Những thành tựu trong lĩnh vực sử dụng hiệu quả, bảo vệ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện châu thành, tỉnh an giang theo hướng bền vững đến năm 2020 (Trang 43)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.1.3.Những thành tựu trong lĩnh vực sử dụng hiệu quả, bảo vệ

nguyên và môi trƣờng

Thực hiện tốt việc thống kê đất đai, xây dựng bảng giá đất hàng năm và công tác quy hoạch sử dụng đất theo tiêu chí nông thôn mới tại 12 xã, hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện và thị trấn An Châu. Tổ chức đo đạc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tại thị trấn An Châu, xã Bình Hòa (đã cấp 1.642/2306 giấy, còn tồn 664 giấy) tiến hành đo đạc tại xã Cần Đăng, Hòa Bình Thạnh. Thực hiện việc giao cấp đất Nông lâm trường Cản Đá, Trại giống An Thành, đất bãi bồi TT. An Châu theo kết luận của UBND tỉnh An Giang. Thường xuyên kiểm tra các hoạt động khai thác cát, khai thác lớp đất mặt và công tác bảo vệ môi trường. Thẩm định cấp giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường cho 80 cơ sở, 31 giấy xác nhận

đề án bảo vệ môi trường. Triển khai rộng mô hình xã hội hoá trong lĩnh vực thu gom rác tại các cơ sở, huyện đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành xây dựng công nghệ xử lý rác và sản xuất phân composte tại xã Bình Thạnh đưa vào hoạt động. Việc quản lý rác thải y tế được tổ chức thu gom và xử lý đúng quy định.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc phát triển kinh tế theo hướng bền vững của huyện Châu Thành giai đoạn 2005 - 2013 vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển.

2.2.2. Hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế theo hƣớng bền vững của huyện Châu Thành, tỉnh An Giang giai đoạn 2005 - 2013

“Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Việc chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp còn chậm, chỉ tập trung cho cây lúa, phát triển chăn nuôi, thủy sản gặp khó khăn” [20]. Sản xuất màu còn tự phát, chưa tạo được chuỗi liên kết để ổn định sản xuất, tăng lợi nhuận.

Các doanh nghiệp, cơ sở tuy có phát triển nhưng về quy mô, loại hình vẫn còn nhỏ lẻ và chưa mang tính đột phá. Công tác đầu tư nâng cấp chợ còn chậm. Ý thức người dân trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước về xây dựng cơ bản còn thấp, tình trạng xây dựng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường thủy còn xảy ra, chưa được ngăn chặn kịp thời.

“Việc thu hồi các khoản nợ đến hạn, quá hạn, nợ tạm ứng còn chậm. Công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án gặp khó khăn. Công tác phát giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn tồn động, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu đất bãi bồi thị trấn An Châu, Nông lâm trường Cản Đá, Trại giống An Thành còn chậm” [20]. Việc lấy đất mặt trái phép còn diễn ra một vài xã chưa được quản lý tốt. Tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của huyện còn chậm so với yêu cầu.

“Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia không đạt so với Nghị quyết. Công tác dạy nghề của các ngành tại một số địa bàn xã - thị trấn chưa phù hợp với yêu cầu việc làm của các doanh nghiệp, cơ sở”[21]. Tỷ lệ học sinh bỏ học, nhất là trung học cơ sở còn cao.

Trình độ khoa học - công nghệ ở nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất còn thấp và lạc hậu. Cơ sở vật chất ngành y tế (nhất là Bệnh viện Đa khoa huyện)

chưa đáp ứng yêu cầu khám và điều trị bệnh. Tinh thần thái độ phục vụ của một số ít y - bác sỹ chưa tích cực.

Công tác dạy nghề chưa thật sự gắn với nhu cầu lao động. Tỷ lệ giảm hộ nghèo hàng năm đạt chỉ tiêu nhưng khả năng tái nghèo vẫn còn cao.

