Trồng trọt

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ ở thành phố vị thanh tỉnh hậu giang (Trang 30)

Nhìn chung, diện tích và sản lƣợng các loại cây trồng của nông hộ qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012 đều tăng. Tuy diện tích tăng không đáng kể nhƣng phần nào cho thấy nông dân đang tích cực trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, quy mô sản xuất ngày càng đƣợc mở rộng.

Bảng 3.2: Diện tích và sản lƣợng các loại cây trồng của thành phố Vị Thanh giai đoạn năm 2010-2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Diện tích ( ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích ( ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích ( ha) Sản lƣợng (tấn) Lúa 8.665 41.848 8.865 45.469 9.086 48.986 Hoa màu 773 8.061 725 8.345 837 9.641 Mía 2.542 205.578 2.610 210.920 2.646 220.114 Dừa 454 1.281 395 1.281 375 1.398

Cây ăn quả 1.982 15.288 2.012 15.655 2.126 17.620 Tổng 14.416 271.289 14.607 280.998 15.072 296.973

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Vị Thanh năm 2012.

Cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang nói chung và của thành phố Vị Thanh nói riêng. Diện tích trồng lúa của Thành phố qua mỗi năm đều tăng, tốc độ tăng bình quân là 2,3%/năm. Cụ thể, diện tích sản xuất năm 2010 là 8.665 ha, tổng sản lƣợng thu hoạch ƣớc đạt 41.848 tấn với năng suất sản xuất đạt 48,3 tạ/ha. Năm 2011, diện tích lúa tăng 200 ha so với năm 2010, đạt 8.865 ha, sản lƣợng theo đó tăng lên đạt 45.469 tấn, năng suất thu hoạch trên 1 ha đạt 51,29 tạ. Tuy gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ nhƣng sản xuất lúa trong năm 2012 vẫn tăng trƣởng ổn định. Tổng diện tích sản xuất đạt trên 9.000 ha, sản lƣợng thu hoạch vƣợt gần 50.000 tấn.

Bên cạnh cây trồng chủ lực là cây lúa, cây mía cũng là cây có lợi thế so sánh rất lớn của thành phố Vị Thanh, diện tích mía chiếm trên 17% diện tích đất trồng trọt của thành phố. Thực trạng sản xuất mía qua các năm 2010-2012 có nhiều thay đổi lớn cả về diện tích và năng suất sản xuất từ đó kéo theo sản lƣợng thu hoạch cũng thay đổi. Diện tích trồng mía năm 2011 đạt 2.610 ha, sản lƣợng ƣớc đạt 210.920 tấn, tăng 5.342 tấn so với năm 2010. Đến năm 2012, diện tích sản xuất là 2.646 ha, ƣớc tính sản lƣợng đạt 220.114 tấn, tăng 4,36% so với cùng kỳ năm 2011. Cây mía đƣợc trồng chủ yếu ở các xã Tân Tiến, Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Vị Tân và Phƣờng VII. Diện tích và sản lƣợng mía đều tăng qua mỗi năm. Trong đó, diện tích mía tập trung nhiều nhất ở xã Tân Tiến 1.078 ha, sản lƣợng năm 2012 đạt 89.877 tấn, chiếm trên 40% sản lƣợng của vùng.

Cây ăn quả cũng đƣợc trồng nhiều ở thành phố Vị Thanh, chiếm khoảng 13% trong tổng số diện tích đất trồng trọt. Cây ăn quả đƣợc trồng chủ yếu là cam, quýt, bƣởi, xoài và khóm (dứa). Tuy diện tích trồng trọt không nhiều và

ổn định qua các năm nhƣng sản lƣợng thu hoạch hàng năm đều tăng. Năm 2010, tổng sản lƣợng thu hoạch đƣợc là 15.288 tấn, con số này đã tăng lên 17.620 tấn trong năm 2012, tăng 15,3% so với năm 2010. Sản lƣợng thu hoạch chủ yếu từ cây khóm, chiếm khoảng 76% tổng sản lƣợng cây ăn quả, sản lƣợng những loại cây khác không đáng kể.

Gieo trồng các loại rau màu cũng đƣợc đƣợc đẩy nhanh tiến độ. Tính đến năm 2012, diện tích rau màu đạt đƣợc 837 ha, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trƣớc, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2010. Sản lƣợng thu hoạch đạt 9.641 tấn. Cây công nghiệp lâu năm của vùng chủ yếu là cây dừa. Diện tích và sản lƣợng dừa không đáng kể, nông dân hiện đang thu hẹp diện tích trồng dừa để chuyển sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế hơn. Diện tích dừa năm 2012 đạt 375 ha, sản lƣợng đạt 1.398 tấn.

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ ở thành phố vị thanh tỉnh hậu giang (Trang 30)