THỰC TRẠNG RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ ở thành phố vị thanh tỉnh hậu giang (Trang 44)

ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.2.1 Tình hình biến động giá cả nông sản trong năm 2011 và năm 2012

Một đặc điểm chính của thị trƣờng nông sản và cũng là nỗi lo chung của hầu hết nông dân là tính biến động cao của giá cả. Giá cả hàng hóa nông sản có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng một ngày hoặc một tuần. Những mặt hàng dễ thối hỏng nhƣ rau, quả tƣơi, sắn và cá tƣơi,… không thể bảo quản lâu mà phải bán ngay nên giá của những mặt hàng đó có xu hƣớng giảm nhiều vào cuối thời điểm buôn bán hoặc khi có một lƣợng hàng lớn đột ngột xâm nhập vào thị trƣờng làm cung vƣợt quá cầu. Đối với những mặt hàng nhƣ lúa, trái cây, mía,... nguồn cung nông sản thƣờng tập trung vào vụ thu hoạch và một hoặc hai tháng tiếp theo. Giá cả thay đổi theo thời vụ, giá nông sản trong mùa thu hoạch thƣờng rất thấp nhƣng sau đó lại tăng lên cho đến tận vụ thu hoạch sau. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên (nhƣ thời tiết, sâu hại và

dịch bệnh) là một nguyên nhân chủ yếu gây ra dao động giá do tác động của nó tới lƣợng cung. Thiên tai, sâu hại hay dịch bệnh có thể làm sản lƣợng nông nghiệp giảm mạnh khiến cho giá tăng lên. Ngƣợc lại, điều kiện thời tiết thuận lợi có thể tác động tích cực tới sản lƣợng dẫn đến thị trƣờng tràn ngập nông sản.

Giá cả nông sản có thể dao động mạnh giữa các năm. Bảng 4.3 bên dƣới là số liệu điều tra của tác giả về sự thay đổi giá cả các mặt hàng nông sản mà nông hộ sản xuất trong năm 2011 và năm 2012. Theo số liệu thống kê, hoạt động sản xuất của nông hộ bao gồm các sản phẩm: lúa, cây ăn trái, hoa màu, cá, gia súc, gia cầm và mía. Nhìn chung, giá của hầu hết những sản phẩm đều có xu hƣớng giảm qua 2 năm.

Bảng 4.3: Giá cả các mặt hàng nông sản trong năm 2011 và năm 2012

Đơn vị tính: 1.000đ Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Giá lúa 4,00 3,80 5,70 5,50 4,63 4,48 0,49 0,45 Giá trái cây 2,20 2,50 20,00 16,50 5,59 4,81 4,80 4,14 Giá hoa màu 10,00 10,00 10,00 10,00 10,00 10,00 0 0 Giá cá 23,50 25,00 73,00 60,00 53,50 43,60 26,71 16,35 Giá gia súc 31,00 34,00 45,00 48,00 38,00 34,35 2,78 2,84 Giá gia cầm 40,00 40,00 52,00 55,00 45,36 46,33 3,98 4,03 Giá mía 0,90 0,80 1,22 1,05 1,01 0,90 0,09 0,07

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013

 Lúa: Năm 2011, giá lúa trung bình đƣợc tính ở mức 4.630 đ/kg. Ở mỗi thời điểm trong năm, giá lúa có những biến động khác nhau theo mùa vụ và theo sản lƣợng thu hoạch đƣợc. Năm 2011, giá lúa cao nhất đạt mức 5.700 đ/kg, vào thời điểm giá cả biến động, giá lúa thấp nhất cũng đạt 4.000 đ/kg. Sang năm 2012, giá lúa dao động ở mức 3.800 – 5.500 đ/kg, giá đã giảm so với năm 2011, giá lúa bình quân là 4.480 đ/kg. Giá cả ngày càng giảm mạnh, thêm vào đó có những hộ đã thu hoạch lúa nhƣng vẫn không bán đƣợc, lại thêm lúa cũ vẫn còn ế ẩm, khó khăn trong việc bảo quản, … đã làm cho nông dân càng khó khăn hơn trong sản xuất. Sản phẩm không tiêu thụ đƣợc làm

nguồn thu nhập của hộ bị hạn chế, họ không trang trải đƣợc tiền để trả tiền vật tƣ nông nghiệp, nợ ngân hàng, tiền công lao động, lại phải chuẩn bị tiền vốn đầu tƣ cho giống, phân bón cho vụ sau… Tất cả gánh nặng đang dồn lên vai của ngƣời nông dân.

