7. Kết cấu của đề tài
2.2.1.1. Những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế
Theo báo cáo số 107 - BC/HU ngày 09 tháng 07 năm 2010, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX (2005 - 2010) và báo cáo số 87 - BC /HU ngày 12 tháng 07 năm 2013, báo cáo giữa nhiệm kì thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X nhiệm kì 2010 - 2015 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế ủa huyện Châu Thành từ năm 2005 đến năm 2013 bình quân đạt từ 11,7% đến 12,47%. Trong đó: khu vực I là 4,05%, khu vực II 15,39%, khu vực III 17,8%, GDP bình quân đầu người đạt 31,596 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư xã hội năm 2013 là 3.707 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế có chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực I đạt 41,83%, khu vực II đạt 12,45%, khu vực III đạt 45,72%. Được thể hiện qua các ngành, các lĩnh vực cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn
Từ năm 2005 đến năm 2013 huyện Châu Thành đã tích cực thực hiện các giải pháp để thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, làm giảm chi phí trong sản xuất và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nông, thủy sản và sản phẩm chăn nuôi cùng với việc thực hiện phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp (giá cố định) đạt 3.776 tỷ đồng. Cơ cấu nội ngành nông - lâm - ngư nghiệp chưa có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngư nghiệp (thủy sản). Cụ thể: “nông nghiệp 73,0%, lâm nghiệp 0,67%, thủy sản 26,33%. Tỷ trọng chăn nuôi lên 5,90% và tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp 11,32%” [21].
Đến cuối năm 2013 “tổng diện tích gieo trồng đạt 182.157 ha, hệ số sử dụng đất tăng qua từng năm, từ 2,34 lần tăng lên 2,62 lần. Năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 6,3-6,4 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 1.168.056 tấn. Giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất canh tác (theo giá hiện hành) tăng liên tục từ 80,6 triệu đồng lên 100,56 triệu đồng” [21], do thực hiện tốt công tác xuống giống tập trung, triển khai tốt các chương trình xã hội hóa công tác sản xuất giống lúa, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, ứng dụng các mô hình “công nghệ sinh thái”.
Trong những năm qua huyện Châu Thành đã triển khai các chính sách phát nông nghiệp trên địa bàn huyện và đạt được những kết quả quan trọng. Cụ thể như sau:
- Huyện đã xây dựng cánh đồng lớn ở Vĩnh Bình, thành lập mới 01 hợp tác xã, 08 tổ hợp tác (toàn huyện hiện có 05 hợp tác xã với 263 xã viên, 97 tổ hợp tác sản xuất với 3.671 thành viên, 27 câu lạc bộ nông dân với 693 thành viên và 353 trang trại), huyện đã mở thêm 26 tiểu vùng sản xuất vụ Thu - Đông (toàn huyện hiện có 43 tiểu vùng với 20.637 ha chiếm 70,5% diện tích canh tác).
- Toàn huyện có 100% diện tích canh tác được cơ giới hóa từ khâu làm đất, tưới tiêu và thu hoạch. Đặc biệt, là thực hiện chính sách hỗ trợ vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi của tỉnh đã giúp cho nông dân đầu tư, trang bị thêm máy móc phục vụ trong sản xuất.
- “Đến nay toàn huyện có 292 máy gặt đập liên hợp, 32 máy gặt xếp dãy đáp ứng trên 80% diện tích, 345 máy sấy lúa đáp ứng 56% diện tích, 2.933 công cụ kéo hàng, 04 máy cấy lúa và 07 máy làm sạch lúa giống” [21], góp phần quan trọng trong giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn.
- Do tích cực triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc - gia cầm nên “Tổng đàn gia súc - gia cầm đạt 1.827.505 con. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.253 ha và 187 chiếc lồng, bè. Sản lượng đạt 129.364 tấn” [21].
- Theo báo cáo số 107 - BC/HU ngày 09 tháng 07 năm 2010, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX (2005 - 2010) và báo cáo số 87 - BC /HU ngày 12 tháng 07 năm 2013, báo cáo giữa nhiệm kì thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X nhiệm kì 2010 - 2015, đến năm 2013 huyện đãthi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng
335 công trình thủy lợi và đầu tư mới 92 trạm bơm điện với tổng vốn đầu tư 280 tỷ đồng (trong đó vốn Nhà nước hỗ trợ 74 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp 207 tỷ đồng). Toàn huyện hiện có 159 trạm bơm điện với 434 máy bơm phục vụ cho khoảng 20.637 ha.
