Kinh nghiệm của tỉnh Long An

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện châu thành, tỉnh an giang theo hướng bền vững đến năm 2020 (Trang 28)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Long An

Do có vị trí địa lý khá thuận lợi, giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, cửa ngõ đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ, lại có 133 km đường biên giới giáp với Campuchia, nên Long An vừa là tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vừa là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí chiến lược như vậy, Long An có đủ mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp (với quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp hơn 15.000 ha đến năm 2020 và kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện), cũng như nông nghiệp, dịch vụ.

Dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu đầu tư, tập trung vào các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh (công nghiệp chế biến, cơ khí, vật liệu xây dựng...) Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, thương mại, logistic; khai thác điều kiện tự nhiên và các di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng để phát triển du lịch… Năm 2012, Long An vẫn đạt được mức tăng trưởng kinh tế khá cao (10,5%), GDP bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng (tương đương 1.800 USD). Sản lượng lương thực của tỉnh đạt gần 2,7 triệu tấn, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) đạt trên 82.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,4 tỷ USD, thu ngân sách đạt hơn 5.600 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch tích cực. Cụ thể, năm 2012, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 37,5% GDP (tăng 2,1% so với năm 2011), khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 30,0% (tăng 0,8%), khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 32,5% (giảm 2,9%).

Do đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư tại một số nước, vùng lãnh thổ có công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Đài Loan… Một trong những định hướng lớn của tỉnh là tăng cường thu hút đầu tư để phát triển sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và hướng về xuất khẩu để phát huy tối đa hiệu quả khai thác lợi thế, tiềm năng của tỉnh. Đến năm 2013, tỉnh đã thu hút được 461 dự án FDI, với tổng vốn

đăng ký gần 2,98 tỷ USD. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 498 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký 73.573,5 tỷ đồng và gần 5.000 doanh nghiệp trong nước hoạt động. Toàn tỉnh có 30 khu công nghiệp, 40 cụm công nghiệp, với diện tích quy hoạch là 15.139 ha. Hiện tỉnh có hơn 5.000 ha đất sạch có khả năng tiếp nhận các dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, Long An cũng thể hiện vai trò của mình trong việc liên kết, phát triển gắn với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long qua việc: liên kết, kết nối hệ thống giao thông thủy bộ liên vùng góp phần tạo mạng lưới giao thông liên hoàn, thông suốt giải quyết nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân, cũng như phục vụ phát triển vận tải, sản xuất. Đặc biệt trong thủy lợi nhằm giải quyết nhu cầu tưới tiêu, ngăn mặn, kiểm soát lũ giữa các tỉnh trong vùng, Long An là địa bàn cầu nối trong giao thương, hợp tác kinh tế văn hóa có hiệu quả của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, tỉnh Long An đang tích cực xây dựng chương trình liên kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh giáp ranh như Tiền Giang, Đồng Tháp và Thành phố Cần Thơ, nhằm phát huy hơn nữa thế mạnh của mỗi địa phương, đồng thời góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Qua việc phân tích những thành tựu và kinh nghiệm phát triển kinh tế của một số nước và một số địa phương, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và huyện Châu Thành nói riêng trong quá trình về phát triển kinh tế theo hướng bền vững cụ thể như sau:

Thứ nhất, “kiên trì mô hình kinh tế thị trường mở và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế dựa vào tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh “tĩnh” và “động” của đất nước” [32, tr 6 ]. Đẩy mạnh việc thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời tránh lệ thuộc quá mức vào một số thị trường nước ngoài.

Thứ hai, cần phải điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế theo hướng “rút ngắn”, chuyển từ cơ cấu phát triển các ngành có hàm lượng lao động cao sang các ngành có hàm lượng vốn, công nghệ cao, có khả năng tiếp ứng với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đứng vững được trong cạnh tranh cả trên thị trường trong nước và nước ngoài. Chọn lựa những ngành có thế mạnh để mở cửa cạnh tranh, chỉ bảo hộ những ngành, lĩnh vực có khả năng cạnh tranh trong tương lai, bảo hộ có chọn lọc, có địa chỉ, có thời hạn.