 Cây ăn trái, hoa màu và cá: Đây là những mặt hàng nông sản không đƣợc nuôi trồng phổ biến của nông hộ trong vùng khảo sát. Giá cả của những mặt hàng nhìn chung đều có xu hƣớng giảm qua mỗi năm.

 Gia súc, gia cầm: Thời gian qua, do ảnh hƣởng của dịch cúm gia cầm H5N1 và dịch heo tai xanh, một lƣợng lớn gia súc, gia cầm bị tiêu hủy làm ảnh hƣớng tới tình hình sản xuất của những hộ chăn nuôi. Hoạt động chăn nuôi của nông hộ gặp nhiều khó khăn, sản phẩm lại không tiêu thụ đƣợc do tâm lý lo ngại của ngƣời tiêu dùng về ảnh hƣởng của dịch bệnh, nhu cầu trên thị trƣờng giảm mạnh làm giá gia súc, gia cầm cũng giảm theo. Năm 2011, giá heo hơi trung bình ở mức 38.000 đ/kg, có thời điểm rớt giá chỉ còn 31.000 đ/kg. Sang năm 2012, tuy tình hình giá cả không mấy cao nhƣng ổn định ở mức 34.000 – 40.000 đ/kg, trung bình giá bán ra là 34.350 đ/kg, vào những dịp lễ tết, cuối năm, nhu cầu trên thị trƣờng tăng nên giá heo có thời điểm đạt 48.000 đ/kg. Giống vậy, diễn biến giá gia cầm cũng tăng giảm thất thƣờng trong năm 2011 và năm 2012. Năm 2011, giá gia cầm dao động ở mức 40.000 – 52.000 đ/kg, thời điểm đầu năm 2012, giá gia cầm tăng lên đến mức 55.000 đ/kg. Đến cuối năm, giá gia cầm bình ổn và có xu hƣớng giảm nhẹ.

 Mía: Năm 2011, giá mía đạt ở mức cao sao với những năm trƣớc, đây là năm mà giá tăng lên đỉnh điểm, giá mía cao đạt mức đến 1.220 đ/kg, giá bán thấp nhất cũng đạt 900 đ/kg. Đến năm 2012, giá bán đƣờng thành phẩm đã bị giảm khá nhiều, nên giá thu mua mía của nông dân cũng bị giảm khá mạnh, giá mía trung bình đƣợc tính ở mức 900 đ/kg, có hộ thu hoạch sớm, bán sớm thì giá mía vẫn còn cao ở mức 1.050 đ/kg, những hộ thu hoạch sau, giá mía rớt xuống chỉ còn 800 đ/kg trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào lại không ổn định làm thu nhập của nông dân ngày càng bấp bênh.

Khi giá cả hàng nông sản thay đổi trên thị trƣờng, thì nông dân cần nhiều thời gian để điều chỉnh sản xuất sao cho đáp ứng với sự thay đổi đó. Thậm chí, điều này có thể mang lại nhiều khó khăn cho nông dân. Ví dụ, sau khi đã gieo trồng một loại cây nào đó, nông dân không thể giảm diện tích gieo trồng nếu nhƣ giá của sản phẩm đó giảm xuống. Chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là cắt giảm vật tƣ đầu vào. Tuy nhiên điều này lại ảnh hƣớng tới sản lƣợng và chất lƣợng nông sản, làm giá đã thấp nay càng thấp hơn. Hoặc khi thấy giá tăng lên thì nông dân vẫn phải đợi cho tới đúng thời điểm gieo trồng vào vụ sau và phải chờ cho tới khi cây trồng đó cho thu hoạch. Nông dân vẫn không thoát khỏi

đƣợc vòng lẩn quẩn trong sản xuất, nỗi lo xảy ra rủi ro biến động giá vẫn cứ đeo bám họ vào mỗi vụ thu hoạch.

4.2.2 Thực trạng rủi ro giá cả nông sản trong sản xuất của nông hộ

Khảo sát thực tế cho thấy nông hộ trên địa bàn nghiên cứu gặp rất nhiều rủi ro trong sản xuất. Kết quả phân tích thực trạng rủi ro của nông hộ cho thấy, đa số nông hộ thƣờng gặp rủi ro về giá cả sản phẩm. Ngoài ra, một số nông hộ còn gặp những rủi ro khác. Cụ thể, trong 125 hộ thì có đến 98 hộ gặp rủi ro về giá cả sản phẩm trong sản xuất, chiếm đến 78,4%. Còn lại 21,6% số hộ gặp các rủi ro khác nhƣ thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, thành viên trong gia đình bị mất việc hay ốm đau và thiếu vốn trong sản xuất.

