1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích ảnh hưởng các phương pháp xuất kho nguyên vật liệu đến tổng chi phí sản xuất và giá vốn sản phẩm thau đúc tại doanh nghiệp tân thành công

122 493 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ TRÚC LINH PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CÁC PHƯƠNG PHÁP XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẾN TỔNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ VỐN SẢN PHẨM THAU ĐÚC TẠI DOANH NGHIỆP TÂN THÀNH CÔNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 Tháng 11/2013 i a TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ TRÚC LINH MSSV: LT11214 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CÁC PHƯƠNG PHÁP XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẾN TỔNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ VỐN SẢN PHẨM THAU ĐÚC TẠI DOANH NGHIỆP TÂN THÀNH CÔNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THU NHA TRANG Tháng 11/2013 Trang ii a LỜI CẢM TẠ …… Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ và khoảng thời gian ba tháng thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công là quá trình kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn đã giúp em nắm vững hơn những kiến thức chuyên ngành của mình, đồng thời cũng đúc kết cho bản thân được nhiều kinh nghiệm thực tế. Đến nay, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài “Phân tích ảnh hưởng các phương pháp xuất kho nguyên vật liệu đến tổng chi phí sản xuất và giá vốn sản phẩm thau đúc tại doanh nghiệp Tân Thành Công ”. Luận văn hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn được sự giúp đỡ tận tình từ phía Thầy Cô ở nhà trường và các Cô, Chú, Anh, Chị ở phòng kế toán đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ, các Thầy Cô Khoa kinh tế đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thu Nha Trang đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn em hoàn thành đề tài của mình một cách tốt nhất. Em cũng xin chân thành cảm ơn doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công, Chị Nguyễn Thị Ngọc Hà đã cung cấp cho em những số liệu cần thiết cũng như tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực tập và làm luận văn. Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ, Cô Nguyễn Thu Nha Trang, cùng toàn thể các Cô, Chú, Anh, Chị trong doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công được dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc của mình. TP. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) Nguyễn Thị Trúc Linh Trang i a TRANG CAM KẾT …… Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi và kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần thơ, ngày… tháng… năm 2013 Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) Nguyễn Thị Trúc Linh Trang ii a NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …… .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) Trang iii a MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................ 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................... 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ 2 1.4.1 Không gian ......................................................................................... 2 1.4.2 Thời gian ............................................................................................ 2 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................................. 4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................................................................... 4 2.1.1 Kế toán nguyên vật liệu ..................................................................... 4 2.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu ....................................... 4 2.1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu .......................................................... 4 2.1.1.3 Tính giá thực tế nguyên vật liệu ............................................... 5 2.1.1.4 Tính giá hạch toán nguyên vật liệu ........................................... 9 2.1.1.5 Kế toán nhập - xuất nguyên vật liệu ......................................... 9 2.1.2 Chi phí sản xuất ................................................................................ 11 2.1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất ..................................................... 11 2.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất ......................................................... 12 2.1.2.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ..................................... 13 2.1.3 Giá thành .......................................................................................... 15 2.1.3.1 Khái niệm và phân loại giá thành ............................................. 15 Trang iv a 2.1.3.2 Tính giá thành theo phương pháp giản đơn .............................. 16 2.1.4 Giá vốn hàng bán ............................................................................. 17 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 18 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 18 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................... 18 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG ............................................................................................................. 20 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ....................................... 20 3.2 SẢN PHẨM KINH DOANH VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM ............................................................................................................. 21 3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ........................... 22 3.3.1 Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 22 3.3.2 Chức năng từng bộ phận..................................................................... 23 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP .......................... 24 3.4.1 Tổ chức nhân sự ................................................................................. 24 3.4.2 Chức năng từng bộ phận..................................................................... 24 3.4.3 Chế độ kế toán áp dụng ...................................................................... 25 3.4.4 Hình thức kế toán áp dụng ................................................................. 25 3.5 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DOANH NGHIỆP 3 NĂM (2010-2012) .......................................................................................... 26 3.5.1 Nhận xét doanh thu............................................................................. 28 3.5.2 Nhận xét chi phí ............................................................................... 29 3.5.3 Nhận xét lợi nhuận ............................................................................. 31 3.6 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DOANH NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011, 2012 VÀ 2013 .................................................... 32 3.6.1 Nhận xét doanh thu............................................................................. 34 3.6.2 Nhận xét chi phí ............................................................................... 36 3.6.3 Nhận xét lợi nhuận ............................................................................. 38 3.7 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN .............................................................. 38 Trang v a CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CÁC PHƯƠNG PHÁP XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẾN TỔNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ VỐN SẢN PHẨM THAU ĐÚC TẠI DOANH NGHIỆP TÂN THÀNH CÔNG .......................................................................................................................... 40 4.1 ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP .......................................................................................................... 40 4.2 NHIỆM VỤ KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU ............................................................................................................... 40 4.2.1 Nhiệm vụ kế toán ............................................................................... 40 4.2.2 Nguyên tắc quản lý ............................................................................. 41 4.3 TÍNH GIÁ XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT KHO............. 42 4.3.1 Tính giá xuất kho nguyên vật liệu chính trong tháng 1/2011, 1/2012, 1/2013 ............................................................................................................. 42 4.3.2 Tính giá xuất kho nguyên vật liệu phụ trong tháng 1/ 2012, 1/2012, 1/2013 ............................................................................................................. 47 4.4 ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẾN CHI PHÍ SẢN XUẤT ................................................................ 51 4.5 ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẾN GIÁ VỐN VÀ LỢI NHUẬN GỘP ........................................... 60 4.5.1 Tính giá thành sản phẩm thau đúc ...................................................... 60 4.5.2 Ảnh hưởng của các phương pháp xuất kho đến giá vốn sản phẩm thau đúc .................................................................................................................... 65 4.6 ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............................................................ 69 4.6.1 Ảnh hưởng chỉ tiêu hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán .............. 70 4.6.2 Ảnh hưởng chỉ tiêu giá vốn và lợi nhuận gộp trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................................ 76 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP ............................................................................. 83 5.1 Nhận xét phương pháp tính trị giá xuất kho của doanh nghiệp ......... 83 5.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán xuất kho nguyên vật liệu nhằm tiết kiệm chi phí, giá vốn ............................................................................... 84 5.2.1 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho ................................. 84 Trang vi a 5.2.2 Quản lý chi phí nguyên vật liệu.......................................................... 85 CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 86 6.1 Kết luận ..................................................................................................... 86 6.2 Kiến nghị ................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 89 PHỤ LỤC........................................................................................................ 90 Trang vii a DANH SÁCH BẢNG …… Trang Bảng 3.1: Danh sách các mặt hàng đúc tại doanh nghiệp ............................... 21 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm (2010 – 2012) của doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công ..................................................................... 27 Bảng 3.3: So sánh doanh thu của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 ...... 28 Bảng 3.4: So sánh chi phí của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 ........... 29 Bảng 3.5: So sánh lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 ....... 31 Bảng 3.6: Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 .......................................................................................................................... 33 Bảng 3.7: Cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2011,2012 và 2013 ................................................................................................................. 35 Bảng 3.8: Cơ cấu chi phí trong 6 tháng 2011, 2012 và 2013 .......................... 36 Bảng 4.1: Nguyên vật liệu tại doanh nghiệp ................................................... 40 Bảng 4.2: Nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất thau đúc .................................... 42 Bảng 4.3: Tính giá xuất kho nguyên vật liệu chính sản xuất thau đúc 1/2011, 1/2012 và 1/2013 ............................................................................................. 43 Bảng 4.4: Tính giá xuất kho nguyên vật liệu phụ sản xuất thau đúc 1/2011, 1/2012 và 1/2013 ............................................................................................. 48 Bảng 4.5: Giá xuất kho nguyên vật liệu đồng tháng 1/2012 .......................... 48 Bảng 4.6: Trị giá xuất kho nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 ...................................................................... 49 Bảng 4.7: Bảng tiêu thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 .......................................... 52 Bảng 4.8: Tổng chi phí sản xuất sản phẩm thau đúc trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 ............................................................................................. 53 Bảng 4.9: Tính giá thành sản phẩm thau đúc trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 ............................................................................................................. 62 Bảng 4.10: Lượng sản phẩm hàn thành và bán ra trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 .......................................................................................................... 65 Trang viii a Bảng 4.11: Giá vốn theo các phương pháp xuất kho trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 ............................................................................................. 