Thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu của ngành thủy sản đƣợc xác định là thị trƣờng nội địa, khi mà nhu cầu về sản phẩm trên thị trƣờng không tăng trong khi nông dân cứ ồ ạt thả nuôi, làm cho thị trƣờng cung – cầu mất cân đối, nguồn cung quá lớn làm cho giá bán trên thị trƣờng giảm mạnh. Thêm vào đó,
10
các sản phẩm thay thế lại tràn ngập trên thị trƣờng, ngƣời tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Chính vì thế, nông hộ lại gặp rủi ro về giá bán nhiều hơn trong sản xuất.
Nhận xét: Có thể thấy, rủi ro giá cả nông sản xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dù là ngành sản xuất nào chăng nữa thì nguyên nhân chính vẫn là việc sản xuất tự phát của nông hộ, chạy theo nhu cầu mà quên đi quy luật cung – cầu trên thị trƣờng, làm cho giá cả sản phẩm không ổn định, sản xuất gặp nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu nông sản của nƣớc ngoài cũng gây bất lợi cho việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản trong nƣớc, sự xuất hiện của những nông sản nhập ngoại này làm cho giá nông sản trong nƣớc ngày càng rẻ, và đặc biệt rớt giá mạnh vào mùa thu hoạch. Tuy nhiên, giá sản phẩm nhập ngoại vẫn mắc hơn so với giá hàng nông sản trong nƣớc. Thực tế này buộc ngƣời nông dân phải nhìn nhận lại chất lƣợng sản phẩm của mình, nếu vẫn sản xuất ồ ạt nhƣ trƣớc đây mà không quan tâm đến vấn đề chất lƣợng sản phẩm thì rủi ro giá xảy ra là điều không tránh khỏi. Khi yêu cầu của thị trƣờng ngày một cao, vấn đề chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng chú trọng thì việc định hƣớng sản xuất của nông hộ về vấn đề này cần đƣợc quan tâm và thực hiện.
CHƢƠNG 4
ẢNH HƢỞNG CỦA RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH
TỈNH HẬU GIANG
4.1 THÔNG TIN CHUNG CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU CỨU
4.1.1 Một số đặc điểm của nông hộ
Qua kết quả khảo sát 125 nông hộ trên địa bàn thành phố Vị Thanh, có đến 96% số hộ là dân tộc kinh, 3,6% là dân tộc hoa, còn lại 0,4% là dân tộc Khmer. Số chủ hộ là nam chiếm đến 88,8%, còn lại 12,2% chủ hộ là nữ. Tuổi trung bình của chủ hộ khá cao khoảng 50 tuổi, lớn nhất là 79 tuổi, nhỏ nhất là 26 tuổi. Với kết cấu tuổi nhƣ vậy, cùng với kinh nghiệm trong sản xuất khá cao, trung bình khoảng 25 năm, đã tạo lợi thế rất lớn cho hộ trong việc tận dụng kinh nghiệm của mình trong sản xuất và lựa chọn những hoạt động khác để tạo thêm thu nhập. Quy mô về nhân lực của nông hộ trong vùng mà tác giả khảo sát trung bình khoảng 4 ngƣời, cao nhất là 8 ngƣời, thấp nhấp là 1 ngƣời. Trong đó, số thành viên trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động trung bình trong hộ là 3 ngƣời. Số lao động càng nhiều sẽ góp phần cho nông hộ giảm bớt đƣợc chi phí thuê mƣớn lao động trong sản xuất.
Bảng 4.1: Mô tả đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ
Tiêu chí ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi Tuổi 26 79 50,664 11,261
Nhân khẩu Ngƣời 1 8 4,672 1,430
Số thành viên trong độ tuổi lao
động (có khả năng lao động) Ngƣời 1 7 3,536 1,261
Kinh nghiệm Năm 3 50 25,976 11,173
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013
Trình độ học vấn của chủ hộ qua khảo sát cho thấy đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn thấp, có những hộ vẫn còn mù chữ. Cụ thể, 5,6% chủ hộ bị mù chữ, 35,2% có trình độ cấp 1, 41,6% có trình độ cấp 2, 15,2% chủ hộ có trình độ cấp 3 và 2,4% có trình độ trung cấp trở lên. Những chủ hộ có trình độ học vấn thấp hoặc không biết chữ thƣờng là những chủ hộ lớn tuổi, ít có cơ hội tiếp xúc với con chữ do điều kiện sống giai đoạn trƣớc rất khó khăn, họ chỉ lo cái ăn cái mặc mà không chú trọng đến việc học cao. Ngƣợc lại, những hộ có
trình độ học vấn cao thƣờng là những hộ trẻ tuổi, có nhiều điều kiện tốt hơn để học tập so với những chủ hộ lớn tuổi.
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013
Hình 4.1 Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ
Kết quả điều tra còn cho thấy, đa số quy mô sản xuất của nông hộ khá nhỏ: 27,2% nông hộ có diện tích đất nông nghiệp dƣới 1 ha; 50,4% nông hộ có diện tích đất từ 1 – dƣới 2 ha, số hộ có diện tích từ 2 – dƣới 3 ha chiếm 11,2%; còn lại 11,2% số hộ có diện tích từ 3 ha trở lên. Đây chính là một trong những khó khăn cho bản thân ngƣời nông dân trong việc đa dạng hóa hoạt động nông nghiệp để tạo thêm thu nhập và cũng khó khăn cho việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của chính phủ về nông nghiệp.
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013
Hình 4.2 Quy mô sản xuất của nông hộ năm 2012
4.1.2 Chi phí sản xuất nông nghiệp của nông hộ
Qua biểu đồ bên dƣới, ta thấy phần lớn nông hộ trồng lúa tốn chi phí nhiều nhất cho phân, thuốc hóa học (50,82%). Thực tế cho thấy, để cây lúa sinh trƣởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với thời tiết và sâu
bệnh, nông dân cần cung cấp một lƣợng phân bón nhất định để cung cấp đầy đủ chất dinh dƣỡng cho cây. Chính vì thế, chi phí phân, thuốc hóa học chiếm tỷ trọng cao nhất. Ngoài ra nông hộ còn tốn một số chi phí cho sản xuất nhƣ chi phí giống, chi phí thu hoạch, chi phí lao động và chi phí khác. Trong đó, chi phí thuê lao động ngoài chiếm tỷ trọng thấp nhất (3,03%) do đa số hộ tận dụng lao động nhà để sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí thuê lao động.
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013
Hình 4.3 Cơ cấu chi phí của hộ trồng lúa năm 2012
Đối với những nông hộ trồng cây ăn trái, phần lớn chi phí tập trung vào phân thuốc hóa học và chi phí thuê lao động. Cụ thể, chi phí phân bón, thuốc hóa học chiếm 37,34% tổng chi phí sản xuất, chi phí thuê lao động chiếm 35,54%. Nhiều nhà vƣờn cho biết, ngƣời tiêu dùng ngày nay rất khắt khe trong việc lựa chọn sản phẩm, không chỉ yêu cầu sản phẩm có chất lƣợng tốt mà còn phải có mẫu mã đẹp, bắt mắt. Chính vì thế, nông dân phải đầu tƣ nhiều vào phân bón, thuốc trừ sâu. Không những thế, hộ còn thuê mƣớn thêm lao động để chăm sóc cho cây phát triển đồng bộ, cho trái sai, tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng và tạo mẫu mã đẹp cho sản phẩm. Không chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng mà còn tăng khả năng cạnh tranh với những trái cây nhập ngoại. Ngoài ra, nông hộ còn chú trọng chọn giống tốt, có chất lƣợng nên chi phí cũng chiếm khá cao (12,37%), còn lại là chi phí thu hoạch, chi phí lao động nhà và một vài chi phí khác.
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013
Hình 4.4 Cơ cấu chi phí của nông hộ trồng cây ăn trái năm 2012
Nông hộ trồng mía cũng đầu tƣ chi phí rất nhiều vào phân bón, thuốc hóa học, chi phí phân thuốc chiếm 37,46% tổng chi phí sản xuất, kế đến là chi phí giống chiếm 22,17%, chi phí thu hoạch cũng chiếm một phần không nhỏ (18,75%), còn lại là chi phí cho thuê lao động và một số chi phí khác nhƣ làm cỏ, bón phân, đánh lá,…
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013
Hình 4.5 Cơ cấu chi phí của nông hộ trồng mía năm 2012
Con giống rất đƣợc nông hộ quan tâm trong chăn nuôi, con giống tốt giúp nông hộ hạn chế đƣợc một số chi phí nhƣ thức ăn hay thuốc chữa bệnh. Vì vậy, chi phí cho con giống trong chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất cao (40,67%). Do phần lớn quy mô chăn nuôi của hộ trong vùng khảo sát là nhỏ, lẻ nên hộ chủ yếu sử dụng lao động nhà để sản xuất, tiết kiệm chi phí thuê lao động. Vì thế, chi phí lao động thuê rất thấp (0,19%).
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013
Hình 4.6 Cơ cấu chi phí của hộ chăn nuôi năm 2012
4.1.3 Thu nhập và cơ cấu thu nhập của nông hộ
Theo kết quả nghiên cứu, thu nhập của nông hộ có đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau: nông nghiệp (trồng lúa, cây ăn trái, mía, chăn nuôi,…), buôn bán, làm dịch vụ, cán bộ, công nhân viên, lao động thời vụ (lao động không thƣờng xuyên, thu nhập không ổn định) và thu nhập khác (lƣơng hƣu, lƣơng thƣơng binh, thu nhập từ ngƣời thân trong nƣớc,…). Mức thu nhập trung bình của hộ làm nông nghiệp khoảng 103,49 triệu đồng/năm; làm mƣớn là 7,88 triệu đồng/năm; buôn bán, dịch vụ khoảng 24,15 triệu đồng/năm; lƣơng công nhân, viên chức khoảng 29,15 triệu đồng/năm và thu nhập khác trong khoảng 2,01 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân/ngƣời khoảng 35,45 triệu đồng, ƣớc tính khoảng 2,95 triệu đồng/ngƣời/tháng. Mức thu nhập này còn rất thấp so với mặt bằng chung của cả nƣớc, cho thấy cuộc sống của những hộ nông dân ở đây còn rất khó khăn, hoạt động sản xuất chính là nông nghiệp lại gặp rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro về giá sản phẩm thấp và thƣờng xuyên biến động, gây ảnh hƣởng rất nhiều đến thu nhập, cũng nhƣ cuộc sống của nông hộ.
Bảng 4.2: Thu nhập của nông hộ theo ngành nghề năm 2012
Đơn vị tính: triệu đồng/năm Hoạt động Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Nông nghiệp 11,70 540,00 103,49 83,52
Làm mƣớn 0,00 74,00 7,88 17,27
Buôn bán, làm dịch vụ 0,00 500,00 24,56 98,62
Lƣơng công nhân, viên chức 0,00 265,00 29,15 52,29
Thu nhập khác 0,00 75,00 2,01 21,33
Thu nhập bình quân/ngƣời 9,09 36,02 35,45 23,22
Tổng thu nhập 27,26 1.028,00 165,55 138,66
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013
Nhìn chung, hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chính cho nông hộ vẫn là sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ trọng 62% trong tổng thu nhập. Thu nhập từ trồng trọt bao gồm trồng lúa, cây ăn trái, hoa màu và mía, đây là nguồn mang lại thu nhập chủ yếu cho nông hộ. Trong thu nhập từ trồng trọt thì thu nhập từ trồng lúa chiếm tỷ trọng khá cao. Hoạt động chăn nuôi có từ chăn nuôi gà, vịt và heo. Một số hộ chăn nuôi với quy mô lớn thƣờng áp dụng phƣơng thức luân canh, kết hợp với trồng lúa để giảm thiểu chi phí trong chăn nuôi nhằm tối đa thu nhập. Tuy sản xuất nông nghiệp là nguồn tạo ra thu nhập chính nhƣng lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động này lại không nhiều vì cũng phải đầu tƣ nhiều vào sản xuất. Chính vì vậy, hộ thƣờng tham gia thêm một số hoạt động phi nông nghiệp để cải thiện thu nhập cho gia đình.
Thống kê cho thấy, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp đóng góp khoảng 38% giá trị vào thu nhập chung của nông hộ. Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp có từ những công việc làm mƣớn theo thời vụ; buôn bán, làm dịch vụ; công nhân, viên chức; tiền cho thuê đất; lƣơng hƣu,… Những hộ có vốn sản xuất hay có vị trí thuận lợi thƣờng mở rộng thêm hoạt động kinh doanh, buôn bán để tạo thêm thu nhập. Đối với những hộ nghèo hay cận nghèo, không có đất sản xuất, thƣờng tranh thủ thời gian nhàn rỗi để đi làm mƣớn kiếm thêm thu nhập, nhƣng thu nhập từ những công việc mang tính thời vụ nhƣ gieo sạ, phun xịt thuốc, làm cỏ, đƣợc thuê để đan đát, cắt lúa không cao và không ổn định, chiếm khoảng 4,72%. Những hộ gia đình có trình độ học vấn cao thƣờng chọn làm việc trong các doanh nghiệp tƣ nhân hay cơ quan nhà nƣớc, một số khác có trình độ học vấn thấp hơn làm công nhân tại các cơ sở sản xuất. Thu nhập từ nguồn này khá cao (14,7%). Bên cạnh đó, nông hộ cũng có thêm một số nguồn thu nhập khác từ đất cho thuê, từ ngƣời thân trong nƣớc hay phụ cấp, trợ cấp của nhà nƣớc cho ngƣời cao tuổi, thƣơng
binh,… Tuy nhiên, thu nhập từ nguồn này chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng thu nhập (1,2%).
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013
Hình 4.7 Cơ cấu thu nhập của nông hộ năm 2012
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, trong nội ngành nông nghiệp tỷ lệ nông hộ có hai hoạt động khác nhau tạo ra thu nhập là 46,4% và số hộ có ba hoạt động khác nhau tạo ra thu nhập là 8%. Xét trên các hoạt động phi nông nghiệp, số nông hộ tham gia hai hoạt động khác nhau tạo thu nhập là 25,6%, số hộ tham gia từ ba hoạt động khác nhau trở lên tạo thu nhập là 1,6%. Từ những kết quả phân tích cho thấy mức độ đa dạng hóa hoạt động tạo thu nhập của nông hộ khá tốt. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy nông hộ đang cố gắng để tăng thêm nguồn thu nhập cho hộ.
4.2 THỰC TRẠNG RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.2.1 Tình hình biến động giá cả nông sản trong năm 2011 và năm 2012
Một đặc điểm chính của thị trƣờng nông sản và cũng là nỗi lo chung của hầu hết nông dân là tính biến động cao của giá cả. Giá cả hàng hóa nông sản có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng một ngày hoặc một tuần. Những mặt hàng dễ thối hỏng nhƣ rau, quả tƣơi, sắn và cá tƣơi,… không thể bảo quản lâu mà phải bán ngay nên giá của những mặt hàng đó có xu hƣớng giảm nhiều vào cuối thời điểm buôn bán hoặc khi có một lƣợng hàng lớn đột ngột xâm nhập vào thị trƣờng làm cung vƣợt quá cầu. Đối với những mặt hàng nhƣ lúa, trái cây, mía,... nguồn cung nông sản thƣờng tập trung vào vụ thu hoạch và một hoặc hai tháng tiếp theo. Giá cả thay đổi theo thời vụ, giá nông sản trong mùa thu hoạch thƣờng rất thấp nhƣng sau đó lại tăng lên cho đến tận vụ thu hoạch sau. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên (nhƣ thời tiết, sâu hại và
dịch bệnh) là một nguyên nhân chủ yếu gây ra dao động giá do tác động của nó tới lƣợng cung. Thiên tai, sâu hại hay dịch bệnh có thể làm sản lƣợng nông nghiệp giảm mạnh khiến cho giá tăng lên. Ngƣợc lại, điều kiện thời tiết thuận lợi có thể tác động tích cực tới sản lƣợng dẫn đến thị trƣờng tràn ngập nông sản.
Giá cả nông sản có thể dao động mạnh giữa các năm. Bảng 4.3 bên dƣới là số liệu điều tra của tác giả về sự thay đổi giá cả các mặt hàng nông sản mà nông hộ sản xuất trong năm 2011 và năm 2012. Theo số liệu thống kê, hoạt động sản xuất của nông hộ bao gồm các sản phẩm: lúa, cây ăn trái, hoa màu, cá, gia súc, gia cầm và mía. Nhìn chung, giá của hầu hết những sản phẩm đều có xu hƣớng giảm qua 2 năm.
Bảng 4.3: Giá cả các mặt hàng nông sản trong năm 2011 và năm 2012
Đơn vị tính: 1.000đ Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Giá lúa 4,00 3,80 5,70 5,50 4,63 4,48 0,49 0,45 Giá trái cây 2,20 2,50 20,00 16,50 5,59 4,81 4,80 4,14 Giá hoa màu 10,00 10,00 10,00 10,00 10,00 10,00 0 0 Giá cá 23,50 25,00 73,00 60,00 53,50 43,60 26,71 16,35 Giá gia súc 31,00 34,00 45,00 48,00 38,00 34,35 2,78 2,84 Giá gia cầm 40,00 40,00 52,00 55,00 45,36 46,33 3,98 4,03 Giá mía 0,90 0,80 1,22 1,05 1,01 0,90 0,09 0,07
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2013
Lúa: Năm 2011, giá lúa trung bình đƣợc tính ở mức 4.630 đ/kg. Ở mỗi thời điểm trong năm, giá lúa có những biến động khác nhau theo mùa vụ