Bảng 4.4: Thực trạng rủi ro giá cả nông sản trong sản xuất của nông hộ năm 2012

Rủi ro thƣờng gặp Tần số Tỷ trọng (%)

Thiên tai (lũ lụt, hạn hán,…) 3 2,4

Mất mùa hay dịch bệnh 9 7,2

Thành viên trong gia đình bị mất việc 1 0,8

Thành viên trong gia đình bị ốm đau 8 6,4

Giá sản phẩm thấp và không ổn định 98 78,4

Thiếu vốn 6 4,8

Tổng 125 100

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013

Qua kết quả thống kê, ta có thể thấy rủi ro giá cả nông sản vẫn là rủi ro dai dẳng, đeo bám nông hộ từ vụ mùa này sang vụ mùa khác. Tuy nhận thức đƣợc ảnh hƣởng của vấn đề này nhƣng phần lớn nông hộ vẫn chƣa có những giải pháp cụ thể để phòng tránh rủi ro, chỉ phản ứng dựa trên kinh nghiệm của chính bản thân nông hộ. Khi giá bán đầu ra có dấu hiệu giảm, nông dân thƣờng có tâm lý lo ngại giá có thể sẽ giảm trong thời gian tới, vì vậy, nông hộ thƣờng chọn cách bán tháo để tránh thua lỗ hoặc cơ may có thể lời đƣợc chút ít thay vì mất trắng. Một số hộ chọn cách dự trữ lại chờ đƣợc giá để bán hoặc chừa lại tiêu dùng hay sản xuất cho vụ sau. Tuy nhiên, việc dự trữ lại sẽ thật sự khó khăn cho những hộ không có điều kiện để bảo quản và kho bãi để cất trữ, thêm vào đó, nông hộ phải tốn thêm chi phí cho công tác bảo quản.Vì vậy, những hộ không có điều kiện cơ sở vật chất hay nguồn vốn thƣờng chọn cách bán trực tiếp cho thƣơng lái. Thực tế, dù nông hộ có phản ứng nhƣ thế nào cũng không thể tránh khỏi triệt để ảnh hƣởng của rủi ro giá đến kết quả sản

xuất của nông hộ. Vì vậy, cần phải có những chính sách lâu dài để ổn định thị trƣờng, hạn chế rủi ro giá cả xảy ra.

4.2.3 Thông tin thị trƣờng

Thông tin thị trƣờng có thể giúp nông dân chọn lựa hoạt động nào là phù hợp trong suốt quá trình sản xuất, từ lập kế hoạch sản xuất cho đến khi bán sản phẩm. Việc thiếu thông tin về thị trƣờng sẽ dẫn đến việc không đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng và những thông tin về sự thay đổi của giá sản phẩm. Nông dân thƣờng ít khả năng tiếp cận thông tin thị trƣờng nên không nhận ra đƣợc cơ hội thị trƣờng. Để tiếp cận các cơ hội của thị trƣờng, đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời mua và có đƣợc mức giá bán hợp lý, tránh gặp rủi ro thì nông dân cần có kiến thức và hiểu biết về thị trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả khảo sát, ngƣời nông dân nhìn nhận thông tin thị trƣờng là rất quan trọng đối với kết quả sản kinh doanh của họ, đa phần nông hộ đánh giá những thông tin này có ảnh hƣởng tốt hoặc rất tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh, tuy nhiên một số nông hộ cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề này, họ đánh giá những thông tin này không ảnh hƣởng hoặc có ảnh hƣởng xấu đến kết quả sản xuất của họ. Cụ thể, 56,8% nông hộ đánh giá thông tin thị trƣờng có ảnh hƣởng tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ, 38,4% số hộ cho rằng những thông tin thị trƣờng không ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất, còn lại 4,8% hộ nông dân đánh giá thông tin thị trƣờng mang lại kết quả không tốt cho kết quả kinh doanh của hộ.

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013

Hình 4.8 Ảnh hƣởng của thông tin thị trƣờng đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ năm 2012

Nhìn nhận đƣợc tầm quan trọng của thông tin thị trƣờng nhƣng điều tra thực tế cho thấy đa phần nông hộ không đƣợc cung cấp về những thông tin này. Cụ thể, có đến 52,8% số nông hộ không đƣợc cung cấp thông tin về thị

trƣờng, 11,2% số hộ đƣợc biết thông tin thị trƣờng qua các tổ chức chính phủ, 26,4% số hộ có thông tin thị trƣờng từ các tổ chức tƣ nhân, còn lại 9,6% số hộ đƣợc biết thông tin từ cả hai nguồn. Từ kết quả trên cho thấy vai trò của chính phủ còn rất mờ nhạt, đặc biệt là hiệp hội nông dân. Đây là cơ quan đại diện và giành quyền lợi cho ngƣời nông dân nhƣng thực tế hiệp hội này hoạt động chƣa thật sự hiệu quả. Vì vậy, một vấn đề cần lƣu ý là cần phải tổ chức lại hiệp hội nông dân để làm tốt vai trò hƣớng dẫn, tƣ vấn và giúp đỡ cho nông dân.