2.2.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế theo hƣớng bền vững của huyện Châu Thành, tỉnh An phát triển kinh tế theo hƣớng bền vững của huyện Châu Thành, tỉnh An Giang giai đoạn 2005 - 2013

2.2.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu

“Châu Thành có vị trí nằm trên Quốc lộ, Tỉnh lộ, ven sông Hậu và tiếp giáp thành phố Long Xuyên, cơ sở hạ tầng đang phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh, sân bay Châu Thành, khu công nghiệp Bình Hòa từng bước được hình thành” [20]. Đây là điều kiện để phát triển nhanh thương mại - dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu lao động, các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có điều kiện phát triển, sự tác động của khoa học - công nghệ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất, nuôi trồng, cụm tiểu thủ công nghiệp ... tạo cơ hội phát triển nhanh kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Có sự quan tâm lãnh chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, sự hỗ trợ giúp đỡ của UBND và các sở, ngành của tỉnh, sự lãnh chỉ đạo tập trung của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy, sự nỗ lực phấn đấu của các cấp ủy cơ sở, sự điều hành quản lý của chính quyền và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên nên phát huy được sức mạnh cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội.

Có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy và Ủy ban nhân dân các cấp, sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, xã - thị trấn, ý thức trách nhiệm, sự đoàn kết thống nhất của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của nhân dân.

Quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân huyện bằng chương trình, đề án, kế hoạch, đầu công việc hàng năm. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức đối với nhiệm vụ được giao.

Ban Thường vụ Huyện ủy có sự thống nhất và quyết tâm cao trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), vận dụng và đổi mới trong khâu tổ chức thực hiện, như chỉ đạo xây dựng Bản kiểm điểm tự phê bình của tập thể và cá nhân trước khi đưa ra lấy ý kiến tập thể và cá

nhân, từ đó, thu được nhiều ý kiến góp ý. Tinh thần đề cao trách nhiệm, sự soi rọi kiểm điểm lại bản thân được nhận thức một cách nghiêm túc.

Bên cạnh những nguyên nhân làm nên thành tựu, trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng bền vững của huyện Châu Thành giai đoạn 2005 - 2013 vẫn tồn tại một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quá trình phát triển.

2.2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Điểm xuất phát của huyện thấp so với khu vực. Tình hình giá cả thị trường tăng, giá cả sản phẩm nông sản thấp, không ổn định. Thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm phát sinh tại một số địa phương lân cận... đã tác động và ảnh hưởng xấu đến quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Do nguồn vốn của các doanh nghiệp hạn hẹp nên việc đầu tư mở rộng, thay đổi trang thiết bị chưa được chú trọng. Các cơ sở và làng nghề chưa tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ cho vay do thủ tục thế chấp vay vốn. Do nguồn vốn ngân sách ít nên không đảm bảo nhu cầu nâng cấp chợ, việc mời gọi đầu tư chợ các doanh nghiệp chưa tiếp cận.

Do tình hình kinh tế khó khăn nên việc vận động sức đóng góp của người dân đầu tư phát triển nông thôn còn chậm. Lãnh đạo một số ngành và địa phương chưa thể hiện quyết tâm cao trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công nên mức độ hoàn thành công việc chưa được cao.

Công tác chỉ đạo phổ biến, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng đối với một số ngành, về biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng từng lúc, từng nơi còn thiếu sức thuyết phục, thiếu linh hoạt. Có lúc, có nơi còn khoán trắng công tác vận động quần chúng cho Khối Dân vận, Mặt trận và các đoàn thể. Một số ít cấp ủy viên chưa thể hiện được vai trò tiên phong gương mẫu, chất lượng sinh hoạt, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác kiểm tra giám sát, quản lý đảng viên của một số tổ chức đảng chưa thật sự được nâng cao.

Cơ chế, chính sách chung cho việc phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập. Tổ chức, bộ máy, chế độ chính sách cán bộ không ổn định, từng lúc tác động đến tư tưởng, trách nhiệm của cán bộ đảng viên. Thu nhập ở khu vực hành chính sự nghiệp thấp nên ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.

Xuất phát từ thực trạng trên và dựa trên phương hướng cũng như những giải pháp được Đảng bộ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đề ra để phát triển kinh tế trong thời gian tới. Tôi xin đề xuất một số giải pháp để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện Châu Thành, tỉnh An Giang theo hướng bền vững đến năm 2020.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

ĐẾN NĂM 2020

3.1. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất,cần phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp - phát triển nông thôn Phải tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình “Tam nông” gắn với phong trào “Xây dựng nông thôn mới”. Tăng chất lượng sản phẩm đảm bảo cho xuất khẩu và tiêu thụ thị trường nội địa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng phát triển bền vững, đa dạng các ngành nghề ở nông thôn để giải quyết lao động tăng thu nhập cho nông dân và người lao động. Đẩy mạnh chuyển giao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất, nhất là giống, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch. Tuyên truyền, hỗ trợ, mở rộng cơ giới hoá các khâu trong sản xuất lúa, các cơ sở, tổ nhân giống lúa và thuỷ sản.

