TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ KHÁNH TUYẾT PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH... 2.1.1.3
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ KHÁNH TUYẾT
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ KHÁNH TUYẾT
MSSV/HV: 4104805
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH
9 - 2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trong suốt những năm học ở trường Đại học Cần Thơ, tôi đã được quý thầy cô của trường nói chúng và quý thầy cô của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng truyền đạt những kiến thức chuyên môn và kiến thức
xã hội vô cùng quý giá Những kiến thức hữu ích đó sẽ trở thành hành trang giúp tôi vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc cũng như trong cuộc sống sau này
Để hoàn thành luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Lê Khương Ninh, người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, để tôi
có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người luôn quan tâm, chia sẽ những khó khăn và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè
Cuối lời, tôi xin chúc quý thầy cô, gia đình và bạn bè có nhiều sức khỏe, tràn ngập niềm vui trong cuộc sống và thành công trong công việc
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Sinh viên thực hiện
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ
từ Giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Lê Khương Ninh Các nội dung nghiên cứu
và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, đề tài còn
sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo Nếu phát hiện
có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Sinh viên thực hiện
Trang 5MỤC LỤC
Trang
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Không gian nghiên cứu 2
1.3.3 Thời gian nghiên cứu 2
2.1.1 Một số khái niệm liên quan 3
2.1.1.1 Khái niệm hộ 3
2.1.1.2 Khái niệm nông hộ 3
2.1.1.3 Khái niệm kinh tế hộ nông dân 4
2.1.1.4 Khái niệm thu nhập của nông hộ 5
2.1.1.5 Khái niệm rủi ro 5
2.1.1.6 Rủi ro giá cả nông sản 6
2.1.2Lược khảo một số tài liệu có liên quan .7
2.2.1 Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ 10
2.2.2 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ 12
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 2 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ 10
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
Trang 62.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 14
2.3.1.1 Số liệu sơ cấp 14
2.3.1.2 Số liệu thứ cấp 14
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 14
3.1.1 Vị trí địa lý 16
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 16
3.1.2.1 Thời tiết, khí hậu 16
3.1.2.2 Sông ngòi, địa hình, đất đai 17
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 18
3.1.3.1 Dân số và lao động 18
3.1.3.2 Tình hình kinh tế 18
3.1.3.3 Văn hóa - xã hội 20
3.2.1 Trồng trọt 20
3.3.2 Chăn nuôi 22
3.3.3 Thủy sản 23
3.3.1 Trong ngành trồng trọt 25
3.3.2 Trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm 26
3.3.3 Trong ngành thủy sản 26
CHƯƠNG 3 16
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG SẢN CỦA NÔNG HỘ Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH TỈNH HẬU GIANG 16
3.1 TỔNG QUAN THÀNH PHỐ VỊ THANH 16
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH TỈNH HẬU GIANG 20
3.3 NGUỒN GỐC XẢY RA RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN TRONG SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ THÀNH PHỐ VỊ THANH 25
CHƯƠNG 4 28
ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở THÀNH PHỐ VỊ THANHTỈNH HẬU GIANG 28
4.1 THÔNG TIN CHUNG CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 28
Trang 74.1.1 Một số đặc điểm của nông hộ 28
4.1.2 Chi phí sản xuất nông nghiệp của nông hộ 29
4.1.3 Thu nhập và cơ cấu thu nhập của nông hộ 32
4.2.1 Tình hình biến động giá cả nông sản trong năm 2011 và 2012 34
4.2.2 Thực trạng rủi ro giá cả nông sản trong sản xuất của nông hộ 37
4.2.3 Thông tin thị trường 38
4.2.4 Ảnh hưởng của kênh tiêu thụ tới sự biến động giá cả nông sản 39
6.1.1 Kết quả của đề tài 49
6.1.2 Hạn chế của đề tài 49
6.2.1 Đối với nông hộ 50
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương 50
4.2 THỰC TRẠNG RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 34
4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ 40
CHƯƠNG 5 45
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO GIÁ CẢ SẢN PHẨM GÓP PHẦN NÂNG CAO THU NHẬP CHO NÔNG HỘ 45
5.1 XÂY DỰNG HỆ THỐNG LƯU KHO VÀ HỖ TRỢ VỐN VAY CHO NÔNG HỘ THÔNG QUA CHỨNG CHỈ LƯU KHO 45
5.2 SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG ĐỂ QUẢN LÝ RỦI RO GIÁ SẢN PHẨM 46
5.3 XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ VAI TRÕ CỦA HIỆP HỘI NÔNG DÂN VỚI TƯ CÁCH LÀ TỔ CHỨC TRUNG GIAN TIÊU THỤ SẢN PHẨM 46
5.4 XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP 47
5.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CHO NÔNG HỘ 47
CHƯƠNG 6 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
6.1 KẾT LUẬN 47
6.2 KIẾN NGHỊ 50
Trang 8TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC 55
Trang 9DANH MỤC BIỂU BẢNG _ Trang
Bảng 3.1: Thống kê diện tích đất năm 2012 của thành phố Vị Thanh 17
Bảng 3.2: Diện tích và sản lượng các loại cây trồng của thành phố Vị Thanh giai đoạn năm 2010-2012 21
Bảng 3.3: Số lượng và sản lượng thịt gia súc, gia cầm của thành phố Vị Thanh giai đoạn năm 2010 - 2012 22
Bảng 3.5: Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của thành phố Vị Thanh
giai đoạn năm 2010-2012 (theo giá cố định 1994) 24
Bảng 4.1: Mô tả đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ 28
Bảng 4.2: Thu nhập của nông hộ theo ngành nghề năm 2012 33
Bảng 4.3: Giá cả các mặt hàng nông sản trong năm 2011 và năm 2012 35
Bảng 4.4: Thực trạng rủi ro giá cả nông sản trong sản xuất của nông hộ
năm 2012 37
Bảng 4.5: Các kênh thông tin hỗ trợ 39
Bảng 4.6: Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản tới thu nhập của nông hộ 42
Trang 10DANH MỤC HÌNH
_ Trang
Hình 4.1 Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ 29
Hình 4.2 Quy mô sản xuất của nông hộ 29
Hình 4.3 Cơ cấu chi phí của hộ trồng lúa năm 2012 30
Hình 4.4 Cơ cấu chi phí của nông hộ trồng cây ăn trái năm 2012 31
Hình 4.5 Cơ cấu chi phí của nông hộ trồng mía năm 2012 31
Hình 4.6 Cơ cấu chi phí của hộ chăn nuôi năm 2012 32
Hình 4.7 Cơ cấu thu nhập của nông hộ năm 2012 34
Hình 4.8 Ảnh hưởng của thông tin thị trường đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ năm 2012 38
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đồng bằng sông Cửu Long – một trong hai đồng bằng lớn của nước ta có nền kinh tế mũi nhọn là nông nghiệp Hiện có khoảng 80% trong tổng số khoảng 18 triệu dân Đồng bằng sông Cửu Long sống ở nông thôn và làm nông nghiệp.1
Là khu vực có thế mạnh về nông nghiệp, Đồng bằng sông Cửu Long được mệnh danh là vựa lúa của cả nước, đồng thời là vựa trái cây, là nơi nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chủ lực Thắng lợi của sản xuất nông nghiệp, nhất
là lúa gạo và thủy sản đã thúc đẩy kinh tế ở khu vực tăng trưởng, giải quyết việc làm cho nhiều người dân ở các vùng nông thôn, góp phần ổn định an định
an sinh xã hội Theo quyết định số 158L/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt: Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là vùng nông sản trong mạng lưới sản xuất toàn cầu.2
Cùng với xu thế phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh phát triển kinh tế, đặc biệt chú trọng sản xuất nông nghiệp Tuy được chia tách không lâu nhưng Hậu Giang đã và đang khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế nước nhà Với điều kiện tự nhiên -
xã hội thuận lợi về địa hình, khí hậu, nguồn nước hay nguồn lao động, các yếu
tố đó cho phép tỉnh phát triển các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản (nước ngọt) Tuy có nhiều thuận lợi trong sản xuất song nông dân vẫn gặp không ít khó khăn đặc biệt là vấn đề rủi ro giá cả nông sản biến động Khi mà cuộc sống của người nông dân ngày càng khó khăn thì điệp khúc mất mùa được giá, được mùa mất giá vẫn cứ đeo bám nông dân mỗi khi đến vụ mùa thu hoạch Mặc dù hiện nay chính phủ có nhiều chương trình hỗ trợ cho nông hộ trong việc giảm thiểu rủi ro giá nông sản thay đổi nhưng hầu như những chính sách này mang lại hiệu quả không cao, thu nhập của nông hộ vẫn không được cải thiện Đặc biệt là bài toán làm sao để nông dân có thể bán sản phẩm của mình
