Trong ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ ở thành phố vị thanh tỉnh hậu giang (Trang 35)

Thời gian gần đây, sản lƣợng lúa thu hoạch tăng liên tục do nông dân tăng diện tích gieo sạ tuy nhiên giá lúa lại giảm mạnh do không thƣơng lái nào đến mua.8

Áp lực giá lúa ngày càng giảm xuất phát từ việc giá gạo trên thị trƣờng bị biến động, nguồn cung lúa gạo trên thị trƣờng quá nhiều, trong khi đó lƣợng hàng tồn kho tại các doanh nghiệp lại quá lớn, vì thế, bắt buộc doanh nghiệp phải hạ giá mua lúa nguyên liệu để tránh rủi ro giá gạo trên thị trƣờng ngày một giảm. Có trƣờng hợp thƣơng lái đã đặt tiền cọc cho nông dân nhƣng vẫn hủy hợp đồng, bỏ tiền cọc do e ngại giá lúa sẽ giảm trong thời gian tới. Tình trạng giá gạo giảm liên tục nhƣ vậy là do việc xuất khẩu của nƣớc ta gặp nhiều khó khăn, các nƣớc xuất khẩu gạo lớn nhƣ Ấn Độ, Thái Lan đang đẩy mạnh tiêu thụ gạo để giảm lƣợng hàng tồn kho. Thêm vào đó, các nƣớc nhập khẩu lại không ngừng ép giá. Áp lực từ nhiều phía đã làm giá gạo xuất khẩu giảm mạnh, làm cho giá thu mua lúa theo đó cũng giảm đáng kể.

Không chỉ bị ảnh hƣởng từ thị trƣờng bên ngoài, vấn đề rủi ro giá lúa thấp còn xuất phát từ trong chính quá trình sản xuất của nông hộ. Lâu nay nông hộ chỉ quan tâm đến sản lƣợng lúa thu hoạch đƣợc nhiều hay ít mà dần quên đi chất lƣợng của sản phẩm mới là quan trọng. Tuy nƣớc ta là một nƣớc xuất khẩu gạo nhiều nhất9

trên thế giới nhƣng chất lƣợng hạt gạo lại không đƣợc đánh giá cao, giá gạo thuộc loại rẻ nhất thế giới. Điều này là do nông hộ sử dụng giống vẫn còn pha tạp từ nhiều nguồn làm cho chất lƣợng lúa không đồng nhất, sản phẩm không đƣợc đánh giá cao trên thị trƣờng vì thế giá bán ra còn thấp. Bên cạnh đó, sản xuất của nông hộ vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán nên việc đầu tƣ công nghệ sản xuất và bảo quản vẫn còn chƣa phát triển, nông sản thu hoạch phải tiêu thụ ngay nếu không sẽ bị hƣ hỏng, điều này làm giảm sản lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng nông sản, gây ảnh hƣởng trực tiếp tới thu nhập của nông hộ. Đây cũng là nhƣợc điểm để thƣơng lái ép giá, hạ giá mua sản phẩm.

Trái cây rớt giá vào một số thời điểm trùng với thời điểm thu hoạch của một số tỉnh lân cận, việc cạnh tranh với những mặt hàng ngoài tỉnh là không tránh khỏi, thị trƣờng tiêu thụ bị chia nhỏ làm cho giá trái cây giảm mạnh. Bên cạnh đó, trái cây trong vùng còn chịu áp lực cạnh tranh từ phía trái cây nhập ngoại nhƣ Thái Lan, Mỹ, Öc,… khiến cho tiêu thụ ngày càng gặp khó khăn, giá cả thêm bấp bênh. Một trong những nguyên nhân khiến trái cây mất giá là do nông dân sản xuất đa phần là tự phát, đến mùa thu hoạch, sản lƣợng cung

8

Nguyễn Hải, 2012. Giá lúa giảm sâu

9

trên thị trƣờng quá lớn, gây ứ đọng, giá cả theo đó giảm mạnh, ảnh hƣởng tới thu nhập của nông hộ.

Thêm vào đó, trái cây lại là mặt hàng dễ hƣ hỏng, nếu không muốn bị thất thoát bắt buộc nông hộ phải lo tìm đầu ra ngay khi trái cây đƣợc thu hoạch, đây cũng là nguyên nhân khiến trái cây bán ra không đƣợc giá cao vì bị thƣơng lái ép giá. Ngoài ra, nông hộ sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, chƣa tập trung thành vùng chuyên canh có diện tích lớn, công nghệ sau thu hoạch và chế biến chƣa cao, nhà vƣờn chƣa quan tâm đúng mức đến vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lƣợng trái cây trong sản xuất, vì thế, chất lƣợng sản phẩm không đƣợc đánh giá cao nhƣ những loại trái cây nhập khẩu, gây khó khăn cho việc cạnh tranh trên thị trƣờng.

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ ở thành phố vị thanh tỉnh hậu giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)