Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện châu thành, tỉnh an giang theo hướng bền vững đến năm 2020 (Trang 46)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Điểm xuất phát của huyện thấp so với khu vực. Tình hình giá cả thị trường tăng, giá cả sản phẩm nông sản thấp, không ổn định. Thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm phát sinh tại một số địa phương lân cận... đã tác động và ảnh hưởng xấu đến quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Do nguồn vốn của các doanh nghiệp hạn hẹp nên việc đầu tư mở rộng, thay đổi trang thiết bị chưa được chú trọng. Các cơ sở và làng nghề chưa tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ cho vay do thủ tục thế chấp vay vốn. Do nguồn vốn ngân sách ít nên không đảm bảo nhu cầu nâng cấp chợ, việc mời gọi đầu tư chợ các doanh nghiệp chưa tiếp cận.

Do tình hình kinh tế khó khăn nên việc vận động sức đóng góp của người dân đầu tư phát triển nông thôn còn chậm. Lãnh đạo một số ngành và địa phương chưa thể hiện quyết tâm cao trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công nên mức độ hoàn thành công việc chưa được cao.

Công tác chỉ đạo phổ biến, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng đối với một số ngành, về biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng từng lúc, từng nơi còn thiếu sức thuyết phục, thiếu linh hoạt. Có lúc, có nơi còn khoán trắng công tác vận động quần chúng cho Khối Dân vận, Mặt trận và các đoàn thể. Một số ít cấp ủy viên chưa thể hiện được vai trò tiên phong gương mẫu, chất lượng sinh hoạt, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác kiểm tra giám sát, quản lý đảng viên của một số tổ chức đảng chưa thật sự được nâng cao.

Cơ chế, chính sách chung cho việc phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập. Tổ chức, bộ máy, chế độ chính sách cán bộ không ổn định, từng lúc tác động đến tư tưởng, trách nhiệm của cán bộ đảng viên. Thu nhập ở khu vực hành chính sự nghiệp thấp nên ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.

Xuất phát từ thực trạng trên và dựa trên phương hướng cũng như những giải pháp được Đảng bộ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đề ra để phát triển kinh tế trong thời gian tới. Tôi xin đề xuất một số giải pháp để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện Châu Thành, tỉnh An Giang theo hướng bền vững đến năm 2020.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

ĐẾN NĂM 2020

3.1. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế

Thứ nhất,cần phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp - phát triển nông thôn Phải tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình “Tam nông” gắn với phong trào “Xây dựng nông thôn mới”. Tăng chất lượng sản phẩm đảm bảo cho xuất khẩu và tiêu thụ thị trường nội địa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng phát triển bền vững, đa dạng các ngành nghề ở nông thôn để giải quyết lao động tăng thu nhập cho nông dân và người lao động. Đẩy mạnh chuyển giao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất, nhất là giống, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch. Tuyên truyền, hỗ trợ, mở rộng cơ giới hoá các khâu trong sản xuất lúa, các cơ sở, tổ nhân giống lúa và thuỷ sản.

Cần đẩy mạnh lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, thực hiện đồng bộ các biện pháp khống chế dịch bệnh trên cây lúa, gia súc, gia cầm, thuỷ sản, an toàn dịch bệnh với các mô hình phù hợp theo quy hoạch và đảm bảo vệ sinh môi trường. Phát triển kinh tế hộ gắn với phát triển kinh tế trang trại, xây dựng và củng cố tổ chức hợp tác xã với nhiều loại hình dịch vụ, góp phần tạo động lực mới cho nông nghiệp. Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, đê bao phục vụ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn kết hợp với tuyến dân cư an toàn trong mùa lũ. Phổ biến, nhân rộng các mô hình sản xuất, làm dịch vụ có hiệu quả trong mùa lũ tạo điều kiện về việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.

Thứ hai, cầntập trung phát triển các ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tập trung phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có thế mạnh và có nguồn nguyên liệu như: mở rộng Khu công nghiệp Bình Hòa thêm 100ha. Công nghiệp chế biến nông - thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp - kinh tế nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình khuyến công, thực hiện

kịp thời chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhằm đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần các ngành sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Mời gọi đầu tư. Ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong khai thác, chế biến nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện.

Thứ ba, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư để phát triển nhanh thương mại - dịch vụ

Tiếp tục phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng và giá trị cao để phát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh như: thương nghiệp, khách sạn- nhà hàng, sửa chữa, vận tải, thông tin liên lạc, tài chính - tín dụng. Phát triển dịch vụ vận tải với mục tiêu đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách với chất lượng ngày càng cao. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho đầu tư, phát triển mạnh dịch vụ viễn thông, tín dụng - ngân hàng, bảo hiểm.

Khuyến khích, tạo điều kiện các doanh nghiệp đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trên tuyến quốc lộ và tỉnh lộ. Hỗ trợ, hướng dẫn các thành phần kinh tế xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý kinh doanh cho lực lượng thương nhân.

Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Xử lý nghiêm minh các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp để bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

3.2. Cần đẩy mạnh việc tăng thu ngân sách và nguồn Tài chính, tranh thủ các nguồn vốn để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

Thứ nhất,phải tăng cườngthực hiện các biện pháp để tăng thu ngân sách và nguồn Tài chính

Tăng cường các biện pháp chống thất thu, khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn để tăng thu ngân sách đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư xây dựng. Thực hiện quản lý, điều hành ngân sách đúng theo Luật Ngân sách. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, sử dụng có hiệu quả và tăng tỷ lệ tích lũy đầu tư từ ngân sách. Lồng ghép các chương trình mục tiêu và chương trình quốc gia trên địa bàn để sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả,

tránh lãng phí, thất thoát. Tăng cường huy động mọi nguồn vốn. Tập trung cho vay các chương trình trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, phải tranh thủ các nguồn vốn để tập trung xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

Tranh thủ các nguồn vốn tập trung đầu tư xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giao thông nông thôn, giao thông nội đồng kết hợp với đê bao và thủy lợi. Từng bước xây dựng trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ, có hạ tầng giao thông tốt, cặp theo tuyến sông Hậu có bờ kè kết hợp công viên và khu vui chơi giải trí.

3.3. Tiếp tục đổi mới phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, tích cực và chủ động bảo vệ môi trƣờng

Thứ nhất,đổi mới, phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo

Nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó chú ý đến giáo dục đạo đức, lý tưởng, kỹ năng hoà nhập cộng đồng. Củng cố công tác phổ cập giáo dục và đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập. Củng cố và phát triển quy mô giáo dục, đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

Tiếp tục đổi mới phương pháp học và phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng tích cực, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin. Nâng chất hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Dạy nghề và các Trung tâm Học tập cộng đồng. Huy động mọi nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất trường học, cảnh quan sư phạm. Chăm lo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tích cực đổi mới công tác quản lý, tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức đảng trong trường học, phát huy vai trò của các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường.

Thứ hai, cần đẩy mạnh việc đổi mới phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ, chủ động bảo vệ môi trường

Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường trong sạch và lành mạnh. Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% hộ dân được hướng dẫn cách phân loại và xử lý rác thải gia đình, 95% chất thải rắn được thu gom, 100% cơ sở đăng ký kinh doanh mới đạt các tiêu chí về môi trường, 100% cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động đạt

các tiêu chí về môi trường, tỷ lệ chất thải công nghiệp và chất thải y tế nguy hại được xử lý đạt 100%.

Cần tăng cường công tác kiểm soát và giám sát ô nhiễm, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm. Kiểm soát và quản lý chặt hoạt động khai thác khoáng sản không đúng quy định. Kết hợp giải quyết kịp thời và triệt để các vấn đề môi trường nổi cộm, bức xúc, không để kéo dài trở thành điểm nóng. Tiếp tục thực hiện Đề án di dời nhà cất trên sông, kênh, rạch và ngăn chặn không cho phát sinh thêm nhà trên sông, kênh, rạch.

Đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đẩy mạnh việc xây dựng, thực thi quyền sở hữu trí tuệ và tăng cường hoạt động xây dựng chất lượng sản phẩm hàng hoá đạt chuẩn.

Khuyến khích việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi lĩnh vực. Triển khai chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ, chương trình phát triển tài sản trí tuệ, chương trình phát triển hàng hóa dịch vụ. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, đầu tư nghiên cứu khoa học, đặc biệt là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa phương.

Nâng cao nhận thức, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đặc biệt chú ý bảo đảm quy trình phê duyệt và giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư. Quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan đến việc phê duyệt, thẩm định dự án, quản lý môi trường và của các nhà đầu tư kinh doanh, nhất là những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích nghiên cứu khoa học và áp dụng vào sản xuất các công nghệ không gây ô nhiễm môi trường và hình thành các ngành, nghề kinh tế mới thân thiện với môi trường. Nghiên cứu áp dụng chỉ tiêu thống kê GDP xanh, hạch toán tăng trưởng có tính tới yếu tố môi trường.

3.4. Phải chăm lo phát triển văn hoá, xây dựng và phát triển nhân tố con ngƣời, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội

Thứ nhất, đối với việc chăm lo phát triển văn hoá, xây dựng và phát triển nhân tố con người

Cần tiến hành tổ chức các hoạt động văn hóa hướng vào việc xây dựng con người theo hướng phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí

tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng và tuân thủ pháp luật. Tạo điều kiện nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần, phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật.

Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà văn hóa, bảo tàng, thư viện, phòng đọc, khu vui chơi giải trí… Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, ngăn chặn và đẩy lùi các sản phẩm văn hóa độc hại. Đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Nâng cao năng lực và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, công tác phòng chống trẻ suy dinh dưỡng. Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ y tế, bác sĩ cả về y đức và chuyên môn nghiệp vụ. Tăng cường khả năng phòng chống dịch bệnh.

Tiếp tục thực hiện các chương trình y tế quốc gia. Tạo điều kiện phát triển mạng lưới y - dược tư nhân góp phần giảm tải cho cơ sở y tế công. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, vận động, giáo dục cho toàn ngành y tế, nhất là tinh thần thái độ phục vụ.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội

Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, định hướng và tư vấn nghề cho người lao động gắn với sản xuất, thị trường lao động, các ngành nghề phục vụ cho khu công nghiệp Bình Hòa. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội và chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tạo việc làm mới cho người lao động.

Cần tiến hành xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững như: tập trung đào tạo nghề, tạo việc làm, hướng dẫn cho các đối tượng giải pháp làm ăn, phát triển kinh tế để thoát nghèo. Hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề cho người nghèo. Tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích tăng cường đầu tư và sử dụng lao động là người nghèo.

Thực hiện các chính sách bảo đảm an ninh, an toàn cuộc sống; phòng, chống và hạn chế thiệt hại do các rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, biến

đổi khí hậu. Ngăn ngừa và chủ động giảm thiểu các loại tội phạm, tích cực phòng, chống tham nhũng.

3.5. Tiếp tục thực hiện các biện pháp để đảm bảo quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị - xã hội, phát huy dân chủ và sức mạnhtoàn dân tộc

Thứ nhất,cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm để đảm bảo quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị - xã hội.

Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trong mọi tình huống là giải pháp quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tuyên truyền, vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện châu thành, tỉnh an giang theo hướng bền vững đến năm 2020 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)