhằm để quảng cáo sản phẩm, cho phép dễ dàng nhận biết và lựa chon sản phẩm, hoặc gây chú ý với ngời tiêu dùng; hớng dãn khách hàng về kỹ thuật chất xếp, bảo quản, vận chuyển và tháo mở khi sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận và sử dụng hàng hóa.

• Số hợp đồng đã đợc ký kết giữa hai bên, ghi mã hiệu và số hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký.

• Số lợng hòm kiện của hòm gửi hàng(ví dụ 7/10).• Tên ga cuối cùng nhận hàng; tên thật và tên quốc tế.• Trọng lợng tịnh và trọng lợng cả bì của hàng hóa.• Các tài liệu kèm theo.

Trang 25

• Các thông tin chỉ dẫn làm hàng (ký hiệu là hàng), hớng dẫn cách chất xếp, bảo quản, bảo vệ móc cáp, mở bao bì và những điểm cần chú ý đến tác động của sản phẩm Một số ký mã hiệu thông dụng gồm:- Để thẳng theo chiều mũi tên.

- Dễ vỡ tránh va chạm mạnh.- Tránh ma, tránh ẩm ớt.

- Tránh lửa, tránh ánh nắng mặt trời.- Cấm lăn, bẩy, lật nghiêng.

- Vị trí móc cáp.

- Trọng tâm của hòm, thùng.- Chỗ mở hòm.

- Hàng độc hại.- Cấm dùng tay kéo.

Các ký hiệu làm hàng nêu trên cần đợc ghi tách riêng ra khỏi ký mã hiệu nhằm tránh nhầm lẫn, nên ghi ở phía ngoài bao bì băng ngôn ngữ của nớc nhập khẩu nhằm đảm bảo cho ngời làm hàng có thể dễ dàng hiểu đợc.

Hình 1.1 Minh họa ký mã hiệu gửi hàng và xếp một kiện hàng

462 kgMADE IN

Ký mã hiệu xếp dỡ hàng

Ký mã hiệu gửi hàng

Ký mã hiệu thông tin

Trang 26

5 Chuyển tải quốc tế (dịch vụ đối với hàng quá cảnh)a Định nghĩa

Theo luật Hải quan Việt Nam quy định: chuyển tải là việc chuyển hàng hóa từ phơng tiện vận tải này sang phơng tiện vận tải nhập cảnh sang phơng tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ phơng tiện vận tải nhập cảng xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu sau đó xếp lên phơng tiện vận tải khác để xuất khẩu.

b Các quy định Việt Nam đối với hàng quá cảnh

* Thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh phải đợc thực hiện tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng Hàng hóa vận chuyển phải nhập, xuất đúng cửa khẩu, đi đúng tuyến đờng, đúng thời gian quy định và phải thực hiện chế độ áp tải hoặc niêm phong hải quan.

* Hàng quá cảnh Việt Nam nếu phải tạm lu kho để chờ vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc thay đổi phơng tiện vận chuyển phải đợc phép của cơ quan hải quan Trờng hợp đặc biệt, hàng hóa tiêu thụ tại thị trờng Việt Nam thì phải đợc phép của Bộ Thơng mại và phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại Mục 1 Chơng II Nghị định này.

* Hồ sơ nộp cho hải quan cửa khẩu gồm:- Đối với hàng quá cảnh đi thẳng:

+ Tờ khai hải quan.

+ Văn bản cho phép quá cảnh của Bộ Thơng mại.+ Vận đơn (bản sao).

6 Dịch vụ hàng nguy hiểm

Trang 27

a Định nghĩa

Đối với hàng hóa độc hại hay nguy hiểm có bao bì và cách đánh ký mã hiệu đặc biệt Từ năm 1965, sau khi thông qua cấp quốc tế các nguyên tắc trong khuôn khổ của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO - International Maritime Oganization), luật vận chuyển hàng hóa bằng đờng biển (IMDG Code - International Maritime Dangerous Goods Code) tức là luật IMO luôn đợc điều chỉnh để thích ứng với tiến bộ của kỹ thuật.

Luật IMO bao gồm các quy tắc có liên quan đến đống gói bao bì, dán nhãn, vận chuyển, xếp dỡ các hàng nguy hiểm độc hại Luật bắt buộc ngời gửi hàng phải chịu trách nhiệm về đóng gói, dán nhãn và ký các khai báo cần thiết.

