TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG MÔ HÌNH TRỒNG KHÓM CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG MÔ HÌNH TRỒNG KHÓM CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã ngành: 5260115
12 - 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN
MSSV: 4105097
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG MÔ HÌNH TRỒNG KHÓM CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã ngành: 5260115
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TẠ HỒNG NGỌC
12 - 2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học ở trường, được sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô trường Đại học Cần Thơ, em đã được học những kiến thức thật sự hữu ích cho chuyên ngành của mình
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô ở Khoa Kinh Tế & Quản trị kinh doanh Em xin chân thành cảm ơn cô Tạ Hồng Ngọc, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
em rất nhiều để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, em chân thành cảm cô! Xin gởi lòng biết ơn đến cán bộ sở NN&PTNT thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang, các hộ nông dân trồng khóm ở địa phương, cùng bạn bè đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình điều tra thực tế, nhờ đó em đã có những thông tin đầy đủ và chính xác phục vụ cho đề tài tốt nghiệp của mình
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ và đạt nhiều thành công trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, Ngày 02 tháng 12 năm 2013
Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài khoa học nào
Cần Thơ, Ngày 02 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Hậu Giang, Ngày……tháng…… năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Cần Thơ, Ngày… tháng năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
Tạ Hồng Ngọc
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Cần Thơ, Ngày… tháng năm 2013
Giáo viên phản biện
Trang 8MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi không gian 2
1.3.3 Phạm vi thời gian 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Một số lý luận về hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật 5
2.1.3 Cơ sở lý thuyết về hàm cận biên (SFA – Stochastic Frontier Approach) 6
2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính được phân tích 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu và chọn vùng nghiên cứu 10
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 11
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 11
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHÓM TẠI TỈNH HẬU GIANG 22
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỈNH HẬU GIANG 22
3.1.1 Đôi nét về tỉnh Hậu Giang 22
3.1.2 Tình hình kinh tế 27
3.1.3 Tình hình văn hóa – xã hội và dân số 31
3.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHÓM CỦA NÔNG HỘ TẠI THÀNH PHỐ VỊ THANH VÀ HUYỆN LONG MỸ TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2013 32
3.3.1 Giới thiệu về khóm Cầu Đúc 32
3.3.2 Thực trạng tình hình sản xuất khóm tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010 – 6/2013 40
Trang 9Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ
SẢN XUẤT KHÓM TẠI TỈNH HẬU GIANG 43
4.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG MÔ HÌNH TRỒNG KHÓM TẠI TỈNH HẬU GIANG 43
4.1.1 Mô tả về các đặc điểm của hộ trồng khóm tại địa bàn nghiên cứu năm 2013 43
4.1.2 Phân tích các yếu tố đầu vào 53
4.1.3 Hiệu quả kỹ thuật mà nông hộ đạt được trong mô hình sản xuất khóm 61 4.1.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính có trong mô hình 62
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG MÔ HÌNH TRỒNG KHÓM CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH HẬU GIANG 63
4.2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình trồng khóm trên địa bàn 63
4.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng khóm trên địa bàn 68
4.3 TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN NĂNG SUẤT CŨNG NHƯ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT 71
4.3.1 Giải pháp nâng cao năng suất sản xuất của mô hình khóm của nông hộ trên địa bàn 71
4.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng khóm 72
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
5.1 KẾT LUẬN 73
5.2 KIẾN NGHỊ 74
5.2.1 Về phía nông hộ 74
5.2.2 Về phía Nhà nước 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 1 78
BẢNG PHỎNG VẤN 78
PHỤ LỤC 2 85
KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH FRONTIER 85
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kỳ vọng các biến độc lập có trong mô hình 2.11 15 Bảng 3.1: Tiêu chuẩn các loại chồi 35 Bảng 3.2: Diện tích trồng khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 41 Bảng 3.3: Năng suất và sản lượng khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 41
Bảng 4.1: Độ tuổi của nông hộ trồng khóm tại Hậu Giang năm 2013 43 Bảng 4.2: Số năm kinh nghiệm của nông hộ trồng khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 44 Bảng 4.3: Trình độ học vấn của nông hộ tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 45 Bảng 4.4: Tỷ lệ tham gia khuyến nông, tập huấn và kết quả sau khi tập huấn của hộ trồng khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 46 Bảng 4.5: Diện tích và lao động trong mô hình trồng khóm của nông hộ tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 48 Bảng 4.6: Lý do tham gia sản xuất khóm của nông hộ tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 49 Bảng 4.7: Nguồn giống của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm
2013 50 Bảng 4.8: Lý do chọn giống của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 50 Bảng 4.9: Những thuận lợi trong mô hình sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 51 Bảng 4.10: Những khó khăn trong mô hình sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 52 Bảng 4.11: Kết quả về việc sử dụng giống và phân bón của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 54 Bảng 4.12: Kết quả điều tra về các yếu tố kỹ thuật của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 55 Bảng 4.13: Kết quả điều tra về các khoản mục chi phí bình quân trên 1000m2của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 57 Bảng 4.14: Kết quả điều tra về các khoản mục chi lao động bình quân trên 1000m2 của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 58 Bảng 4.15: Kết quả điều tra về giá giống và lượng giống của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 60 Bảng 4.16: Kết quả sản xuất khóm của nông hộ tại tỉnh Hậu Giang
năm 2013 61
Trang 11Bảng 4.17: Bảng tổng hợp các chỉ số tài chính của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 62 Bảng 4.18: Bảng thống kê mô tả các biến có trong hàm sản xuất 2.11 64 Bảng 4.19: Bảng kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm phi hiệu quả
kỹ thuật của 80 nông hộ trồng khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 65 Bảng 4.20: Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm phi hiệu quả kỹ thuật cho 80 hộ trồng khóm tại Hậu Giang năm 2013 68 Bảng 4.21: Thống kê tỷ trọng hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng khóm tại Hậu Giang 70
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ địa giới hành chính tỉnh Hậu Giang 23
Hình 3.2: Trái khóm Cầu Đúc – Hậu Giang 32
Hình 3.3: Sơ đồ cách bố trí khóm theo hàng đơn 36
Hình 3.4: Sơ đồ cách bố trí khóm theo hàng kép 36
Trang 13DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐVT: Đơn vị tính
BVTV: Bảo vệ thực vật
SNN & PTNT: Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBNN: Ủy ban nhân dân
Trang 14CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hậu Giang là một tỉnh của Đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở trung tâm châu thổ sông Mêkong Hậu Giang có thế mạnh về cây khóm và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc Đặc sản về cây ăn trái của Hậu Giang cũng được nhiều thực khách ưa chuộng như khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, quýt đường Long Trị Trong số đó, tỉnh đã chọn khóm làm cây trồng mũi nhọn, vì cây khóm đã gắn
bó với người dân nơi đây hơn 100 năm nay Thêm vào đó cây khóm cũng thích hợp với thổ nhưỡng nơi đây nên hằng năm thu hoạch đạt năng suất rất cao, và chất lượng trái tốt mà nhiều nơi khác khó có thể sánh bằng (Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, 2013)