66 Bảng 4.12: Cách xác định hàng tồn kho cuối kỳ bằng các phương pháp xuất kho ................................................................................................................... 71 Bảng 4.13: Tổng hợp tồn kho cuối kỳ của nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và thành phẩm trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 ..................... 72 Bảng 4.14: Tổng hợp giá vốn và lợi nhuận trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 .............................................................................................................. 78 Trang ix a DANH SÁCH HÌNH …… Trang Hình 2.1: Sơ đồ kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên ................................................................................................................ 11 Hình 2.2: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất ............................................ 15 Hình 3.1: Quy trình chế tạo sản phẩm thau đúc, gang đúc ............................. 22 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp ............................................................ 23 Hình 3.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của doanh nghiệp ........................................ 24 Hình 3.4: Hệ thống thông tin kế toán máy tại doanh nghiệp .......................... 25 Hình 3.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung ..................... 26 Hình 3.6: Doanh thu của doanh nghiệp qua 3 năm (2010-2012) .................... 28 Hình 3.7: Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp qua 3 năm (2010-2012) .............. 30 Hình 3.8: Lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm (2010-2012) ..................... 32 Hình 3.9: Doanh thu hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2011,2012 và 2013 ................................................................................................................. 34 Hình 3.10: Biểu đồ cơ cấu doanh thu 6 tháng đầu năm 2011,2012 và 2013 .. 35 Hình 3.11: Cơ cấu chi phí 6 tháng đầu năm 2011,2012 và 2013 .................... 37 Hình 4.1: Giá trị xuất kho nguyên vật liệu chính trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 .............................................................................................................. 45 Hình 4.2: Giá trị xuất kho nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 ...................................................................... 50 Hình 4.3: Cơ cấu chi phí sản xuất tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013................ 54 Hình 4.4: Tổng chi phí sản xuất tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 ................. 55 Hình 4.5: Cơ cấu chi phí sản xuất theo các phương pháp xuất kho trong tháng 1/2012 .............................................................................................................. 56 Hình 4.6: Cơ cấu chi phí sản xuất theo các phương pháp xuất kho trong tháng 1/2013 .............................................................................................................. 58 Hình 4.7: Tổng chi phí sản xuất theo các phương pháp xuất kho trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 ................................................................................ 59 Trang x a Hình 4.8: Giá thành sản phẩm thau đúc theo các phương pháp xuất kho trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 ...................................................................... 64 Hình 4.9: Giá vốn thau đúc theo các phương pháp xuất kho trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 ............................................................................... 67 Hình 4.10: Tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm trong tháng 1/2011 ........ 73 Hình 4.11: Tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm trong tháng 1/2012 ........ 75 Hình 4.12: Tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm trong tháng 1/2013 ........ 76 Hình 4.13: Lợi nhuận gộp theo các phương pháp xuất kho trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 ............................................................................................. 81 Trang xi a DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT …… BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BQGQCK : Bình quân gia quyền cuối kỳ BQGQLH : Bình quân gia quyền liên hoàn CCDC : Công cụ dụng cụ CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPSX : Chi phí sản xuất CPSXC : Chi phí sản xuất chung CPSXDDCK : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ FIFO : Nhập trước xuất trước GTGT : Giá trị gia tăng KPCĐ : Kinh phí công đoàn LIFO : Nhập sau xuất trước NVL. : Nguyên vật liệu NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp SP. : Sản phẩm SXKD : Sản xuất kinh doanh TSCĐ : Tài sản cố định XDCB : Xây dựng cơ bản Trang xii a CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Với nền kinh tế mở hiện nay mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều chịu tác động mạnh mẽ của yếu tố cạnh tranh, để đứng vững trên thị trường tự bản thân các doanh nghiệp luôn đề ra những phương hướng hoạt động, tổ chức quản lý nguồn vốn, tài sản đến nhân sự sao cho phù hợp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đồng hành với doanh nghiệp tham gia vào quá trình quản lý là bộ phận kế toán cũng góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tài sản, chi phí, lợi nhuận và nâng cao chất lượng hoạt động. Là một doanh nghiệp sản xuất để thu được lợi nhuận trước hết doanh nghiệp phải chi ra các chi phí sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung… trong quá trình sản xuất sản phẩm. Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nó chiếm tỷ trọng lớn và là cơ sở cấu thành nên sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng sản phẩm mới. Giá trị của nguyên vật liệu trực tiếp trong việc cấu thành sản phẩm lại phụ thuộc vào các phương pháp tính trị giá xuất kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Ở mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng và sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời các phương pháp tính giá của nguyên vật liệu còn ảnh hưởng đến giá vốn, lợi nhuận gộp và các khoản mục trên báo cáo tài chính . Vậy chọn lựa phương pháp xuất kho nào là hợp lý để có thể kiểm soát được chi phí tốt nhất trong xu hướng nền kinh tế thị trường? Với đặc thù của doanh nghiệp Tân Thành Công là doanh nghiệp đa nghề sản xuất chân vịt tàu, gia công cơ khí, đúc kim loại, đóng mới phương tiện thủy…nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra được luân chuyển liên tục để sản xuất, chính điều đó cần tính toán trị giá xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp một cách khoa học hợp lý chặt chẽ đảm bảo hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và thu nhập cho doanh nghiệp. Với tầm quan trọng của phương pháp xuất kho trong sản xuất kinh doanh em đã chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của các phương pháp xuất kho nguyên vật liệu đến tổng chi phí sản xuất và giá vốn sản phẩm thau đúc tại doanh nghiệp Tân Thành Công ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Trang 1 a 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp xuất kho nguyên vật liệu đến tổng chi phí sản xuất và giá vốn sản phẩm thau đúc tại doanh nghiêp Tân Thành Công. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tính giá trị xuất kho nguyên vật liệu theo các phương pháp xuất kho trong quá trình sản xuất sản phẩm. - Phân tích ảnh hưởng các phương pháp xuất kho đến tổng chi phí sản xuất, giá vốn, một số khoản mục trên báo cáo tài chính. - Đánh giá phương pháp xuất kho doanh nghiệp lự chọn, đề xuất phương pháp tính giá hợp lý nhất. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Ảnh hưởng của phương pháp xuất kho tác động đến sự thay đổi của tổng chi phí sản xuất, giá vốn và lợi nhuận như thế nào? - Phương pháp xuất kho mà doanh nghiệp đang áp dụng đã phù hợp chưa? - Phương pháp nào mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp? 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp xuất kho nguyên vật liệu tại doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công. 1.4.2 Thời gian -Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 – 12/11/2013. - Số liệu sử dụng phân tích trong bài là số liệu của tháng 1/2011, tháng 1/2012, tháng 1/2013, kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2010-2012 và 6 tháng 2011, 2012 và 2013. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các phương pháp xuất kho đối với nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm thau đúc tại doanh nghiệp trong tháng 1/2011,1/2012 và 1/2013. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Trần Thị Thanh Xuân, 2012. Phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Nhật Quang. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. Mục tiêu chính của đề tài là phân tích biến động chi phí sản xuất của công ty và tìm ra giải pháp kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng. Để đạt mục tiêu đó tác giả đã phân tích sự biến động về đơn giá và lượng của các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, ngoài ra phân tích sự biến động chi phí sản xuất thực tế so với kế hoạch để đánh giá khả năng kiểm soát chi phí của công ty. Qua đề tài Trang 2 a giúp em tìm hiểu cách phân tích biến động các khoản mục chi phí và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. Huỳnh Thị Tuyết Hồng, 2010. Phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Phú Thạnh. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. Nội dung đề tài là tính giá thành đồng thời phân tích tác động của chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm, qua đó đánh giá tình hình quản lý chi phí trong sản xuất của công ty bằng phương pháp so sánh, phương pháp liên hoàn để phân tích. Tham khảo đề tài giúp em có phương hướng phân tích khoản mục chi phí sản xuất đến giá thành, và cách trình bày, nội dung cơ sở lý luận để bổ sung vào luận văn của mình. Hà Thị Phương Dung, 2011. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho và ảnh hưởng của nó tới chi phí sản xuất, giá vốn, lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Chuyên đề kinh tế. Cao đẳng kinh tế Hà Nội. Đề tài chủ yếu tập trung tính toán giá trị xuất kho nguyên vật liệu theo các phương pháp xuất kho khác nhau và ảnh hưởng của phương pháp tới chi phí sản xuất, giá vốn và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp so sánh tác giả đã làm nổi bật sự ảnh hưởng giá trị xuất kho bằng các phương pháp xuất kho nguyên vật liệu, tham khảo chuyên đề này em có được nội dung phân tích đề tài của mình cần có, tuy nhiên chuyên đề chỉ nói sự khác nhau giữa các giá trị xuất kho chưa phân tích sâu ảnh hưởng của nó đến giá vốn, lợi nhuận vì vậy luận văn của em sẽ phân tích kỹ hơn ảnh hưởng của phương pháp xuất kho nguyên vật liệu. Trang 3 a CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Kế toán nguyên vật liệu 2.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu  Khái niệm: Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp.  Đặc điểm: Nguyên vật liệu tham gia vào từng chu kỳ sản xuất nhất định và vật liệu bị hao mòn toàn bộ hoặc bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể sản phẩm, do đó giá trị của nó được tính một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Với đặc điểm này vật liệu được xếp vào loại tài sản lưu động của doanh nghiệp. ( Phan Đức Dũng, 2009, trang 182) 2.1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu a) Phân loại nguyên vật liệu theo tính năng sử dụng - Nguyên, vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của doanh nghiệp, là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành thực thể sản phẩm. Ví dụ các loại sợi trong doanh nghiệp chế biến bông, các loại vải là vật liệu chính của doanh nghiệp may, các sản phẩm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp… - Vật liệu phụ: khi tham gia vào quá trình sản xuất vật liệu phụ không cấu thành nên thực thể của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị hình dáng…làm tăng thêm chất lượng và giá trị sử dụng của sản phẩm. - Nhiên liệu: có cấp tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất. Ví dụ như xăng, dầu, than, gas… - Phụ tùng thay thế: là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, TSCĐ, phương tiện vận tải… - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những vật liệu, thiết bị dùng trong xây dựng cơ bản như gạch, cát, đá. - Phế liệu: những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Phế liệu đã mất hết hoặc mất một phần lớn giá trị sử dụng ban đầu như sắt, thép, gỗ vụn… b) Phân loại theo nguồn cung cấp - Nguyên, vật liệu mua ngoài. Trang 4 a - Vật liệu tự chế biến, thuê ngoài gia công. - Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh, được cấp… 2.1.1.3 Tính giá thực tế nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho vì vậy kế toán nguyên vật liệu phải tuân theo chuẩn mực kế toán số 02 “ Hàng tồn kho” trong việc hạch toán nhập, xuất kho nguyên vật liệu. Để có thể theo dõi sự biến động của nguyên vật liệu trên các sổ kế toán khác nhau (sổ chi tiết, sổ tổng hợp) và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan tới nguyên vật liệu doanh nghiệp cần thực hiện tính giá của nó. Tính giá nguyên vật liệu là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện trị giá nguyên vật liệu nhập – xuất – tồn kho trong kỳ. Nguyên vật liệu được tính giá theo giá thực tế hoặc giá hạch toán. a) Giá thực tế nhập kho Giá thực tế được hình thành trên cơ sở chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Giá thực tế nhập kho được xác định tùy theo từng nguồn nhập, từng lần nhập  Nguyên vật liệu mua ngoài. Giá thực tế Giá mua trên = hóa đơn nhập kho + Chi phí mua hàng (nếu có) Thuế không + hoàn lại (nếu có) Các khoản - giảm trừ (nếu có) - Chi phí mua hàng: gồm chi phí vận chuyển, bốc dở, chi phí thuê kho bãi… - Thuế không hoàn lại: bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. - Các khoản giảm trừ khi mua: gồm chiết khấu thương mại, giảm giá mua hàng và hàng mua bị trả lại.  Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng sản xuất kinh doanh chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thì giá trị mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và hạch toán vào tài khoản 133 “thuế GTGT được khấu trừ”.  Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào phản ánh theo tổng giá thanh toán. Trang 5 a  Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến. Giá thực tế nhập = Giá thực tế xuất gia công+chi phí gia công+chi phí liên quan  Nguyên vật liệu nhận góp vốn, liên doanh. Giá thực tế = giá thỏa thuận giữa các bên tham gia góp vốn + chi phí liên quan  Nguyên vật liệu được tài trợ, biếu tặng. Giá thực tế = Giá tương đương tại thời điểm nhận + Chi phí tiếp nhận b) Giá thực tế xuất kho Theo Nguyễn Phú Giang (2009, trang 80): Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh kế toán có nhiệm vụ xác định giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng. Do nguyên vật liệu được nhập kho ở các thời điểm khác nhau sẽ có giá thực tế nhập khác nhau, tùy theo đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và trình độ của kế toán có thể sử dụng trong các phương pháp sau: - Phương pháp giá thực tế đích danh Phương pháp nhập trước – xuất trước ( FIFO) Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO) Phương pháp bình quân gia quyền (cuối kỳ, từng lần nhập)  Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Là xác định giá xuất kho theo giá trị thực tế từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể. Phương pháp áp dụng cho doanh nghiệp ít mặt hàng, hàng có giá trị lớn, mặt hàng ổn định. Phương pháp này phù hợp giữa chi phí và doanh thu, song phần lớn doanh nghiệp không áp dụng phương pháp này. + Ưu điểm: thuận lợi cho kế toán trong việc tính giá hàng hóa. Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất. Chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế, giá trị hàng tồn kho được đánh giá đúng theo trị giá thực tế của nó. + Nhược điểm: chỉ phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng, ít chủng loại, có thể phân biệt chia tách nhiều thứ riêng lẻ. Bên cạnh đó nó tính giá hàng hóa không sát với giá thị trường. Trang 6 a  Phương pháp nhập trước- xuất trước (FIFO): Phương pháp áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước sẽ được xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Theo phương pháp này trị giá hàng xuất kho được tính theo giá lô hàng nhập kho đầu kỳ, trị giá hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá nhập kho cuối kỳ. Phương pháp thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm và giá hàng tồn kho nhỏ nhất và lợi nhuận trong kỳ giảm. + Ưu điểm: phương pháp phản ánh trên bảng cân đối kế toán được đánh giá sát với thời điểm lập báo cáo và kế toán có thể tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời. + Nhược điểm: phương pháp thể hiện doanh thu không phù hợp với chi phí thực tế. Theo phương pháp này doanh thu tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệu…đã có từ lâu. Đồng thời số lượng, chủng loại các mặt hàng lớn dẫn đến chi phí cho việc hạch toán và khối lượng công việc nhiều và phức tạp. Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại, và số lần nhập kho của nguyên vật liệu không nhiều.  Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO): Phương pháp áp dụng trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, xuất trước đợt nhập sau mới xuất đến đợt nhập trước đó. Theo phương pháp này trị giá hàng xuất kho được tính theo trị giá của hàng được nhập sau cùng, giá trị hàng tồn kho là giá nguyên vật liệu nhập đầu kỳ. + Ưu điểm: giá trị xuất nguyên vật liệu phù hợp với thị trường, có lợi cho doanh nghiệp trong xu hướng tăng giá của nguyên vật liệu. + Nhược điểm: Phương pháp này làm cho chi phí quản lý hàng tồn kho cao.  Phương pháp bình quân gia quyền (liên hoàn, cuối kỳ) Phương pháp giá bình quân gia quyền trị giá nguyên vật liệu được tính theo giá trị trung bình của từng loại nguyên vật liệu. Giá trị trung bình được tính theo từng lần nhập kho hay cuối kỳ. Trang 7 a  Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ Đơn giá bình quân cuối kỳ = Trị giá thực tế tồn kho đầu kỳ + Tổng trị giá thực tế nhập kho Số lượng tồn kho đầu kỳ + Tổng số lượng nhập kho Trị giá NVL xuất = Đơn giá bình quân x số lượng nguyên vật liệu xuất kho + Ưu điểm: Giảm hạch toán chi tiết nguyên vật liệu so với phương pháp LIFO và FIFO, phương pháp này không phụ thuộc số lần hay từng loại nhập kho. + Nhược điểm: Tính giá nguyên vật liệu xuất kho cuối kỳ ảnh hưởng đến tiến độ các khâu kế toán khác và phải đánh giá từng loại nguyên vật liệu xuất kho.  Phương pháp bình quân gia quyền theo từng lần nhập Theo phương pháp này mỗi lần nhập kế toán xác định đơn giá bình quân nguyên vật liệu. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng nguyên vật liệu xuất kho 2 lần nhập liên tiếp để xác định giá nguyên vật liệu xuất. Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = Trị giá thực tế tồn kho đầu kỳ + Trị giá thực tế lần nhập đó Số lượng tồn kho đầu kỳ + Số lượng của lần nhập đó Trị giá xuất thực tế = Đơn giá bình quân liên hoàn x số lượng NVL xuất kho Sau đó xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo công thức: Trị giá tồn kho cuối kỳ = Đơn giá bình quân x số lượng nguyên vật liệu tồn kho + Ưu điểm: phương pháp này không mang tính áp đặt chi phí cho từng đối tượng cụ thể như các phương pháp khác. + Nhược điểm: Nó che giấu sự biến động của giá do tồn cuối kỳ chịu ảnh hưởng tồn kho đầu kỳ và giá mua hàng hóa trong kỳ không phản ánh được giá thực tế của nguyên vật liệu. Trang 8 a Mỗi phương pháp tính trị giá xuất kho có ưu và nhược điểm riêng, mức độ chính xác và độ tin cậy mỗi phương pháp tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nhiệp vụ cũng như phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Ngoài ra lựa chọn phương pháp tính trị giá xuất kho phụ thuộc vào tính chất phức tạp về chủng loại, quy cách, biến động của từng nguyên vật liệu khác nhau. Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp tính trị giá xuất kho nguyên vật liệu sao cho phù hợp nhưng phải đảm bảo tính nhất quán trong kỳ kế toán. 2.1.1.4 Giá hạch toán nguyên vật liệu Doanh nghiệp có thể lựa chọn cách giá hạch toán nguyên vật liệu theo giá thực tế tồn kho của cuối kỳ trước hoặc theo giá dự tính của doanh nghiệp. Vì giá hạch toán không phản ánh chính xác chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trong sản xuất, do đó phải điều chỉnh trị giá thực tế nguyên vật liệu cuối kỳ. Phương pháp điều chỉnh tiến hành theo hai bước: Bước 1: Xác định hệ số chênh lệch giá: Hệ số chênh lệch giá = Trị giá thực tế NVL + Trị giá thực tế NVL nhập kho trong kỳ tồn kho đầu kỳ Trị giá hạch toán + Trị giá hạch toán NVL NVL tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ Bước 2 : Xác định giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo công thức: Trị giá thực tế NVL xuất kho trong kỳ = Trị giá hạch toán NVL xuất kho trong kỳ X Hệ số chênh lệch giá Bước 3: Điều chỉnh giá thực tế nhập kho - Nếu giá hạch toán lớn hơn giá thực tế: dùng phương pháp ghi số âm - Nếu giá hạch toán nhỏ hơn giá thực tế: dùng phương pháp ghi bổ sung 2.1.1.5 Kế toán nhập xuất nguyên vật liệu a) Tài khoản sử dụng: Tài khoản 152 “Nguyên liệu - vật liệu” Dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng giảm của các loại nguyên vật liệu trong kho doanh nghiệp. Trang 9 a Tài khoản 152 có thể mở các tài khoản cấp 2 để kế toán chi tiết theo từng loại nguyên, vật liệu căn cứ vào tính năng sử dụng phân loại phù hợp với yêu cầu theo dõi và quản lý của kế toán. Tài khoản gồm: Tài khoản 1521: Nguyên vật liệu chính Tài khoản 1522: Vật liệu phụ Tài khoản 1523: Nhiên liệu Tài khoản 1524: Phụ tùng thay thế Tài khoản 1525: Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản Tài khoản 1528: Vật liệu khác TK 152 “ nguyên liệu, vật liệu” - Trị giá nguyên vật liệu nhập kho - Trị giá xuất kho nguyên vật liệu dùng sản xuất kinh doanh. trong kỳ. - Trị giá nguyên vật liệu phát hiện - Trị giá nguyên vật liệu phát hiện thiếu khi kiểm kê thừa khi kiểm kê. Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có SDCK: Trị giá nguyên vật liệu tồn kho b) Chứng từ sử dụng  Chứng từ nhập: - Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn GTGT - Phiếu đặt mua hàng - Phiếu nhập kho  Chứng từ xuất: - Phiếu đề xuất vật tư sử dụng - Phiếu xuất kho - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ  Chứng từ quản lý: thẻ kho, biên bản kiểm kê hàng tồn kho Trang 10 a c) Sơ đồ hạch toán 152 “Nguyên vật liệu” 111,112,331 154, 642, 241 Nhập kho NVL mua ngoài Thuế GTGT Xuất NVL cho SXKD, XDCB 133 154 (nếu có) Xuất NVL thuê ngoài 3333 111,112,331 Thuế nhập khẩu NVL CKTM, giảm giá, trả lại hàng (nếu có) 1331 Thuế GTGT 411 632 Nhận vốn góp bằng NVL Xuất bán NVL 3381 NVL phát hiện thừa khi kiểm kê Hình 2.1: Sơ đồ kế toán nguyên vật liệu (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) 2.1.2 Chi phí sản xuất 2.1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình thường xuyên, liên tục các loại chi phí sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm. Theo Nguyễn Thị Đông (2009, trang 190) nêu rằng: “Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)”. + Hao phí lao động sống: hao phí sức lao động của con người, biểu hiện qua chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. + Hao phí lao động vật hóa: hao phí các đối tượng lao động và tư liệu lao động, biểu hiện qua chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, chi phí sử dụng công cụ, chi phí sử dụng nhà xưởng. Trang 11 a 2.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc tính nhất định. Tùy theo sự xem xét chi phí ở các góc độ khác nhau và mục đích quản lý chi phí mà người ta có thể lựa chọn tiêu thức phân loại cho phù hợp. (Nguyễn Thị Đông, 2009, trang 191) Tuy nhiên về mặt hạch toán chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức sau:  Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (nội dung tính chất kinh tế của chi phí) Theo cách phân loại này có thể chia chi phí sản xuất thành 5 yếu tố như sau: - Chi phí nguyên vật liệu: gồm các NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu…mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: gồm toàn bộ số tiền công, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, và BHTN theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm thực hiện trong kỳ. - Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm toàn bộ số tiền trích trong kỳ của TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản chi trả do mua ngoài, thuê ngoài phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí bằng tiền khác: gồm các chi phí bằng tiền ngoài các loại kể trên mà doanh nghiệp chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng cho phép hiểu rõ cơ cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung cấp vật tư, huy động vốn, sử dụng vốn.  Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: những chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. Ví dụ: chi phí vải cho may quần áo, chi phí sợi để dệt vải, chi phí bông để kéo sợi,… - Chi phí nhân công trực tiếp: những chi phí liên quan đến bộ phận nhân công trực tiếp đứng máy sản xuất ra sản phẩm. Ví dụ: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận nhân công này. - Chi phí sản xuất chung: toàn bộ những chi phí sản xuất khác phát sinh tại phân xưởng, ngoại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công Trang 12 a trực tiếp. Ví dụ: chi phí nhân viên quản lý và phục vụ sản xuất; chi phí nhiên liệu; chi phí phụ tùng thay thế; chi phí công cụ - dụng cụ; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí điện, nước, viễn thông, văn phòng phẩm… Ngoài cách phân loại trên chi phí sản xuất còn được phân theo nhiều cách khác như phân theo chi phí khối lượng công việc hoàn thành, chi phí trong quá trình sản xuất. 2.1.2.3 Tập hợp chi phí sản xuất a) Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là một phương pháp hoặc một hệ thống các phương pháp được sử dụng nhằm tập hợp hệ thống hóa các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từng thời kỳ nhất định vào các kỳ kế toán và phân chia các chi phí theo các yếu tố chi phí, khoản mục chi phí theo đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất. Có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, tùy thuộc vào các đối tượng kế toán tập hợp chi phí mà kế toán áp dụng phương pháp phù hợp.  Phương pháp tập hợp trực tiếp - Theo phương pháp, các chi phí khi phát sinh có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí nào thì tập hợp chi phí trực tiếp cho đối tượng đó. Phương pháp áp dụng đối với những chi phí có thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí (ví dụ: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) - Ưu điểm: tập hợp chi phí chính xác và hiệu quả nhất, phục vụ cho công tác kế toán quản trị. - Nhược điểm: mất nhiều thời gian và công sức, một số chi phí liên quan đến nhiều đối tượng không thể tách riêng được.  Phương pháp phân bổ gián tiếp - Phương pháp áp dụng cho một loại chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và kế toán không tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được. - Kế toán phân bổ chi phí cho các đối tượng theo công thức: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng = Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ Tổng đại lượng tiêu chuẩn để phân bổ x Đại lượng tiêu chuẩn để phân bổ b) Tập hợp chi phí sản xuất - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là tất cả các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản Trang 13 a xuất sản phẩm. Các nguyên vật liệu này có thể xuất từ kho ra sử dụng, hoặc tự sản xuất, hoặc mua về đưa về sử dụng ngay. - Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản thù lao phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ, như tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp do chủ sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí kinh doanh một tỷ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của công nhân sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp như tiền lương nhân viên phân xưởng, vật liệu dụng cụ dùng cho phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ. Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí, không hạch toán riêng được áp dụng phân bổ gián tiếp phân bổ. (Nguyễn Thị Đông, 2009, trang 202-206) Cuối kỳ, căn cứ vào các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã được kết chuyển, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng kết hợp với việc đánh giá sản phẩm dở dang (nếu có) của tháng để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành.  Tài khoản sử dụng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” - Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh. - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được. - Giá thành thực tế sản xuất nhập kho hoặc chuyển bán. Tổng số phát sinh Nợ SDCK: Trị giá CPSXDDCK Tổng số phát sinh Có Trang 14 a  Sơ đồ hạch toán 154 “Chi phí SXKD dở dang” 152,153 Xuất kho NVL 142,24 21 152, 153 Nhập kho NVL 155 Nhập kho thành phẩm Phân bổ giá trị CCDC 214 157 Gửi bán sản phẩm Khấu hao TSCĐ 334,338 Tiền lương, BHXH, BHYT 111,112,33 11 Xuất bán sphẩm 632 Chi phí mua ngoài Hình 2.2: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất 2.1.3 Giá thành 2.1.3.1 Khái niệm và phân loại giá thành Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm mà doanh nghiệp đã bỏ ra gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng sản xuất, làm căn cứ để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. (Nguyễn Thị Đông, 2009, trang 193) Trong thực tế giá thành là một phạm trù kinh tế phản ánh mức hao phí lao động sản xuất ra sản phẩm hoặc hoàn thành sản phẩm dịch vụ. Xét về bản chất giá thành là lượng hao phí lao động kết tinh trong sản phẩm dịch vụ hoàn thành. Để quản lý và điều chỉnh chi phí sản xuất hạ thấp giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Người ta dùng các loại giá thành sau: Trang 15 a  Theo nội dung tính chất được tính vào giá thành - Giá thành định mức: là giá thành được tính trên cơ sở định mức chi phí sản xuất tiêu hao hiện hành, việc tính giá thành sản xuất được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và là thước đo chính xác để xác định kết quả kinh doanh. - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản xuất được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch sản phẩm được xác định trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được xem là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành nhằm để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. - Giá thành thực tế: là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế được tính toán sau khi đã xác định được kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh.  Theo phạm vi phát sinh chi phí sản xuất - Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): là giá thành của sản phẩm ở tại công xưởng chỉ bao gồm; chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Giá thành tiêu thụ (hay giá thành toàn bộ): là giá thành gồm giá vốn và tất cả các chi phí như chi phí quản lý, chi phí bán hàng và các loại chi phí khác… 2.1.3.2 Tính giá thành sản phẩm Để tính giá thành sản phẩm có nhiều phương pháp tính khác nhau, do đề tài chỉ nghiên cứu cách tính giá thành tại doanh nghiệp nên giới hạn các phương pháp tính giá thành, nội dung tính giá thành theo phương pháp giản đơn. - Điều kiện áp dụng: sản xuất có quy trình công nghệ giản đơn, khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn. - Đối tượng tập hợp chi phí: sản phẩm, phân xưởng… - Đối tượng tính giá thành: sản phẩm - Kỳ tính giá thành: tháng, quý… - Phương pháp tính: Trang 16 a + Xác định tổng giá thành thực tế sản phẩm: Z = Dđk + C - Dck - G Trong đó: Z : tổng giá thành thực tế sản phẩm Dđk : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ C : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ G: khoản giảm trừ chi phí sản xuất trong kỳ (giá trị phế liệu, thu bồi thường..) + Xác định giá thành thực tế đơn vị sản phẩm: Z đv = Z/ Stp Trong đó: Zđv: giá thành đơn vị sản phẩm Z: tổng giá thành thực tế sản phẩm Stp: số lượng thành phẩm 2.1.4 Giá vốn hàng bán Võ Văn Nhị (2009, trang 192) định nghĩa: “giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán được (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành, đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ”  Tài khoản sử dụng: TK 632 “ Giá vốn hàng bán” - Trị giá của các loại sản phẩm đã được bán trong kỳ. Tổng số phát sinh Nợ - Kết chuyển giá vốn sản phẩm đã bán được để xác định kết quả kinh doanh. Tổng số phát sinh Có Trang 17 a 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp từ các chứng từ phát sinh, sổ sách kế toán về tình hình tập hợp chi phí và tính giá thành do phòng kế toán cung cấp. - Tham khảo sách và giáo trình, internet có liên quan đến đề tài. - Tham khảo các báo cáo tốt nghiệp của các sinh viên thực tập trước đó. - Một số văn bản quy định về chế độ tài chính hiện hành. - Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu  Phương pháp so sánh. - Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. - Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu phải thống nhất nội dung phản ánh, về phương pháp tính toán, về yếu tố không gian, thời gian, đơn vị đo lường, quy mô và điều kiện kinh doanh. - Gốc so sánh: thông thường gốc so sánh được xác định theo thời gian (thời kỳ, thời điểm) hoặc không gian hoặc cả thời gian và không gian tùy thuộc vào điều kiện và mục đích phân tích cụ thể. + Về mặt thời gian: gốc so sánh có thể lựa chọn kỳ kế hoạch, kỳ trước, hay lựa chọn các điểm thời gian (năm, tháng, tuần, ngày cụ thể…). Mục đích lựa chọn gốc so sánh theo thời gian nhằm đánh giá kết quả đạt được, mức độ và xu hướng tăng trưởng của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. + Về mặt không gian: tùy theo mục đích so sánh mà gốc so sánh về mặt không gian khác nhau, ví dụ so sánh từng bộ phận với tổng thể để biết được mức độ phổ biến của bộ phận; so sánh trị số chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu với trị số tương ứng của các đơn vị khác có cùng điều kiện hay so với trung bình ngành… - Kỹ thuật so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tuyệt đối sử dụng để phản ánh quy mô các hiện tượng, sự vật, hoạt động… Vì vậy so sánh bằng số tuyệt đối các nhà phân tích biết được quy mô biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. Trang 18 a + So sánh bằng số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu gốc thể hiện mức độ hoàn thành hoặc để chỉ tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu muốn đo