mà không bị thua thiệt bởi các yếu tố rủi ro (trong đó có rủi ro do tư thương ép giá) đến nay vẫn chưa có lời giải Nguyên nhân được nói nhiều nhất từ phía chính phủ Nhưng bên cạnh đó, bản chất hay tâm lý của người nông dân vẫn còn là một vấn đề được xem như một căn bệnh không thể thay đổi Vì thế, trải qua một thời gian dài, cuộc sống của nông hộ cũng không khá hơn là bao.Đối mặt với những khó khăn, thách thức đó buộc nông hộ phải nhìn nhận
Trang 12lại tầm quan trọng của yếu tố giá cả, ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ để từ đó đề ra những giải pháp hạn chế rủi ro giá cả nông sản góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ Chính vì sự cấp thiết của
vấn đề này nên tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ ở thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang” để nghiên cứu
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ ở thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro về giá cả nông sản góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu tổng quát trên, đề tài gồm các mục tiêu cụ thể cần phân tích như sau:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng giá cả nông sản và rủi ro giá cả nông sản
mà nông hộ ở thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang phải đối mặt
Mục tiêu 2: Phân tích ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập
của nông hộ ở thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro về giá cả nông sản
góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ ở thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu
Giang
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ ở thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang
1.3.2 Không gian nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang
1.3.3 Thời gian nghiên cứu
Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập từ năm 2010 đến năm 2012
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các nông hộ trong năm 2011 và năm 2012
Trang 13Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về “Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ
Bên cạnh đó, một số tác giả cũng có những định nghĩa khác nhau về
“hộ”:
McGê (1989) cho rằng: “Hộ” là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết tộc ở trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm
Năm 1981, Harris (London- Anh) trong tác phẩm của mình cho rằng:”Hộ
là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động”, và trên góc đọ này nhóm đại biểu thuộc trường phái “Hệ thống thế giới” (Mỹ) là Smith (1985) và Martin- Beiltell (1987) có bổ sung thêm: “Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất nguồn lao động thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập chung”
Trên là một số khái niệm tiêu biểu về “Hộ”, mỗi quan điểm đặt ra một vấn đề khác nhau, ở từng khía cạnh sẽ có những đóng góp khác nhau tuy nhiên
ta có thể hiểu chung như sau:
Đầu tiên, hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên có chung huyết thống tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt không cùng huyết thống (con nuôi, người tự nguyện ở chung và có sự đồng ý của các thành viên trong hộ cùng sống và sinh hoạt)
Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế, có nguồn lao động và phân công lao động chung, có vốn và chương trình, kế hoạch sản xuất kinh doanh chung Hộ không phải là một thành phần kinh tế thống nhất mà có thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, nhà nước
2.1.1.2 Khái niệm nông hộ
Ellis (1988) định nghĩa: “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn,nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có
xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”
Trang 14Nhà khoa học Traianốp cho rằng “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định” và ông coi “Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993), “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: “Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và thông thường nguồn thu nhập chính dựa vào nông nghiệp”
Từ những khái niệm đã được nêu, ta có thể rút ra nhận định:
Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, ngành nghề sản xuất chính
là nông nghiệp Nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu của nông hộ phụ thuộc vào nghề nông là chính Ngoài ra, nông hộ còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiêp khác như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,…
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa
là một đơn vị tiêu dùng Như vậy, hộ nông dân không phải là một đơn vị kinh
tế độc lập tuyệt đối mà còn phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân Khi nền kinh tế ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì hộ nông dân càng phụ thuộc vào các yếu tố của nền kinh tế rộng lớn này Đây cũng là một điều có ý nghĩa rất lớn đối với tình hình nông hộ của nước ta hiện nay
2.1.1.3 Khái niệm kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao.3
Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động gia đình (lao động không thuê) và mục đích của loại hình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình (không phải mục đích chính là sản xuất hàng hoá để bán).4
Kinh tế hộ nông dân của nước ta ngày càng khẳng định rõ vai trò tự chủ của mình trong đời sống kinh tế xã hội nói chung và ở vùng nông thôn nói riêng Sự phát triển kinh tế hộ nông dân đã thực sự làm cho nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn khiến bộ mặt nông nghiệp nông thôn và đời sống của người dân có những bước thay đổi đáng kể (Đào Thế Tuấn, 1997)
Trang 15Có thể khẳng định trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, kinh
tế hộ nông dân giữ vai trò quan trọng không thể thiếu Nó là đơn vị kinh tế đặc thù và phù hợp với thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay Sự tồn tại và phát triển của nó là một tất yếu khách quan Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức theo cơ chế thị trường có sự quản lý kinh tế của Nhà nước, kinh tế hộ nông dân được coi trọng và nó đã thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nước ta, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực thực phẩm trở thành nước có khối lượng gạo xuất khẩu đứng thứ nhất trên thế giới
Trong cơ chế phát triển của nền kinh tế, chúng ta đang chủ trương xóa bỏ độc canh tiến tới đa canh, phát triển ngành nghề thương mại và dịch vụ nông nghiệp theo điều kiện từng vùng, từng bước xóa bỏ cơ chế sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo hình thức trang trại gia đình để tăng khả năng đầu tư cũng như các tiềm lực khác, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, phát triển các ngành dịch vụ, nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước thành thị hóa trong lòng nông thôn để phát triển một nền nông nghiệp bền vững (Lê Xuân Đình, 2008)
2.1.1.4 Khái niệm thu nhập của nông hộ
Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ thuế và chi phí sản xuất mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp và săn bắt thuần dưỡng chim thú trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm.5
Thu nhập của nông hộ bao gồm:
Thu nhập từ tiền công, tiền lương
Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ
Thu khác được tính vào thu nhập như thu cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm
2.1.1.5 Khái niệm rủi ro
Theo Rohrmann (1988) thì “Thuật ngữ rủi ro xuất hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống và mọi người đều có thể gặp rủi ro: công nhân, người nông dân, người kinh doanh,… Tuy nhiên, cách hiểu về khái niệm rủi ro rất khác nhau giữa các ngành nghề và giữa các cá nhân”
Theo Ngô Quang Huân (2008) thì “Rủi ro có thể đo lường được nhưng rủi ro là sự biến động tiềm ẩn những kết quả Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán
5
Tổng cục thống kê
Trang 16chính xác được kết quả Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định Nguy cơ rủi ro xuất hiện bất cứ khi nào khi một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”
Theo Nguyễn Minh Duệ (2008) thì “Rủi ro là sự không đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với dự đoán, rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất và mức độ rủi ro là khác nhau”
Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn:
Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn,
sự tổn thất mất mát, nguy hiểm Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài
ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu
tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người
Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những
cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai
Rủi ro bao gồm 3 yếu tố: xác suất xảy ra, khả năng ảnh hưởng đến đối tượng và thời lượng ảnh hưởng Bản chất rủi ro là sự không chắc chắn nếu chắc chắc (xác suất bằng 0% hoặc 100%) thì không gọi là rủi ro
2.1.1.6 Rủi ro giá cả nông sản
Rủi ro là một thuộc tính gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh trong đó
có sản xuất nông nghiệp Theo nhận định của Fleisher, nông nghiệp vốn mạo hiểm Nó chứa đựng rất nhiều rủi ro về thiên tai, kỹ thuật, nguồn lao động, giá cả,… Trong đó, rủi ro biến động giá của các sản phẩm nông nghiệp đã trở thành một trong những rủi ro chính phải đối mặt của các nhà sản xuất nông nghiệp (Wang và cộng sự, 2010)
Rủi ro giá cả hàng nông sản là những biến động về giá cả của các mặt hàng nông sản, những biến động này có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến hoạt động sản xuất và thu nhập của nông hộ Giá cả nông sản thay đổi năm này qua năm khác và đặc biệt biến động lớn theo mùa vụ sản xuất trong một năm Người sản xuất có thể thấy rằng giá thị trường vào thời điểm thu hoạch bội thu
sẽ giảm đi do hàng hóa tràn ngập thị trường, nguồn cung tăng lên quá nhiều
Trang 17Ngược lại, khi gặp rủi ro về thời tiết hay dịch bệnh, nông sản bị hư hỏng lúc này dẫn đến một sự gia tăng về giá Thực tế khi nông dân được mùa thì giá cả
có xu hướng giảm còn khi mất mùa thì giá cả lại tăng Đó cũng là nghịch lý
mà người nông dân phải gánh chịu và cũng là nỗi lo lớn nhất của nông hộ hiện nay Nhiều rủi ro có thể đo lường trước được nếu chu kỳ sản xuất là rất ngắn nên giá không kịp thay đổi Nhưng nông nghiệp lại có chu kỳ sản xuất dài, thường là 3 - 4 tháng hoặc dài hơn, do đó quyết định sản xuất phải trước đó, với thời gian đó đủ để giá nông sản có thể thay đổi
2.1.2 Lược khảo một số tài liệu có liên quan
Nghiên cứu khoa học của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang được thực
hiện năm 2011 về vấn đề “Rủi ro biến động giá cả trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp” Nghiên cứu nhằm đánh giá nhận thức rủi ro của nhà sản xuất và
cách ứng phó với rủi ro cũng như mong muốn phòng ngừa rủi ro trong tương lai Tác giả thực hiện nghiên cứu đối với 576 hộ nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên Với phương pháp được sử dụng chủ yếu là thống kê mô tả, kết quả khảo sát cho thấy, đa số nông dân đều nhận thức rõ rủi
ro giá cả là yếu tố quan trọng nhất tác động đến thu nhập của nông hộ Cụ thể, trên 55% nông hộ cho rằng những biến động trong giá đầu vào và đầu ra là nguyên nhân chủ yếu làm giảm thu nhập, trong khi đó thời tiết chỉ chiếm 12,6%, dịch bệnh 19,6% Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy nguyên nhân của rủi ro giá cả là do khâu tiêu thụ và mua vật tư đầu vào còn phụ thuộc nhiều vào thương lái Đa số nông hộ có nhu cầu phòng ngừa rủi ro nhưng chưa sẵn lòng và còn nhiều băn khoăn khi tham gia sàn nông sản
Nghiên cứu khoa học “Xây dựng mô hình liên kết giảm thiểu rủi ro trong
sản xuất của hộ chăn nuôi heo ở Thành phố Cần Thơ” của các tác giả Nguyễn
Quốc Nghi, Trần Quế Anh, Nguyễn Đinh Yến Oanh và Võ Văn Phong được thực hiện năm 2013, đăng trên tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng mô hình liên kết giảm thiểu rủi ro trong sản xuất của hộ chăn nuôi heo ở thành phố Cần Thơ Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 118 hộ nuôi heo ở thành phố Cần Thơ Kết quả phân tích thông qua phương pháp thống kê mô tả chỉ ra rằng nông hộ chăn nuôi heo phải đối mặt với nhiều rủi ro về sản xuất, thị trường và tài chính Trong đó, nhóm rủi ro thị trường bao gồm rủi ro giá cả có tác động rõ rệt nhất đến lợi nhuận của hộ Mặt khác, phản ứng của hộ chăn nuôi đối với các loại rủi ro còn nhiều hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm chủ quan Từ đó, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình liên kết các tác nhân trong ngành chăn nuôi heo như Nhà nước, nhà khoa học, nhà cung ứng, nhà thu mua, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm và hộ chăn nuôi nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất của hộ chăn nuôi heo, góp phần phát triển ngành chăn nuôi heo ở thành phố Cần Thơ
Trang 18Đề tài nghiên cứu “Giải pháp giảm thiểu rủi ro thị trường cho nông hộ
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Nguyễn Thị Kiều Diễm tập
trung phân tích thực trạng rủi ro thị trường trong sản xuất của nông hộ tại Đồng bằng sông Cửu Long và ảnh hưởng của rủi ro thị trường đến lợi nhuận của nông hộ Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các thành phần của rủi ro thị trường làm giảm đáng kể lợi nhuận của nông hộ, trong đó tuy nhóm rủi ro thị trường đầu ra chỉ có hai yếu tố là giá bán sản phẩm và nhu cầu thị trường thay đổi nhưng nó có sự ảnh hưởng tương đương với nhóm yếu tố rủi ro thị trường đầu vào gồm rủi ro về giống, giá thức ăn, phân bón, thuốc hóa học Cụ thể là yếu tố rủi ro về giá bán sản phẩm là yếu tố tác động mạnh đến thu nhập mà hầu hết nông hộ nào cũng gặp phải Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ còn thấp, việc nắm bắt thông tin thị trường còn hạn chế Họ chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm và tiếp cận thông tin thị trường chủ yếu từ người quen Chính vì thế, phản ứng của nông hộ trước các loại rủi ro thị trường còn bị động, phần lớn họ chấp nhận rủi ro, ít có biện pháp phòng ngừa
Tham luận của Rahman về “Hiệu quả lợi nhuận của các nông hộ trồng
lúa tại Bangladesh” được thực hiện vào tháng 8 năm 2003 Nghiên cứu đo
lường hiệu quả sản xuất của nông hộ thông qua mô hình không hiệu quả và lợi nhuận biên ngẫu nhiên Thông tin được thu thập trực tiếp thông qua phiếu điều tra cấu trúc dựa trên 7 yếu tố đầu vào và một yếu tố kinh tế - xã hội các tác động chính đến hiệu quả sản xuất Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả sản xuất trung bình là 77% với phần kém hiệu quả chưa đạt hiệu quả tối đa là 23% Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng mô hình thực nghiệm để nghiên cứu các yếu tố chính tác động đến thu nhập của nông hộ: các yếu tố đầu vào, thuê đất, trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm của chủ hộ, liên hệ với các hiệp hội, cơ sở hạ tầng, chỉ số chất lượng đất và thu nhập phi nông nghiệp Tuy nhiên trong trường hợp nghiên cứu thì các yếu tố chính tác động đến thu nhập của nông hộ bao gồm các yếu tố đầu vào, cơ sở hạ tầng, chất lượng đất, kinh nghiệm của chủ hộ, liên hệ với các hiệp hội và phi nông nghiệp
Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn
nuôi gia cầm ở Đồng bằng Sông Cửu Long” do tác giả Mai Văn Nam và
Huỳnh Thị Đan Xuân thực hiện năm 2011 Mục tiêu của đề tài nhằm mô tả thực trạng thu nhập, cơ cấu thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm tại Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời nghiêu cứu cũng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ Để giải quyết các mục tiêu đã đề ra, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích.Thứ nhất, để phân tích cơ cấu thu nhập và sự đa dạng thu nhập của nông hộ chăn nuôi gia cầm, đề tài sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí, thống kê mô tả, chỉ
số simpson Thứ hai, để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ
Trang 19chăn nuôi, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy tương quan Kết quả phân tích cho thấy rằng, các biến tổng diện tích đất của nông hộ, vay vốn, kiểm dịch, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập phi nông nghiệp có ảnh hưởng tới thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy thu nhập của hộ chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp chiếm 95% Nông hộ quan tâm đến đa dạng nguồn thu nhập tuy nhiên chỉ là tự phát nên chưa hiệu quả
Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình
ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long” của nhóm tác giả Bùi Văn
Trịnh, Trần Quế Anh và Nguyễn Quốc Nghi, thực hiện vào năm 2011, chỉ ra rằng số nhân khẩu, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, độ tuổi của lao động, trình độ học vấn của chủ hộ và số hoạt động tạo ra thu nhập có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình Kết quả này được chứng minh bằng mô hình nghiên cứu hồi quy xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ, số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập từ 182 hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà
Ôn Ngoài ra, nghiên cứu còn cho kết quả rằng thu nhập của hộ chủ yếu đến từ nghề nông, cuộc sống người dân ở khu vực này đã dần được cải thiện nhưng một số hộ gia đình vẫn còn thu nhập thấp, cuộc sống còn bấp bênh
Nhận xét: Qua các nghiên cứu đã tham khảo, tác giả nhận thấy nhìn
chung hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ gặp rất nhiều rủi ro, trong
đó rủi ro giá cả nông sản là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới thu nhập của nông
hộ, dù cho là ngành sản xuất nào thì rủi ro giá cả vẫn là rủi ro chung mà hầu hết nông hộ gặp phải Các nghiên cứu đa phần sử dụng số liệu sơ cấp để phân tích thông qua bảng câu hỏi đã soạn trước, các phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu là thống kê mô tả, hồi quy tuyến tính đa biến để xác định ảnh hưởng của yếu tố rủi ro giá cả đến thu nhập của nông hộ Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng xác định các yếu tố khác ảnh hưởng tới thu nhập bao gồm các yếu tố như số lao động của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp, chi phí giống, chi phí vật tư nông nghiệp, chi phí khác, thông tin thị trường, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ và thu nhập từ phi nông nghiệp
Kế thừa kết quả những nghiên cứu trước đây, tác giả xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhâp của nông hộ với biến phụ thuộc là thu nhập của nông hộ, các biến độc lập bao gồm những biến được kể trên và đặc biệt tác giả quan tâm tới sự ảnh hưởng của biến rủi ro giá đến thu nhập của nông hộ
Trang 202.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ 2.2.1 Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ
Nông nghiệp vốn là ngành sản xuất gặp nhiều rủi ro, có những rủi ro tiềm ẩn trong ngành nghề sản xuất mà người nông dân không thể tránh khỏi như thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, lại có những rủi ro đến từ thị trường như rủi
ro về giá cả yếu tố đầu vào hay giá bán sản phẩm đầu ra Bên cạnh đó, những rủi ro đến từ những chính sách chính phủ ban hành cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất của nông hộ Kết quả nghiên cứu của Hardaker và cộng sự (1997) chỉ ra rằng khi sản xuất nông nghiệp người nông dân phải chịu 5 nhóm rủi ro chính: nhóm rủi ro liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, nhóm rủi ro về giá và thị trường, rủi ro liên quan đến các chính sách liên quan của chính phủ, nhóm rủi ro liên quan trực tiếp từ nông dân, nhóm rủi ro liên quan từ các yếu
tố tài chính Những rủi ro khác nhau có mức độ tác động khác nhau đến kết quả sản xuất của nông hộ Trong đó, nông hộ đánh giá rằng giá bán là rủi ro quan trọng trong sản xuất của hộ (Patrick và cộng sự, 1985)
Khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, những bảo hộ trong nông nghiệp dần dần được tháo gỡ Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng hội nhập với thị trường thế giới thì người nông dân phải đối mặt với rủi ro biến động giá ngày càng gia tăng Áp lực cạnh tranh giữa nông sản trong nước với các mặt hàng nông sản nhập khẩu ngày càng cao.Theo đó, do tâm lý sính ngoại, thích sử dụng hàng ngoại của người tiêu dùng khiến cho việc tiêu thụ nông sản trong nước lại càng khó khăn, rủi ro giá nông sản thấp và không ổn định xảy ra thường xuyên hơn và đặc biệt vào mỗi vụ thu hoạch rộ Vì vậy mà mỗi lo về rủi ro giá cả đã trở thành nỗi lo thường trực của người nông dân Bởi
lẽ, giá bán là yếu tố gắn liền với thu nhập, khi rủi ro giá cả xảy ra, giá bán nông sản sẽ xuống thấp, vì vậy thu nhập của nông hộ sẽ bị giảm có khi dẫn đến thua lỗ Chính vì thế, nông hộ đã nhận định rằng rủi ro biến động giá cả là nhân tố quan trọng làm giảm thu nhập của nông hộ (Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2011) Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2013) cũng đã kết luận rằng rủi ro giá cả sản phẩm có tác động lớn đến sự sụt giảm lợi nhuận của nông hộ Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Thị Kiều Diễm (2012) cũng đưa ra kết quả phù hợp với những nghiên cứu trên Nghiên cứu nhận định rằng rủi ro giá bán sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến thu nhập của nông hộ Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới thu nhập của nông
hộ, chẳng hạn như số lao động của hộ Đây là những thành viên trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động của hộ Số lao động càng nhiều càng có nhiều cơ hội mở rộng quy mô sản xuất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
Trang 21và phi nông nghiệp, tạo điều kiện tăng nguồn thu nhập cho nông hộ Ngoài ra, trình độ học vấn là nhân tố quan trọng tác động đến thu nhập của nông hộ (Bùi Văn Trịnh và cộng sự, 2011) Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì thu nhập của hộ sẽ cao hơn Điều này được giải thích là do khi có trình độ học vấn cao, hiểu biết càng nhiều thì chủ hộ càng có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, tối thiểu hóa chi phí, từ đó mang lại hiệu quả tốt hơn Bên cạnh đó, những công việc có trình độ học vấn và chuyên môn cao cũng có mức lương cao hơn so với những công việc không đòi hỏi trình độ và chuyên môn cao
Đất đai cũng là một trong những nguồn lực quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đây là yếu tố góp phần gia tăng thu nhập cho nông hộ (Mai Văn Nam và Huỳnh Thị Đan Xuân, 2011) Bởi nếu có diện tích đất nông nghiệp lớn, nông hộ sẽ thuận lợi để mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi nhờ đó nông hộ sẽ giảm thiểu được rủi ro giá bán sản phẩm nếu như nông hộ chỉ tập trung chuyên canh một loại cây trồng hay vật nuôi Bên cạnh đó, nông hộ có thể sử dụng phần đất không sản xuất để cho thuê, tăng thêm nguồn thu nhập Do đó, đây là yếu tố quan trọng để quyết định thu nhập của nông hộ
Một vấn đề mà hầu hết người sản xuất nào cũng quan tâm đó là chi phí đầu tư cho các yếu tố đầu vào trong sản xuất bao gồm chi phí giống, chi phí vật tư nông nghiệp và các chi phí khác Như ta đã biết, giống là yếu tố tiên quyết trong sản xuất Giống có chất lượng tốt sẽ là yếu tố cơ bản hàng đầu để đạt năng suất, chất lượng cao, tuy nhiên nếu nông hộ đầu tư quá nhiều vào chi phí giống sẽ làm chi phí sản xuất tăng lên, thu nhập vì vậy sẽ bị giảm (Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2011) Theo Rahman (2003), nguyên liệu đầu vào như phân, thuốc hóa học có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của nông hộ Thực tế cho thấy, khi giá vật tư nông nghiệp tăng làm chi phí sản xuất của nông hộ tăng, thu nhập theo đó cũng bị sụt giảm Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Trang (2011) cũng khẳng định sự biến động chi phí yếu tố đầu vào là một trong những nguyên nhân chính làm giảm thu nhập của nông hộ Ngoài ra, một số chi phí khác có trong hoạt động sản xuất của nông hộ như chi phí cày bừa, làm đất, gieo sạ, chăm sóc, bón phân, phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển cũng ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ Bởi khi những chi phí này tăng lên, nông hộ phải bỏ ra thêm một số tiền nữa để chi trả cho những công việc này, làm cho thu nhập của nông hộ bị ít đi
Khi tham gia sản xuất trong nền kinh tế thị trường, nông hộ không chỉ quan tâm đến hoạt động sản xuất của mình mà bên cạnh đó cần phải tìm hiểu
về nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, để qua đó nông hộ có thể cung cấp chính xác những mặt hàng mà khách hàng cần Khi hộ có được đầy
Trang 22đủ những thông tin thị trường, biết được nguồn tiêu thụ sản phẩm, giá cả, thông tin về khách hàng, hộ sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn nơi tiêu thụ, chủ động về giá sản phẩm, vì vậy nông hộ có thể bán sản phẩm với giá cao, tăng nguồn thu nhập Chính vì vậy, thông tin thị trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ
Ngoài ra, nghiên cứu của Rahman (2003) còn cho thấy có mối quan hệ giữa kinh nghiệm với thu nhập của nông hộ Kinh nghiệm thể hiện những kiến thức mà nông hộ đúc kết được trong quá trình sản xuất trong thời gian dài mà không dựa vào những gì được cung cấp trước Khi kinh nghiệm sản xuất càng cao, nông hộ càng có lợi thế hơn trong sản xuất do vận dụng những hiểu biết vào sản xuất, nhằm tăng năng suất lao động, thu nhập theo đó cũng được nâng lên
Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ đó là các hoạt động từ phi nông nghiệp Thu nhập phi nông nghiệp đến từ các nguồn như làm mướn, buôn bán, làm dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,… Khi xã hội phát triển, các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng nhiều và có vai trò quan trọng trong tổng thu nhập của nông hộ Các nguồn thu này đem lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn, không tốn nhiều công sức như các hoạt động nông nghiệp (Mai Văn Nam
và Huỳnh Thị Đan Xuân, 2011) Vì thế, khi giảm đi các hoạt động phi nông nghiệp thì nguồn thu nhập của nông hộ cũng giảm
2.2.2 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ
Dựa trên những cơ sở lý thuyết đã đề ra, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ như sau:
THUNHAP = β 0 + β 1 RRGIA + β 2 LAODONG + β 3 TRINHDOHOCVAN + β 4 DATNN + β 5 CPGIONG + β 6 CPPHANBON + β 7 CPKHAC +
β 8 TTDAURA + β 9 KINHNGHIEM + β 10 PHINONGNGHIEP + ε (2.1)
Trong mô hình (2.1), THUNHAP là biến phụ thuộc đo lường thu nhập
của nông hộ (triệu đồng/năm) Ý nghĩa của các biến độc lập được giải thích và
kỳ vọng về dấu của các hệ số β i được trình bày trong bảng 2.1:
Trang 23Bảng 2.1: Diễn giải các biến giải thích trong mô hình thu nhập và kỳ vọng về dấu của các βi
RRGIA
Biến rủi ro giá cả nông sản Nhận giá trị là 1 nếu nông hộ nhận định có rủi ro giá cả nông sản trong sản xuất, ngược lại là 0 nếu nông hộ không gặp rủi ro giá
-
LAODONG
Số lao động trong hộ nhận giá trị tương ứng với
số thành viên trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động của hộ (người)
+
TRINHDOHOCVAN
Trình độ học vấn của chủ hộ, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ mù chữ và giá trị 1, 2, 3, 4 nếu chủ hộ học cấp 1, 2, 3 hoặc trung cấp trở lên
+
DATNN
Đất nông nghiệp bao gồm tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản (m2)
+
CPGIONG
Tổng chi phí giống sử dụng cho sản xuất lúa, cây
ăn trái, hoa màu, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi
-
CPKHAC
Tổng chi phí lao động, thuê đất, máy móc sử dụng cho sản xuất lúa, cây ăn trái, hoa màu, mía, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi cá (1.000đ)
-
TTDAURA
Bao gồm những thông tin được hỗ trợ như kênh tiêu thụ, giá cả sản phẩm, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng Nhận giá trị là 1 nếu nông hộ được
hỗ trợ thông tin, ngược lại là 0 nếu nông hộ không được hỗ trợ thông tin
+
KINHNGHIEM Số năm nông hộ tham gia sản xuất nông nghiệp
PHINONGNGHIEP Thu nhập từ các hoạt động khác như làm mướn,
buôn bán làm dịch vụ, công nhân, viên chức, thu nhập từ đất cho thuê (triệu đồng)
+
Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc
Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc
Nguồn: Tác giả tổng hợp năm 2013
Trang 242.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1 Số liệu sơ cấp
a) Địa bàn nghiên cứu
Thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang gồm các xã, phường: Vị Tân, Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Tân Tiến, Phường 1, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường
7 Thực hiện đề tài này, tác giả đã lựa chọn 5/9 xã phường để tiến hành thu mẫu bao gồm xã Hỏa Tiến, Vị Tân, Tân Tiến, Hỏa Lựu và Phường 3 Sở dĩ tác giả chọn những xã phường này là vì đây là những vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhiều nhất so với các xã phường khác, điều này sẽ dễ dàng hơn cho việc tiếp cận nông hộ để thu mẫu Bên cạnh đó, đời sống của hộ gia đình ở đây vẫn còn nghèo, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính Chính vì thế, tác giả muốn tìm hiểu về tình hình sản xuất của người dân ở đây, thực trạng xảy ra rủi ro giá cả nông sản trong họat động sản xuất của nông hộ, cũng như ảnh hưởng của giá nông sản đến thu nhập của hộ như thế nào, để từ
đó có thể có những đề xuất cho nông hộ cũng như chính quyền địa phương trong việc giảm thiểu xảy ra rủi ro giá cả nông sản, góp phần nâng cao thu nhập cho những hộ nông dân ở đây
2.3.1.2 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp đề tài sử dụng là những thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của thành phố Vị Thanh và hoạt động sản xuất của nông hộ Những thông tin này được thu thập từ báo cáo tổng kết của phòng nông nghiệp thành phố Vị Thanh, niên giám thống kê, các bài nghiên cứu và một số website trong giai đoạn năm 2010 - 2012
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Ở từng mục tiêu cụ thể, tác giả lựa chọn những phương pháp khác nhau
để giải quyết vấn đề Cụ thể như sau:
Đối với mục tiêu 1: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm
mô tả thực trạng giá cả nông sản và rủi ro giá cả mà nông hộ trên địa bàn nghiên cứu gặp phải Các đại lượng thống kê được sử dụng như giá trị lớn
nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn
Trang 25Thống kê là tổng hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được
Thống kê mô tả là trong hai chức năng chính của thống kê (thống kê mô
tả và thống kê ứng dụng) Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp
đo lường, mô tả và trình bày số liệu
Đối với mục tiêu 2: Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác
định ảnh hưởng của yếu tố rủi ro giá cả đến thu nhập của nông hộ Mục tiêu phân tích mô hình hồi quy tương quan nhằm giải thích biến phụ thuộc bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập
Phương trình hồi quy có dạng:
Y = β 0 + β 1 X 1 + β 2 X 2 + β 3 X 3i + β 4 X 4i + …+ β k X k + ε i (2.2)
Trong mô hình (2.2):
Y: biến phụ thuộc nhận kết quả giải thích
Xk: các yếu tố giải thích ước lượng trong mô hình hồi quy
β0: hệ số tự do, cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến X1,
X2,…, Xk bằng 0
β1, β2,…, βk : là hệ số hồi quy riêng Hệ số hồi quy riêng cho biết ảnh hưởng từng biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi các biến còn lại được cố định Khi X1, X2…Xk tăng hay giảm một đơn vị thì trung bình của Y sẽ tăng hay giảm bao nhiêu đơn vị, với điều kiện các biến còn lại không thay đổi
εi: sai số trong ước lượng
Đối với mục tiêu 3:Từ kết quả phân tích, đánh giá ở mục tiêu 1 và 2, tác
giả sử dụng phương pháp suy luận để đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro
giá cả nông sản cho nông hộ
Trang 26CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG SẢN CỦA NÔNG HỘ Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH TỈNH HẬU GIANG
3.1 TỔNG QUAN THÀNH PHỐ VỊ THANH
3.1.1 Vị trí địa lý 6
Thành phố Vị Thanh là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang và nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hậu Giang Phía Đông giáp huyện Vị Thủy, phía Tây giáp với huyện Gò Quao, phía Nam giáp huyện Long Mỹ, phía Bắc giáp huyện Vị Thủy và huyện Giồng Riềng
Thành phố nằm trên các trục tuyến giao thông đường thủy và đường bộ quan trọng của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu, có những điểm giao lưu kinh tế lớn với các huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và với đô thị trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long là Thành phố Cần Thơ Với vai trò là đô thị trung tâm giao lưu kinh
tế của tiểu vùng Tây sông Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau, nằm ở giữa
tứ giác tăng trưởng Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang - An Giang
Các đơn vị hành chính của thành phố Vị Thanh gồm Phường I, Phường III, Phường IV, Phường V, Phường VII, xã Tân Tiến, xã Hỏa Tiến, xã Vị Tân
và xã Hỏa Lựu
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Thời tiết, khí hậu
Thành phố Vị Thanh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm Nhiệt độ trung bình là 270
Độ ẩm trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng11% Độ
ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%
6
Cổng thông tin điện tử Hậu Giang Giới thiệu chung thành phố Vị Thanh
Trang 273.1.2.2 Sông ngòi, địa hình, đất đai
Sông ngòi
Thành phố Vị Thanh có một hệ thông sông ngòi kênh rạch chằng chịt Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km2 Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thủy văn của thành phố Vị Thanh vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều của biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh
Người dân trong vùng còn có thể xây dựng hệ thống tưới tiêu tự động nhờ vào thuận lợi vì thành phố Vị Thanh nằm ở hạ nguồn sông Hậu, sông Hậu chịu tác động mạnh mẽ của thủy triều Nên vào mùa mưa, có biên độ triều thấp nhất khoảng 0,5 m Vào mùa khô, biên độ triều có thể lên tới vài mét Nhưng khó khăn phải đối mặt là nguy cơ xâm nhập mặn gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp
Địa hình
Khu vực nội thị của thành phố có địa hình khá bằng phẳng đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và
từ Đông sang Tây Có thể chia làm ba vùng như sau:
Vùng triều: Là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc, phát triển kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ
Vùng úng triều: Tiếp giáp với vùng triều, phát triển mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ
Vùng úng: Nằm sâu trông nội đồng Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía, khóm,…) Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ
Đất đai
Thành phố Vị Thanh có tổng diện tích đất tự nhiên là 11.906,44 ha, chiếm 7,43% diện tích đất của tỉnh Hậu Giang Trong đó, diện tích đất nông nghiệp khá lớn (9.206,73 ha), chiếm khoảng 77% diện tích đất tự nhiên thành phố
Bảng 3.1: Thống kê diện tích đất năm 2012 của thành phố Vị Thanh
Đơn vị tính: Ha Tổng số Đất nông
nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dụng Đất ở
Thành phố Vị Thanh 11.906,44 9.206,73 29,40 1.759,42 414,47
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Vị Thanh năm 2012
Trang 28Đất đai của thành phố Vị Thanh được chia thành ba nhóm đất chính sau:
Đất phù sa: chiếm 44% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu tập trung ở phạm vi tác động mạnh của sông Hậu được bồi đấp phù sa hàng năm nên có những biến đổi đáng kể
Đất phèn: chiếm khoảng 39% diện tích tự nhiên, với diện tích lớn Đất phèn gồm hai loại là đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động
Đất mặn: chiếm diện tích khoảng 17% diện tích
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 7
3.1.3.1 Dân số và lao động
Dân số của thành phố Vị Thanh tính đến năm 2012 là 73.852 người, mật
độ dân số khoảng 620 người/km2
Dân cư phân bố gần như đồng đều cả ở vùng thành thị và nông thôn (dân cư phân bố ở thành thị chiếm khoảng 58%) Năm 2012, số người trong độ tuổi lao động của vùng là 48.722 người, chiếm khoảng 66% dân số, tăng 257 người so với năm 2011 Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 40.537 người, bình quân mỗi năm tăng 1% Lao động chủ yếu tập trung trong ngành nông nghiệp (55%) Hiện nay, một thực trạng mà thành phố Vị Thanh phải đối mặt là chất lượng nguồn lao động còn thấp, trình độ chuyên môn, kỹ thuật chưa cao
3.1.3.2 Tình hình kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố Vị Thanh năm 2012
là 14,08%/năm, trong đó khu vực I tăng 1,46%, khu vực II tăng 31,08%, khu vực III tăng 16,42 % Thu nhập bình quân đầu người khoảng 897 USD, tốc độ tăng bình quân 16,34%/năm Cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dưng, thương mại – dịch vụ nhờ phát huy hiệu quả kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước các năm qua
Lĩnh vực nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố Vị Thanh năm 2012 đạt 660.978 triệu đồng, tăng 1.090 triệu đồng so với năm 2011 Trong đó, nhóm ngành trồng trọt chiếm giá trị cao nhất, đạt 581.562 triệu đồng, chiếm khoảng 88% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, nông dân có nhiều điều kiện để phát triển ngành trồng trọt, đặc biệt là cây lúa Hơn 60% người dân ở đây sống nhờ vào cây lúa Bên cạnh đó, một số cây trồng khác cũng đem lại giá trị cao như cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu
7
Niên giám thống kê thành phố Vị Thanh năm 2012
Trang 29Bên cạnh đó, thành phố Vị Thanh còn chú trọng quan tâm đến ngành chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp Năm 2012, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi gia súc gia cầm đạt 69.020 triệu đồng, đóng góp 10,44% vào giá trị sản xuất nông nghiệp Giá trị của các ngành dịch vụ nông nghiệp đạt 10.396 triệu đồng Tuy đóng góp vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Vị Thanh chưa cao nhưng trong thời gian tới những ngành này hứa hẹn sẽ phát triển và
có những đóng góp đáng kể
Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng
Thành phố Vị Thanh đang tích cực trong việc phát triển và nâng cao tỷ trọng giá trị các ngành công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Vị Thanh trong giai đoạn năm 2010- 2012 đều có những chuyển biến tích cực, cụ thể giá trị sản xuất năm 2012 đạt 4.414.337 triệu đồng, tăng 55% so với năm 2011 Cùng với sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp chế biến nông sản cũng phát triển mạnh, đóng góp giá trị lớn cho ngành công nghiệp nói chung với các sản phẩm công nghiệp chủ yếu như xay xát gạo, đường thô, đường kết, quần áo, nước đá, cưa gỗ Bên cạnh đó, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước cũng đạt những được giá trị đáng kể, đạt 6.865 triệu đồng năm 2010, đến năm 2012 tăng lên 18.440 triệu đồng
Trong lĩnh vực xây dựng, vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn phân theo cấu thành xây lắp, thiết bị và xây dựng cơ bản khác đều tăng qua các năm Năm 2012, giá trị này đạt 4.603.115 triệu đồng, tăng 4,7% so với năm
2011 Tất cả các xã, phường của thành phố đều được sử dụng điện lưới quốc gia, đường liên xã, liên thôn được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, trường lớp kiên
cố, trạm y tế, bưu điện, thông tin liên lạc thông suốt, trên 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, đời sống tinh thần nâng lên.Thành phố
Vị Thanh đang tích cực đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, kết hợp với việc hoàn thiện hệ thống giao thông thủy bộ, nhằm thay đổi bộ mặt của thành phố, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước
Lĩnh vực thương mại - dịch vụ - vận chuyển
Thương mại, dịch vụ luôn là lĩnh vực mang lại nhiều tiềm năng phát triển Trong thời gian qua, nhờ được sự quan tâm và địa phương tạo nhiều điều kiện thuận lợi mà ngành thương mại, dịch vụ đã đạt được những giá trị nhất định và ngày càng phát triển Năm 2012, thành phố Vị Thanh đã có 4.340 cơ
sở kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn nhà hàng, tăng 420 cơ sở so với năm 2011 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu du lịch trên địa bàn năm 2012 đạt 6.376.962 triệu đồng, tăng 36,3% so với năm 2011
Nhìn chung, tất cả các xã, phường của thành phố Vị Thanh đều có đường
Trang 30ô tô đi đến, không còn tình trạng đường đá hay đường đất Giao thông thuận tiện làm cho khối lượng hành khách, hàng hóa vận chuyển cũng nhiều hơn qua các năm Năm 2012, số lượng hành khách vận chuyển đạt 30.857 số hành khách, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 2.716 nghìn tấn Hiện nay, Vị Thanh đang chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng đường bộ, đường thủy, mở rộng các tuyến giao thông Bên cạnh đó, tính chất an toàn cho hành khách và hàng hóa trong việc vận chuyển cũng được thành phố quan tâm và kiểm soát chặt chẽ
3.1.3.3 Văn hóa - xã hội
Về hệ thống giáo dục: Thành phố Vị Thanh đang từng bước hoàn thiện
cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học Công tác giáo dục ngày càng được quan tâm và đạt được nhiều kết quả phấn khởi Số học sinh khá, giỏi tăng cao, tỷ lệ học sinh huy động đến lớp ngày càng tăng ở các cấp học Cụ thể trong năm 2012, tỷ lệ học sinh đến lớp cấp tiểu học tăng 2,65% so với năm
2011, cấp trung học cơ sở tăng 3,79% và cấp phổ thông trung học tăng 2,34% Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học đang được duy trì và phát triển Đến nay trên địa bàn đã có 100% xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở
Về hệ thống y tế: Thành phố Vị Thanh có một số bệnh viện như lớn như Bệnh viện đa khoa Hậu Giang với quy mô 500 giường, ngoài ra còn có Bệnh viện thành phố Vị Thanh và nhiều cơ sở y tế tại các xã, phường thuộc thành phố Vị Thanh Đến năm 2012, toàn tỉnh có 15 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế Trong đó có 2 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa khu vực và 11 trạm y tế phường xã
Về du lịch: Thành phố Vị Thanh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên vẫn còn hạn chế, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng Xu hướng của khách du lịch trong nước lẫn quốc tế là tìm về với thiên nhiên, với miệt vườn sông nước, với rừng, núi, biển càng hoang sơ, ruộng đồng heo hút, chính vì lẽ
đó thành phố Vị Thanh đang có nhiều dự án phát triển du lịch hướng vào xây dựng du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp với khu vui chơi giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH TỈNH HẬU GIANG
Trang 31Bảng 3.2: Diện tích và sản lượng các loại cây trồng của thành phố Vị Thanh giai đoạn năm 2010-2012
Diện tích ( ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích ( ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích ( ha)
Sản lượng
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Vị Thanh năm 2012
Cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang nói chung và của thành phố Vị Thanh nói riêng Diện tích trồng lúa của Thành phố qua mỗi năm đều tăng, tốc độ tăng bình quân là 2,3%/năm Cụ thể, diện tích sản xuất năm
2010 là 8.665 ha, tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 41.848 tấn với năng suất sản xuất đạt 48,3 tạ/ha Năm 2011, diện tích lúa tăng 200 ha so với năm 2010, đạt 8.865 ha, sản lượng theo đó tăng lên đạt 45.469 tấn, năng suất thu hoạch trên 1 ha đạt 51,29 tạ Tuy gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ nhưng sản xuất lúa trong năm 2012 vẫn tăng trưởng ổn định Tổng diện tích sản xuất đạt trên 9.000 ha, sản lượng thu hoạch vượt gần 50.000 tấn
Bên cạnh cây trồng chủ lực là cây lúa, cây mía cũng là cây có lợi thế so sánh rất lớn của thành phố Vị Thanh, diện tích mía chiếm trên 17% diện tích đất trồng trọt của thành phố Thực trạng sản xuất mía qua các năm 2010-2012
có nhiều thay đổi lớn cả về diện tích và năng suất sản xuất từ đó kéo theo sản lượng thu hoạch cũng thay đổi Diện tích trồng mía năm 2011 đạt 2.610 ha, sản lượng ước đạt 210.920 tấn, tăng 5.342 tấn so với năm 2010 Đến năm
2012, diện tích sản xuất là 2.646 ha, ước tính sản lượng đạt 220.114 tấn, tăng 4,36% so với cùng kỳ năm 2011 Cây mía được trồng chủ yếu ở các xã Tân Tiến, Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Vị Tân và Phường VII Diện tích và sản lượng mía đều tăng qua mỗi năm Trong đó, diện tích mía tập trung nhiều nhất ở xã Tân Tiến 1.078 ha, sản lượng năm 2012 đạt 89.877 tấn, chiếm trên 40% sản lượng của vùng
Cây ăn quả cũng được trồng nhiều ở thành phố Vị Thanh, chiếm khoảng 13% trong tổng số diện tích đất trồng trọt Cây ăn quả được trồng chủ yếu là cam, quýt, bưởi, xoài và khóm (dứa) Tuy diện tích trồng trọt không nhiều và
Trang 32ổn định qua các năm nhưng sản lượng thu hoạch hàng năm đều tăng Năm
2010, tổng sản lượng thu hoạch được là 15.288 tấn, con số này đã tăng lên 17.620 tấn trong năm 2012, tăng 15,3% so với năm 2010 Sản lượng thu hoạch chủ yếu từ cây khóm, chiếm khoảng 76% tổng sản lượng cây ăn quả, sản lượng những loại cây khác không đáng kể
Gieo trồng các loại rau màu cũng được được đẩy nhanh tiến độ Tính đến năm 2012, diện tích rau màu đạt được 837 ha, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2010 Sản lượng thu hoạch đạt 9.641 tấn Cây công nghiệp lâu năm của vùng chủ yếu là cây dừa Diện tích và sản lượng dừa không đáng kể, nông dân hiện đang thu hẹp diện tích trồng dừa để chuyển sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế hơn Diện tích dừa năm 2012 đạt
Sản lượng thịt (tấn)
Số lượng (con)
Sản lượng thịt (tấn)
Số lượng (con)
Sản lượng thịt (tấn)
Gia cầm 137.950 229 142.590 490 146.970 297
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Vị Thanh năm 2012
Do diện tích chăn thả bị thu hẹp và thời gian tái đàn chậm, số lượng trâu,
bò năm 2012 giảm so với cùng kỳ năm trước Cụ thể, số lượng trâu giảm 9%,
bò giảm 22% Sản lượng thịt thu được từ trâu bò không đáng kể Chăn nuôi lợn gặp khó khăn do giá bán bấp bênh và dịch bệnh bùng phát Dịch lở mồm long móng trên lợn đang diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của chủng virus mới nhưng chưa có vac-xin phòng chống Ước tính đàn lợn trong năm 2012 giảm khoảng 3,9% so với cùng kỳ năm 2010 và năm 2011 Theo đó, sản lượng heo hơi thu được cũng giảm theo, sản lượng heo hơi năm 2012 đạt 1.137 tấn, giảm 13% so với năm 2011
Trang 33Theo thống kê của chi cục Thú y, hiện thành phố Vị Thanh có khoảng 5.000 hộ chăn nuôi gia cầm, thuỷ cầm, với hơn 146 ngàn con, bao gồm, đàn gà hơn 57.000 con, đàn vịt hơn 89.000 con Ước tính đàn gia cầm trong năm
2012 là 146.970 con, tăng 3% so với năm 2011, tăng 6% so với năm 2010 Tuy số lượng có tăng nhưng sản lượng thịt thu được lại giảm đáng kể trong năm 2012 Sản lượng thịt hơi năm 2010 là 229 tấn Đến năm 2012, sản lượng đạt 297 tấn, giảm 193 tấn so với cùng kỳ năm 2011 Sở dĩ sản lượng thịt giảm mạnh như vậy là vì trong thời gian này tình hình dịch cúm gia cầm đang bùng phát mạnh ở khắp nơi trên cả nước trong đó có Vị Thanh Người nuôi phải tiêu hủy một lượng lớn gia cầm bị mất bệnh, làm thiệt hại rất nhiều đến thu nhập
của người nuôi
3.3.3 Thủy sản
Tổng sản lượng thủy sản tính đến năm 2012 đạt 3.055 tấn, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước Do mực nước ở các sông trên địa bàn thành phố xuống thấp, hơn nữa môi trường sống của thuỷ sản ngày càng bị ô nhiễm nặng vì vậy sản lượng thủy sản năm 2012 đã giảm đáng kể so với năm 2011, nhưng sản lượng này vẫn đạt mức cao hơn so với năm 2010 là 1.477,7 tấn Tuy sản lượng
có giảm nhưng nhu cầu ngoài thị trường lại tăng mạnh làm cho giá cả thủy sản lên cao nên giá trị thu được lại tăng qua các năm Ước tính giá trị sản xuất thủy sản năm 2012 đạt 35.744 triệu đồng, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước
và tăng 173% so với năm 2010 Thành phố Vị Thanh tập trung phát triển các ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt với hơn 90% giá trị sản xuất thủy sản đóng góp từ ngành này
Trang 34Bảng 3.5: Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của thành phố Vị Thanh giai đoạn năm 2010-2012 (theo giá cố định 1994)
Sản lượng (tấn)
Giá trị (triệu đồng )
Sản lượng (tấn)
Giá trị (triệu đồng)
Sản lượng (tấn)
Giá trị (triệu đồng) Tổng số 1.577,3 13.072 4.351,3 35.252 3.055 35.743
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Vị Thanh năm 2012
Năm 2012, tình hình nuôi trồng thủy sản gặp nhiều trở ngại Đây là một năm mà ngành thủy sản tỉnh Hậu Giang nói chung và thành phố Vị Thanh nói riêng gặp không ít khó khăn thách thức như: giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, chất lượng con giống kém, dịch bệnh xảy ra nhiều, môi trường nước ô nhiễm làm cho sản lượng nuôi trồng giảm mạnh chỉ đạt 2.952 tấn, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước Tuy sản lượng thu hoạch giảm nhưng cầu trên thị trường vẫn tăng mạnh, giá thương phẩm vẫn ở mức cao so với năm trước, làm cho giá trị sản xuất của năm 2012 không giảm mà còn tăng 1,4% so với năm 2011 Giá trị sản xuất năm 2012 đạt 34.724 triệu đồng Nguồn thu chủ yếu vẫn là từ nuôi cá, chiếm đến 98%, giá trị từ nuôi trồng thủy sản khác không đáng kể
Do là vùng không tiếp giáp với biển, các tàu thuyền đánh bắt quy mô nhỏ, hoạt động riêng rẻ nên sản lượng đánh bắt đạt giá trị không cao, nguồn thu từ hoạt động khai thác không lớn, chiếm khoảng 2,8% tổng giá trị sản xuất thủy sản Sản lượng thủy sản khai thác được trong giai đoạn năm 2010-2012
cũng giảm, từ 107,3 tấn năm 2010 giảm xuống còn 103,2 tấn năm 2012
Trang 353.3 NGUỒN GỐC XẢY RA RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN TRONG SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ THÀNH PHỐ VỊ THANH
3.3.1 Trong ngành trồng trọt
Thời gian gần đây, sản lượng lúa thu hoạch tăng liên tục do nông dân tăng diện tích gieo sạ tuy nhiên giá lúa lại giảm mạnh do không thương lái nào đến mua.8
Áp lực giá lúa ngày càng giảm xuất phát từ việc giá gạo trên thị trường bị biến động, nguồn cung lúa gạo trên thị trường quá nhiều, trong khi
đó lượng hàng tồn kho tại các doanh nghiệp lại quá lớn, vì thế, bắt buộc doanh nghiệp phải hạ giá mua lúa nguyên liệu để tránh rủi ro giá gạo trên thị trường ngày một giảm Có trường hợp thương lái đã đặt tiền cọc cho nông dân nhưng vẫn hủy hợp đồng, bỏ tiền cọc do e ngại giá lúa sẽ giảm trong thời gian tới Tình trạng giá gạo giảm liên tục như vậy là do việc xuất khẩu của nước ta gặp nhiều khó khăn, các nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan đang đẩy mạnh tiêu thụ gạo để giảm lượng hàng tồn kho Thêm vào đó, các nước nhập khẩu lại không ngừng ép giá Áp lực từ nhiều phía đã làm giá gạo xuất khẩu giảm mạnh, làm cho giá thu mua lúa theo đó cũng giảm đáng kể
Không chỉ bị ảnh hưởng từ thị trường bên ngoài, vấn đề rủi ro giá lúa thấp còn xuất phát từ trong chính quá trình sản xuất của nông hộ Lâu nay nông hộ chỉ quan tâm đến sản lượng lúa thu hoạch được nhiều hay ít mà dần quên đi chất lượng của sản phẩm mới là quan trọng Tuy nước ta là một nước xuất khẩu gạo nhiều nhất9
trên thế giới nhưng chất lượng hạt gạo lại không được đánh giá cao, giá gạo thuộc loại rẻ nhất thế giới Điều này là do nông hộ
sử dụng giống vẫn còn pha tạp từ nhiều nguồn làm cho chất lượng lúa không đồng nhất, sản phẩm không được đánh giá cao trên thị trường vì thế giá bán ra còn thấp Bên cạnh đó, sản xuất của nông hộ vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán nên việc đầu tư công nghệ sản xuất và bảo quản vẫn còn chưa phát triển, nông sản thu hoạch phải tiêu thụ ngay nếu không sẽ bị hư hỏng, điều này làm giảm sản lượng cũng như chất lượng nông sản, gây ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của nông hộ Đây cũng là nhược điểm để thương lái ép giá, hạ giá mua sản phẩm Trái cây rớt giá vào một số thời điểm trùng với thời điểm thu hoạch của một số tỉnh lân cận, việc cạnh tranh với những mặt hàng ngoài tỉnh là không tránh khỏi, thị trường tiêu thụ bị chia nhỏ làm cho giá trái cây giảm mạnh Bên cạnh đó, trái cây trong vùng còn chịu áp lực cạnh tranh từ phía trái cây nhập ngoại như Thái Lan, Mỹ, Öc,… khiến cho tiêu thụ ngày càng gặp khó khăn, giá cả thêm bấp bênh Một trong những nguyên nhân khiến trái cây mất giá là
do nông dân sản xuất đa phần là tự phát, đến mùa thu hoạch, sản lượng cung
Trang 36trên thị trường quá lớn, gây ứ đọng, giá cả theo đó giảm mạnh, ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ
Thêm vào đó, trái cây lại là mặt hàng dễ hư hỏng, nếu không muốn bị thất thoát bắt buộc nông hộ phải lo tìm đầu ra ngay khi trái cây được thu hoạch, đây cũng là nguyên nhân khiến trái cây bán ra không được giá cao vì bị thương lái ép giá Ngoài ra, nông hộ sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa tập trung thành vùng chuyên canh có diện tích lớn, công nghệ sau thu hoạch và chế biến chưa cao, nhà vườn chưa quan tâm đúng mức đến vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng trái cây trong sản xuất, vì thế, chất lượng sản phẩm không được đánh giá cao như những loại trái cây nhập khẩu, gây khó khăn cho việc cạnh tranh trên thị trường
3.3.2 Trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển đáng kể, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành ngày càng tăng Tuy nhiên, ngành cũng bộc lộ rất nhiều tồn tại mà thể hiện rõ nhất là sự phát triển kém bền vững, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vấn đề giá cả đầu ra bấp bênh và không ổn định Vì vậy, nói chung người chăn nuôi thu được hiệu quả không cao, càng nuôi càng lỗ nặng do giá thu mua liên tục giảm, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến cho nhiều chuồng trại và cơ sở sản xuất thua
lỗ, phá sản Người chăn nuôi chán nản vì đồng lời không có, một số hộ bỏ trống chuồng trại, không muốn tiếp tục chăn nuôi nữa vì sợ lại thua lỗ
Nhiều cơ sở chăn nuôi quy mô lớn và những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đều nhận định rằng khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải hiện nay là đầu ra khó khăn, giá bán thấp Nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh hưởng của dịch bệnh xảy ra trên gia súc, gia cầm trong thời gian qua khiến cho tâm lý người tiêu dùng lo ngại trong việc sử dụng sản phẩm, cùng với ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, mọi người thắt chặt chi tiêu, làm sức mua trên thị trường giảm, lượng cung trên thị trường lại quá nhiều, giá bán theo đó cũng giảm mạnh Ngoài ra, thịt nhập khẩu cũng là nguyên nhân chính khiến cho giá
gà trong nước giảm mạnh Theo thống kê, mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu trung bình 6.500 tấn thịt gà, tương đương với 25% lượng gà công nghiệp chăn nuôi trong nước.10
3.3.3 Trong ngành thủy sản
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của ngành thủy sản được xác định là thị trường nội địa, khi mà nhu cầu về sản phẩm trên thị trường không tăng trong khi nông dân cứ ồ ạt thả nuôi, làm cho thị trường cung – cầu mất cân đối, nguồn cung quá lớn làm cho giá bán trên thị trường giảm mạnh Thêm vào đó,
10
Hữu Quan, 2012 Quyết liệt cứu ngành chăn nuôi
Trang 37các sản phẩm thay thế lại tràn ngập trên thị trường, người tiêu dùng có nhiều
sự lựa chọn hơn Chính vì thế, nông hộ lại gặp rủi ro về giá bán nhiều hơn trong sản xuất
Nhận xét: Có thể thấy, rủi ro giá cả nông sản xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau, dù là ngành sản xuất nào chăng nữa thì nguyên nhân chính vẫn là việc sản xuất tự phát của nông hộ, chạy theo nhu cầu mà quên đi quy luật cung – cầu trên thị trường, làm cho giá cả sản phẩm không ổn định, sản xuất gặp nhiều rủi ro Bên cạnh đó, việc nhập khẩu nông sản của nước ngoài cũng gây bất lợi cho việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản trong nước, sự xuất hiện của những nông sản nhập ngoại này làm cho giá nông sản trong nước ngày càng rẻ, và đặc biệt rớt giá mạnh vào mùa thu hoạch Tuy nhiên, giá sản phẩm nhập ngoại vẫn mắc hơn so với giá hàng nông sản trong nước Thực tế này buộc người nông dân phải nhìn nhận lại chất lượng sản phẩm của mình, nếu vẫn sản xuất ồ ạt như trước đây mà không quan tâm đến vấn đề chất lượng sản phẩm thì rủi ro giá xảy ra là điều không tránh khỏi Khi yêu cầu của thị trường ngày một cao, vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được người tiêu dùng chú trọng thì việc định hướng sản xuất của nông hộ
về vấn đề này cần được quan tâm và thực hiện
Trang 38CHƯƠNG 4 ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH
TỈNH HẬU GIANG
4.1 THÔNG TIN CHUNG CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.1.1 Một số đặc điểm của nông hộ
Qua kết quả khảo sát 125 nông hộ trên địa bàn thành phố Vị Thanh, có đến 96% số hộ là dân tộc kinh, 3,6% là dân tộc hoa, còn lại 0,4% là dân tộc Khmer Số chủ hộ là nam chiếm đến 88,8%, còn lại 12,2% chủ hộ là nữ Tuổi trung bình của chủ hộ khá cao khoảng 50 tuổi, lớn nhất là 79 tuổi, nhỏ nhất là
26 tuổi Với kết cấu tuổi như vậy, cùng với kinh nghiệm trong sản xuất khá cao, trung bình khoảng 25 năm, đã tạo lợi thế rất lớn cho hộ trong việc tận dụng kinh nghiệm của mình trong sản xuất và lựa chọn những hoạt động khác
để tạo thêm thu nhập Quy mô về nhân lực của nông hộ trong vùng mà tác giả khảo sát trung bình khoảng 4 người, cao nhất là 8 người, thấp nhấp là 1 người Trong đó, số thành viên trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động trung bình trong hộ là 3 người Số lao động càng nhiều sẽ góp phần cho nông hộ giảm bớt được chi phí thuê mướn lao động trong sản xuất
Bảng 4.1: Mô tả đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ
nhất
Lớn nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Số thành viên trong độ tuổi lao
động (có khả năng lao động) Người 1 7 3,536 1,261
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013
Trình độ học vấn của chủ hộ qua khảo sát cho thấy đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, có những hộ vẫn còn mù chữ Cụ thể, 5,6% chủ hộ bị mù chữ, 35,2% có trình độ cấp 1, 41,6% có trình độ cấp 2, 15,2% chủ hộ có trình
độ cấp 3 và 2,4% có trình độ trung cấp trở lên Những chủ hộ có trình độ học vấn thấp hoặc không biết chữ thường là những chủ hộ lớn tuổi, ít có cơ hội tiếp xúc với con chữ do điều kiện sống giai đoạn trước rất khó khăn, họ chỉ lo cái ăn cái mặc mà không chú trọng đến việc học cao Ngược lại, những hộ có