Khóm Cầu Đúc Hậu Giang là đặc sản của vùng được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận nhãn hiệu hàng hóa vào năm 2006 Do đó, để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, tỉnh đã tích cực đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp, công trình thủy lợi, khuyến khích nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào các mô hình sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng Kết quả là những năm gần đây, mặc dù diện tích trồng khóm trên toàn tỉnh không gia tăng, cụ thể là năm 2011
là 1.682 ha đến 6 tháng đầu năm 2013 còn 1.588 ha, nhưng năng suất bình quân không giảm, cụ thể là năm 2011 đạt 14,4 tấn/ha đến 6 tháng đầu năm
2013 tăng lên 18 tấn/ha (Sở NN&PTNN tỉnh Hậu Giang, 2013) Nhờ vậy, kinh
tế hộ được cải thiện đáng kể, cho thấy việc đầu tư của tỉnh đã dần có hiệu quả Thực tế thì diện tích canh tác trên toàn tỉnh vẫn còn nhỏ lẻ và manh mún, các hộ gia đình thường sản xuất theo kinh nghiệm, tập quán canh tác của các nông hộ còn mang tính chất bảo thủ nên hầu như hộ thường ít chấp nhận áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất, hộ thường trồng một lần khai thác nhiều năm, nhiều vụ làm đất đai thì thoái hóa, mất dần chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho nhiều loại mầm bệnh tích lũy trong ruộng như rệp sáp gây bệnh héo khô đầu lá, thối trái,… Từ thực trạng trên năng suất khóm cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, thứ nhất làm cho chất lượng trái không đồng đều, riêng về sản lượng mỗi năm khoảng 20.000 tấn/năm, nhưng khi cần huy động sản lượng lớn vùng không đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, do thu hoạch không đồng loạt Cần có những giải pháp hữu hiệu hơn về kỹ thuật để góp phần vào sự phát triển của thương hiệu Khóm Cầu Đúc Hậu Giang
Trang 15Để hiểu rõ hơn về những vấn đề nêu trên, đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ
thuật trong mô hình trồng khóm của nông hộ tại tỉnh Hậu Giang” được
thực hiện nhằm phản ánh thực trạng sản xuất khóm ở Hậu Giang, bên cạnh đó cũng để tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi đang tồn tại, sau đó đi đến phân tích và đánh giá lại hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật, khắc phục những mặt khó khăn đang có, góp phần làm tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho những lao động nhàn rỗi tại địa bàn, cải thiện kinh tế cho nông hộ và giúp cho mô hình sản xuất ngày một phát triển vững chắc
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài phân tích hiệu quả kỹ thuật trong mô hình trồng khóm của nông
hộ tại thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho nông hộ tại địa bàn nghiên
cứu
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung như trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất khóm của nông hộ tại thành phố
Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang;
Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng khóm của
nông hộ tại địa bàn nghiên cứu;
Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả
kỹ thuật của mô hình trồng khóm;
Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kỹ
thuật để góp phần tăng năng suất, cũng như tăng thu nhập cho nông hộ trồng khóm ở địa phương
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng khóm tại thành phố
Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
1.3.2 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Trang 161.3.3 Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Số liệu sơ cấp được thu thập trong vụ sản xuất gần nhất, hộ xuống giống vào tháng 6 đến tháng 7 năm 2013
Đề tài được thực hiện từ 08/2013 đến 12/2013
Trang 17Là gia đình coi như một đơn vị chính quyền, là đơn vị những người cùng
ăn ở với nhau, là tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công (Lâm Quang Huyên, 2004)
Theo Liên hiệp quốc: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung ngân quỹ”
Tại cuộc Hội thảo quốc tế lần thứ tư về quản lý nông hộ tại Hà Lan năm
1980, các đại biểu nhất trí rằng: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”
Giáo sư Mc.Gee, Giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Á thuộc Đại học tổng hợp British Columbia nêu quan niệm: “Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng chung huyết tộc ở chung trong một mái nhà, ăn chung một măm cơm và có chung một ngân quỹ”
Như vậy, hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc sống chung hay không sống chung với những người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn chung và có chung một ngân quỹ ( Lâm Quang Huyên, 2004)
2.1.1.2 Nông hộ và đặc trưng của nông hộ
Nông hộ (hộ nông dân) là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan
hệ huyết tộc sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiêp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ (Trần Quốc Khánh, 2005)
Nông hộ có các đặc trưng:
+ Mục đích sản xuất của nông hộ là sản xuất ra nông, lâm sản phục vụ cho nhu cầu của chính họ Vì vậy, hộ nông dân chỉ sản xuất ra cái họ cần Khi sản xuất không đủ tiêu dùng họ thường điều chỉnh nhu cầu Khi sản xuất dư thừa họ có thể đem sản phẩm dư thừa để trao đổi trên thị trường, nhưng đó không phải là mục tiêu chính của hộ nông dân
Trang 18+ Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình độ canh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp
+ Hộ nông dân có sự gắn bó của các thành viên cùng huyết thống, về quan hệ hôn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời
+ Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động Sự tái tạo gồm việc sinh, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, truyền nghề, đào tạo nghề… (Trần Quốc Khánh, 2005)
2.1.1.3 Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động gia đình (lao động không thuê) và mục đích chính của loại hình kinh tế này nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình (Trần Quốc Khánh, 2005) Tuy nhiên các hộ gia đình cũng có thể sản xuất để trao đổi nhưng ở mức độ hạn chế
2.1.1.4 Thống kê mô tả
- Phương pháp thống kê mô tả là mô tả những thuận lợi và khó khăn mà nông dân đang mắc phải: chất lượng cây giống, kỹ thuật trồng, công tác thủy lợi, đầu ra, giá cả,…(Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2011)
2.1.1.5 Phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét chỉ tiêu về lợi nhuận năm sau thay đổi so với năm trước như thế nào, nguyên nhân do áp dụng kỹ thuật mới so với không áp dụng kỹ thuật mới (Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2011)
2.1.1.6 Yếu tố sản xuất có trong mô hình
- Yếu tố đầu vào là các yếu tố nội sinh trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Chúng được đo lường bằng lượng đầu vào (nếu có thể lượng hóa được) Trong sản xuất khóm thì các yếu tố đầu vào gồm có: giống, phân bón,
thuốc trừ sâu, đất đai, vốn và lao động… (Nguyễn Phú Son, 2004)
- Yếu tố đầu ra là những hàng hóa hay dịch vụ được tạo ra từ quá trình sản xuất Yếu tố đầu ra thường được đo bằng sản lượng (Nguyễn Phú Son, 2004) Các yếu tố ngoại sinh khác tác động đến hiệu quả kỹ thuật và năng suất
của cây khóm
2.1.2 Một số lý luận về hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật
2.1.2.1 Một số lý luận về hiệu quả
- Hiệu quả là việc ưu tiên xem xét và lựa chọn các nguồn lực sao cho đạt hiệu quả cao nhất Hiệu quả phải đảm bảo các yêu cầu như không sử dụng
Trang 19nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp và đáp ứng được nhu cầu thị trường (Từ điển bách khoa Việt Nam 2)
- Kỹ thuật: Theo Ủy ban kiểm định Hoa kỳ: “Kỹ thuật là lĩnh vực ở đó kiến thức về khoa học tự nhiên và toán học – có được thông qua học tập, nghiên cứu, thí nghiệm và thực hành - được quyết định để phát triển các cách thức khai thác một cách kinh tế các vật liệu và năng lực thiên nhiên vì lợi ích của con người”
2.1.2.2 Hiệu quả kỹ thuật
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đặng, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng:
“Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một lượng sản phẩm nhất định khi sử dụng lượng sản phẩm đầu vào ít nhất Thật ra hiệu quả kỹ thuật là một phần của hiệu quả kinh tế Để tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ở mức sản lượng tối đa tương ứng với mức đầu vào nhất định, hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định.”