Ngời giao nhận tại cảng phải biết các quy tắc, thể lệ đợc áp dụng để có thể giúp đỡ và hớng dẫn cần thiết cho ngời gửi hàng.

Có 9 loại hàng nguy hiểm đợc áp dụng cho vận chuyển hàng nguy hiểm đối với tàu biển.

Loại 1: Chất nổ.

Loại 2: Hơi đốt nến, lỏng, hay hoà tan dới áp lực.Loại 3: Chất lỏng dễ cháy.

Loại 4.1: Chất rắn dễ cháy.

Loại 4.2: Chất dễ bất thần bốc cháy.

Loại 4.3: Các chất khí gặp nớc tỏa ra hơi dễ cháy.Loại 5.1: Chất oxy hóa.

Loại5.2: Peroxit hữu cơ.Loại 6.1: Chất độc.

Loại 6.2 : Chất gây ô nhiễm.Loại 7: Nguyên liệu phóng xạ.Loại 8: Chất ăn mòn.

Loại 9: Các chất nguy hiểm khác, bất cứ chất nào khác là chất, hoặc có thế là chất có tính nguy hiểm mà các quy tắc này phải áp dụng.

Trang 28

b Quy định về phơng pháp đánh ký mã hiệu và đóng gói bao bì

Các kiện hàng có hàng nguy hiểm dễ phải có nhãn rõ ràng hay hình vẽ đầy đủ nhằm nêu rõ thuộc tính của hàng.

Phơng pháp đánh ký mã hiệu với tên kỹ thuật chính xác và gắn nhãn hay vẽ nhãn theo khuôn hay gắn hình vẽ áp phích trên các kiện hàng có hàng nguy hiểm phải đảm bảo cho các thông tin này vẫn còn có thể nhận ra đợc trên kiện ít nhất 3 tháng sau khi ngâm vào nớc biển Khi đánh ký mã hiệu, dán nhãn hay áp phích cần chú ý đến độ bền của vật liệu sử dụng và bề mặt của bao bì.

Các trờng hợp sau đây có thể đợc miễn không yêu cầu dán nhãn:

- Các kiện chứa hàng nguy hiểm ở mức độ thấp hay đóng với một số lợng hạn chế.

- Trong trờng hợp đặc biệt các kiện hàng có thể đợc xếp dỡ theo từng kiện đợc phân định theo nhãn hay áp phích.

Luật IMO cũng có chỉ dẫn rất cụ thể về đóng gói hàng nguy hiểm :- Bao bì hàng nguy hiểm sẽ phải :

+ Hoàn hảo và đợc sử dụng trong điều kiện tốt.

+ Mang tính chất là bất cứ bề mặt bên trong nào mà hàng tiếp xúc cũng không bị ảnh hởng nguy hiểm bởi thứ hàng chuyên chở đó.

+ Có khả năng chịu đợc những rủi ro bình thờng về làm hàng và vận chuyển bằng đờng biển.

- ở đâu có tập quán sử dụng vật liệu thấm nớc hay lót đệm trong việc đóng hàng lỏng trong thùng thì vật liệu đó phải là:

+ Có khả năng giảm đếm mức tối thiểu những nguy hiểm mà hàng lỏng có thể gây ra.

+ Sắp xếp thế nào để tránh di động và đảm bảo là thùng chứa vẫn đợc bao bọc xung quanh.

+ Nếu có thể dùng chất thấm với một số lợng đủ để thấm chất lỏng nếu thùng rỉ.

Trang 29

- Thùng chứa chất lỏng nguy hiểm phải có độ vơi cần thiết ở mức dự phòng nhiệt độ cao nhất trong quá trình chuyên chở bình thờng.

IV Nguồn luật điều chỉnh

1 Hiệp định chung về thơng mại dịch vụ (General Agreement of Trade in Services-GATS)

Hiệp định GATS bao gồm 29 điều khoản và 3 điều khoản phụ và chỉ dài bằng một nửa Hiệp định GATTS gồm 38 điều khoản Hiệp định này đợc chia làm sáu phần Phần mở đầu đa ra phạm vi và định nghĩa trong hiệp định Phần II là phần dài nhất đề cập đến những quy định chung áp dụng cho tất cả các thành viên và tất cả các dịch vụ Phần III đa ra những quy định giám sát thực hiện những cam kết cụ thể theo lịch trình Phần IV là kế hoạch cho những vòng đàm phán trong tơng lai Phần V và VI đa ra những điều khoản của tổ chức và những điều khoản cuối cùng.

Một trong những phụ lục của GATS đã đề cập đến những vòng đàm phán tiếp theo sau khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay về vấn đề tự do hóa dung cấp các dịch vụ đối thành phần kinh tế t nhân trong đó đề cập đến chuyên chở bằng đờng biển.

2 Văn bản WTO về các dịch vụ vận chuyển chở bằng đờng biển (Maritime Transport Services) trong phiên họp đặc biệt ngày 27-28 tháng 3 năm 2001

Văn bản này dựa trên các số liêu từ năm 1997 mà cha đợc đề cập đến trong phiên họp năm 1997 và bổ sung thêm những số liệu đến năm 1999 Những nhân tố thêm vào đợc đa dới dạng những điều khoản bổ sung mà trong phiên họp lần trớc do thiếu thời gian cha đợc đàm phán.

Nội dung văn bản đợc chia thành hai phần chính, 10 phụ lục Phần I là sự phát triển chung đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế nói chung, tự do hóa và

Trang 30

tiếp cận thị trờng, sự hỗ trợ của chính phủ, các biện pháp về vấn đề an toàn, và giao dịch bằng điện tử.

Phần II là sự phát triển từ loại hình dịch vụ từ vận chuyển hành khách, tàu chợ, tàu chuyến, các dịch vụ hàng hóa tại cảng biển và các dịch vụ bổ trợ hàng hải, vận tải đa phơng thức, môi giới hàng hải, phân loại dịch vụ…

10 phụ lục đề cập đến các vấn đề nh dịch vụ ven bờ, phân loại cảng, phân loại các dịch vụ môi giới hàng hải, xếp hạng 20 công ty hàng đầu về container…

3 Bộ luật về hàng hóa nguy hiểm trong chuyên chở hàng hải quốc tế (International Maritime Dangerous Goods Code-IMDG code) của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO)

Đây là một bộ luật rất đồ sộ của tổ chức IMO gồm 7 phần.Phần 1 đa ra những điều khoản, quy định và định nghĩa chung.Phần 2 phân loại các loại hàng hóa liệt vào hàng nguy hiểm.

Phần 3 là danh sách các loại hàng hóa nguy hiểm và một số hàng hóa loại trừ.

Phần 4 là các điều khoản về đóng gói và thùng chứa.

Phần 5 là các thủ tục tiến hành khi chuyên chở hàng nguy hiểm.

Phần 6 là xây dựng và kiển tra đóng gói, các thùng chứa chở bằng đờng biển và phơng tiện chở thùng chứa bằng đờng bộ.

Phần 7 là các điều khoản liên quan đến hoạt động chuyển chở hàng nguy hiểm.

Trang 31

Chơng 2

Thực trạng Hoạt động của dịch vụ hàng hóa tại các cảng Việt Nam

I Các nguồn luật điều chỉnh

Sau đây là một số nguồn luật quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng hóa tại cảng biển tại Việt Nam

1 Luật hàng hải Việt Nam,1990

Bộ luật hàng hải Việt Nam đợc áp dụng đối với những quan hệ pháp luật phát sinh từ các hoạt động liên quan đến việc sử dụng tầu biển vào các mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, văn hóa, thể thao, xã hội và công vụ Nhà nớc Trong bộ luật hàng hải có 244 điều khoản chia thành 18 trong đó có chơng IV là những quy định về cảng biển và cảng vụ Trong chơng này, đa những định nghĩa về cảng biển và khu vực chịu sự quản lý của cảng, cơ cấu quản lý của cảng Ngoài ra bộ luật này còn quy định về ký kết hợp đồng, bốc xếp Đây là những quy định pháp lý về mặt quản lý hoạt động kinh doanh…khai thác dịch vụ hàng hóa tại cảng biển.

2 Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải ngày 4/9/1999

Nghị định này đợc thủ tớng chính phủ ban hành ngày 4/9/1999 nhằm tạo ra những hàng rào che chắn trong hoạt động kinh kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải nhằm khai thác tối đa lợi ích từ hoạt động kinh doanh này và giảm thiểu những tác hại do chính hoạt động kinh doanh hàng hải gây nên nh: ô nhiễm môi trờng, ô nhiễm nguồn biển, xâm hại đến các công trình cảng… Phạm vi điều chỉnh của nghị định này là những vi phạm sau:

- Vi phạm trong hoạt động khai thác cảng biển.

Trang 32

- Vi phạm trong hoạt động hàng hải của tàu thuyền trong phạm vi cảng biển và khu vực hàng hải.

- Vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải.- Vi phạm trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn hàng hải.

- Vi phạm trong hoạt động trục vớt tài sản chìm đắm.- Vi phạm trong hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải.

Nh vậy dịch vụ kinh doanh khai thác tại cảng biển cũng nằm trong sự điều chỉnh của nghị định này trong nghị định đa ra mức phạt vi phạm cụ thể đối với từng loại hoạt động.

3 Thể lệ bốc dỡ, gian nhận và bảo quản hàng hóa tại cảng biển Việt Nam 23/8/1997

Thể lệ đính kèm trong quyết định của Bộ trởng Bộ Giao thông vận tải số 2106/QĐ-GTVT ngày 23 tháng 8 năm 1997 về việc ban hành Thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa tại cảng biển Việt Nam Quyết định này quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cảng đối với những dịch vụ bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa tại cảng biển Việt Nam.

4 Quyết định về cớc, phí cảng biển ngày 28 tháng 10 năm 1997

Quyết định này đa ra biểu giá đối với các dịch vụ kinh doanh khai thác cảng biển Trong quyết định này đa ra mức giá đối với việc sử dụng các trang thiết bị của cảng, mức giá đối với từng loại dịch vụ Đồng tiền đợc sử dụng là đồng đô la Mỹ với tỷ giá chuyển đổi là tỷ giá chính thức của ngân hàng Việt Nam công bố tại thời điểm tính Ngoài ra trong quyết định còn quy định đơn vị tính và cách quy tròn

Trang 33

II Thực trạng dịch vụ hàng hóa tại các cảng Việt Nam

1 Tình hình chung của các dịch vụ hàng hóa tại cảng biểna Tình hình kinh tế xã hội

Nớc ta trong những năm từ năm 1991 đến nay đã đạt đợc nhiều thành tựu to lớn về kinh tế xã hội Điều đó đợc chứng minh bằng tốc độ tăng trởng cao và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hớng tích cực tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Bảng 2 Cơ cấu kinh tế Việt Nam

ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm qua, vận tải biển có tốc độ tăng trởng nhanh nhất sau đó đến vận tải đờng bộ, rồi đến đờng sông và đờng sắt Khối l-ợng hàng hóa chuyên chở chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong toàn ngành Tuy nhiên nếu tính khối lợng hàng hóa luân chuyển (quãng đờng mà lợng hàng hóa

Trang 34

đợc chuyên chở) thì vận tải chiếm khoảng gần 80% Điều này đợc chứng minh trong bảng sau:

Bảng 3 Sản lợng hàng hóa vận chuyển của toàn ngànhvà riêng ngành đờng biển

Toàn

ngànhĐờng biển

Tỷ trọng (%)

* Sản lợng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam

Trong giai đoạn 10 năm qua khối lợng hàng hóa thông qua các cảng biển Việt Nam tăng lên với nhịp độ khá cao, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1996 đến nay.

Năm 1996: 39,7 triệu tấn.Năm 2000: 83,3 triệu tấn.Năm 2001: 92,0 triệu tấn.

Trong vòng 5 năm gần đây (1996-2001) khối lợng hàng hóa thông qua cảng biển tăng lên gấp 2,3 lần (bình quân 18,2%/năm).

Trên cơ sở phân tích nhu cầu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, các quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng công trình giao thông vận tải và các yếu tố khác có liên quan trong một số công trình nghiên cứu có đa ra dự báo khối lợng hàng hóa thông qua các cảng biển Việt Nam giai đoạn năm 2010, 2020 với

Trang 35

nhịp độ tăng 20% trong giai đoạn 2005- 2010 và 5% trong giai đoạn 2010- 2020.