Bảng 4.5: Các kênh thông tin hỗ trợ

Nguồn Tần số Tỷ trọng (%) Không đƣợc cung cấp 66 52,8 Các tổ chức chính phủ 14 11,2 Các tổ chức các nhân 33 26,4 Cả 2 nguồn 12 9,6 Tổng 125 100

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013

4.2.4 Ảnh hƣởng của kênh tiêu thụ tới sự biến động giá cả nông sản

Phần lớn quy mô sản xuất của nông hộ trên địa bàn khảo sát nhỏ, đơn lẻ, dựa trên mô hình kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, vì vậy số lƣợng sản phẩm thƣờng không lớn và phân bố không tập trung. Các doanh nghiệp chế biến nông sản hiện nay thì không có điều kiện để tổ chức thu mua trực tiếp từ nông dân, do vậy, vai trò của thƣơng lái rất quan trọng. Thƣơng lái thu gom nguyên liệu từ các hộ sản xuất đơn lẻ, sau đó đem bán lại cho doanh nghiệp, hoặc các đại lý của doanh nghịêp chế biến. Ƣớc tính hàng năm thƣơng lái thu mua khoảng 90% sản lƣợng nông sản từ nông dân11

Trong thời kỳ hiện nay, xã hội đã nhìn nhận thƣơng lái là lực lƣợng không thể thiếu đƣợc trong hệ thống phân phối hàng hóa. Nghiên cứu cũng cho thấy, hơn 93% nông dân chọn thƣơng lái làm kênh tiêu thụ sản phẩm của mình, chỉ có hơn 6% là tự mình chở đi bán sau khi thu hoạch. Hình thức thanh toán mà thƣơng lái thƣờng dùng là thanh toán bằng tiền mặt. Khảo sát cho thấy 100% nông hộ bán sản phẩm cho thƣơng lái đều nhận tiền mặt. Điều này cũng dễ lý giải do thời gian quen biết giữa nông hộ với thƣơng lái không nhiều, vì để an toàn nông hộ thƣờng buộc thƣơng lái phải thanh toán tiền đầy

11

đủ cho nông hộ khi mua nông sản. Hiện nay, thƣơng lái hoạt động ở khắp mọi nơi, đặc biệt đông đảo vào vụ mùa thu hoạch. Vào thời điểm này, thƣơng lái sẽ trực tiếp đến những vùng nguyên liệu để xem mặt hàng và thỏa thuận giá cả với nông dân. Đến vụ thu hoạch, họ sẽ đem phƣơng tiện đến để gom hàng và thanh toán tiền cho nông dân.

Tuy nhìn nhận vai trò của thƣơng lái là hết sức quan trọng nhƣng một bộ phận không nhỏ trong số này dựa vào lợi thế về tài chính, thị trƣờng tiêu thụ, nguồn khách hàng mà thực hiện các hành vi chèn ép giá, khai thấp giá bán. Cũng theo nhận định của Nguyễn Thị Ngọc Trang (2011), hầu nhƣ giá cả đầu ra tùy thuộc vào sự quyết định của họ và thay đổi theo diễn biến thị trƣờng. Vì vậy, rủi ro biến động giá là rất cao. Chính điều này đã đẩy nông dân vào thế bị động rất lớn cho sản phẩm đầu ra của mình.

Trong quá trình phỏng vấn, tác giả nhận thấy một thực trạng là khi sản lƣợng thu hoạch trong vụ cao, nguồn cung tăng lên, làm cho giá cả ngoài thị trƣờng biến động theo chiều hƣớng giảm, lúc này thƣơng lái thƣờng bỏ tiền cọc đã ứng trƣớc cho nông dân do số tiền này quá nhỏ so với sự chênh lệch giữa giá bán thực tế ngoài thị trƣờng với giá đã thỏa thuận trƣớc. Lúc này nông dân chỉ còn biết tìm thƣơng lái khác mua hoặc vẫn bán theo giá thị trƣờng cho thƣơng lái cũ. Dù cho có chọn trƣờng hợp nào đi chăng nữa, nông dân vẫn bị ép giá. Đây là trƣờng hợp xảy ra khá phổ biến đối với vấn đề tìm

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ ở thành phố vị thanh tỉnh hậu giang (Trang 44)