Ông cho rằng: “Hiệu quả kỹ thuật được đánh giá qua tỷ số giữa năng suất thực tế đạt được của người sản xuất so với mức tăng năng suất cao nhất
có thể đạt được tại mỗi mức đầu vào nhất định, trong điều kiện công nghệ sản xuất và giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra không đổi”
2.1.3 Cơ sở lý thuyết về hàm cận biên (SFA – Stochastic Frontier
Approach)
2.1.3.1 Ước lượng hợp lý cực đại
“MLE (Maximum Likelihood Method) có thể được công thức hóa trong
xác suất cổ điển với tên là Lý thuyết của ước lượng Khả năng cực đại là một
phương pháp đánh giá những tham số một mô hình thoái lui, từ đó giải quyết tốt cho những mẫu lớn MLE dẫn đến việc giải quyết làm cực đại tích của những đa thức
MLE được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay, không chỉ trong ngành sinh học nói riêng mà còn nhiều ngành khác như: xử lý ngôn ngữ tự nhiên, điện tử viễn thông, tài chính ngân hàng, …
Chúng ta có một mô hình xác suất M của hiện tượng nào đó Chúng ta biết chính xác cấu trúc của M, nhưng không biết là những giá trị của những tham số xác suất θ của nó Mỗi sự hiện diện của M cho một sự quan sát x[i], tương ứng với phân phối của M
Trang 20Mục tiêu của chúng ta là với các mẫu x[1],…, x[N], ước lượng những
tham số xác suất θ từ quá trình phát sinh quan sát dữ liệu trên
Hàm khả năng (Likelihood Function) tương ứng với các mẫu x[1],…,
x[N] được cho bởi mô hình những tham số θ với mô hình xác xuất có điều
kiện M, được định nghĩa như sau:
L(θ) = P(x [1],…, x[N]| θ, M) (2.1)
Điều kiện đặt ra cho những mô hình chúng ta sẽ xem xét cho những mẫu
x[1] , x[2], …, x[N] là:
Tập giá trị x[i] (i =1, …, N) được xác định
- Sự phân bố của mỗi mẫu có khả năng xảy ra là như nhau
- Mỗi mẫu được lấy độc lập với những mẫu trước đó
Trong MLE chúng ta tìm kiếm tham số mẫu θ làm cho hàm trên đạt giá trị cực đại Hay là phải tìm một vectơ của những tham số θ mới được phát sinh
từ bộ dữ liệu đã cho” (Bùi Văn Đồng, 2007)
2.1.3.2 Ước lượng hợp lý cực đại trên mẫu qua sát
Nếu x là biến ngẫu nhiên với hàm phân bố:
MLE của θ1, θ2, , θK đạt được khi L D (θ) hayD (θ ) là lớn nhất, chúng
ta đã biết xác định giá trị lớn nhất với D (θ ) dễ hơn với L D (θ), vậy MLE
của θ1, θ2, , θK là giải hệ K phương trình sau:
Trang 212.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính được phân tích
2.1.4.1 Tổng chi phí
Tất cả các chỉ tiêu này đều tính cho một công (một công bằng 1.000m2 )
- Chi phí sản xuất là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình trồng trọt với mong muốn mang lại một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của nông hộ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận
- Tổng chi phí sản xuất là toàn bộ số tiền mà người sản xuất chi ra cho hoạt động sản xuất từ giai đoạn xuống giống đến giai đoạn tạo ra sản phẩm cuối cùng
Tổng chi phí = Chi phí vật chất (chi phí trang bị kỹ thuật và chi phí vật tư) + chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê) + các chi phí khác
- Các khoản mục chi phí được sử dụng trong bài:
Chi phí
giống Đơn giá giống
Số lượng giống sử dụng trên một đơn vị diện tích
Chi phí
Số lượng thuốc sử dụng trên một đơn vị diện tích
Chi phí
phân bón Đơn giá phân
Số lượng phân sử dụng trên một đơn vị diện tích
Chi phí lao
động
Tiền lương bình quân /1 lao động /ngày
Số ngày công bình quân trên đơn vị diện tích
Tổng doanh thu = Đơn giá x Tổng sản lượng bán ra
Trang 22- Lao động gia đình (LĐGĐ): là số ngày công lao động mà người sản xuất trực tiếp bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi trong suốt vụ sản xuất Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính
là 8 giờ lao động)
2.1.4.4 Thu nhập
Thu nhập của nông hộ là tổng phần lợi nhuận mà nông hộ thu được bao gồm cả chi phí cơ hội lao động gia đình
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí cơ hội lao động gia đình
2.1.4.5 Các chỉ tiêu kinh tế trung bình trên mỗi hộ
- Doanh thu/hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia
cho tổng số hộ được điều tra (80 hộ) Tỷ số này cho biết doanh thu trung bình của mỗi hộ khi tham gia sản xuất
- Chi phí/hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng chi phí chia cho tổng
số hộ được điều tra Tỷ số này cho biết chi phí trung bình của mỗi hộ phải bỏ
ra khi tham gia sản xuất
- Thu nhập/hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho tổng số hộ được điều tra Tỷ số này cho biết thu nhập trung bình của mỗi hộ thu được khi tham gia sản xuất
- Lợi nhuận/hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng số hộ được điều tra Tỷ số này cho biết lợi nhuận trung bình của mỗi hộ thu được khi tham gia sản xuất
2.1.4.6 Tỉ suất về doanh thu
- Doanh thu (DT) trên chi phí chưa có LĐGĐ là tỷ số được tính bằng
cách lấy doanh thu chia cho chi phí chưa có LĐGĐ Tỷ số này thể hiện một đồng chi phí (chưa có LĐGĐ) bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu Được biểu hiện bởi công thức sau:
DT/CP chưa LĐGĐ = Doanh thu/Chi phí chưa lao động gia đình
- Tỉ suất doanh thu là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho tổng chi phí Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu lại được bao
nhiêu đồng doanh thu Được thể hiện bởi công thức sau:
Tỉ suất doanh thu = Doanh thu/Tổng chi phí sản xuất
2.1.4.7 Tỉ suất về thu nhập
- Thu nhập (TN) trên chi phí chưa có LĐGĐ là tỷ số được tính bằng cách
lấy thu nhập chia cho chi phí chưa có LĐGĐ Tỷ số này thể hiện một đồng chi
Trang 23phí (chưa có LĐGĐ) bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập Được biểu hiện bởi công thức sau:
TN/CP chưa LĐGĐ = Thu nhập/Chi phí chưa lao động gia đình
- Tỉ suất thu nhập phản ánh hiệu quả đầu tư, nghĩa là khi người sản xuất đầu tư một đồng chi phí sản xuất thì sẽ thu về được bao nhiêu đồng thu nhập tương ứng
Tỉ suất thu nhập = Thu nhập/Tổng chi phí sản xuất
Nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì người sản xuất có lời, còn nếu chỉ số nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ
- Thu nhập trên doanh thu (TN/DT) là tỷ số được tính bằng cách lấy thu nhập chia cho doanh thu Tỷ số này thể hiện trong một đồng doanh thu thì có
bao nhiêu đồng tu nhập Được biểu hiện bởi công thức sau:
TN/DT = Thu nhập/Doanh thu
2.1.4.8 Tỉ suất về lợi nhuận
- Tỉ suất lợi nhuận có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng
Tỉ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất
- Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT) là tỷ số được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia cho doanh thu Tỷ số này thể hiện trong một đồng doanh thu thì có