Cần đẩy mạnh lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, thực hiện đồng bộ các biện pháp khống chế dịch bệnh trên cây lúa, gia súc, gia cầm, thuỷ sản, an toàn dịch bệnh với các mô hình phù hợp theo quy hoạch và đảm bảo vệ sinh môi trường. Phát triển kinh tế hộ gắn với phát triển kinh tế trang trại, xây dựng và củng cố tổ chức hợp tác xã với nhiều loại hình dịch vụ, góp phần tạo động lực mới cho nông nghiệp. Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, đê bao phục vụ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn kết hợp với tuyến dân cư an toàn trong mùa lũ. Phổ biến, nhân rộng các mô hình sản xuất, làm dịch vụ có hiệu quả trong mùa lũ tạo điều kiện về việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.

Thứ hai, cầntập trung phát triển các ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tập trung phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có thế mạnh và có nguồn nguyên liệu như: mở rộng Khu công nghiệp Bình Hòa thêm 100ha. Công nghiệp chế biến nông - thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp - kinh tế nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình khuyến công, thực hiện

kịp thời chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhằm đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần các ngành sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Mời gọi đầu tư. Ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong khai thác, chế biến nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện.

Thứ ba, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư để phát triển nhanh thương mại - dịch vụ

Tiếp tục phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng và giá trị cao để phát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh như: thương nghiệp, khách sạn- nhà hàng, sửa chữa, vận tải, thông tin liên lạc, tài chính - tín dụng. Phát triển dịch vụ vận tải với mục tiêu đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách với chất lượng ngày càng cao. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho đầu tư, phát triển mạnh dịch vụ viễn thông, tín dụng - ngân hàng, bảo hiểm.

Khuyến khích, tạo điều kiện các doanh nghiệp đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trên tuyến quốc lộ và tỉnh lộ. Hỗ trợ, hướng dẫn các thành phần kinh tế xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý kinh doanh cho lực lượng thương nhân.

Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Xử lý nghiêm minh các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp để bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

3.2. Cần đẩy mạnh việc tăng thu ngân sách và nguồn Tài chính, tranh thủ các nguồn vốn để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

Thứ nhất,phải tăng cườngthực hiện các biện pháp để tăng thu ngân sách và nguồn Tài chính

Tăng cường các biện pháp chống thất thu, khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn để tăng thu ngân sách đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư xây dựng. Thực hiện quản lý, điều hành ngân sách đúng theo Luật Ngân sách. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, sử dụng có hiệu quả và tăng tỷ lệ tích lũy đầu tư từ ngân sách. Lồng ghép các chương trình mục tiêu và chương trình quốc gia trên địa bàn để sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả,

tránh lãng phí, thất thoát. Tăng cường huy động mọi nguồn vốn. Tập trung cho vay các chương trình trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, phải tranh thủ các nguồn vốn để tập trung xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

Tranh thủ các nguồn vốn tập trung đầu tư xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giao thông nông thôn, giao thông nội đồng kết hợp với đê bao và thủy lợi. Từng bước xây dựng trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ, có hạ tầng giao thông tốt, cặp theo tuyến sông Hậu có bờ kè kết hợp công viên và khu vui chơi giải trí.

3.3. Tiếp tục đổi mới phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, tích cực và chủ động bảo vệ môi trƣờng

Thứ nhất,đổi mới, phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo

Nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó chú ý đến giáo dục đạo đức, lý tưởng, kỹ năng hoà nhập cộng đồng. Củng cố công tác phổ cập giáo dục và đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập. Củng cố và phát triển quy mô giáo dục, đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

Tiếp tục đổi mới phương pháp học và phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng tích cực, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin. Nâng chất hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Dạy nghề và các Trung tâm Học tập cộng đồng. Huy động mọi nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất trường học, cảnh quan sư phạm. Chăm lo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tích cực đổi mới công tác quản lý, tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức đảng trong trường học, phát huy vai trò của các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường.

Thứ hai, cần đẩy mạnh việc đổi mới phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ, chủ động bảo vệ môi trường

Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện châu thành, tỉnh an giang theo hướng bền vững đến năm 2020 (Trang 43)