1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh phú yên

75 154 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm ước lượng chỉ số hiệu quả kỹ thuật hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Phú Yên.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PGS.TS LÊ KIM LONG

Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018

Trang 3

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các

doanh nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Phú Yên” là công trình nghiên cứu của cá

nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho đến thời điểm này

Khánh Hòa, ngày 11 tháng 7 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Vũ Tố Quyên

Trang 4

iv

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế, Phòng Đào tại Sau Đại học của Trường Đại học Nha Trang; gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tận tình, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS Nguyễn Ngọc Duy - Người

đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn

Khánh Hòa, ngày 11 tháng 7 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Vũ Tố Quyên

Trang 5

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Ý nghĩa của đề tài 4

1.6 Kết cấu của nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

2.1 Khái niệm liên quan đến hiệu quả 5

2.2 Hàm sản xuất và đường giới hạn khả năng sản xuất 7

2.2.1 Hàm sản xuất 7

2.2.2 Đường giới hạn khả năng sản xuất 8

2.3 Hiệu quả kỹ thuật và phương pháp đo lường 10

2.3.1 Khái niệm hiệu quả kỹ thuật 10

2.3.2 Hiệu quả kỹ thuật dựa vào phân tích đường bao dữ liệu 11

2.3.2.1 Phương pháp đường bao dữ liệu theo mô hình tối thiểu hóa đầu vào 12

2.3.2.2 Phương pháp đường bao dữ liệu theo mô hình tối đa hóa đầu ra 13

2.3.3 Hiệu quả kỹ thuật dưới các giả định khác nhau 14

Trang 6

vi

2.3.4 Đo lường hiệu quả theo quy mô (Scale Efficiency – SE) 15

2.3.5 Chương trình toán học mô hình DEA theo định hướng đầu vào 15

2.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu 17

2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 17

2.4.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 22

2.4 Khung phân tích của đề tài 24

Các yếu tố đầu vào được lựa chọn là: 24

Tóm tắt chương 2 25

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Quy trình và cách tiếp cận nghiên cứu 26

3.1.1 Quy trình nghiên cứu 26

3.1.2 Cách tiếp cận quy trình nghiên cứu 26

3.2 Đo lường các yếu tố trong mô hình DEA 27

3.3 Phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu 28

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu 28

3.3.2 Quy mô mẫu 28

3.4 Loại dữ liệu cần thu thập 28

3.5 Công cụ xử lý dữ liệu 29

Tóm tắt chương 3 29

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 Giới thiệu ngành chế biến thủy sản Phú Yên 30

4.2 Mô tả đặc điểm mẫu điều khảo sát 35

4.2.1 Phân bố doanh nghiệp trong mẫu theo địa phương 35

4.2.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 36

4.3 Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên 39

4.3.1 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô 39

4.3.2 Phân phối điểm hiệu quả kỹ thuật 43

4.3.3 Mức độ lãng phí yếu tố sản xuất đầu vào 45

4.3.4 Hiệu quả kỹ thuật và nguồn vốn của doanh nghiệp 51

4.3.5 Hiệu quả kỹ thuật và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 52

Trang 7

vii

4.3.6 Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp 53

4.4 Đánh giá chung 55

Tóm tắt chương 4 56

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 57

5.1 Kết luận 57

5.2 Khuyến nghị 58

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai 60

Tóm tắt chương 5 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC

Trang 9

ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Tiềm năng nguồn lợi hải sản (tấn) 32

Bảng 4.2 Sản lượng khai thác thuỷ sản (tấn) 33

Bảng 4.3.Thủy sản trong GRDP toàn tỉnh (tỷ đồng) (giá so sánh 2010) 34

Bảng 4.4 Đặc điểm phân bố doanh nghiệp trong mẫu 35

Bảng 4.5 Thống kê mô tả các yếu tố đầu vào và đầu ra trong mô hình DEA 36

Bảng 4.6 Tổng hợp hiệu quả của 19 doanh nghiệp trong 3 năm 39

Bảng 4.7 Phân bố số doanh nghiệp theo khoảng điểm hiệu quả 43

Bảng 4.8 Các yếu tố đầu vào và đầu ra theo khoảng điểm TEVRS 44

Bảng 4.9 Chênh lệch các yếu tố đầu vào thực tế và dự báo 46

Bảng 4.10 Tỷ lệ lãng phí các yếu tố đầu vào theo khoảng điểm hiệu quả TEVRS 49

Bảng 4.11 Hiệu quả kỹ thuật TEvrs và nguồn vốn của doanh nghiệp 52

Bảng 4.12 Hiệu quả kỹ thuật TEvrs và kết quả hoạt động kinh doanh 53

Bảng 4.13 So sánh doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài khu công nghiệp 54

Trang 10

x

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Đường giới hạn khả năng sản xuất 9

Hình 2.2 Đường biên sản xuất và hiệu quả kỹ thuật 10

Hình 2.3 Mô hình DEA tối thiểu hoá đầu vào 13

Hình 2.4 Mô hình DEA tối đa hoá đầu ra 13

Hình 2.5 Hiệu quả kỹ thuật với hiệu suất thay đổi (a) và không đổi (b) 14

Hình 2.6 Hiệu quả theo quy mô theo hướng tối thiểu hóa đầu vào 15

Hình 2.7 Khung phân tích của đề tài 24

Hình 4.1 Hiệu quả kỹ thuật của 19 doanh nghiệp dưới 2 giả định 41

Hình 4.2 Sự thay đổi hiệu quả của 19 doanh nghiệp qua 3 năm 42

Hình 4.3 Sự thay đổi hiệu quả của 19 doanh nghiệp qua 3 năm 43

Hình 4.4 Mức độ chênh lệch yếu tố đầu vào thực tế và dự báo của từng DN 51

Trang 11

xi

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm ước lượng chỉ số hiệu quả kỹ thuật (hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào) của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Phú Yên Trên cơ sở đó đề xuất những gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Phú Yên Đề tài sử dụng báo cáo tài chính trong 3 năm (2014, 2015, 2016) của 19 doanh nghiệp chế biến thủy sản (tương ứng 14,6% tổng thể) Nghiên cứu này sử dụng mô hình phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) tối thiểu hóa đầu vào và tối đa hóa đầu ra trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, hiệu quả quy mô với một biến đầu ra và hai biến đầu vào để đo lường hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Phú Yên từ năm 2014- 2016 Kết nghiên cứu cho thấy bình quân các doanh nghiệp khảo sát

có điểm hiệu quả kỹ thuật khá cao (đều lớn hơn 0,9) dưới cả 2 giả thiết VRS và CRS theo quy mô Điểm hiệu quả có dao động nhẹ nhưng nhìn chung tăng dần qua 3 năm Trung bình 3 năm các doanh nghiệp có điểm hiệu quả kỹ thuật bình quân cao nhất với

TECRS=0,927 và TEVRS = 0,961 Với CRS, các doanh nghiệp trong mẫu có thể cắt giảm đầu tư trung bình 7,3% nguồn lực sản xuất đầu vào trong khi vẫn duy trì mức doanh số đầu ra, với các yếu tố khác không đổi Dưới VRS, các doanh nghiệp có thể cắt giảm đầu tư trung bình 3,9% nguồn lực đầu vào trong khi vẫn duy trì mức doanh số đầu ra, với các yếu tố khác không đổi Hiệu quả quy mô bình quân 3 năm đạt 96,5%