bao nhiêu đồng lợi nhuận Được biểu hiện bởi công thức sau:
LN/DT = Lợi nhuận/Doanh thu
- Lợi nhuận trên thu nhập (LN/TN) là tỷ số được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia thu nhập Tỷ số này cho biết trong một đồng thu nhập thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận Được thể hiện bởi công thức sau:
LN/TN = Lợi nhuận/Thu nhập
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu và chọn vùng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận đối với nông hộ để phỏng vấn, tức là các nông hộ được chọn một cách ngẫu nhiên để phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ gặp trực tiếp người chủ hộ hoặc người sản xuất trong mỗi nông hộ để phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi đã được soạn sẵn Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì sẽ chuyển sang nông hộ khác,
Trang 24phương pháp này giúp ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không mất nhiều thời gian và chi phí (Võ Hải Thủy, 2013)
Đề tài chọn vùng nghiên cứu ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ ở tỉnh Hậu Giang, vì đây là hai khu vực canh tác khóm đã nhiều năm với diện tích lớn và rộng khắp, vì vậy địa bàn có tính đại diện rất cao Đối với địa bàn thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang do đây là vùng có diện tích trồng khóm lớn nhất tỉnh Đề tài chọn ra 2 xã tiêu biểu của huyện là xã Hỏa Tiến và xã Tân Tiến để thu thập số liệu Ngoài ra, huyện Long Mỹ cũng là địa bàn chuyên canh khóm lớn thứ hai của tỉnh chỉ sau thành phố Vị Thanh và tập trung ở 2 xã
là Vĩnh Viễn và Vĩnh Viễn A Vì vậy 2 xã này cũng được tiến hành thu thập số liệu và nghiên cứu Thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ là 2 vùng có diện tích trồng khóm lớn nhất, nông dân có nhiều kinh nghiệm do đã tham gia sản xuất từ rất lâu Vì vậy sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc quan sát và thu thập số liệu
Qua đó, 2 xã Hỏa Tiến và Tân Tiến chọn ra 50 hộ trồng khóm, và riêng với Vĩnh Viễn và Vĩnh Viễn A chọn ra 30 hộ trồng khóm để phỏng vấn trực tiếp
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Thu thập qua sách báo, internet, tạp chí nông nghiệp, báo cáo của các ban ngành (sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh hậu Giang, ủy ban nhân dân xã Hỏa Tiến, ủy ban nhân dân xã Tân Tiến, ủy ban nhân dân xã Vĩnh Viễn và Vĩnh Viễn A) Những chỉ tiêu cần thu thập gồm: diện tích canh tác của mỗi nông hộ, năng suất bình quân mỗi vụ/ 1.000m2, bao nhiêu nông hộ canh tác tại vùng nghiên cứu,…
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Điều tra các hộ đang trồng khóm tại xã Hỏa Tiến và Xã Tân Tiến ở thành phố Vị Thanh, và các hộ trồng khóm khác tại xã Vĩnh Viễn và Vĩnh Viễn A huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ Các thông tin cần thu thập bao gồm: Diện tích đất trồng, sản lượng, năng suất, giá bán; Các khoản chi phí như: Giống, phân, thuốc, lao động…, những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng khóm của nông hộ
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích tình hình sản xuất khóm của nông hộ tại thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang
Trang 25- Mô tả các đặc điểm của hộ trồng khóm tại địa bàn nghiên cứu trong vụ khóm gần nhất trong tháng 6 tháng đầu năm 2013 Dùng phương pháp thống
kê mô tả những đặc điểm của hộ trồng khóm về độ tuổi, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm,….nguồn đầu vào sản xuất: giống, phân thuốc, lao động,…diện tích Để qua đó thấy được sự khác biệt về hiệu quả có được giữa những nông hộ với nhau
- Ngoài ra, đề tài cũng so sánh những chỉ tiêu về lợi nhuận, chi phí, giá
cả, năng suất cũng như sản lượng,… của từng hộ trồng khóm của năm nay so với năm trước Nhằm đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu đó trong khoảng thời gian nhất định, từ đó tìm ra nguyên nhân để khắc phục những mặt tiêu cực, bên cạnh đó phát huy những mặt tích cực đã có Dựa trên công thức
so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối cho các chỉ tiêu
Trang 26- Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và hàm hiệu quả kỹ thuật (TE), để phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng khóm tại địa bàn nghiên cứu
* Hàm sản xuất mô tả mối quan hệ kỹ thuật giữa các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra trong quá trình sản xuất một sản phẩm nào đó
Dạng tổng quát:
Y = f(X) (2.8)
Trong đó:
- Y: Sản lượng hoặc năng suất
- X: Các yếu tố đầu vào được đo lường bằng lượng đầu vào (nếu được) (X > 0) (Nguyễn Phú Son, 2004)
* Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được đề xuất bởi Aigner, Lovell và Schmidt (1977), Meeusen và Broek (1997); và được phát hiện bởi Battese (1992) (Nguồn Tim Coelli, 2007)
Hàm sản xuất biên có dạng như sau :
Yi = f (xi ; ) exp (Vi – Ui) (2.9)
Trong đó :
- Yi : năng suất hoặc sản lượng khóm thu hoạch được trên hộ i ;
- xi : là yếu tố sản xuất đầu vào thứ i ;
Nếu u > 0, hoạt động sản xuất khóm của hộ nằm dưới đường sản xuất biên, tức năng suất, sản lượng thực tế (Yi) thấp hơn năng suất, sản lượng tối đa (Yi
*
) và hiệu số giữa Yi* và Yi là phần phi hiệu quả kỹ thuật và hiệu số này càng lớn, hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng khóm càng thấp ( Coelli và các cộng sự, 2005)
* Hiệu quả kỹ thuật (TE) là tỷ số giữa năng suất hoặc sản lượng thực
tế và năng suất hoặc sản lượng tối đa TE được tính như sau :
Trang 27- f (xi ;) : Trong phương trình (2.10) là hàm năng suất biên (Frontier Production function)
* Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Từ những chỉ tiêu tài chính đó để thấy được việc trồng khóm của nông
hộ có mang lại hiệu quả kỹ thuật cho nông hộ hay không? Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài, hiệu quả trong mô hình trồng khóm của nông hộ chính
là lợi nhuận mà hộ thu được từ mô hình
- Tổng chi phí = Chi phí vật chất (chi phí trang bị kỹ thuật và chi phí vật tư) + chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê) + các chi phí khác;
- Tổng doanh thu = Giá khóm bán ra x Sản lượng khóm /1.000m2;
- Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí sản xuất khóm/1.000m2;
- Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí cơ hội lao động gia đình;
- Các chỉ tiêu kinh tế trung bình về doanh thu, chi phí, thu nhập và lợi nhuận/80 hộ trồng khóm;
- Doanh thu/Chi phí chưa có LĐGĐ = Doanh thu/CP chưa có LĐGĐ;
- Tỉ suất doanh thu = Doanh thu/ Tổng chi phí sản xuất;
- Thu nhập/Chi phí chua có LĐGĐ = Thu nhập/CP chưa có LĐGĐ;
- Tỉ suất thu nhập = Thu nhập/Tổng chi phí sản xuất;
- Thu nhập/Doanh thu = Thu nhập/Doanh thu;
- Tỉ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất;
- Lợi nhuận/Doanh thu = Lợi nhuận/ Doanh thu;
- Lợi nhuận/Thu nhập = Lợi nhuận/Thu nhập
Ứng dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu qủa kỹ thuật của mô hình trồng khóm tại địa bàn
Qui ước đơn vị tính cho toàn bài dùng là trái vì trong quá trình thu thập thông tin thực tế từ nông hộ tác giả đã ghi nhận được về sản lượng, năng suất, giá bán,… tất cả đều thống nhất là trái Trái ở đây qui ước cụ thể là trái nông
hộ thu được, bán ra và xếp vào loại I, tức là những trái từ trên 1kg, tất cả các loại trái đều quy về trái loại I, ví dụ 2 trái loại II được tính như 1 trái loại I hay
3 hoặc 4 trái loại III sẽ được tính thành 1 trái loại I
Hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của hộ trồng khóm:
Trang 28+ X7: Lao động gia đình (ngày công/1.000m2);
+ X8: Số năm kinh nghiệm (năm);
+ X9: Trình độ học vấn (năm)
Bảng 2.1: Kỳ vọng các biến độc lập có trong mô hình 2.11
Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc
Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc
Trang 29Kết quả ước lượng sẽ cho:
- Các hệ số (β) và dấu của hệ số (β ) thể hiện mối quan hệ thuận (+) hoặc nghịch (-) của yếu tố đầu X vào với năng suất (Y)
X i : Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất cũng như năng suất của cây khóm, được đo lường bằng lượng đầu vào (nếu có thể) Ý nghĩa của từng biến độc lập có trong mô hình (2.11)
Mật độ trồng X 1 : là yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất
khóm, lượng cây giống được trồng trên 1 đơn vị diện tích (chồi/1.000m2) Mật
độ giống có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng trái khi thu hoạch Yếu tố này thay đổi tỉ lệ thuận với biến phụ thuộc là năng suất, vì vậy nông hộ nên cân nhắc tăng mật độ trồng một cách hợp lý để có năng suất tối ưu, nếu trồng với mật độ quá cao sẽ có ảnh hưởng ngược lại là làm giảm năng suất do biến đầu vào này tuân theo qui luật năng suất biên giảm dần Biến này được đưa vào mô hình nhằm mục đích xem xét khi lượng giống gieo trồng tăng thêm 1% thì năng suất sẽ tăng tối đa bao nhiêu % trên 1.000 m2, với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi; (Lê Thị Ngọc Lý, 2013)
Phân đạm (N) X 2 : %N nguyên chất có trong từng loại phân bón mà
hộ sử dụng như : DAP (18% N), NPK (16-16-8), NPK (20-20-15), Ure (46%N)… Lượng phân đạm được dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như sản lượng của trái khi thu hoạch Biến này có tác động nghịch chiều với biến phụ thuộc là năng suất, nguyên nhân của sự tác động nghịch chiều này là do nếu hộ bón nhiều phân đạm sẽ làm cho cây ngộ độc thậm chí chết cây kết quả mất năng suất, hơn nữa biến đầu vào này tuân theo qui luật năng suất biên giảm dần, nên hộ nên cân nhắc việc sử dụng lượng phân để có nắng suất tối ưu nhất Biến này được đưa vào mô hình nhằm xem xét khi ta sử dụng tăng thêm 1% lượng phân đạm thì năng suất sẽ giảm bao nhiêu %, với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi Lượng phân đạm nông hộ sử dụng được
đo lường (kg/1.000m2);
Phân lân (P) X 3 : % P nguyên chất có trong các loại phân như: DAP
(46%P), NPK (16-16-8), NPK (20-20-15),… Phân lân cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng trong khâu sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và chất lượng trái khóm Biến này tác động nghịch chiều đến biến phụ thuộc là năng suất, vì thế nếu hộ bón nhiều phân lân sẽ làm cho cây ngộ độc thậm chí chết cây kết quả mất năng suất, tác động xấu đên đất đai, và do biến đầu vào này tuân theo qui luật năng suất biên giảm dần nên hộ cần cân nhắc lượng sử dụng để có được năng suất tối ưu nhất Biến này được đưa vào mô hình để cho thấy nếu lượng phân lân được bón trên một đơn vị diện tích tăng
Trang 30lên 1% thì năng suất cây khóm sẽ giảm bao nhiêu %, khi giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi Yếu tố này được đo lường bằng (kg/1.000m2);
Phân kali (K) X 4 : %K có trong từng loại phân bón mà nông hộ sử
dụng trong quá trình sản xuất mà thông qua bảng câu hỏi ta có thể tính toán được như: phân Kali (40% K), NPK (16-16-8), NPK (20-20-15),… Đây cũng
là yếu tố quan trọng không kém, bởi phân kali giúp cho cây khóm ra nhiều rễ tránh đổ ngã, giúp quá trình ra hoa trên cây, nên hầu hết các hộ đều sử dụng để sản xuất Cũng như hai biến trên, biến này cũng có tác động nghịch chiều đến biến phụ thuộc là năng suất, tức là nếu nông hộ lạm dụng quá nhiều phân kali trên 1 đơn vị diên tích sẽ gây cháy gốc và chết cây ảnh hưởng xấu đến năng suất, ngoài ra biến đầu vào này cũng tuân theo qui luật năng suất biên giảm dần nên nông hộ nên sử dụng lượng phân hợp lý để có năng suất tối ưu nhất Biến phân kali được đưa vào mô hình để có thể thấy được năng suất khóm sẽ giảm bao nhiêu %, khi ta bón tăng thêm lượng phân kali trên 1 đơn vị diện tích, với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi Yếu tố này được đo lường bằng lượng phân kali bón trên 1 công (kg/1.000m2);
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) X 5 : Thuốc BVTV cũng là
yếu tố rất quan trọng trong việc sản xuất khóm, thuốc BVTV là không thể thiếu trong quá trình sản xuất vì nó là các loại thuốc phòng trừ sâu hại và dịch bệnh (thuốc diệt chuộc) Bên cạnh đó còn có các loại thuốc dưỡng giúp kích thích ra hoa (bột CaS2), nâng cao tỷ lệ đậu trái, trái chất lượng tốt, mẫu mã đẹp,…giúp nông hộ bán được giá Đây là biến có tác động cùng chiều biến phụ thuộc là năng suất, thuốc BVTV dùng phòng trừ bệnh và sâu hại nên khi
có sâu bệnh phải có thuốc BVTV để cây có thể sinh trưởng bình thường và cho năng suất tối ưu Với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi, yếu tố này được đưa vào mô hình nhằm xem xét khi tăng thêm chi phí thuốc BVTV lên 1% thì năng suất sẽ tăng tối đa bao nhiêu % Yếu tố này khó trong việc đo lường nồng độ thuốc nên được đo lường bằng chi phí mà các hộ sử dụng thuốc BVTV trên 1 đơn vị diện tích (đơn vị tính là 1.000 đồng/1.000m2);
Diện tích đất canh tác X 6 : Là diện tích đất mà hộ sử dụng để gieo
trồng trong những năm vừa qua Biến này được đưa vào mô hình để so sánh sự khác biệt giữa những hộ có diện tích đất canh tác lớn so với các hộ khác Biến này có tác động cùng chiều với biến năng suất, vì theo thực tế cho thấy những nông hộ có diện tích canh tác lớn thì mọi hoạt động của hộ thường xảy ra đồng loạt nên tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như mang lại hiệu quả cao hơn so những nông hộ khác Biến này cho thấy nếu tăng diện tích canh tác tăng lên 1 đơn vị thì năng suất tăng tối đa bao nhiêu phần trăm, với giả định các yếu tố