Thứ ba, phải xác định đúng đắn vị trí đặc biệt quan trọng của ngành nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm điểm tựa khởi đầu để phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Thứ tư, tiến hành cải cách và phát triển hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia phù hợp với sự chuyển dịch nhanh và phổ biến của dòng vốn đầu tư gián tiếp quốc tế. “Điều chỉnh cơ cấu vốn vay, trả nợ một cách linh hoạt và có sự kiểm soát theo hướng cân đối với qui hoạch đầu tư phát triển, cơ cấu ngành đã lựa chọn” [32, tr 7 ].

Thứ năm, cần hoạch định chính sách cơ cấu ngành kinh tế quốc gia theo hướng khai thác có hiệu quả nguồn lực bên trong và bên ngoài, phù hợp với tiến trình hội nhập, thích ứng với chuyển đổi kinh tế khu vực và thế giới, cần tính đến vai trò của thể chế toàn cầu, tổ chức kinh tế khu vực và các Công ty xuyên quốc gia.

Thứ sáu, tiếp tục thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, cung cấp các kết cấu hạ tầng tốt, tạo môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh. Nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ, hoàn chỉnh môi trường pháp lý để công nghệ đó vận hành và phát huy hiệu quả trong việc phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc dân thông qua việc thực hiện chính sách R&D. Phải đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, tư duy mới, thông thạo ngoại ngữ để chủ động trong các chương trình đàm phán, xây dựng các chính sách kinh tế.

Thứ bảy, để cho sự phát triển kinh tế được bền vững, việc xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam phải có tính toán kỹ, phải căn cứ vào tình hình nguồn tài nguyên và trình độ phát triển mà định ra chiến lược chung. Môi trường và phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ khăng khít bền chặt và bao hàm cả mâu thuẫn gay gắt. Vấn đề là phải giải quyết được mâu thuẫn đó một cách hợp lý và có lợi nhất.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO HƢỚNG BỀN VỮNG CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG

GIAI ĐOẠN 2005 - 2013 2.1. Khái quát về huyện Châu Thành

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

“Huyện Châu Thành nằm về phía Tây sông Hậu, phía Bắc giáp huyện Châu Phú 29,176km, Đông - Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới 8,338km, Đông - Đông Nam giáp thành phố Long Xuyên 12,446km, Nam giáp huyện Thoại Sơn 30,490km, Tây giáp huyện Tri Tôn 7,027km, Tây Bắc giáp huyện Tịnh Biên 0,158km, nằm cặp quốc lộ 91 và có tỉnh lộ 941 chạy qua nối Châu Thành với Tri Tôn dài khoảng 45 cây số” [11, tr 11]. Huyện Châu Thành có 1 thị trấn (An Châu), 12 xã (An Hòa, Cần Đăng, Vĩnh Hanh, Bình Hòa, Vĩnh Bình, Vĩnh An, Hòa Bình Thạnh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Nhuận, Tân Phú, Vĩnh Thành, Bình Thạnh) với 64 ấp, huyện lỵ đặt tại thị trấn An Châu. Châu Thành cùng với Châu Phú là khu vực trọng yếu, là trung tâm chính trị, quân sự của tỉnh, có đường giao thông thủy, bộ thuận lợi tạo thế liên hoàn với 3 huyện cù lao và 3 huyện vùng núi, nhưng trực tiếp là đối với vùng núi: có ưu thế về chuyển quân, triển khai lực lượng trong chiến đấu qui mô lớn.

“Huyện Châu Thành có diện tích đất tự nhiên là 355,06 km2, với trên 170.588 dân, mật độ dân số 481 người/km2. Diện tích đất nông nghiệp 30.863 ha (chiếm 86,92% diện tích tự nhiên), đất chuyên dùng 2.826 ha, đất ở 1.274 ha và đất sông ngòi tự nhiên 544ha” [4, tr 266]. Châu Thành là huyện đồng bằng thuộc khu vực tứ giác Long Xuyên. Diện tích đất chủ yếu là đất trồng lúa, hoa màu, vườn cây ăn trái, không có đồi núi. Có sông Hậu chảy qua, với nhiều ao hồ và nhiều kênh rạch chằng chịt (kênh Mặc Cần Dưng, Ba Xã, Chắc Cà Đao...) phục vụ cho tưới tiêu, rửa phèn, sản xuất nông nghiệp và là đường giao thông quan trọng trong vận chuyển hàng hóa trong vùng. Mỗi năm, thời tiết Châu Thành gồm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao, trên 1.000 mm/năm.

Nằm ở đầu nguồn lũ của đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm, cứ từ tháng năm trở đi, với hậu quả của những đợt gió mùa kèm theo mưa, mực nước sông Hậu bắt đầu dâng lên, đến mức báo động cao nhất vào cuối tháng chín hoặc đầu tháng mười, đây là khoảng thời gian mùa nước nổi ở Châu Thành. Từ xưa đến nay, trong thời gian này, An Giang nói chung và huyện Châu Thành nói riêng bị tác động rất lớn của mùa nước nổi đến đời sống và

sản xuất của cư dân. Những năm thời tiết diễn biến phức tạp, nước cao, gây thiệt hại rất lớn về người và vật chất. Với đặc điểm đó các biện pháp sống chung với lũ được Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Châu Thành tiến hành khẩn trương như: nạo vét kinh mương thoát lũ, xuống giống nông sản sớm để tránh lũ, bao đê chống ngập trong khu sản xuất nông nghiệp, xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ… Trong những tháng mùa nước nổi, sự ưu đãi của thiên nhiên đã mang lại cho Châu Thành một lượng lớn phù sa màu mỡ, nhiều thủy sản... tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và thu hoạch thủy sản, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Dân tộc và dân cƣ qua các thời kỳ lịch sử

Vùng đất Châu Thành xưa là vùng hoang vu, ẩm thấp, lau sậy um tùm, có nhiều thú dữ như rắn, sấu, heo rừng, cọp... Sau khi những người Việt đầu tiên đến khu vực cù lao Chợ Mới khai phá đất hoang, lập làng xóm, dần dần mở rộng địa bàn cư trú lên vùng biên giới Campuchia và vượt qua bờ sông Hậu sinh sống.

Trong vòng hơn nửa thế kỷ (1698-1757), vùng đất Nam Bộ về cơ bản đã thiết lập xong bộ máy hành chính. Các dân tộc Việt, Hoa, Chăm, Khmer ở An Giang trở thành một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Từ thời Gia Long trở về sau, công cuộc khẩn hoang ngày càng được đẩy mạnh, vùng Châu Thành có thêm nhiều thôn ấp như Bình Lâm, Bình Đức, Mỹ Phước, Mỹ Thạnh... Đến năm 1830, tuy có lập được làng xóm nhưng cư dân còn rải rác, so với vùng cù lao Chợ Mới và đất Hà Tiên thì còn rất ít.

Tổ tiên cư dân trên vùng đất Châu Thành cũng gồm nhiều thành phần khác nhau (giống như phần lớn cư dân ở miền Tây lúc bấy giờ). Họ là những người nghèo khổ từ miền Trung cằn cỗi, lần bước vào Nam “tìm kế sinh nhai”; những người giàu có ở đất Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi... vào Nam khẩn hoang lập ấp, thuê mướn tá điền... hình thành tầng lớp quan lại, địa chủ đặc quyền, đặc lợi; là những người mắc tội bị lưu đày, bị sung quân, sung công đi khai khẩn vùng biên ải, sau khi mãn hạn ở lại làm dân bản xứ; là lính đồn trú đã chọn nơi “đất lành chim đậu” lập nghiệp lâu dài; là các nhóm tín đồ đạo Thiên Chúa đã đến khai khẩn, lập làng; và có sự pha trộn giữa người Việt với người Khmer, Chăm, Hoa (di cư đến từ đất Hà Tiên) trong mối giao lưu kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ... hằng bao đời .

Ngày nay, “dân cư Châu Thành bao gồm 4 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm cùng gắn bó sinh sống. Mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hoá sinh hoạt riêng, đặc sắc, nhưng đều gắn bó trong cái chung của dân Nam Bộ. Đó là lòng yêu tự do, ghét áp bức bất công, không chịu khuất phục trước bất kỳ kẻ thù hung bạo nào... và lịch sử đấu tranh mở đất và giữ đất của nhân dân Châu Thành đã chứng minh điều đó” [11, tr 14] .

2.1.2.2. Các ngành nghề truyền thống

Trên vùng đất Châu Thành, buổi ban sơ, cộng đồng người Việt, người Khmer gắn bó nhau, họ cất nhà ở xen lẫn nhau. Họ cùng nhau khai khẩn ruộng cỏ, khai thác cá bán tươi, hoặc muối mắm và phơi măng khô, đốn tre đem bán làm kế sinh nhai. Bên cạnh, còn có người gốc Hoa di cư từ Hà Tiên đến cùng gắn bó, sinh sống với người Việt, Khmer và họ chủ yếu làm nghề mua bán, trao đổi và làm nghề thuốc.

Châu Thành là huyện thuần nông, cây lúa là cây chủ lực chiếm đến 97,1% diện tích đất nông nghiệp. Cánh đồng Châu Thành vào mùa nước có nơi ngập sâu đến 4m nên cây lúa nổi đã từng chiếm vị trí quan trọng ở vùng đất này. “Ngày nay, Châu Thành có trên 30.120 ha đất trồng lúa, năng suất bình quân cả năm 6,5 tấn/ha, với sản lượng năm 2010 là 411.593,4 tấn” [4, tr 266]. Ngoài ra, bà con nông dân còn trồng bắp, khoai lang, rau dưa, đậu nành, mía, thuốc lá, nấm rơm... phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm: trâu, bò, heo, gà, vịt... nuôi trồng thủy sản: cá, lươn, tôm… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Về tiểu thủ công nghiệp, từ lâu huyện Châu Thành có nghề chằm nón lá, nghề làm gạch ngói (An Châu, Hoà Bình Thạnh), khai thác cát cặp tuyến sông Hậu thuộc 3 địa phương An Châu, Bình Hòa, An Hoà. Các cụm cơ khí sửa chữa, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở địa bàn trung tâm xã, thị trấn như xay xát, cơ khí, sản xuất rập chuột, rèn, đan lát, may mùng, mền (xã Bình Hoà).

Khu công nghiệp Bình Hòa hoàn thành, tương lai sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ, tăng trưởng kinh tế, là trung tâm công nghiệp của huyện gắn liền với phát triển đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn nhàn rỗi.

2.1.2.3. Đời sống văn hoá

Thứ nhất,đặc điểm trong lễ hội văn hoá dân gian, tôn giáo

Trải qua quá trình lịch sử di cư, mở đất và giữ đất, cư dân Châu Thành gồm 4 dân tộc (Kinh, Khmer, Chăm, Hoa) cùng sinh sống, gắn bó lâu đời, trong đó người Kinh chiếm đa số. Họ theo nhiều tôn giáo (Phật giáo, Phật giáo Hoà Hảo, Thiên Chúa, Cao Đài...), họ cùng nhau lao động sản xuất, mở đất, giữ đất; cùng giao lưu văn hoá sinh hoạt tạo nên một đời sống mang đậm bản sắc dân tộc. Dù là người Kinh, Khmer, Chăm, hay Hoa đều thể hiện cách sống của người dân Nam Bộ. Họ đều tôn kính, thờ phụng ông bà, tổ tiên; kính trọng thần hoàng, thần thánh, kính Phật... Họ thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống chòm xóm, láng giềng cũng như cùng nhau đấu tranh chống lại mọi kẻ thù xâm lược.

Với quá trình cộng cư sinh sống lâu dài, các dân tộc ở Châu Thành đã có sự giao lưu và tiếp thu văn hoá của nhau. Mọi người không phân biệt thành phần dân tộc đều cùng vui đón tết âm lịch, cúng ông táo, cúng rằm... Tuy vậy,

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện châu thành, tỉnh an giang theo hướng bền vững đến năm 2020 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)