Vì vậy để đạt hiệu quả quy mô tối ưu, các DNCBTS chỉ cần cải thiện hiệu quả của họ lên trung bình khoảng 3,5%

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 10 trong 19 DN có TECRS = 1 và 13/19

DN có TEVRS = 1 trong năm 2016, và không có doanh nghiệp nào có điểm hiệu quả dưới 0,8 Những doanh nghiệp đạt hiệu quả kỹ thuật hoàn toàn (TEVRS = 1) có vốn CSH và tổng nguồn vốn lớn nhất, và giá trị nợ phải trả cũng cao nhất Ngược lại, trong

yếu tố đầu vào của các DN có quy mô lớn trong năm 2016 so với 2 năm trước đó

Trang 12

xii

Các doanh nghiệp hiệu quả hoàn toàn (TEVRS = 1) nhìn chung có tỷ suất cao hơn so với mức trung bình trong giai đoạn 2014-2016 Giá vốn hàng bán chiếm

có tỷ lệ này thấp hơn so với mức trung bình và nhóm doanh nghiệp khác Các DN trong KCN hoạt động lân cận gần với điểm hiệu quả quy mô hơn so với các DN ở bên ngoài Các DN trong KCN cũng có quy mô lớn hơn các DN bên ngoài về doanh thu, lao động, tài sản ngắn hạn và dài hạn, và chi phí nguyên liệu, nguồn vốn, giá vốn và lợi nhuận trong giai đoạn 2014-2016

Đo lường mức độ lãng phí yếu tố sản xuất đầu vào của 19 doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Phú Yên cho thấy sự chênh lệnh giữa dự báo và thực tế của các yếu

tố đầu vào giảm dần qua 3 năm Điều này ngụ ý rằng mức độ lãng phí các yếu tố sản đầu vào được cải thiện dần qua 3 năm Lao động là yếu tố có tỷ lệ lãng phí cao nhất (18,8%), kế tiếp là tài sản dài hạn (14,2%) Nhóm doanh nghiệp có chỉ số hiệu quả thấp hơn có mức độ lãng phí cao hơn Yếu tố đầu vào chi phí nguyên liệu có tỷ lệ lãng phí thấp nhất (2%) Các DN có mã số 19, 03, 12 và 15 là những DN có mức độ lãng phí các yếu tố đầu vào lớn nhất

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài khuyến nghị một số giải pháp cơ bản gồm:

Thứ nhất là nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp Thứ hai là nâng

cao hiệu quả các nguồn lực đầu vào Thứ ba là nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp thông qua việc áp dụng khoa học công nghệ Thứ tư là nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Thứ năm: Thu hút các doanh

nghiệp hoạt động sản xuất trong các Khu công nghiệp

Từ khóa: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quy mô, chế biến thủy sản, phân tích đường bao

dữ liệu, Phú Yên.

Trang 13

Vùng biển khai thác có hiệu quả của Phú Yên rộng khoảng 6.900 km2, nằm trong vùng biển đa dạng về loài cá và các loại hải sản khác có giá trị xuất khẩu và là mặt hàng cao cấp như: cua huỳnh đế, tôm hùm, ghẹ, sò…

Ven bờ biển Phú Yên có một số hòn đảo lớn nhỏ: hòn Lao, hòn Yến, hòn Chùa… Quanh các đảo là nơi cá đẻ và sinh trưởng Cùng với địa thế đầm vịnh, ngoài ý nghĩa

về phát triển nuôi trồng thuỷ sản còn tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái

Với gần 3.000 ha mặt nước lợ và hơn 30.000 lồng nuôi thủy, hải sản các loại, mỗi năm, vùng phát triển nuôi trồng thủy hải sản Phú Yên luôn cho sản lượng trên 35.000 tấn, trong đó, có 6.000 tấn cá ngừ đại dương, 17.000 – 21.000 tấn các loại cá khác, 600

- 650 tấn tôm hùm và 7.800 tấn tôm sú, tôm thẻ chân trắng… Điều này đã góp phần mang lại giá trị sản xuất cao trong lĩnh vực thủy sản và đóng góp vào nguồn thu đáng

kể cho địa phương

Xác định đây là một trong những mũi nhọn kinh tế, tỉnh Phú Yên đã đề ra giải pháp cho những năm tiếp theo bằng việc ban hành kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản Phú Yên, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Trang 14

2

Theo đó, mục tiêu của kế hoạch nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất thủy sản đạt trên 6%/năm Trong

đó, giá trị khai thác thủy sản tăng trưởng bình quân trên 2,4%/năm, giá trị nuôi trồng thủy sản tăng trưởng bình quân trên 6,5%/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 6%/năm Đến năm 2020, thu nhập bình quân lao động thủy sản cao gấp 2,5 lần so với năm 2010 Đến năm 2030, ngành thủy sản cơ bản đạt trình

độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tiếp tục phát triển toàn diện, tăng trưởng hướng theo chất lượng, ổn định, bền vững và trở thành ngành sản xuất hàng hóa mũi nhọn, có

cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý (UBND tỉnh Phú Yên, 2016)

Về lĩnh vực chế biến thủy sản, hiện Phú Yên đã có khoảng 130 doanh nghiệp chế biến thủy sản Đây cũng là điều kiện thuận lợi để chế biến thủy sản của Phú Yên trở thành ngành sản xuất công nghiệp hiện đại, có đủ năng lực chủ động hội nhập và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu và nguồn thu ngân sách cho tỉnh nói riêng và cả nước nói chung

Để phát triển một cách bền vững, các doanh nghiệp sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên cũng luôn quan tâm đến các vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, nguồn lực lao động, đặc biệt là nguồn nguyên liệu sản xuất, chú trọng trong hệ thống sản xuất khép kín từ khâu nuôi trồng đến khâu chế biến Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do tình trạng thiếu nguồn lực lao động; ngư dân khai thác bán sản phẩm ngay trên biển dẫn tới khan hiếm về nguồn nguyên liệu là khá phổ biến Từ đó kéo theo những khó khăn trong việc mở rộng quy

mô sản xuất…Vì vậy, phân tích hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả sử dụng các yếu tố

đầu vào của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên là cần

thiết để có căn cứ thực tiễn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giúp nâng cao vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp và phát triển ổn định lâu dài cho ngành sản xuất kinh doanh này

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm ước lượng chỉ số hiệu quả kỹ thuật (hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào) của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh

Trang 15

3

Phú Yên Trên cơ sở đó đề xuất những gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh ngiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Phú Yên

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố sản xuất đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến đầu

ra của các doanh nghiệp chế biến sản tỉnh Phú Yên

Mục tiêu 2: Ước lượng chỉ số hiệu quả kỹ thuật (hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào) cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Phú Yên bằng phương pháp đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA)

Mục tiêu 3: Đề xuất những gợi ý chính sách để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho ngành chế biến thủy sản tỉnh Phú Yên

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm trả lời ba câu hỏi sau đây:

Câu hỏi 1: Các yếu tố sản xuất đầu vào quan trọng nào ảnh hưởng đến các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Phú Yên?

Câu hỏi 2: Các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Phú Yên sử dụng yếu tố đầu vào ở mức hiệu quả như thế nào?

Câu hỏi 3: Những đề xuất gợi ý chính sách nào để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho ngành chế biến thủy sản tỉnh Phú Yên?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả kỹ thuật của các doanh

nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Phú Yên

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: Các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên + Về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2016

Trang 16

4

1.5 Ý nghĩa của đề tài

Về mặt khoa học: Hệ thống lại lý thuyết về phân tích hiệu quả theo đường bao

dữ liệu DEA dướigiả định hiệu quả không đổi theo quy mô (Constant Return to Scale – CRS) và giả định hiệu quả thay đổi theo quy mô (Variable Return to Scale – VRS)

Về mặt thực tiễn: Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp chế

biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên nhằm giúp các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hợp lý, để các doanh nghiệp thủy sản phân bổ nguồn lực một cách tốt nhất

và phát triển bền vững hơn nữa

1.6 Kết cấu của nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu Đây là chương giới thiệu chung về lý do chọn đề tài và xác định mục tiêu của đề tài Từ đó đưa ra những câu hỏi mà nghiên cứu cần làm rõ cũng như đối tượng và phạm vi của nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu Chương này trình bày một số nội dung căn bản về các lý thuyết nền liên quan đến hiệu quả, lý thuyết của phương pháp tiếp cận DEA Đồng thời trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Trên cơ sở đó đề xuất khung phân tích của đề tài

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này mô tả phương pháp và công cụ được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này trọng tâm trình bày các kết quả chính về ước lượng chỉ số hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh Phú Yên và thảo luận kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị Chương này đưa ra một số kết luận cũng như kiến nghị giải pháp làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách của tỉnh xây dựng chính sách phát triển ngành chế biến thủy sản của tỉnh Phú Yên trong thời gian tới

Trang 17

5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Khái niệm liên quan đến hiệu quả

- Khái niệm về hiệu quả

Hiệu quả (efficiency)là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra

đó

H = K/C (2.1) Với H: là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế nào đó);

K: là kết quả đầu ra;

C: là các nguồn lực đầu vào để tạo đầu ra K

Xuất phát từ định nghĩa trên, người ta đưa ra rất nhiều khái niệm hiệu quả khác nhau tùy vào mục đích sử dụng, như:

+ Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào: là mối quan hệ giữa kết quả đầu ra (như sản lượng sản xuất được) và các yếu tố đầu vào đã sử dụng để có được kết quả đầu ra

đó

Người ta có thể định nghĩa hiệu quả theo từng bộ phận, ví dụ như: hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu; hiệu quả sử dụng năng lượng; hiệu quả sử dụng vốn (hiệu quả vốn chủ sở hữu hoặc vốn vay); hiệu quả sử dụng tài sản…

- Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh:

Có thể khái niệm ngắn gọn hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh như sau: Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế Vậy hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất

Trang 18

6

kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định

Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là: Khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần,

… và cũng có thể là các đại lượng chi phí phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, … Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp Trong khi đó, công thức (1) lại cho thấy trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng như thực hiện

sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở nguồn lực sẵn có Để đạt được mục tiêu này, quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Hiệu quả kinh doanh là một công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết

Trang 19

7

việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả, giảm chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả

Bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa Do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa Với tư cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình

độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh nghiệp, mà còn sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng của từng yếu tố đầu vào ở phạm

vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào

Từ công thức định nghĩa về hiệu quả kinh tế, chúng ta thấy khi thiết lập mối quan

hệ tỷ lệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” sẽ có thể cho một dãy các giá trị khác nhau Vấn đề được đặt ra là trong các giá trị đạt được thì giá trị nào phản ánh tính hiệu quả (nằm trong miền có hiệu quả), các giá trị nào sẽ phản ánh tính hiệu quả cao cũng như những giá trị nào nằm trong miền không đạt hiệu quả)

2.2 Hàm sản xuất và đường giới hạn khả năng sản xuất

2.2.1 Hàm sản xuất

Hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất

và số lượng đầu ra (sản phẩm) làm ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm

sản xuất Hàm sản xuất của một loại sản phẩm nào đó cho biết số lượng sản phẩm tối

đa của sản phẩm đó (ký hiệu là Q) có thể được sản xuất ra bằng cách sử dụng các

Trang 20

Khi đề cập đến số lượng đầu ra tối đa, người ta muốn nhấn mạnh rằng, vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp không sử dụng các phương pháp sản xuất lãng phí hay không hiệu quả về phương diện kỹ thuật

Hàm sản xuất chỉ có ý nghĩa đối với những giá trị không âm của K và L Thông

thường hàm sản xuất được giả định là hàm số đồng biến với vốn và lao động, nghĩa

 trong miền xác định của hàm số sản xuất vì trong một chừng

mực nhất định, khi sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn, nhà sản xuất sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn

Số lượng sản phẩm Q sản xuất ra thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của số lượng vốn và lao động Hàm sản xuất trong phương trình (2) áp dụng cho một trình độ công nghệ nhất định Một hàm số F cụ thể có thể đặc trưng cho một trình độ công nghệ nhất định Khi công nghệ thay đổi thì hàm sản xuất sẽ thay đổi và số lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ lớn hơn với cùng số lượng các yếu tố như trước hay thậm chí ít hơn

2.2.2 Đường giới hạn khả năng sản xuất

Đường giới hạn khả năng sản xuất của một nền kinh tế là đường mô tả các tổ hợp sản lượng hàng hóa tối đa mà nó có thể sản xuất ra được khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực sẵn có

Để đơn giản hóa, chúng ta hãy tưởng tượng nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa X và Y Hai ngành sản xuất này sử dụng toàn bộ các yếu tố sản xuất sẵn có (bao gồm cả một trình độ công nghệ nhất định) của nền kinh tế Nếu các yếu tố sản xuất được tập trung toàn bộ ở ngành X, nền kinh tế sẽ sản xuất ra được 100 đơn vị

Trang 21

9

hàng hóa X mà không sản xuất được một đơn vị hàng hóa Y nào Điều này được minh họa bằng điểm A của hình 1.1 Trong trạng thái cực đoan khác, nếu các yếu tố sản xuất được tập trung hết ở ngành Y, giả sử 300 hàng hóa Y sẽ được tạo ra song không một đơn vị hàng hóa X nào được sản xuất (điểm D trên hình 1.1) Ở những phương án trung gian hơn, nếu nguồn lực được phân bổ cho cả hai ngành, nền kinh tế có thể sản xuất ra 70 đơn vị hàng hóa X và 200 đơn vị hàng hóa Y (điểm B), hoặc 60 đơn vị hàng hóa X và 220 đơn vị hàng hóa Y (điểm C)… Những điểm A, B, C, D (và những điểm khác, tương tự mà chúng ta không thể hiện) là những điểm khác nhau của đường giới hạn khả năng sản xuất Mỗi điểm đều cho chúng ta biết mức sản lượng tối đa của một loại hàng hóa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra được trong điều kiện nó đã sản xuất ra một sản lượng nhất định hàng hóa kia Ví dụ, nếu nền kinh tế sản xuất ra 70 đơn vị hàng hóa X, trong điều kiện nguồn lực sẵn có, nó chỉ có thể sản xuất tối đa 200 đơn vị hàng hóa Y Nếu muốn sản xuất nhiều Y hơn (chẳng hạn, 220 đơn vị hàng hóa Y), nó phải sản xuất ít hàng hóa X đi (chỉ sản xuất 60 đơn vị hàng hóa X)

Nguồn: Coelli và cộng sự (2005)

Hình 2.1 Đường giới hạn khả năng sản xuất

Trang 22

2.3 Hiệu quả kỹ thuật và phương pháp đo lường

2.3.1 Khái niệm hiệu quả kỹ thuật

Coelli và cộng sự (2005) định nghĩa rằng hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định

Một nhà sản xuất được xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu một sự gia tăng trong bất

kỳ đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào

Hiệu quả kỹ thuật thể hiện rất rõ tính chất của việc sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt được các kết quả đầu ra Qua đó sẽ xác định được tính chất căn bản của việc đo

Trang 23

11

lường sự hiệu quả Không mang tính chất khái quát hóa như hiệu quả kinh tế Hiệu quả

kỹ thuật là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định

Vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các yếu tố sản xuất như K, L, R, T …) để đạt được mục tiêu xác định Nó phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích (doanh thu, lợi nhuận …) thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả sản xuất được tạo thành bởi ba thành phần: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối (hay hiệu quả giá) và hiệu quả kinh tế Trong đó hiệu quả phân phối là khả năng lựa chọn được một lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên (marginal revenue product) của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó

2.3.2 Hiệu quả kỹ thuật dựa vào phân tích đường bao dữ liệu

Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) được phát triển bởi Charnes, Cooper, và Rhodes vào năm 1978 DEA dựa trên cơ sở xây dựng đường giới hạn hiệu quả, tương tự như hàm sản xuất trong trường hợp khi xuất lượng không phải là một đại lượng vô hướng, mà là một véc-tơ Đường giới hạn hiệu quả có hình dạng màng lồi hoặc hình nón lồi trong không gian của các biến số nhập lượng và xuất lượng Đường giới hạn được sử dụng như là một tham chiếu đối với các trị số hiệu quả của mỗi DN được đánh giá Tuy nhiên, phương pháp DEA có các đặc trưng như: chỉ cho phép đánh giá hiệu quả tương đối của các DN được đánh giá, tức là hiệu quả giữa chúng so với nhau Mức độ hiệu quả của các DN được xác định bởi vị trí của nó so với đường giới hạn hiệu quả trong một không gian đa chiều của đầu vào/đầu ra Phương pháp xây dựng đường giới hạn hiệu quả - đó là giải nhiều lần bài toán quy hoạch tuyến tính Đường giới hạn được hình thành giống như những đoạn thẳng kết nối các điểm hiệu quả nhất, nhờ đó tạo thành một đường giới hạn khả năng sản xuất lồi

Do tính chất phân mảnh, liên tục của đường giới hạn sản xuất phi tham số trong phương pháp DEA có thể dẫn đến vấn đề đo lường thiếu chính xác mức độ hiệu quả

Trang 24

12

hoạt động của các doanh nghiệp Vấn đề này phát sinh khi xuất hiện một phần của đường giới hạn sản xuất nằm song song với các trục toạ độ, điều này không xảy ra đối với hầu hết các đường giới hạn sản xuất có chứa tham số

Dựa vào đặc điểm của hệ thống sản xuất, DEA được phân ra thành hai loại mô hình:tối thiểu hóa đầu vào, với giả định đầu ra không đổi và mô hình tối đa hóa đầu ra, với giả định đầu vào không đổi

Phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) - phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp đã được nghiên cứu, sử dụng khá nhiều trong các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học quốc tế về kinh tế Tuy nhiên,

ở Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản, phương pháp này vẫn còn tương đối mới, chưa được tiếp cận, áp dụng nhiều trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp

Phương pháp phân tích đường bao số liệu sử dụng kiến thức về mô hình toán tuyến tính, mục đích là dựa vào số liệu đã có để xây dựng một mặt phẳng phi tham số (mặt phẳng giới hạn sản xuất) Khi đó, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được tính toán dựa theo mặt phẳng này

2.3.2.1 Phương pháp đường bao dữ liệu theo mô hình tối thiểu hóa đầu vào

Để mô tả vấn đề này, lấy ví dụ giả định với 2 đầu vào là x1, x2 và một đầu ra là

y (theo hình 2.3) Các doanh nghiệp A, B, C và D nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS’

là các doanh nghiệp đạt hiệu quả Mức độ phi hiệu quả kỹ thuật được phản ánh bằng khoảng cách từ B đến P Tỷ lệ TE= OB/OP thể hiện hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp

P , nghĩa là có thể giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp P mà không làm ảnh hưởng đến đầu ra Theo định nghĩa, các mức độ hiệu quả này nằm trong giới hạn từ 0 đến 1

Trang 25

2.3.2.2 Phương pháp đường bao dữ liệu theo mô hình tối đa hóa đầu ra

Hiệu quả kỹ thuật được coi là khả năng của một ngành trong việc sản xuất tối đa đầu ra trong điều kiện đầu vào cho trước Trong trường hợp của mô hình DEA tối đa hóa đầu ra lấy ví dụ giả định với 2 đầu ra là y1, y2 và một đầu vào là x (hình 2.4) các doanh nghiệp A, B, C và D nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS’ là các doanh nghiệp đạt hiệu quả Mức độ phi hiệu quả kỹ thuật được phản ánh bằng khoảng cách từ P đến P’ Tỷ lệ TE= OP/OP’ thể hiện hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp P, nghĩa là có thể tối

đa hóa đầu ra của doanh nghiệp P mà không làm ảnh hưởng đến đầu vào Theo định nghĩa, các mức độ hiệu quả này nằm trong giới hạn từ 0 đến 1

Trang 26

14

2.3.3 Hiệu quả kỹ thuật dưới các giả định khác nhau

Hình 2.5 Hiệu quả kỹ thuật với hiệu suất thay đổi (a) và không đổi (b) theo quy

Nguồn: Coelli và cộng sự (2005)

Hình 2.5a mô tả hiệu quả thay đổi theo quy mô (nonincreasing return to scale - NIRTS, tức là giảm dần theo quy mô - decreasing return to scale) Có nghĩa rằng khi yếu tố đầu vào x tăng thêm 1 đơn vị thì yếu tố đầu ra q tăng lên nhỏ hơn 1 đơn vị Hình 2.5b mô tả trường hợp hiệu quả không thay đổi theo quy mô (constant return to scale), tức là x tăng thêm 1 đơn vị thì q sẽ tăng lên một lượng đơn vị cố định