Trang 31đầu vào khác không đổi Biến này được đo lường bằng đơn vị tính là 1.000m2/hộ;
Lao động gia đình X 7 : Để có thể sản xuất thì lực lượng lao động có
thể xem là điều rất quan trọng và cần thiết Lao động đều tham gia trực tiếp vào các khâu sản xuất khóm như: khâu làm và chuẩn bị đất, xử lý giống trước gieo trồng, xuống giống, bón phân, phun xịt thuốc BVTV, xử lý ra hoa, thu hoạch (hái trái, bảo quản trái,…), vận chuyển, Biến này có tác động cùng chiều với biến năng suất nên khi hộ sử dụng nhiều ngày công lao động hơn sẽ chăm sóc cây tốt hơn từ đó năng suất cũng tốt hơn những hộ khác Mục đích của việc đưa yếu tố số lao động gia đình tham gia sản xuất vào mô hình để xem xét khi tăng thêm lượng lao động sản xuất lên thì năng suất khóm sẽ tăng tối đa bao nhiêu %, với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi Được đo lường bằng ngày công/1.000m2
Số năm kinh nghiệm X 8 : Cho thấy những nông hộ có số năm trồng
khóm càng lâu thì họ càng có nhiều kinh nghiệm Biến này có tác động ùng chiều với biến nắng suất, vì những trải nghiệm của nông hộ từ những mùa vụ trước sẽ giúp họ đút kết được nhiều kinh nghiệm hơn, và có thể giúp họ hạn chế những ảnh hưởng không tốt và phát huy những ảnh hưởng tốt Biến này cho biết nếu tăng kinh nghiệm lên 1 năm thì năng suất hộ đạt được gia tăng tối
đa bao nhiêu %, với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi (đơn vị là năm)
Trình độ học vấn X 9 : Nông hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả
năng tiếp cận thông tin về khoa học kỹ thuật, cách thức chuyển giao khoa học
kỹ thuật cũng như học hỏi từ bạn bè sẽ trở nên dễ dàng hơn, thực tế cho thấy biến này có tác động cùng chiều với biến năng suất Vì vậy biến trình độ học vấn được đưa vào mô hình, nhằm đánh giá nếu tăng trình độ học vấn thì lên 1 đơn vị thì năng suất sẽ tăng lên tối đa bao nhiêu %, với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi (đơn vị là năm)
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng
khóm tại địa bàn nghiên cứu
Hàm sản xuất biên và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng theo phương pháp một bước bằng chương trình Frointier 4.1 của Tim Coelli (2007) Nghiên cứu này sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng sau :
ln Yi = 0 +
9
Trang 32- Xji (j = 1,2,3 9) là các yếu tố đầu vào trực tiếp của quá trình sản xuất, bao gồm:
X1i là số lượng giống (chồi/1.000m2) ;
X2i , X3i , X4i là các loại phân đạm, lân, kali được chiết tính từ các loại phân có sử dụng (kg/1.000m2);
X5i là chi phí thuốc BVTV (1.000đ/1.000m2);
X6i là diện tích đất canh tác (1.000m2);
X7i là số ngày công lao động gia đình (ngày công/1.000m2);
X8i là số năm kinh nghiêm (năm);
X9i là trình độ học vấn (năm)
- Ui trong công thức (2.11) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hay ngược lại là hiệu quả kỹ thuật có dạng sau :
TIEi = Ui = 0 +
9
1
j
j Zji + i (2.12)
Trong đó:
- TIEi là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ thứ i;
- Zji (j = 1,2, 9) là các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả hoặc ngược lại là hiệu quả kỹ thuật
Hay, công thức 2.12 được viết lại:
- Z1 , Z2,…., Z9 : các yếu tố kinh tế xã hội, bao gồm ;
Z 1 là trình độ học vấn (số năm đi học) Học vấn của chủ hộ phản ánh trình độ và khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật của chủ hộ, nhằm so sánh giữa người có trình độ học vấn khác nhau có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật mà họ đạt được hay không;
Z 2 là kinh nghiệm trồng khóm của chủ hộ thể hiện số năm mà chủ hộ bắt đầu trồng đến nay Yếu tố này cũng thể hiện xem khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật và việc áp dụng chúng vào sản xuất của người nhiều năm kinh nghiệm so với những người khác là như thế nào Xem nó tác động thuận chiều hay nghịch chiều đến hiệu quả kỹ thuật Đó cũng là mục đích của việc đưa biến này vào mô hình Biến này được đo lường bằng số năm trồng khóm (đơn vị tính là năm);
Trang 33 Z 3 là độ tuổi của chủ hộ Yếu tố này đuợc đưa vào nhằm để so sánh giữa những chủ hộ ở độ tuổi khác nhau thì có sự khác biệt gì về hiệu quả kỹ thuật mà hộ đạt được Và tuổi chủ hộ tỷ lệ thuận (hay nghịch) chiều với hiệu quả kỹ thuật, để xem xét tuổi chủ hộ có tác động thế nào đến hiệu quả kỹ thuật Biến này được đo lường bằng năm (đơn vị tính là năm);
Z 4 là số ngày công lao động gia đình là số ngày công mà gia đình hộ tham gia vào việc sản xuất khóm Biến được đưa vào mô hình để so sánh xem giữa hộ có ngày công lao động gia đình nhiều so với các hộ khác thì hiệu quả
kỹ thuật sẽ thay đổi như thế nào Biến này được đo lường bằng tổng số ngày công lao động gia đình tham gia vào các khâu sản xuất (đơn vị tính là ngày công/1.000m2);
Z 5 là số ngày công lao động thuê ngoài là số ngày công lao động mà gia đình thuê thêm để phục vụ sản xuất Hiện nay trong sản xuất phần lớn ở các hộ thì thuê lao động để tham gia sản xuất là chủ yếu Nên yếu tố này được đưa vào mô hình để xem số ngày công lao động thuê có tác động đến hiệu quả
kỹ thuật canh tác của hộ hay không Biến được đo lường bằng (đơn vị tính ngày công/1.000m2);
Z 6 là giới tính chủ hộ (Biến giả, nam = 1, nữ = 0) Giới tính của chủ
hộ được đưa vào để so sánh xem có sự khác biệt giữa giới tính của chủ hộ sẽ tác động thế nào đến hiệu quả kỹ thuật;
Z 7 là tập huấn kỹ thuật: Thể hiện mức độ tham gia tập huấn của hộ trong 3 năm gần nhất Biến này đưa vào mô hình nhằm so sánh sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật và năng suất giữa hộ có tham gia tập huấn với các hộ khác là như thế nào Nó có tác động thuận (hay nghịch) chiều với hiệu quả kỹ thuật Biến được đưa vào mô hình là sử dụng biến giả (Biến giả: 1 = có tham gia tập huấn trong 3 năm gần nhất; 0 = khác);
Z 8 là tham gia khuyến nông: Tham gia hội cũng như tham gia tập huấn chủ yếu là để các hộ có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau Dễ dàng tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và đưa vào thực tiễn sản xuất một cách có hiệu quả Biến này được đưa vào mô hình nhằm so sánh sự khác biệt giữa hộ có tham gia hội so với các hộ khác thì hiệu quả kỹ thuật của
họ sẽ tác động thế nào đến hiệu quả kỹ thuật Sử dụng biến giả để đưa vào mô hình (Biến giả: 1 = là thành viên của hiệp hội; 0 = khác);
