Chi phí sản xuất nông nghiệp của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ ở thành phố vị thanh tỉnh hậu giang (Trang 39)

Qua biểu đồ bên dƣới, ta thấy phần lớn nông hộ trồng lúa tốn chi phí nhiều nhất cho phân, thuốc hóa học (50,82%). Thực tế cho thấy, để cây lúa sinh trƣởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với thời tiết và sâu

bệnh, nông dân cần cung cấp một lƣợng phân bón nhất định để cung cấp đầy đủ chất dinh dƣỡng cho cây. Chính vì thế, chi phí phân, thuốc hóa học chiếm tỷ trọng cao nhất. Ngoài ra nông hộ còn tốn một số chi phí cho sản xuất nhƣ chi phí giống, chi phí thu hoạch, chi phí lao động và chi phí khác. Trong đó, chi phí thuê lao động ngoài chiếm tỷ trọng thấp nhất (3,03%) do đa số hộ tận dụng lao động nhà để sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí thuê lao động.

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013

Hình 4.3 Cơ cấu chi phí của hộ trồng lúa năm 2012

Đối với những nông hộ trồng cây ăn trái, phần lớn chi phí tập trung vào phân thuốc hóa học và chi phí thuê lao động. Cụ thể, chi phí phân bón, thuốc hóa học chiếm 37,34% tổng chi phí sản xuất, chi phí thuê lao động chiếm 35,54%. Nhiều nhà vƣờn cho biết, ngƣời tiêu dùng ngày nay rất khắt khe trong việc lựa chọn sản phẩm, không chỉ yêu cầu sản phẩm có chất lƣợng tốt mà còn phải có mẫu mã đẹp, bắt mắt. Chính vì thế, nông dân phải đầu tƣ nhiều vào phân bón, thuốc trừ sâu. Không những thế, hộ còn thuê mƣớn thêm lao động để chăm sóc cho cây phát triển đồng bộ, cho trái sai, tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng và tạo mẫu mã đẹp cho sản phẩm. Không chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng mà còn tăng khả năng cạnh tranh với những trái cây nhập ngoại. Ngoài ra, nông hộ còn chú trọng chọn giống tốt, có chất lƣợng nên chi phí cũng chiếm khá cao (12,37%), còn lại là chi phí thu hoạch, chi phí lao động nhà và một vài chi phí khác.

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013

Hình 4.4 Cơ cấu chi phí của nông hộ trồng cây ăn trái năm 2012

Nông hộ trồng mía cũng đầu tƣ chi phí rất nhiều vào phân bón, thuốc hóa học, chi phí phân thuốc chiếm 37,46% tổng chi phí sản xuất, kế đến là chi phí giống chiếm 22,17%, chi phí thu hoạch cũng chiếm một phần không nhỏ (18,75%), còn lại là chi phí cho thuê lao động và một số chi phí khác nhƣ làm cỏ, bón phân, đánh lá,…

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013

Hình 4.5 Cơ cấu chi phí của nông hộ trồng mía năm 2012

Con giống rất đƣợc nông hộ quan tâm trong chăn nuôi, con giống tốt giúp nông hộ hạn chế đƣợc một số chi phí nhƣ thức ăn hay thuốc chữa bệnh. Vì vậy, chi phí cho con giống trong chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất cao (40,67%). Do phần lớn quy mô chăn nuôi của hộ trong vùng khảo sát là nhỏ, lẻ nên hộ chủ yếu sử dụng lao động nhà để sản xuất, tiết kiệm chi phí thuê lao động. Vì thế, chi phí lao động thuê rất thấp (0,19%).

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013

Hình 4.6 Cơ cấu chi phí của hộ chăn nuôi năm 2012

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ ở thành phố vị thanh tỉnh hậu giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)