Đo lường hiệu quả kỹ thuật đầu vào để trả lời cho câu hỏi: “Bằng cách nào có thể tối thiểu hóa đầu vào mà không thay đổi đầu ra” Ngược lại, đo lường hiệu quả kỹ thuật đầu ra để trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào có thể tối đa hóa đầu ra với lượng đầu vào không thay đổi” Sự khác nhau giữa TE định hướng đầu ra và đầu vào có thể được

mô tả trong hình 2.5a Hiệu quả theo định hướng đầu vào được đo lường bằng AB/AP, trong khi đầu ra được đo bởi CP/CD Trường hợp hiệu suất thay đổi theo quy mô (hình 2.5a) thì hai tỷ lệ này khác nhau, nhưng chúng sẽ bằng nhau AB/AP = CP/CD trong trường hợp hiệu suất không đổi theo quy mô (hình 2.5b)

Trang 27

15

2.3.4 Đo lường hiệu quả theo quy mô (Scale Efficiency – SE)

Hình 2.6 Hiệu quả theo quy mô theo hướng tối thiểu hóa đầu vào

Đo lường hiệu quả theo quy mô Scale Efficiency – SE theo phương pháp DEA, chúng ta so sánh CRS - DEA và VRS – DEA Nếu có sự khác biệt giữa CRS – DEA

và VRS – DEA đối với từng doanh nghiệp cụ thể, chúng ta kết luận rằng có sự không hiệu quả về mặt quy mô

Chúng ta có: TECRS = TEVRS x SE

Bởi vì: APc/ AP = (APv/ AP) x (APc / APv)

 SE =APc / APv = TECRS/TEVRS (2.3)

Hệ số hiệu quả TECRS, TEVRS, SE trong mô hình phân tích đường bao dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1 (hình 2.6) Còn SE theo hướng tối đa hóa đầu ra mức độ hiệu quả nằm trong khoảng từ 0 đến 1

2.3.5 Chương trình toán học mô hình DEA theo định hướng đầu vào

DEA lần đầu tiên được phát triển bởi Charnes và cộng sự (1978) Có hai phương pháp tiếp cận ước lượng giới hạn khả năng sản xuất là: phân tích đường bao

dữ liệu trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Constant Return to Scale - CRS) và phân tích đường bao dữ liệu trong trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Variable Return to Scale - VRS) Mô hình phân tích đường bao dữ liệu đã được định nghĩa trong Charnes và cộng sự (1978) dựa trên nghiên cứu của Farrell (1957) Cả hai mô hình DEACRS và DEAVRS có thể được xây

Trang 28

16

dựng cho các vấn đề tối thiểu hóa đầu vào hoặc tối đa hoá sản lượng đầu ra Phương pháp tối thiểu đầu vào sẽ được trình bày dưới đây và áp dụng trong đề tài này Điểm số hiệu quả kỹ thuật TE của các tàu(đơn vị ra quyết định, Decision-making unit – DMU) được rút ra bằng cách ước tính mỗi đường biên riêng biệt cho từng năm bằng cách giải quyết các mô hình DEA đầu vào (Nguyễn Ngọc Duy, 2017)

Mô hình DEA theo định hướng tối thiểu hóa đầu vào với quy mô ảnh hưởng

sung thêm ràng buộc N1λ =1 có dạng:

TE = Min𝜃,𝜆 𝜃 Subject to 𝜃𝑥𝑖𝑗 − ∑𝑛 𝜆𝑗𝑥𝑖𝑗 ≥ 0, 𝑖 = 1, … , 𝑀,

Trong đó, 𝑥𝑖𝑗 là mức yếu tố đầu vàoi được sử dụng bởi doạnh nghiệp j, 𝑦𝑟𝑗là

mức đầu rar của doanh nghiệp j, 𝑛là số doanh nghiệp trong mẫu Giá trị 𝜃 (𝜃 ≤ 1) thu được là điểm hiệu quả của doanh nghiệp thứ j.Chương trình toán học trong mô hình

(2.4) sẽ ước lượng mỗi đường biên giới hạn cũng như cho từng doanh nghiệp trong mỗi năm Các kết quả chính được báo cáo gồm chỉ số TE dưới cả 2 giả định CRS và VRS, và hiệu quả quy mô (SE)

Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) là một phương pháp đánh giá hiệu quả kỹ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi.Phương pháp DEA có những ưu điểm sau:

1) Cho phép phân tích hiệu quả trong trường hợp gặp khó khăn trong giải thích mối quan hệ giữa nhiều đầu vào và kết quả của nhiều hoạt động sản xuất;

2) DEA cho phép ta phân tích một số lượng lớn các yếu tố đầu vào và đầu ra;

Trang 29

17

3) Phương pháp cho phép đánh giá việc sử dụng của từng yếu tố đầu vào và yếu

tố đầu ra trong tổng thể hiệu quả (hoặc không hiệu quả) của doanh nghiệp và đánh giá mức độ không hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực

4) Cho phép đánh giá việc sử dụng các yếu tố đầu vào là tối ưu chưa và doanh nghiệp cần gia tăng bao nhiêu các yếu tố đầu vào để đạt hiệu quả

Tuy nhiên, phương pháp DEA cũng tồn tại một số nhược điểm Đó là:

1) Sai sót trong đo lường và nhiễu thống kê có thể ảnh hưởng đến hình dạng và

vị trí đường giới hạn khả năng sản xuất;

2) Loại bỏ các yếu tố đầu vào hoặc đầu ra quan trọng ra khỏi mô hình có thể dẫn đến kết quả sai lệch;

3) Ước lượng hiệu quả thu được bằng cách so sánh với các doanh nghiệp thành công hơn trong mẫu.Vì vậy, đưa thêm doanh nghiệp bổ sung vào phân tích có thể dẫn đến giảm các giá trị hiệu quả;

4) Cần thận trọng khi so sánh giá trị hiệu quả của hai nghiên cứu Các giá trị trung bình phản ánh phương sai của giá trị ước lượng hiệu quả bên trong mỗi mẫu, nhưng không nói gì về hiệu quả của một mẫu so với mẫu khác;

5) Thêm một doanh nghiệp vào phân tích DEA sẽ không làm tăng giá trị hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp hiện có trong mẫu;

6) Tương tự, thêm một yếu tố đầu vào hoặc đầu ra vào mô hình DEA không dẫn đến làm giảm giá trị của hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào;

7) Khi có một số nhỏ các doanh nghiệp tham gia phân tích với nhiều yếu tố đầu vào, đầu ra, sẽ có nhiều doanh nghiệp nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất

2.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

- Nguyễn Ngọc Duy (2017) đã thực hiện phân tích hiệu quả kỹ thuật và năng suất các doanh nghiệp chế biến cá tra Việt Nam Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến (DNCB) cá tra xuất khẩu Việt Nam bằng việc so sánh hiệu quả và năng suất sử dụng nguồn lực tài sản và vốn nợ

Trang 30

18

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu cho 20 doanh nghiệp trong giai đoạn 2009 - 2014 Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn này khoảng 67,7% dưới điều kiện công nghệ không thay đổi theo quy mô và 79,4% với công nghệ thay đổi theo quy mô, và hiệu quả quy mô đạt 85,5% Các doanh nghiệp nên cải thiện hiệu quả trung bình khoảng 14,5% để đạt hiệu quả quy mô tối ưu Hơn một nửa số doanh nghiệp có chỉ số hiệu quả thấp hơn mức hiệu quả trung bình của ngành và những doanh nghiệp này đang lãng phí cao trong việc sử dụng nguồn lực tài sản và vốn nợ của họ, trong đónguồn lực lãng phí lớn nhất là vốn nợ dài hạn Sự tăng lên của hiệu quả kỹ thuật và cải tiến công nghệ trong giai đoạn nghiên cứu đã làm cho năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp trong mẫu tăng lên bình quân 14,1%/năm Khoảng 40% doanh nghiệp có năng suất bình quân giảm và 60% doanh nghiệp có năng suất bình quân tăng trong giai đoạn 2009 - 2014 Nghiên cứu kiến nghị các doanh nghiệp cần sử dụng tiết kiệm nguồn lực hoặc khai thác nguồn lực một cách hiệu quả, đặc biệt nguồn vốn nợ dài hạn, đồng thời có sự cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh Tuy nhiên, nghiên cứu đã giả định các ý nghĩa tài chính khác về mối quan hệ giữa doanh thu và hai nguồn vốn nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là không có hoặc không quan trọng Tác giả chỉ xem xét khía cạnh hai nguồn vốn nợ này tạo ra doanh thu càng lớn được xem là hiệu quả càng cao, và ngược lại nếu xét trên 1 đồng doanh thu thì sử dụng càng ít càng tốt Có thể thấy rằng sử dụng yếu tố đầu vào nguồn vốn nợ gặp hạn chế nhất định cũng như khó khăn trong việc giải thích kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục theo ý nghĩa tài chính khi áp dụng phương pháp DEA

- Nguyễn Văn Ngọc và Nguyễn Thành Cường (2010) phân tích hiệu quả kỹ thuật trong ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa, dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA) Kết quả phân tích 39 doanh nghiệp của ngành trong năm 2009 cho thấy có đến 67 % có hiệu quả kỹ thuật thấp, chỉ có khoảng 10% đạt hiệu quả kỹ thuật cao nhờ cấu trúc vốn hợp lý Nghiên cứu cũng chỉ ra sự thay đổi

về hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2005-2009 với hai trường hợp: qui mô không đổi và qui mô thay đổi Tuy nhiên, do hạn chế của dữ liệu thu thập nên bài viết này chưa có điều kiện đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng từng nguồn vốn riêng biệt, cũng như các nguồn lực khác của DN như lao động, chi phí sản xuất…so

Trang 31

- Quang Minh Nhựt (2009) đã nghiên cứu ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của các doanh nghiệp chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu long Hơn thế, tác giả đã cố gắng khẳng định giá trị của bài viết thông qua việc ước lượng và so sánh hiệu quả theo quy mô sản xuất của hai lĩnh vực sản xuất Với dữ liệu thu thập được từ các doanh nghiệp lựa chọn trong năm 2007, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis) được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả

sử dụng chi phí của các doanh nghiệp Kết quả phân tích cho thấy rằng các doanh nghiệp xay xát lúa gạo đạt hiệu quả cao và ổn định hơn so với các doanh nghiệp chế biến thủy sản

- Nguyễn Quang Khải (2016) đề xuất phương pháp lựa chọn các biến đầu ra và đầu vào qua mô hình DEA đánh giá hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Thông qua dữ liệu từ 20 ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2014, bài viết dựa trên phương pháp thiết kế nhân tố phân đoạn 3 mức độ và khoảng cách Mahanalobis Bên cạnh đó, mô hình còn được thực hiện dựa trên một trong hai giả định là hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS -variable returns to scale) và không đổi theo quy mô (CRS-constant returns to scale) Bài viết thực hiện nhằm mục đích cung cấp một nghiên cứu thực nghiệm làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình DEA nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

- Trương Quang Thịnh (2011) đã đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khá cơ bản của một số Ngân hàng Thương Mại của Việt Nam trong vài năm gần đây như chi phí tiền lương, chi phí trả lãi cho các khoản tương tự, các khoản chi phí khác đến các kết quả đầu ra như tổng tài sản, thu nhập lãi và các khoản tương tự, các khoản thu nhập khác Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp đường bao dữ

Trang 32

20

liệu Được tiến hành trên 39 ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam cho thấy 12 ngân hàng luôn sử dụng nguồn lực có hiệu quả, các doanh nghiệp còn lại còn lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực Qua đó cho thấy khả năng sử dụng các nguồn lực của các ngân hàng này là không đồng đều, từ đó hạn chế khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập vào nền tài chính khu vực và thế giới Nghiên cứu có những hạn chế nhất định như chưa xem xét đến các yếu tố tài sản vô hình của ngân hàng khi lựa chọn biến số đầu ra, chưa chỉ ra sự thay đổi về hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng trong giai đoạn 2008 - 2010 với trường hợp quy mô không đổi và quy mô thay đổi, chưa phân tích được ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng và chưa xem xét chất lượng của tài sản có trong tổng tài sản khi chọn biến đầu ra tổng tài sản (vì chất lượng tài sản có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của ngân hàng) Ngoài

ra, các ngân hàng có trọng số sử dụng nguồn lực là khác nhau, có lợi thế khác nhau nên việc xem xét trọng số của các ngân hàng như nhau trong nghiên cứu là chưa thỏa đáng

- Phạm Thị Thanh Bình và Hoàng Thu Thủy (2015) nghiên cứu phân tích hiệu quả kỹ thuật cho các tàu khai thác cá ngừ đại dương tại tỉnh Khánh Hòa trong năm

2013 bằng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA) theo mô hình tối thiểu hóa đầu vào Kết quả nghiên cứu cho thấy nghề khai thác cá ngừ đại dương của Khánh Hòa đang sử dụng lãng phí các nguồn lực đầu vào, đặc biệt là nhóm tàu có công suất lớn Để gia tăng các hoạt động kinh tế của Việt Nam trên Biển đông một cách bền vững, Nhà nước, các nhà quản lý và các nhà khoa học cần đặc biệt chú trọng công tác nghiên cứu mẫu tàu, nguồn lợi, đầu tư cho đào tạo và huấn luyện ngư dân nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng ngồn lực đầu vào của sản xuất, đặc biệt cho các tàu lớn

- Nguyễn Khắc Minh (2005) để nghiên cứu hiệu quả sản xuất của các ngành sản xuất ở Hà nội và Tp.HCM, tác giả đã sử dụng phương pháp tiếp cận hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (hay còn gọi là tiếp cận tham số) và phương pháp phân tích bao dữ liệu (hay còn gọi là tiếp cận phi tham số) với số liệu điều tra cấp ngành của 32 ngành sản xuất ở hai thành phố này do Tổng cục Thống kê tiến hành cho giai đoạn 2000-2002 Kiểm định giả thuyết trong bài viết này đã khẳng định rằng hàm sản xuất biên dạng Cobb-Douglas với ba đầu vào là mô hình phù hợp để đánh giá hiệu quả sản xuất của những ngành này ở hai thành phố Hà nội và Hồ Chí Minh

Trang 33

21

- Theo đề tài của Đỗ Quang Giám (2006), đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng phương pháp phân tích vỏ bọc dữ liệu trong sản xuất vải thiều ở Bắc Giang bằng phương pháp phân tích đường bao số liệu (DEA) là một công cụ phân tích kinh tế khá mạnh, được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các nhóm hộ sản xuất Đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào trong các hộ điều tra như công lao động, phun thuốc, tuổi cây, tỷ lệ ra tán quả cách năm, phân hóa học như đạm kali và mật độ cây, chính việc sử dụng không hiệu quả đầu vào sẽ dẫn đến tình trạng hao phí nguồn lực, điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ và mô hình DEA Với mục tiêu hướng vào việc hạn chế sử dụng đầu vào không hiệu quả, nhằm tiết kiệm chi phí thông qua việc phân tích khả năng giảm thiểu các đầu vào sử dụng để sản xuất ra một lượng đầu ra nhất định trong mỗi hộ điều tra Giải pháp cho việc giảm các đầu vào sử dụng chưa đạt hiệu quả kỹ thuật của hộ này được rút ra từ mối quan hệ với các hộ tương đồng khác về thực tiễn đầu vào

- Đặng Hoàng Xuân Huy và Nguyễn Văn Ngọc (2012) nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho các trại nuôi cá Tra thương phẩm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long bằng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA) theo mô hình tối thiểu hóa đầu vào và phương pháp đường biên ngẫu nhiên (SPF) Kết quả cho thấy, theo phương pháp DEA tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS), chỉ có 9,47% số trại cá Tra đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, hệ số hiệu quả trung bình là 0,57; trong trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS), chỉ có 19,47% số trại cá Tra đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, hệ số hiệu quả trung bình là 0,72 Trái lại, với phương pháp phân tích đường biên ngẫu nhiên (SPF), hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trung bình là 0,89 và có hai nhân tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến hiệu quả sử

dụng các yếu tố đầu vào đó là chi phí hóa chất và thức ăn

- Lê Kim Long và cộng sự (2011) đã hệ thống và phân tích thực trạng hiệu quả

sử dụng các yếu tố đầu vào, khả năng sinh lời và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm he chân trắng tại thị xã 21 Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời cho các ao tôm he chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Khả năng sinh lời được đại diện bởi 3

Trang 34

22

chỉ tiêu là thặng dư của người sản xuất, thu nhập và lợi nhuận trên một hec-ta nuôi Kết quả phân tích cho thấy 3 đầu vào của sản xuất gồm con giống, thức ăn, chi phí biến đổi khác có ảnh hưởng quan trọng nhất tới sản lượng/hec-ta và công nghệ nuôi hiện tại đang lạm dụng yếu tố thức ăn Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào biến thiên trong khoảng 0,1764 - 0,9504, với hệ số trung bình là 0,6867 Điều này hàm ý rằng: (i) việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất của các hộ nuôi vẫn còn lãng phí; (ii) quản lý thức ăn trong sản xuất là vấn đề rất quan trọng với hộ nuôi - đặc biệt đây là đầu vào có chi phí lớn và là nguyên nhân chủ yếu thải các chất ô nhiễm ra môi trường

2.4.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Đo lường hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu DEA ứng dụng trong giao thông Bhagavath (2009) Trong nghiên cứu này, sự đo lường hiệu quả kỹ thuật của ngành Kinh doanh Vận tải Đường bộ Nhà nước (State Road Transport Undertakings ‘STUs’) được thực hiện với dữ liệu sử dụng là 44 công

ty vận tải đường bộ Ấn độ Với 3 yếu tố đầu vào là quy mô của đội xe bus, số km bình quân di chuyển/1 xe/1 ngày, chi phí 1xe/1 ngày và đầu ra là doanh thu/1xe/1 ngày Phương pháp DEA đã được sử dụng để đo lường hiệu quả kỹ thuật của ngành kinh doanh Vận tải Đường bộ ở Ấn Độ Với hệ thống giao thông của đất nước là một trong những động cơ tăng trưởng, tạo ra các kỹ năng và sự giàu có cho đất nước và tạo ra việc làm cho hàng triệu người ở cả khu vực nông thôn và thành thị

Đóng góp đáng kể của thành phố chỉ có thể có hiệu quả khi con người và vật liệu được vận chuyển với chi phí vận hành và đầu tư tối thiểu Như vậy, có thể nói một

hệ thống giao thông tương xứng và hiệu quả cho phép các thành phố và thị trấn trở thành chất xúc tác cho phát triển kinh tế, xã hội và công nghiệp Qua đó cho thấy chỉ một phần nhỏ các STUs là quy mô hiệu quả Tuy nhiên, việc sử dụng các điểm hiệu quả phải được thực hiện thận trọng hơn Các biến đầu vào và đầu ra có thể thực hiện đầy đủ hơn bằng cách thêm một vài biến có liên quan trong việc đo lường hiệu quả

Trang 35

23

John và cộng sự (1997) sử dụng các đầu vào và đầu ra đơn giản mà không có tỷ

số hay dữ liệu tổng hợp Các tác giả đã sử dụng các dữ liệu phi tài chính để phân tích Bốn đầu vào được sử dụng trong nghiên cứu này là: (1) số lượng phòng trống, (2) tổng giờ làm việc, (3) tổng chi phí cho thực phẩm và đồ uống, (4) tổng chi phí tiện ích; và

ba yếu tố đầu ra dùng trong nghiên cứu gồm: (1) số phòng có khách, (2) tổng các khoản đã phục vụ và (3) tổng doanh thu thức uống

Morey và Dittman (1995) sử dụng 9 yếu tố đầu vào: (1) tiền lương, (2) các chi phí năng lượng, (3) chi phí cố định, (4) chi phí cho bộ phận phòng, (5) những khoảng chi phí ngoài lương cho tài sản, (6) những khoảng chi phí ngoài lương cho công việc chi phí liên quan đến công việc hành chính, và (9) lương và các khoảng chi phí quảng cáo Bốn yếu tố đầu ra được sử dụng là: (1) thị phần, (2) tốc độ tăng trưởng, (3) tổng doanh thu và (4) chất lượng dịch vụ cung cấp

Pascoe và cộng sự (2003) trong báo cáo Cemare 60 đã viết về hiệu quả kỹ thuật, đường biên ngẫu nhiên và đường bao dữ liệu để cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu quả kỹ thuật trong ngành thủy sản của EU Từ đó đưa ra các gợi ý cho việc giám sát và kiểm soát các nỗ lực Báo cáo bao gồm các chương khác nhau được phát triển bởi các

cá nhân trong nhóm dự án để giải quyết các phương pháp chính trong việc đánh giá hiệu quả Nghiên cứu này sử dụng 3 biến đầu vào của sản xuất là công suất máy tàu, lượng dầu sử dụng và số giờ lao động trên biển của mỗi tàu trong năm, 01 biến đầu ra

là sản lượng khai thác trong năm

Trang 36

24

2.4 Khung phân tích của đề tài

Dựa vào cơ sở lý luận về hiệu quả kỹ thuật và tổng quan tài liệu có liên quan, khung phân tích của đề tài được trình bình ở hình 2.7

Hình 2.7 Khung phân tích của đề tài

Các yếu tố đầu vào được lựa chọn là:

- Lao động là yếu tố sản xuất đầu vào quan trọng được đo lường bằng tổng số lao động sản xuất trong doanh nghiệp (Quang Minh Nhựt, 2009)

- Tài sản ngắn hạn: là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm; có thể được xem là sẽ phản ánh yếu tố đầu vào trong ngắn hạn của doanh nghiệp Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hoá) Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn bằng tiền; các khoản phải thu; hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác Yếu tố này đã được sử dụng trong nghiên cứu của dự án PrimeFish (2017) cho các doanh nghiệp chế

Doanh thu

Lao động: số lượng công nhân sản xuất

Tài sản ngắn hạn

Tài sản dài hạn

Nguyên vật liệu

Trang 37

tố đầu vào để phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả

sử dụng chi phí của các doanh nghiệp chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo ở đồng bằng Sông Cửu Long

Yếu tố đầu ra là doanh thu của doanh nghiệp trong 1 năm hoạt động sản xuất (Nguyễn Văn Ngọc và Nguyễn Thành Cường, 2010; Nguyễn Ngọc Duy, 2017)

Tóm tắt chương 2:

Chương này đã trình bày các khái niệm có liên quan gồm hàm sản xuất, đường giới hạn khả năng sản xuất, hiệu quả kỹ thuật Chương cũng trình bày lý thuyết về hiệu quả kỹ thuật dưới các giả định khác nhau Đồng thời chương đã tổng hợp các tài liệu có liên quan Trên cơ sở đó đề xuất khung phân tích thể hiện mối quan hệ giữa đầu ra và các yếu tố sản xuất đầu vào làm cơ sở cho các chương tiếp theo

Ngày đăng: 11/02/2019, 21:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Thị Thanh Bình và Hoàng Thu Thủy (2015), Đánh giá hiệu quả kỹ thuật cho nghề đánh bắt cá ngừ đại dương của tỉnh Khánh Hòa, Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản, số 2/2015, trang 9-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản
Tác giả: Phạm Thị Thanh Bình và Hoàng Thu Thủy
Năm: 2015
2. Nguyễn Ngọc Duy (2017), Cải thiện hiệu quả và năng suất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh – trường hợp các doanh nghiệp chế biến cá tra Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia Khoa học quản trị và kinh doanh lần thứ VI (COMB 2017), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, 12/2017, trang 134–145 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải thiện hiệu quả và năng suất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh – trường hợp các doanh nghiệp chế biến cá tra Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Duy
Năm: 2017
3. Đỗ Quang Giám (2006), Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu trong sản xuất vải thiều ở Bắc Giang, Khoa Kinh tế &PTNT – Đại học Nông Nghiệp 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Quang Giám (2006), Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu trong sản xuất vải thiều ở Bắc Giang, "Khoa Kinh tế &
Tác giả: Đỗ Quang Giám
Năm: 2006
5. Lê Kim Long, Đặng Hoàng Xuân Huy, Nguyễn Thị Hồng Đào, Trương Ngọc Phong (2011), Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, đề tài cấp Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Kim Long, Đặng Hoàng Xuân Huy, Nguyễn Thị Hồng Đào, Trương Ngọc Phong (2011), Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Tác giả: Lê Kim Long, Đặng Hoàng Xuân Huy, Nguyễn Thị Hồng Đào, Trương Ngọc Phong
Năm: 2011
7. Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Thành Cường (2010), Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa, Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản, số 3/2010, trang 84-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản
Tác giả: Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Thành Cường
Năm: 2010
8. Quang Minh Nhựt (2009), phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của các doanh nghiệp chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo ở đồng bằng sông cửu long năm 2007, Tạp chí Khoa học 2009:12 270-278 Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quang Minh Nhựt (2009), phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của các doanh nghiệp chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo ở đồng bằng sông cửu long năm 2007
Tác giả: Quang Minh Nhựt
Năm: 2009
9. Nguyễn Quang Khải (2016), Xây dựng mô hình DEA đánh giá hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Số 2 tháng 2/2016, trang 51-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Tài chính
Tác giả: Nguyễn Quang Khải
Năm: 2016
10. Trương Quang Thịnh (2011) “Hiệu quả kỹ thuật của Ngân hàng Thương mại Việt Nam”– NHTM Cổ Phần Sài Gòn - Tạp chí công nghệ Ngân hàng số 71 + 72 11. Cục Thống kê Phú Yên (2015) “Niêm giám thống kê năm 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả kỹ thuật của Ngân hàng Thương mại Việt Nam”– NHTM Cổ Phần Sài Gòn - "Tạp chí công nghệ Ngân hàng số 71 + 72" 11. Cục Thống kê Phú Yên (2015)" “Niêm giám thống kê năm 2015
13. Bhagavath V. (2009) “Technical Efficiency measurement by Data Envelopment Analysis: An Application in Transportation”. Alliance Journal of Business Research Sách, tạp chí
Tiêu đề: Technical Efficiency measurement by Data Envelopment Analysis: An Application in Transportation
15. Coelli T.J., D.S. Prasada Rao, Christopher J. O'Donnell, George E. Battese (2005): an introduction to efficiency and productivity analysis, Second edition, Springer Science Sách, tạp chí
Tiêu đề: an introduction to efficiency and productivity analysis
Tác giả: Coelli T.J., D.S. Prasada Rao, Christopher J. O'Donnell, George E. Battese
Năm: 2005
16. Johns, N., Howcroft, B. and Drake, L. (1997). “The Use of Data Envelopment Analysis to Monitor Hotel Productivity”. Progress in Tourism and Hospitality Research, 3(2), 119-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Use of Data Envelopment Analysis to Monitor Hotel Productivity
Tác giả: Johns, N., Howcroft, B. and Drake, L
Năm: 1997
4. Đặng Hoàng Xuân Huy, Nguyễn Văn Ngọc (2012), Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho các trại nuôi cá Tra thương phẩm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, tạp chí Khoa học công nghệ - thủy sản, Trường Đại học Nha Trang Khác
6. Nguyễn Khắc Minh (2005), Phân tích so sánh về hiệu quả của các ngành sản xuất ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tại Diễn đàn Phát triển Việt nam - Dự án liên kết nghiên cứu giữa Viện Quốc gia Sau đại học về Nghiên cứu Chính sách (GRIPS), Nhật Bản và trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Việt Nam Khác
12. UBND tỉnh Phú Yên, 2016. Quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.B. Tiếng Anh Khác
14. Charnes A., Cooper W. W., and Rhodes E. (1978): Measuring the Efficiency of Decision Making Units. European Journal of Operation Research Khác
17. Morey RC. and Dittman DA. (1995). Evaluating a hotel GM’s performance: a case study in benchmarking. Cornell Hotel and Restaurant Administration Quarterly 36, 30–35 Khác
18. Pascoe, S., Tingley, D., Mardle, S., (2003). Single output measures of technical efficiency in EU fisheries. CEMARE Report 61. CEMARE, UK Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w