Z 9 là tín dụng: Nguồn vốn của hộ dùng để canh tác có tác động đến việc các hộ có khả năng đầu tư và tiếp cận đến các tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ mới hay không Nên biến này được đưa vào mô hình nhằm so
Trang 34sánh sự tác động đến hiệu quả kỹ thuật giữa hộ có vay vốn với các hộ khác Sử dụng biến giả để đưa vào mô hình (Biến giả: 1 = có vay vốn; 0 = khác);
Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kỹ thuật cũng như tăng thu nhập cho nông hộ trồng khóm ở địa phương
Tổng hợp từ các kết quả phân tích về tình hình sản xuất, hiệu quả kỹ thuật, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp giúp nông hộ trồng khóm tại địa bàn nghiên cứu tăng năng suất, tăng hiệu quả kỹ thuật từ đó góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện phần nào đời sống kinh tế cho hộ
Trang 35CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN
XUẤT KHÓM TẠI TỈNH HẬU GIANG
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỈNH HẬU GIANG
3.1.1 Đôi nét về tỉnh Hậu Giang
3.1.1.1 Lịch sử hình thành
“Trước năm 1945, Hậu Giang là tên gọi của sông Hậu Vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang ngày nay nằm rải rác ở nhiều tỉnh khác nhau Sau 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Phong Dinh và Ba Xuyên thời Việt Nam Cộng Hoà Cuối năm 1991 tỉnh Hậu Giang được chia thành Cần Thơ và Sóc Trăng Đến 2003 tỉnh Cần Thơ được tách ra thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang theo Nghị quyết 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ" (Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, 2011)
“Ngày nay, Hậu Giang được biết đến như một trong những trung tâm khóm gạo của miền Tây Nam Bộ Tỉnh có thế mạnh về cây khóm và cây ăn quả các loại như khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, quýt đường Long Trị , ngoài ra, tỉnh còn có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc Sông Mái Dầm có đặc sản cá ngát nổi tiếng Tỉnh nổi tiếng với chợ nổi Ngã Bảy và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như di tích Khởi Nghĩa Nam Kỳ, di tích Liên Hiệp Đình Chiến Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ, di tích Tầm Vu, đền Bác Hồ.’’ (Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, 2011)
3.1.1.2 Vị trí địa lý
"Hậu Giang là đơn vị hành chính cấp tỉnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu, diện tích 1.601 km2."
“Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ từ 9030'35'' đến 10019'17'' Bắc và từ
105014'03'' đến 106017'57'' kinh Đông Phía Bắc giáp với thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp với sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu Nằm trung gian giữa châu thổ sông Hậu và vùng ven biển Đông, Hậu Giang là nhịp cầu nối
giữa hệ thống sông Hậu (phía Đông) và sông Cái Lớn (phía Tây, Tây Nam).’’
Trang 36Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Hậu Giang
3.1.1.3 Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Hậu Giang có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây,
độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển, khu vực ven sông Hậu là cao nhất, trung bình khoảng 1 – 1,5 mét và thấp dần về phía Tây Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL Có thể chia làm 3 vùng như sau:
- Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc Diện tích 19.200 ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ;
- Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều Diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển mạnh cây khóm có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ;
- Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng Phát triển nông nghiệp đa dạng (khóm, mía, khóm…) Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ
Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo Hậu Giang có hệ thống sông ngòi, kênh gạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp với tổng chiều dài khoảng 2.300 km Hệ thống giao thông Hậu Giang thuận tiện, nối liền các mạch giao thông với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Trên địa bàn tỉnh có hai trục giao thông huyết mạch là quốc lộ 1A và quốc lộ 61 Ngoài ra còn có tuyến đường bộ nối thành phố Vị Thanh và thành phố Cần Thơ, là cầu nối
Trang 37quan trọng giữa thành phố Cần Thơ với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu, đảm bảo cho việc di chuyển thuận lợi
Khí hậu
Hậu giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm) Mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm Nhiệt độ trung bình là 270C, không có
sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn qua các năm, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 4 khoảng 350C, thấp nhất vào tháng 12 khoảng trên 200C Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hóa theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch ẩm độ trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11% Độ ẩm trung bình thấp nhất vào tháng 3 và tháng 4 khoảng 77% và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82% Do có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên Hậu Giang rất thích hợp cho việc trồng khóm và các loại cây nông nghiệp giúp nâng cao tiềm năng kinh tế cho tỉnh
Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh có ba nhóm đất chính là nhóm đất phù sa với 42% diện tích tự nhiên, nhóm đất phèn với 41% diện tích tự nhiên và đất lập líp với 17% diện tích tự nhiên, có thành phần cơ giới nặng, giàu mùn đạm Nhìn chung, với tài nguyên đất đai khá đa dạng, chế độ nước tương đối dễ điều tiết, địa hình bằng phẳng, địa bàn tỉnh Hậu Giang thuận lợi cho việc bố trí
hệ thống canh tác nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, xây dựng các vùng chuyên canh quy mô lớn và cải thiện chất lượng sản phẩm, góp phần vào định hướng phát triển nông nghiệp bền vững
Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm ĐBSCL, cho nên lịch sử địa chất của tỉnh cũng mang tích chất chung của lịch sử địa chất ĐBSCL Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy Hậu Giang nằm trong vùng trũng ĐBSCL, chung quanh
là các khối nâng Hòn Khoai ở vịnh Thái Lan, Hà Tiên, Châu Đốc, Sài Gòn Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai vùng cấu trúc rõ rệt:
+ Tầng cấu trúc dưới gồm:
Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng cấu tạo bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa (sa thạch - diệp thạch - đá vôi ) và các loại đá mắc ma xâm nhập hoặc phun trào Tỉnh Hậu Giang nằm
Trang 38trong vùng thuộc cấu trúc nâng tương đối từ hữu ngạn sông Hậu đến vịnh Thái Lan, bề mặt mỏng hơi dốc về phía biển