- Công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn hàng năm đều được triển khai đồng bộ theo phương châm 04 tại chỗ. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của huyện phân công các thành viên phụ trách từng địa bàn để xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. Trong năm 2011, do tình hình mức nước lũ dâng cao, toàn huyện đã huy động lực lượng trên 30.100 lượt người thực hiện gia cố đê, đập với tổng kinh phí gia cố, khắc phục gần 16 tỷ đồng; ước tính có khoản 1.820m bờ sông sạt lở, 6,3km đường giao thông bị ngập, 1,82km đường sạt lở, 04 cầu hư hỏng, 925 căn nhà bị ngập, 319 ha lúa (do vở đê tiểu vùng 9,10 xã Vĩnh Hanh), 5,3 ha màu và 16,56 ha thủy sản bị mất trắng”. Năm 2012, do ảnh hưởng giông lốc đã gây tốc mái 158 căn và sập 06 căn nhà (ước tổng thiệt hại khoảng 527 triệu đồng), do mưa lớn kéo dài đã gây thiệt hại lúa giống khoảng 585 ha.
Thứ hai, lĩnh vực công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Các ngành nghề chiếm tỷ trọng cao là sản xuất gạch ngói, cơ khí, xay xát, chế biến lương thực - thực phẩm. Giá trị sản xuất (giá cố định) “đạt 121.956 triệu đồng năm 2005” [40] đến “năm 2013 đạt 1.162 tỷ đồng” [21], tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,4%. Công tác khuyến công luôn được chú trọng với nhiều hình thức phù hợp, trong đó tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp - cơ sở quảng bá sản phẩm, thương hiệu, hỗ trợ vốn, đổi mới công nghệ, phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp và tổ hợp tác. “Đến năm 2013 huyện đã giải ngân 152 dự án với số tiền 66 tỷ đồng theo chương trình khuyến công, phát triển mới 76 cơ sở, vốn đầu tư 7 tỷ đồng thu hút 318 lao động, thành lập mới làng nghề tiểu thủ công nghiệp may Bình Hoà” [21].
Thực hiện đầu tư, nâng cấp 61 công trình điện với chiều dài hơn 48 km, phục vụ cho 4.556 hộ, nâng tổng số hộ sử dụng điện thường xuyên là 38.611/40.705 hộ. Công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, kiểm tra an toàn điện duy trì thường xuyên hạn chế các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Thứ ba, lĩnh vực thương mại - Dịch vụ
Theo báo cáo số 87 – BC /HU ngày 12 tháng 07 năm 2013, trong những năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Thương mại - Dịch vụ là 17,80% , tình hình giá cả trên thị trường được kiểm soát. Công tác quản lý và
phát triển hệ thống chợ luôn được quan tâm đầu tư, toàn huyện Châu Thành hiện có 26 chợ (trong đó có 21 chợ kiên cố và 05 chợ tạm). Phát triển mới 548 cơ sở (chủ yếu là thương nghiệp) với tổng vốn đầu tư 57,24 tỷ đồng thu hút 1.102 lao động (hiện toàn huyện có 5.312 cơ sở, thu hút 9.001 lao động, vốn đầu tư 173,5 tỷ đồng). Mạng lưới kinh doanh xăng, dầu, gaz, khí hóa lỏng tiếp tục phát triển với 26 cửa hàng.
Thứ tư, đầu tư xây dựng và phát triển đô thị
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 5.084 hộ kinh doanh cá thể (do huyện trực tiếp cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo phân cấp), 229 doanh nghiệp gồm: 07 Công ty Cổ phần, 39 Công ty trách nhiệm hữu hạn, 22 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 91 doanh nghiệp tư nhân, 67 chi nhánh và 03 Văn phòng đại diện, trong đó nổi bậc là nhà máy chế biến gạo xuất khẩu Vĩnh Bình (do Công ty cổ phần BVTV An Giang đầu tư) công suất 32 tấn/giờ, nhà máy chế biến giống cây trồng tại ấp Bình Phú 1, xã Bình Hòa (quy mô 8.973m2 dự kiến tổng mức đầu tư 16 tỷ đồng). Mở rộng xưởng sản xuất và kho chứa phân bón thuốc bảo vệ thực vật tại ấp Bình Phú 2, xã Bình Hòa (quy mô 4.170m2 dự kiến tổng mức đầu tư 05 tỷ đồng).