lường… Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu nghiên cứu. Trong phân tích tùy vào mục đích phân tích mà sử dụng các dạng so sánh bằng số tương đối khác nhau; trong đó kỹ thuật so sánh số tương đối kết cấu được sử dụng trong bài phân tích. + So sánh bằng số tương đối kết cấu: số tương đối kết cấu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể. Thông qua số tương đối kết cấu các nhà phân tích chỉ rõ: trong một tổng thể, từng bộ phận cấu thành chiếm tỷ trọng bao nhiêu %. Tỷ trọng của bộ phận i trong tổng thể = Trị số của bộ phận i Trị số của tổng thể x 100  Phương pháp liên hệ cân đối. - Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc lập, tách biệt với nhau và cùng tác động đồng thời đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng. Các mối quan hệ cân đối dẫn đến sự cân bằng về mức độ biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của từng đối tượng. Dựa vào mối liên hệ cân đối này nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích. Trang 19 a CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Cần Thơ là một trong những tỉnh lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, vốn là vùng sông nước nên nhu cầu về phụ tùng về các phương tiện vận chuyển đường thủy (chân vịt tàu), các ngành gia công cơ khí được xem là một nhu cầu thiết yếu. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, năm 1990 cơ sở đúc gang Tân Thành Công ra đời. Khởi đầu bằng nghề sản xuất các loại chân vịt tàu, phụ tùng máy cày, gia công cơ khí, đúc kim loại… cơ sở Tân Thành Công đã thu hút được nhiều khách hàng. Sau 10 năm hoạt động dạng cơ sở đến ngày 21/08/2000 chủ cơ sở chuyển sang hình thức Doanh nghiệp tư nhân. Sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng gần với người tiêu dùng vì mẫu mã, chất lượng đảm bảo, giao hàng đúng hạn, giá phù hợp… Từ năm 2002 do nhu cầu chuyển từ ghe gỗ sang xà lan, ghe sắt càng tăng doanh nghiệp Tân Thành Công đã bước sang một bước đột phá, chủ Doanh nghiệp đầu tư máy móc cơ sở vật chất để nhận đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Với uy tín và kinh nghiệm kinh doanh đến nay doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sang lĩnh vực vận chuyển đường thủy với 6 chiếc xà lan, 1 cần cẩu khai thác cát vàng tại Tân Châu – An Giang. Ngoài ra doanh nghiệp còn nhận san lấp mặt bằng, cho thuê thiết bị cơ giới, phương tiện vận tải thuỷ bộ, xuất nhập khẩu cát với mong muốn mở rộng quy mô và mở rộng thị trường. Đi đôi với sự phát triền lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp không ngừng đổi mới máy móc, trang thiết bị và nâng cao tay nghề của thợ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.  Thông tin sơ lược về doanh nghiệp: - Tên doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công - Địa chỉ: 121A Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ - Chủ doanh nghiệp: Ông NGUYỄN VĂN LỢI - Tổng số vốn ban đầu: 1.647.500.000 đồng - Điện thoại: 0710.3820564 – 0710.2220866 , Fax: 07103.839166 Trang 20 a - Mã số thuế: 1800393136 - Địa chỉ giao dịch: 52-54 Đồng Khởi, phường An Lạc, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ - Email: dntntanthanhcong08@yahoo.com - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5701000146 do sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Cần Thơ cấp lần đầu ngày 21/08/2000 Từ năm 2000 đến nay, doanh nghiệp đã thay đổi bổ sung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời điểm đăng ký cấp lại thay đổi lần 7 vào ngày 19/02/2009 với số vốn đầu tư 9.729.197.190 đồng. 3.2 SẢN PHẨM KINH DOANH VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công là một doanh nghiệp đa nghề vừa hoạt động sản xuất sản phẩm vừa có hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển đường thủy và một số hoạt động kinh doanh khác như: san lấp mặt bằng, cho thuê phương tiện vân tải. Tuy nhiên hoạt động sản xuất đúc kim loại (thau đúc, gang đúc, nhôm đúc) và chân vịt tàu là hoạt động kinh doanh chính, sản xuất thường xuyên và có doanh thu hoạt động cao so với các hoạt động khác. Bảng 3.1: Danh sách các mặt hàng đúc tại doanh nghiệp STT Tên mặt hàng Đơn vị tính Thau đúc 1 + Loại thường Kg + Theo yêu cầu, bảng vẽ Gang đúc 2 + Loại thường Kg + Theo yêu cầu, bảng vẽ Nhôm đúc 3 + Loại thường Kg + Theo yêu cầu, bảng vẽ 4 Kẽm đúc theo yêu cầu Kg Chân vịt tàu 5 + Theo bảng vẽ Cái + Theo yêu cầu Trang 21 a - Quy trình sản xuất thau, gang đúc PHẾ LIỆU (gang, thau, nhôm) ĐẬP NHỎ HOẶC CẮT NHỎ QUY TRÌNH LUYỆN KIM (nấu lỏng) ĐỔ VÀO KHUÔN LÀM VỆ SINH (bán thành phẩm) TIỆN, PHAY, BÀO THÀNH PHẨM Hình 3.1: Quy trình chế tạo sản phẩm thau đúc, gang đúc Bước 1: Doanh nghiệp mua gang, thau phế liệu về đập nhỏ hoặc dùng máy cắt nhỏ. Dựa vào đơn đặt hàng của khách doanh nghiệp sẽ tiến hành đúc sản phẩm. Bước 2: Để gang, thau đã được đập, cắt nhỏ vào lò và nung ở nhiệt độ cao để nấu lỏng. Bước 3: Đổ vào khuôn mẫu đã làm sẵn. Bước 4: Sau khi nguội (từ dạng lỏng sang dạng rắn) khui nền và làm vệ sinh (bán thành phẩm) Bước 5: Chuyển sang phân xưởng sản xuất tiện và gia công để có được thành phẩm. 3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 3.3.1 Cơ cấu tổ chức Với hình thức là doanh nghiệp tư nhân nên số lượng nhân viên không nhiều, cơ cấu tố chức của doanh nghiệp Tân Thành Công gồm: Trang 22 a Giám đốc: 1 người Phòng kế toán: 4 người Phân xưởng đúc: 8 người Phân xưởng sản xuất: 9 người Phân xưởng đóng tàu: 15 người GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÂN XƯỞNG ĐÚC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN XƯỞNG ĐÓNG TÀU Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp 3.3.2 Chức năng từng bộ phận - Giám đốc: Là người đại diện cho doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp theo chế độ Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quyết định và điều chỉnh mọi hoạt động kỹ thuật, tổ chức, tài chính, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Phòng kế toán: Chức năng thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính, hạch toán kế toán trong doanh nghiệp, quản lý vật tư, tài sản và nguồn vốn nhằm phục vụ có hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp theo sự hướng dẫn và quy định kế toán của Việt Nam ban hành. - Phân xưởng đúc: dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, có nhiệm vụ đúc gang, thau, nhôm và chân vịt tàu. - Phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ gia công cơ khí, hàn tiện các loại kim loại theo yêu cầu. - Phân xưởng đóng tàu: có nhiệm vụ sửa chữa và đóng mới các phương tiện thủy. Trang 23 a 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP 3.4.1 Tổ chức nhân sự và sơ đồ bộ máy kế toán Căn cứ vào quy mô hoạt động, đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của kế toán, doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức công tác kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của doanh nghiệp Tân Thành Công gồm: - Kế toán trưởng: 1 người - Kế toán thanh toán: 1 người - Thủ quