1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 2018

20 53 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 153,58 KB

Nội dung

Hãy phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của một tỉnh của Việt Nam giai đoạn 2015-2018 sử dụng số liệu của tổng cụ thống kê và các nguồn công bố chính thức khác.. Chi tiêu công nhằm

Trang 1

KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH CÔNG

BÀI TẬP LỚN MÔN: PHÂN TÍCH CHI TIÊU CÔNG

Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Lương Thị Ngọc Hà

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Duyên

Hà Nội, tháng 6 năm 2020

Trang 2

Mục lục

Câu 1 Chi tiêu công có những vai trò cơ bản nào Hãy phân tích các quan điểm về

mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng trong chi tiêu công (3đ) 2

Câu 2 Hãy phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc các chính phủ có xu hướng ngày càng gia tăng quy mô chi tiêu công (2đ) 6

Câu 3: Hãy phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của một tỉnh của Việt Nam giai đoạn 2015-2018 sử dụng số liệu của tổng cụ thống kê và các nguồn công bố chính thức khác (5đ) 8

Đặt vấn đề 8

Khái quát về tỉnh Hải Dương 9

Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2018 9

Tình hình thu ngân sách Nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2018 10

Tình hình chi ngân sách tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2018 11

So sánh về tình hình chi ngân sách của tỉnh Hải Dương với 1 số tỉnh thành lân cận.15 Kết luận 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

ĐỀ BÀI

Câu 1 Chi tiêu công có những vai trò cơ bản nào Hãy phân tích các quan điểm về mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng trong chi tiêu công (3đ)

Câu 2 Hãy phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc các chính phủ có xu hướng ngày càng gia tăng quy mô chi tiêu công (2đ)

Trang 3

Câu 3 Hãy phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của một tỉnh của Việt Nam giai đoạn 2015-2018 sử dụng số liệu của tổng cụ thống kê và các nguồn công bố chính thức khác (5đ)

BÀI LÀM

Câu 1 Chi tiêu công có những vai trò cơ bản nào Hãy phân tích các quan điểm về mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng trong chi tiêu công (3đ)

Vai trò của chi tiêu công:

* Chi tiêu công là chi tiêu được thực hiện bởi chính phủ của một quốc gia cho các nhu cầu và mong muốn tập thể như lương hưu, dịch vụ công, cơ sở hạ tầng, v.v

* Chi tiêu công có 4 vai trò chính:

1 Chi tiêu công nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế: tại các quốc gia đang phát

triển, các khoản chi cho cơ sở hạ tầng hay các hàng hóa công cộng và khắc phục các khuyết tật thị trường đều là nhiệm vụ của Chính phủ vì các nhà đầu tư tư nhân dường như không có hứng thú đầu tư, Chính phủ thực hiện nhiệm vụ này thông qua chi tiêu công

Việc phát triển cơ sở hạ tầng, hàng hóa công cộng và khắc phục khuyết tật thị trường chính là nền tảng để phát triển kinh tế xã hội, cũng qua đó mà Chính phủ có thể thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài

2 Chi tiêu công nhằm cân bằng tăng trưởng khu vực: tại các địa phương có nền kinh tế

còn kém phát triển, lạc hậu như nông thôn, miền núi, hải đảo và mất cân bằng so với những khu vực khác, chi tiêu công có nhiệm vụ lấy lại cân bằng tăng trưởng giữa các

Trang 4

khu vực thông qua trợ cấp, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, điện lưới, nước sạch, tạo điều kiện làm việc và học tập công bằng giữa các vùng dân cư

3 Chi tiêu công nhằm thực hiện chính sách tài khóa : Để ổn định nền kinh tế vĩ mô,

Chính phủ cần phải thực hiện các chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khóa, và chi tiêu công chính được coi là một công cụ để Nhà nước thực hiện các chính sách tài khóa Trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, việc gia tăng chi tiêu công giúp tạo ra và gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động Ngược lại, việc cắt giảm chi tiêu công giúp khắc phục vấn đề lạm phát Khi một quốc gia có nền kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo ra môi trường kinh doanh an toàn cho các nhà đầu tư, từ đó giúp ổn định và tăng trưởng nền kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân

4 Chi tiêu công nhằm phân phối lại thu nhập: Chi tiêu công phân phối lại thu nhập

bằng thuế và trợ cấp Chính phủ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước thu từ các khoản thuế để thực hiện trợ cấp cho những đối tượng cần bảo trợ của xã hội như hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, sinh viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vùng sâu vùng xa, hay thông qua các chương trình trợ cấp như Sữa học đường, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Đây chính là việc chuyển một khoản thu nhập từ người giàu cho người nghèo, đảm bảo công bằng xã hội

Các quan điểm về mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng trong chi tiêu công:

Stiglitz 1988, ông xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng trong chi tiêu công dưới góc nhìn của một nền kinh tế đơn giản gồm hai cá nhân là Robinson Crusoe và Friday Đầu tiên giả sử rằng Robinson Crusoe có 10 quả cam, trong khi Friday chỉ có 2 quả.Như vậy có vẻ là không công bằng Sau đó, giả thiết rằng chúng ta đóng vai trò là chính phủ và cố gắng chuyển 4 quả cam từ Robinson Crusoe sang cho Friday, nhưng trong quá trình ấy 1 quả cam bị mất đi Do đó đưa đến kết quả cuối cùng là Robinson Crusoe có 6 quả cam và Friday có 5 quả Chúng ta đã loại bỏ được phần lớn sự bất

Trang 5

công, nhưng trong quá trình loại bỏ đó, tổng số cam hiện có lại giảm đi Như vậy chúng ta thấy có một sự đánh đổi giữa hiệu quả – tổng số cam hiện có – và công bằng

Từ đó, ông cho rằng để đạt được công bằng nhiều hơn, thì phải hy sinh một phần hiệu quả nào đó Có 2 quan điểm tranh luận:

Thứ nhất, có sự không nhất trí về bản chất của sự đánh đổi Để giảm mức độ bất công thì chúng ta phải từ bỏ hiệu quả đến mức nào? Liệu 1 hay 2 quả cam sẽ bị mất đi trong quá trình chuyển cam từ Crusoe sang Friday? Ví dụ, nhìn chung việc giảm sự không công bằng bằng biện pháp đánh thuế lũy tiến được xem như là dẫn đến tình trạng không khuyến khích làm việc, và do đó làm giảm hiểu quả Song ở đây có sự không nhất trí về mức độ không khuyến khích làm việc tới đâu

Thứ hai, có sự không nhất trí về giá trị tương đối cần được ấn định cho sự giảm bất công so với sự giảm hiệu quả Một số người cho rằng bất công là vấn đề trung tâm của

xã hội, vì thế xã hội chỉ nên tập trung vào việc giảm thiểu mức độ bất công, bất kể hiệu quả đạt được đến đâu Những người khác lại cho rằng hiệu quả là vấn đề trung tâm Và cũng có những người cho rằng, giải pháp lâu dài và tốt nhất nhằm giúp đỡ người nghèo không phải là lo tới việc phân chia chiếc bánh như thế nào cho công bằng, mà làm sao tăng được kích cỡ chiếc bánh, làm cho nó càng lớn nhanh càng tốt, do đó có nhiều hàng hóa hơn cho tất cả mọi người

Các nguyên tắc trong hiệu quả và phân phối của chi tiêu công:

1 Nguyên tắc Pareto dựa trên những giá trị của cá nhân Nguyên tắc đó nói rằng nên chấp nhận và thực hiện những thay đổi tạo nên sự cải thiện Pareto, bất kể chúng dẫn tới

sự bất công tới mức nào

2 Nguyên tắc quyền phán quyết của người tiêu dùng nói rằng các cá nhân là người đánh giá chính xác nhất những nhu cầu sở thích của riêng mình

Trang 6

3 Nguyên tắc đền bù là một tiêu chuẩn cho các quyết định chính sách trong những tình huống mà sự thay đổi chính sách làm cho một số cá nhân được lợi và các cá nhân khác chịu thiệt và do đó không phải là sự cải thiện Pareto

4 Hàm phúc lợi của xã hội là khuôn khổ cho viêc phân tích kết quả về mặt phân phối của một chính sách Nó định rõ mức tăng độ hữu dụng cần thiết của một cá nhân này

để đền bù cho mức giảm độ hữu dụng của một cá nhân khác

5 Trong hàm phúc lợi của xã hội theo thuyết hữu dụng, phúc lợi của xã hội bằng tổng

độ hữu dụng của tất cả các cá nhân trong xã hội

6 Trong hàm phúc lợi của xã hội theo thuyết Rawls, phúc lợi của xã hội bằng độ hữu dụng của người chịu thiệt thòi nhất trong xã hội

7 Phần mất trắng của thuế là phần phi hiệu quả của thuế

Tóm lại, những khác biệt trong các quan điểm nhằm vào bản chất của sự đánh đổi (người ta cần loại bỏ bao nhiêu hiệu quả để đạt được mức tăng nào đó về công bằng)

và các giá trị (tại điểm cận biên, người ta sẽ sẵn lòng từ bỏ bao nhiêu hiệu quả để đạt được mức tăng nào đó về công bằng)

Điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng rất hay gặp phải trong quá trình đánh giá những điều kiện cụ thể của các chương trình chính phủ Ví dụ: Quyết định thu lệ phí qua cầu có nghĩa là ai được hưởng lợi qua cầu đều phải chịu chi phí Đối với nhiều người, điều đó là tốt vì các lý do công bằng Thật ra không công bằng nếu bắt tất cả những người không đi qua cầu cũng phải trả tiền Nhưng lại có chi phí hiệu quả bằng tiền và bằng thời gian: tiền lương của người thu lệ phí và thời gian của người đi môtô Hơn nữa, nếu một số lái xe không được khuyến khích sử dụng cầu thì sẽ có những mất mát khác về hiệu quả do sử dụng không hết công suất

Trang 7

Câu 2 Hãy phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc các chính phủ có xu hướng ngày càng gia tăng quy mô chi tiêu công (2đ)

Có 5 nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc các chính phủ có xu hướng ngày càng gia tăng quy mô chi tiêu công:

1 Sự gia tăng về quy mô và độ lớn của dân số

Hiện nay, ở hầu hết các nước đang phát triển, quy mô dân số ngày một tăng cao, đặc biệt là ở các vùng còn khó khăn, lạc hậu, thiếu kiến thức về kế hoạch hóa gia đình Đối với các quốc gia đang phát triể cũng không thể tránh khỏi tác động của việc gia tăng dân số, tại các quốc gia này, hệ thống y tế và phúc lợi cho người cao tuổi cũng ngày càng phát triển, vì vậy tỷ lệ tử giảm, tuy tỷ lệ sinh thấp nhưng về lâu dài dân số cũng sẽ tăng Chính vì sự tăng lên của dân số, đã khiến cho các chính phủ phải gia tăng quy mô chi tiêu công vì ngày càng nhiều người thuộc diện đuộc hưởng các phúc lợi xã hội từ nhà nước

Theo báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới 2019 của Liên Hợp Quốc (UN), dân số thế giới hiện là khoảng 7,7 tỷ người và được dự báo sẽ tăng thêm 2 tỷ người vào năm 2050

và sẽ ngày càng già hóa Dân số tại vùng châu Phi cận Sahara được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 (99%) Cùng kỳ, dân số Ấn Độ Dương không bao gồm

Australia/New Zealand được dự báo tăng 56%, Bắc Phi và Tây Á tăng 46%, Trung và Nam Á 25%, Mỹ Latin và Caribbe 18%, Đông và Đông Nam Á 3%, châu Âu và Bắc

Mỹ 2% (“Dân số thế giới tăng lên gần 8 tỷ người, ngày càng già hoá”, VnEconomy [online])

2 Lạm phát: lạm phát cũng là một nguyên nhân dẫn đến tăng chi tiêu chính phủ, một

chính phủ mặc dù có tỷ lệ chi tiêu không thay đổi nhiều so với một năm trước đó, nhưng do lạm phát, giá của các mặt hàng mà chính phủ chi tiêu cũng tăng lên, do đó cũng làm cho chi tiêu công tăng

Trang 8

3 Chi phí quốc phòng: mặc dù từ nửa sau thế kỷ XX, không có cuộc chiến tranh nào

nổ ra, tuy nhiên mối đe dọa về chiến tranh vẫn còn tồn tại, các cuộc xung đột giữa chính phủ và các phe đối lập, các tổ chức khủng bố, vẫn là một mối đe dọa về an ninh quốc phòng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là khu vực Trung Đông, tình hình bất ổn tại Ukraina cũng mang lại mối lo lướn cho các nước Châu Âu, Liên bang Nga, Mỹ và các nước đồng minh Mặt khác, những cuộc đối đầu và chạy đua trang bị công nghệ cao giữa các cường quốc vẫn không ngừng diễn ra và có xu hướng ngày càng mở rộng Theo báo cáo thường niên của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (IISS) công bố ngày 14/02/2020, chi phí quân sự của các nước trên thế giới năm 2019 đã tăng kỷ lục trong 10 năm vừa qua Tính trung bình, ngân sách quốc phòng của các nước tăng thêm 4% Hai nước đứng đầu là Mỹ với 685 tỷ đô la, thứ nhì là Trung Quốc, với 181 tỷ (“Chạy đua vũ trang : Ngân sách quốc phòng thế giới tăng kỷ lục”, rfi [online])

4 Phát triển kinh tế: đây là một trong bốn vai trò quan trọng của Chính phủ, các nhà

đầu tư tư nhân hoàn toàn không có khả năng tài trợ cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia Sự bất lực này của khu vực tư nhân đã thúc đẩy các chính phủ hiện đại đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau để phát triển kinh tế Phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên cơ

sở hạ tầng kinh tế Chỉ bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, đường bộ, giao thông, điện, vv, cấu trúc của một nền kinh tế có thể được thực hiện để cải thiện Rõ ràng, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chính phủ phải gia tăng quy mô chi tiêu công

5 Chính sách phúc lợi: Nhà nước ở thế kỷ 19 là một “nhà nước cảnh sát” , trong khi

nhà nước hiện đại thế kỷ 20 và 21 là một “nhà nước phúc lợi” Ngay cả trong khuôn khổ tư bản, các nguyên tắc xã hội không bị loại bỏ hoàn toàn Vì các nguyên tắc xã hội được tôn trọng, cho nên bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế là sự gia tăng về chi tiêu cho phúc lợi xã hội Các khoản chi cho phúc lợi xã hội thường là chi cho trợ cấp, giáo dục, y tế, các viện dưỡng lão, các cô nhi viện,

Trang 9

Theo dữ liệu của OECD, chi tiêu công cho bảo trợ xã hội ở khu vực Liên minh Châu

Âu giai đoạn 2015-2018 đã tăng từ 19.023% GDP năm 2015 lên 20.050% GDP vào năm 2018 Tại Hàn Quốc, chi tiêu công cho bảo trợ xã hội cũng đã tăng từ 10.213% GDP lên 11.126%GDP trong giai đoạn 2015-2018 [ “Social spending”, OECD.org [online: https://data.oecd.org/socialexp/social-spending.htm]

Ngoài ra, sự tăng lên trong ngắn hạn của chi tiêu công cũng có thể lý giải do các bất ổn

về kinh tế, chính trị, xã hội như khủng hoảng kinh tế, chiến tranh hay dịch bệnh, cũng

sẽ khiến cho các chính phủ và trích một khoản lớn ngân sách để khắc phục vấn đề

Câu 3: Hãy phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của một tỉnh của Việt Nam giai đoạn 2015-2018 sử dụng số liệu của tổng cụ thống kê và các nguồn công bố chính thức khác (5đ)

Đề tài: Tình hình chi tiêu ngân sách tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2018

Đặt vấn đề

Đối với mỗi quốc gia, Ngân sách Nhà nước là tiềm lực tài chính, là sức mạnh về mặt tài chính của Nhà nước Quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước có tác động chi phối trực tiếp đến các hoạt động khác trong nền kinh tế Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định Với chức năng quan trọng đó, trong nhiều năm qua, chi ngân sách nhà nước đã từng bước được hoàn thiện theo hướng phân bổ hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ

Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương Việc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách từ Trung ương đến địa phương có mối liên hệ chặt chẽ đối với sự ổn định, bền vững của ngân sách nhà

Trang 10

nước và có tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế - xã hội NSĐP gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương Mỗi cấp ngân sách đều có một số nguồn thu được hưởng 100% Ngoài ra, NSTW và NSĐP cùng chia sẻ một số nguồn thu, tỷ lệ phân chia này được thay đổi sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn [Quan hệ giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương: Thực trạng và một số đề xuất, Tạp chí Tài chính, 11/2017, online]

Vậy việc chi ngân sách của các địa phương trên cả nước có thực sự hiệu quả và hợp lý, cân đối với nguồn Ngân sách Trung ương, bài viết này sẽ đi tìm hiểu về chi ngân sách của một tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, thuộc tam giác trọng điểm kinh tế phía Bắc trong giai đoạn 2015-2018, đó là tỉnh Hải Dương

Khái quát về tỉnh Hải Dương

Tỉnh Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên Hệ thống giao thông đường bộ đường sắt đường sông phân bố hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183

và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài

Hải Dương gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện, với dân số 1807.5 nghìn người, diện tích đất tự nhiên là 166.8 nghìn ha (GSO,2018) Mật độ dân số cao

(1084người/km2) và có 74.69% người dân sống ở khu vực nông thôn Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá 2010) ước đạt 8.6% trong năm

2019 Cơ cấu nền kinh tế đa dạng ngành nghề từ nông lâm thủy sản đến đến công nghiệp xây dựng và dịch vụ, tạo việc làm cho người dân, giai đoạn 2015-2018, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thất nghiệp chỉ giữ ở mức 1.1%

Ngày đăng: 07/02/2021, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w