Đến năm 2010 hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt khoảng 214 triệu tấn tăng 2,5 lần so với năm 2000.

b Dịch vụ hàng hóa tại cảng biển nói chung

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 90 cảng biển Mức tăng trởng của các dịch vụ hàng hóa tại cảng biển Việt Nam từ năm 95 đến nay luôn ở mức cao đã đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nớc và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển đặc biệt là ngoại thơng Bằng chứng là khối lợng hàng hóa thông qua các cảng liên tục tăng qua các năm Năm 1996 tăng 14,68% so với năm 1995, năm 1999 tăng 21,70% so với năm 1998, năm 2001 sản lợng hàng hóa thông qua hệ thống cảng đạt 91.115.974 tấn tăng 8,86% so với năm 2000 Tiêu biểu một số cảng năm 2001 có mức sản lợng thông qua cao nh: cảng Hải Phòng đạt 8,55 triệu tấn, tăng11,8%; Cảng Đà Nẵng đạt 1,7 triệu tấn tăng 21%; cảng Sài Gòn đạt 10 triệu tấn tăng 3,1%; Tân cảng dạt 392.000 TEU tơng đơng 3,875 triệu tấn và cảng Bến Nghé đạt 3,4 triệu tấn

Tuy nhiên, mức độ phát triển của các dịch vụ không đều nhau Tại cảng biển Việt Nam, do trang thiết bị cũ và lạc hậu nên các dịch vụ hàng hóa tại cảng biển chỉ chủ yếu phát triển các dịch vụ truyền thống nh xếp dỡ, lu kho và bảo quản hàng hóa còn các dịch vụ khác không đợc chú trọng hoặc không có điều kiện phát triển Hiện nay ở nớc ta dịch vụ nh làm hàng container tại cảng, các dịch vụ sửa chữa, thay thế bao bì, thủ tục hải quan, hàng nguy hiểm ít khi đợc thực hiện vì các chủ hàng hầu nh không ký hợp đồng trực tiếp với cảng ủy thác các dịch vụ trên mà thông thờng giao cho các công ty giao nhận hoạt động độc lập với cảng đảm nhận Một nguyên nhân khác là do tại cảng biển không chuyên môn hóa thực hiện các dịch vụ trên mà giao cho các xí nghiệp kho vận vốn đã đảm đơng nhiều dịch vụ khác Dịch vụ chuyển tải quốc tế thì còn rất hạn chế do nớc ta cha có cảng nớc sâu Tuy nhiên trong tơng lai dịch vụ này sẽ phát

Trang 36

triển nhanh do tiềm năng thuận lợi của nớc ta Hiện nay, nhà nớc đang đầu t phát triển dịch vụ trung chuyển quốc tế thí điểm tại cảng Bến Nghé.

Từ sau năm 1998, các dịch vụ hàng hóa tại cảng biển nớc ta từ mới đợc nhà nớc chú trọng và đầu t Điều đó đợc thể hiện rõ qua hàng loạt các văn bản pháp lý liên quan đến dịch vụ hàng hóa tại cảng biển ra đời (xem phần 1) Chính vì thế tình hình các dịch vụ sẽ đợc chia ra làm 2 giai đoạn trớc năm 1998 và sau năm 1998 để thấy rõ sự thay đổi và phát triển của các dịch vụ ở nớc ta.

Dới đây là thực trạng hoạt động cụ thể của các dịch vụ hàng hóa tại một số cảng biển trong nớc.

2 Dịch vụ xếp dỡa Sản lợng xếp dỡ

* Trớc năm 1998

Sau đây là tình hình xếp dỡ tại một số cảng ở Việt Nam trớc năm 1997:

Bảng 4 Tình hình xếp dỡ tại một vài cảng biển Việt Nam

CảngNăng suất ngàyCác thiếu bị chínhĐơn bị sửa chữa và bảo dỡng

1.Cảng Hải Phòng

Hàng bao: 800 tấnHàng bách hóa:450 tấn

Sắt/Thép:10000- 20000 tấn

10000-20000 tấn

27 cẩu Jib (5-16t)6 cẩu di động (25-28t)39 xe nâng hàng(1-32t)68 xe tải (5-12t)

89 trailer

Xí nghiệp sửa chữa với 275 lao động

2 Cửa lò

Gỗ 360 tấnThan: 300 tấnQuặng 300 tấnPhân: 240 tấn

Container:1200 tân/đội

4 cẩu crawler (5-60 tấn)6 cẩu ôto (5-25 tấn)3 xe nâng hàng (5 tấn)32 ô tô tải

7 trailer

Xởng sửa chữa nhỏ

Trang 37

3.Đà nẵng Hàng gỗ: 1000 tấn

trong 3 ngày

16 xe cẩu (5- 80 tấn )16 xe nâng hàng (2-42 tấn)

3 dây chuyền (0,4-0,6t)20 xe tải(8-20t)

19 trailer (8-40t)

Xởng sửa chữa lớn và nhỏ

Nguồn: ALMEC, Nghiên cứu quy hoạch khôi phục và phát triển vận tải ven biển Việt Nam, 1997.

Nhìn vào bảng ta có thể thấy năng suất xếp dỡ của các cảng Việt Nam ớc năm 1997 là rất thấp Cảng Hải Phòng là một trong những cảng lớn nhất mà cũng chỉ đạt mức 1000-2000 tấn hàng với các trang thiết bị cảng hết sức thô sơ và lạc hậu Về phơng tiện phục vụ xếp dỡ:

tr-Bảng 5 Các loại phơng tiện phục vụ xếp dỡ

Nguồn: Niên giám thống kê, 1998 tr290.

Những tổng số lợng phơng tiện xếp dỡ ở tất cả các cảng Việt Nam trong giai đoạn này chỉ cha bằng số lợng trang thiết bị một cảng lớn ở châu á ví dụ nh cảng Singapore có 37 cầu tàu container, 120 cần cẩu bờ, 400 cần cẩu bãi, 600 xe chuyên dụng chở container Những trang thiết bị hiện đại nh các phơng tiện xếp dỡ container ở nớc ta lại cảng thiếu thốn hơn nữa.

Bảng 6 Một số trang thiếp bị xếp dỡ container tại các cảng

Cảng Tân Thuận

Trang 38

- Đầu kéo Duglas 3

- Xe kéo (trailer) cho 1 container 20’ 3

- Xe kéo (trailer) cho 1 container 40’ 3

Nguồn:Quy hoạch và phát triển cảng biển Việt Nam- Cục hàng hải Việt Nam 1998

Số lợng trang thiết bị xếp dỡ container chỉ có ở một số cảng ở Việt Nam nh Hải Phòng, Sài Gòn nh… ng còn ít và đôi khi cha phải là những phơng tiện chuyên dùng cho hàng container.

* Sau năm 1998

Nhìn chung, khối lợng hàng hóa xếp dỡ tại cảng Việt Nam tuy đã tăng nhanh qua các năm song vẫn ở mức thấp Cụ thể là cảng Sài Gòn đạt mức khối lợng xếp dỡ lớn nhất với tổng sản lợng năm 2001 là 10 triệu tấn vợt mức kế hoạch từ 22- 7,5% Mức xếp dỡ của 1 công nhân Sài Gòn là 5497 tấn tăng 2,3% so năm 2000 Năm 2002 mục tiêu của cảng này là 16 triệu tấn Cảng Cái Lân (Quảng Ninh): hàng hóa bốc dỡ tăng 35% năm 2002 đăng ký thông qua 1 triệu tấn trở lên Cảng Nha Trang năm 2000 sản lợng bốc xếp cảng đạt 550.000 tấn là mức cao nhất trong gần 1 thế kỷ nay trớc đến nay, mức bốc xếp 1 công nhân là

Trang 39

2000 tấn/năm Cảng Đà Nẵng với dự án mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2000 - 2004 với dự kiến năng lực bốc xếp tăng 3,5 triệu tấn gấp 4-5 lần hiện nay

b Năng suất xếp dỡ

Năm 2000 bình quân năng suất bốc xếp của các cảng tổng hợp quốc gia đạt 2.555 Tấn/m cầu tầu/năm Trong đó cảng Sài Gòn đạt năng suất cao hơn mức trung bình, đạt 3.500 Tấn/m cầu tàu/năm các cảng địa phơng thì chỉ đạt mức 1.000 tấn/m cầu tàu/năm

Về hàng container, chỉ có cảng VICT và cảng Chùa Vẽ là đợc trang bị thiết bị xếp dỡ container hiện đại và hệ thống kho bãi khá tốt nên năng suất xếp dỡ của cảng đạt 30-40 container/giờ, đạt tốc độ giải phóng nhanh nhất so với các bến ở Việt Nam Tuy nhiên cảng VICT có diện tích kho CFS còn thiếu nên hạn chế tốc độ làm hàng Còn cảng Chùa Vẽ do hạn chế về luồng tàu khi tiếp nhận tàu trên 10.000 DWT phải thêm khâu xếp dỡ giảm ở Quảng Ninh làm hạn chế khả năng giải phóng tàu

c Phơng tiện xếp dỡ

Hiện nay ở nớc ta các trang thiết bị còn thiếu thốn lạc hậu đặc biệt là các trang thiết bị xếp dỡ hàng container Tuy nhiên so với năm 1997 tại các cảng trang thiết bị đợc mua sắm mới và nâng cấp lên rất nhiều

Nói đến trang thiết bị xếp dỡ tức là nói đến xe nâng, cần cẩu, xe kéo ở…nớc ta hiện nay hệ thống trang thiết bị mặc dù đợc chú trọng nhng còn nhiều hạn chế, chỉ có loại cần cẩu ô tô nâng hàng là tơng đối phổ biến, đợc sử dụng rộng rãi ở các bến bãi, các cảng và đợc mua sắm không mấy khó khăn Một số cảng lớn đang chú trọng đầu t các trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa Trong năm 2000, cảng Hải Phòng đã đầu t thêm 2 cần cẩu Sokol với sức nâng 32 tấn/chiếc dể bốc xếp hàng nặng, đồng thời năm 2001 đa thêm 2 cần cẩu giàn Gantry và 4 cẩu bãi RTG để làm hàng container tại cảng Chùa Vẽ Ngoài ra cảng Hải Phòng còn đầu t một số thiết bị vận tải bộ và đầu kéo để làm hàng container Các cảng khác cũng đang đặt ra nhu cầu cấp bách mua sắm mới và nâng cấp Vấn đề đặt ra là làm sao vừa phải đảm bảo các thiết

Trang 40

bị bốc xếp hàng rời, hàng bách hóa đồng thời lại phải mua sắm các thiết bị bốc xếp container theo nhu cầu vận chuyển hiện đại

Tính đến nay, cảng Hải Phòng là một trong số ít cảng Việt Nam có trang thiết bị phục vụ xếp dỡ hiện đại nhất nhất nớc ta thì cho đến tháng 6 năm 2002 cũng mới chỉ có: tổng diện tích cầu tàu dài 2.706m, 32 cần cẩu trục chân đế có sức nâng từ 5-40 tấn; 2 cần cẩu trục nổi có sức nâng từ 10 đến 80 tấn; 8 cần cẩu trục bánh lốp có sức nâng từ 16 đến 20 tấn; 30 xe nâng các loại từ 3 đến 42 tấn 50 xe ô tô kéo các loại có trọng tải từ 5 đến 25 tấn Nh vậy đối với những mặt hàng nguy hiểm, hàng siêu trờng siêu trọng, hàng container cỡ lớn nớc ta còn thiếu thốn trang thiết bị Nếu xem xét rộng hơn, các cảng của nớc ta cha có hệ thống cầu tàu đủ dài cùng với bến sâu để đón tiếp những tàu container cỡ lớn do đó làm giảm khả năng khai thác dịch vụ xếp dỡ Trong khi đó hệ thống trang thiết bị đợc chú ý, đợc đánh giá là tiêu chí cho thiết bị xếp dỡ lại là thiết bị phục vụ xếp dỡ bằng container

d Công nghệ xếp dỡ hàng hoá

Đối với từng loại hàng thờng có quy trình công nghệ theo từng phơng án đặc trng Mỗi cảng thờng có đến 20 quy trình công nghệ xếp dỡ cụ thể Công nghệ xếp dỡ tiêu biểu nh sau:

Đối với hàng nhập:

+ Tàu - cầu cẩu- ô tô đi thẳng.

+ Tàu - cần cẩu-sà lan, thuyền đi thẳng.

+ Tàu - cần cẩu - xe nâng, đầu kéo, ô tô - kho bãi.+ Kho bãi – cần cẩu – xe nâng - ô tô.

Đối với hàng rời, tại các cảng Việt Nam thờng sử dụng thiết bị bốc xếp là cần trục (cho hàng bao) và băng chuyền (cho hàng rời và hàng bao) hoặc kết hợp giữa cần cẩu trục và băng chuyền Đối với từng loại hàng đều có quy trình công nghệ xếp dỡ theo từng phơng án đặc trng Số mắng xếp dỡ có bố trí đầy đủ thiết bị xếp dỡ, phơng tiện và nhân lực cần thiết Nămg suất máng xếp dỡ phụ

Ngày đăng: 02/11/2012, 10:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tếPGS. TS. Đinh Ngọc Viện (chủ biên) (2002) NXB Giao thông vận tải. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS. TS. Đinh Ngọc Viện (chủ biên) (2002)
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải. Hà Nội
2. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thơng Vũ Hữu Tửu (1998).NXB Giáo dục. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Hữu Tửu (1998)
Tác giả: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thơng Vũ Hữu Tửu
Nhà XB: NXB Giáo dục. Hà Nội
Năm: 1998
3. Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thơng Khác
4. Dự án quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến 2010 và định h- ớng phát triển đến 2020Tài liệu của Bộ giao thông vận tải (2002) Khác
5. Đề án phát triển và nâng cao chất lợng dịch vụ hàng hải Cục hàng hải Việt Nam (2002) Khác
6. Hiệp định chung về thơng mại và dịch vụ (GATS) Khác
11.Tạp chí Giao thông vận tải Các số 1-11/2001, 2002 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Minh họa ký mã hiệu gửi hàng và xếp một kiện hàng - Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ
Hình 1.1. Minh họa ký mã hiệu gửi hàng và xếp một kiện hàng (Trang 25)
Bảng 2. Cơ cấu kinh tế Việt Nam - Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ
Bảng 2. Cơ cấu kinh tế Việt Nam (Trang 33)
Bảng 3. Sản lợng hàng hóa vận chuyển của toàn ngành và riêng ngành đờng biển - Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ
Bảng 3. Sản lợng hàng hóa vận chuyển của toàn ngành và riêng ngành đờng biển (Trang 34)
Bảng 4. Tình hình xếp dỡ tại một vài cảng biển Việt Nam - Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ
Bảng 4. Tình hình xếp dỡ tại một vài cảng biển Việt Nam (Trang 36)
Bảng 5. Các loại phơng tiện phục vụ xếp dỡ - Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ
Bảng 5. Các loại phơng tiện phục vụ xếp dỡ (Trang 37)
Bảng 6. Một số trang thiếp bị xếp dỡ container tại các cảng - Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ
Bảng 6. Một số trang thiếp bị xếp dỡ container tại các cảng (Trang 37)
Bảng 7. Các kho hàng của Xí nghiệp xếp dỡ Nhà Rồng - Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ
Bảng 7. Các kho hàng của Xí nghiệp xếp dỡ Nhà Rồng (Trang 42)
Bảng 9. Chi tiết các bãi chứa hàng của Xí nghiệp xếp dỡ Nhà Rồng và Khánh Hội - Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ
Bảng 9. Chi tiết các bãi chứa hàng của Xí nghiệp xếp dỡ Nhà Rồng và Khánh Hội (Trang 43)
Bảng 10. Hàng hóa xuất nhập khẩu và quá cảnh - Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ
Bảng 10. Hàng hóa xuất nhập khẩu và quá cảnh (Trang 46)
Bảng 11. Cơ cấu hàng nguy hiểm - Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ
Bảng 11. Cơ cấu hàng nguy hiểm (Trang 48)
Bảng 13. Năng lực thông qua cảng container ở châu á và của Việt Nam - Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ
Bảng 13. Năng lực thông qua cảng container ở châu á và của Việt Nam (Trang 53)
Bảng 15. Cơ cấu nguồn hàng chuyển tải của 4 cảng chính trong khu vực - Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ
Bảng 15. Cơ cấu nguồn hàng chuyển tải của 4 cảng chính trong khu vực (Trang 66)
Bảng 16. Mời cảng biển hàng đầu của EU và CEC năm 2000 - Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ
Bảng 16. Mời cảng biển hàng đầu của EU và CEC năm 2000 (Trang 68)
Bảng 17. Kinh phí đầu t cho các cảng trọng điểm đến năm 2003 - Dịch vụ hàng hoá tại cảng biển - thực trạng & giải pháp - Trần Phương Thuỳ
Bảng 17. Kinh phí đầu t cho các cảng trọng điểm đến năm 2003 (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w