“Từ đầu năm 2010 đến năm 2013 huyện Châu Thành đã tổ chức thực hiện 156 công trình xây dựng cơ bản với tổng số vốn 270 tỷ đồng (vốn ngân sách của tỉnh và trung ương là 217 tỷ đồng, ngân sách huyện là 53 tỷ đồng)” [21], trong đó có một số công trình quan trọng như: xây dựng cụm - tuyến dân cư vượt lũ giai đoạn 02, khu dân cư lộ tẻ, trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Y tế huyện, trường học, trụ sở UBND và trạm Y tế xã - thị trấn ... Ngoài ra, đang được tỉnh đầu tư một số công trình trên địa bàn như: bệnh viện đa khoa huyện, trường chính trị Tôn Đức Thắng, mở rộng Khu công nghiệp Bình Hoà, Trung tâm Công nghệ sinh học, bến phà Mương Ranh, nâng cấp mở rộng đường tỉnh lộ 941, tuyến đường Nam Kênh Làng.
Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, đã sửa chữa 25 cầu, láng nhựa 18,5 km, láng bê tông 1,8 km, rãi đá 142 km, nâng cấp mở rộng mặt đường 75 km, gia cố sạt lở trên 30 km và 09 tuyến đường với số tiền 47 tỷ đồng. Ngoài ra, các địa phương trên địa bàn huyện đã vận động nhân dân đóng góp để rãi đá trên 156 km đường (kinh phí 2.757 trệu đồng), cất mới và sửa chữa 69 cầu (kinh phí 8.188 triệu đồng), xây dựng mới 50 km đường nông thôn (kinh phí trên 33 tỷ đồng).
Công tác quản lý xây dựng, quy hoạch đã cấp 188 giấy phép xây dựng, thẩm định thiết kế dự toán 63 công trình. Đề nghị tỉnh điều chỉnh một số quy hoạch như: một phần khu Quy hoạch đô thị công nghiệp Bình Hòa để làm khu tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất làm đường vào Trường chính trị Tôn Đức Thắng. Điều chỉnh công năng khu đất quy hoạch chung thị trấn An Châu để làm khu thương mại - dịch vụ, điều chỉnh quy hoạch trục đô thị Long xuyên - Châu Thành.
Trên cơ sở chương trình phát triển đô thị, chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015 huyện đã tiến hành gắn 1.912 biển số nhà, sơn vạch vĩa hè khu vực trung tâm thương mại An Châu, phê duyệt kế hoạch phát triển và nâng cấp đô thị đối với thị trấn An Châu, xã Cần Đăng, Bình Hoà, Vĩnh Bình giai đoạn 2012-2015 và định hướng 2016-2020.
Thứ năm,lĩnh vựctài chính, ngân sách
- Theo báo cáo số 107 - BC/HU ngày 09 tháng 07 năm 2010, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX (2005 - 2010) và báo cáo số 87 - BC /HU ngày 12 tháng 07 năm 2013, báo cáo giữa nhiệm kì thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X nhiệm kì 2010 - 2015, từ năm 2005 đến năm 2013 tổng thu ngân sách hàng năm đều vượt chỉ tiêu trên giao đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và xây dựng cơ bản. Tổng thu ngân sách đạt 951 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn là 218 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách đạt 879 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản hơn 34 tỷ đồng. Thực hiện tốt chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ.
Thứ sáu,lĩnh vực xây dựng Nông thôn mới
Đến năm 2013 huyện đã đạt “05/20 tiêu chí với 26/59 chỉ tiêu” [21]. Tỉnh đã chọn xã Vĩnh Thành, Vĩnh Nhuận để đăng ký với Trung ương và chọn xã Bình Hòa thay thế Vĩnh Lợi làm xã điểm của tỉnh trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.