+ Tầng cấu trúc bên trên:
Cùng với sự thay đổi cấu trúc địa chất, sự lún chìm từ từ của vùng trũng nam bộ tạo điều kiện hình thành các hệ trầm tích với cấu tạo chủ yếu là thành phần khô hạt 65 - 75% cát, hơn 5% sạn, sỏi tròn cạnh và phần còn lại là đất sét
ít dẻo, thường có màu xám, vàng nhạt của môi trường lục địa
Đầu thế kỷ đệ tứ, phần phía Nam nước ta bị chìm xuống, do đó phù sa sông MeKong trải rộng trên vùng thấp này Một phần phù sa tiến dần ra biển, một phần phù sa trải rộng ra trên đồng lụt này giúp nâng cao mặt đất của tỉnh Phù sa mới được tìm thấy trên toàn bộ bề mặt của tỉnh, chúng nằm ở độ sâu từ 0 - 5 mét Lớp phù sa mới có bề dày tăng dần theo chiều Bắc - Nam từ đất liền ra biển Qua phân tích cho thấy phù sa mới chứa khoảng 46% cát Nhưng phần lớn cát này không làm thành lớp và bị sét, thịt ngăn chặn
Tóm lại các loại đất thuộc trầm tích trong tỉnh Hậu Giang đã tạo nên một tầng đất yếu phủ ngay trên bề mặt dày từ 20 – 30 m tuỳ nơi, phần lớn chứa chất hữu cơ có độ ẩm tự nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉ tiêu cơ học đều có giá trị thấp
Đất đai Hậu Giang phì nhiêu, là vùng đồng bằng được hưởng phù sa của Sông Hậu hiền hoà và sông Cái Lớn Với 137.684,5 ha đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp là một lợi thế để Hậu Giang đẩy mạnh sản xuất, quy hoạch
có hiệu quả các vùng chuyên canh; phá thế độc canh cây khóm từ bao đời nay, đưa cuộc sống người nông dân từng bước thoát nghèo một cách bền vững
3.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
Hậu Giang là một vùng đồng bằng trẻ, khoáng sản tương đối hạn chế: chỉ
có sét làm gạch ngói, sét dẻo, một ít than bùn và cát sông dùng để đổ nền
* Rừng
Tỉnh Hậu Giang có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 5.003,58 ha, trong
đó diện tích có rừng 2.510,44 ha (rừng đặc dụng 1.355,05 ha, rừng sản xuất 1.155,39 ha) Ngoài ra còn diện tích 2.223 ha tràm do các cơ quan nhà nước và người dân tự bỏ vốn trồng trên đất nông nghiệp đưa tổng diện tích có rừng tràm trên địa bàn tỉnh là 4.733,44 ha Rừng tràm được phân bố trên 4 huyện: Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ và TP Vị Thanh, diện tích rừng và đất lâm nghiệp được phân theo chủ quản lý như sau:
Trang 39Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng 4.240,26 ha (có rừng là 1.785,86 ha) Vườn tràm Vị Thuỷ 134,04 ha (có rừng là 95,20 ha) Trại giam Kênh Năm - Bộ Công an 418,83 ha (có rừng là 242,80 ha) Khu Lâm ngư - Công ty Cổ phần Mía đường 115,20 ha (có rừng là 73,24 ha) Trồng tràm trên đất nông nghiệp 2.536,34 ha (do người dân tự trồng)
* Sinh Vật
" Hệ thực vật của vùng đất ngập nước Hậu Giang rất đa dạng, nhưng do đất đã được khai thác lâu đời để trồng khóm, cây ăn trái hoặc định cư nên các loài thuộc hệ sinh thái nông nghiệp phát triển nhất Hệ động vật ở Hậu Giang cũng rất phong phú và đa dạng, hiện đã điều tra được 71 loài động vật cạn,
135 loài chim
Nằm ở giữa ĐBSCL, phần lớn diện tích tỉnh Hậu Giang trong quá khứ thuộc về vùng sinh thái đất ngập nước Đây là vùng sinh thái có năng xuất sinh học, đa dạng sinh học cao Tuy nhiên, do gia tăng nhanh dân số và quá trình
đô thị hoá đã làm cho diện tích vùng đất ngập nước ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng
* Nông nghiệp
"Chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm khóm gạo của miền Tây Nam Bộ Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây khóm và cây ăn quả các loại, tỉnh hiện có 139.068 hecta đất nông nghiệp
Hậu Giang còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt (hơn 5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi gia súc Đặc biệt Sông Mái Dầm (Phú Hữu - Châu Thành) có đặc sản cá Ngát nổi tiếng Đặc sản nông nghiệp có: Khóm Cầu Đúc (Vị Thanh), Bưởi Năm Roi (Châu Thành), Cá thát lát mình trắng (Long Mỹ)
* Thủy sản
Theo (G.Nguyễn - H.Phước, 2013) "Hậu Giang: Quy hoạch 1.000 ha nuôi cá tra - sản lượng thủy sản năm 2012 đạt trên 86.000 tấn", trang thủy sản Việt Nam, "Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, tổng diện tích nuôi thủy sản năm
2012 trên địa bàn là 11.318,81 ha, bằng 99,4% so với cùng kỳ Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 485,66 ha, với các đối tượng: cá tra,
cá rô đồng, thát lát, cá lóc, bống tượng và diện tích ương cá giống là 55,62 ha Diện tích nuôi quảng canh cải tiến là 10.833,15 ha, tăng 0,1% so với cùng kỳ, trong đó cá ao, mương vườn 5.798,45 ha; cá ruộng 5.034,7 ha Tổng sản lượng thu được trong năm đạt 86.108,81 tấn, vượt 24,9% so với cùng kỳ Trong đó,
Trang 40sản lượng nuôi thâm canh, bán thâm canh gần 59.000 tấn; nuôi quảng canh cải tiến hơn 14.000 tấn; nuôi lồng, vèo 3.100 tấn; thủy đặc sản 762,81 tấn; sản lượng khai thác ước đạt 7.850 tấn
Kế hoạch sản xuất năm 2013, chi cục sẽ tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, giám sát đầu vào vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản như: giống, thức ăn, chế phẩm sinh học cải tạo môi trường ao nuôi,… Hoàn chỉnh các chương trình phát triển thủy sản của tỉnh trong năm 2013 để tạo cơ sở và giải pháp giúp phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững và đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra Dự kiến, chi cục sẽ lập 2 dự án trình UBND tỉnh phê duyệt: dự án nuôi tôm càng xanh toàn đực luân canh trên ruộng khóm; dự án nuôi cá thát lát thâm canh theo quy trình cho ăn cải tiến và nuôi cá rô đồng theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm
3.1.2 Tình hình kinh tế
3.1.2.1 Đơn vị trực thuộc tỉnh
Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy Với 74 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 8 phường,
và tăng sơ với kế hoạch đề ra là 3,54%; khu vực II tăng 14,38% và tăng so với cùng kỳ là 31,08%, vượt kế hoạch đề ra là 17,03%; khu vực III tăng 17,04%
so cùng kỳ là 16,42 %, và vượt kế hoạch 18,48%
Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 94) tăng 13,37%, vượt kế hoạch là 17,88%; trong đó: nông - lâm - ngư nghiệp tăng 4,41%, tăng so với kế hoạch 4,69%, công nghiệp - xây dựng tăng 15,75% tăng so với kế hoạch 20,99%, thương mại - dịch vụ tăng 18%, tăng so với kế hoạch 21,72%
Giá trị gia tăng bình quân đầu người 6 tháng 14,33 triệu đồng, tăng 12,26% so cùng kỳ, quy tương đương 683 USD, đạt 50,85% kế hoạch cơ cấu kinh tế: tỷ trọng khu vực I chiếm 28,78%, so với kế hoạch đề ra là 28,54%, khu vực II chiếm 32,38%, tăng so với kế hoạch 32,88%, khu vực III chiếm 38,84%, so với kế hoạch 38,58%