PHÂN TÍCH XU HƯỚNG THAY đổi HIỆU QUẢ kỹ THUẬT của các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ VIỆT NAM GIAI đoạn 2005 2013 và KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO CHÍNH PHỦ NHẰM PHÁT TRIỂN KHU vực DOANH NGHIỆP vừa và n

33 26 0
PHÂN TÍCH XU HƯỚNG THAY đổi HIỆU QUẢ kỹ THUẬT của các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ VIỆT NAM GIAI đoạn 2005 2013 và KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO CHÍNH PHỦ NHẰM PHÁT TRIỂN KHU vực DOANH NGHIỆP vừa và n

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tóm tắt Bài viết này đánh giá xu hướng thay đổi hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 đến 2013. Dữ liệu được lấy từ các cuộc khảo sát về doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trên 10 tỉnh thành trong 18 lĩnh vực cụ thể, được thu thập hai năm một lần từ năm 2005 đến năm 2013, dựa trên các cuộc phỏng vấn trực tiếp với chủ sở hữungười quản lý và nhân viên của công ty và thường được thu thập trong các tháng 68. Năm 2005 với 2821 doanh nghiệp tham gia khảo sát, năm 2007 là 2635 doanh nghiệp, năm 2009 là 2659 doanh nghiệp, năm 2011là 2552 doanh nghiệp và năm 2013 là 2575 doanh nghiệp. Tổng số quan sát của bộ dữ liệu là 13242 mẫu. Hiệu quả kỹ thuật trong bài nghiên cứu được tính theo phương pháp phân tích giới hạn sản xuất ngẫu nhiên (SFA). Phân tích biên giới ngẫu nhiên (SFA) là một phương pháp ước tính biên giới giả định một dạng chức năng nhất định cho mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Coelli et al.2005. Nhìn chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có mức hiệu quả kỹ thuật khá cao, đạt mức trung bình khoảng 72.05% trong năm cuộc khảo sát năm 2005, 2007, 2009, 2011 và 2013 và có sự tăng giảm qua các năm. Hiệu quả kỹ thuật trung bình từng năm lần lượt là 70,51%, 71,22%, 74,18%, 74,05% và 70,29%. Qua các năm ta thấy, các hệ số cho lao động và đầu vào trung gian có ý nghĩa và tích cực cho nhiều trường hợp. Điều này chỉ ra rằng lao động và nguyên liệu là đầu vào quan trọng trong sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số liệu cũng chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch. Qua mỗi năm hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp ở thành thị đều cao hơn hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp ở nông thôn. Hiệu quả kỹ thuật trung bình cả nước giai đoạn 20052013 là ở mức 72,1%, trong đó hiệu quả kỹ thuật trung bình ở thành phố là 73,97%, ở nông thôn là 70,228%. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự chênh lệch này, đó là sự khác nhau về những điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông đường xá, cơ cấu và trình độ lao động, vốn, công nghệ cũng như tác động của việc hội nhập nền kinh tế toàn cầu, đô thị hóa tác động lên khu vực thành thị của Việt Nam. Những điều được chỉ ra từ bài viết này cung cấp các khuyến nghị chính sách được Chính phủ ban hành để nâng cao hiệu quả kỹ thuật và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: Doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệu quả kỹ thuật, chính sách phát triển, Việt Nam.

Ngày đăng: 02/01/2021, 15:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan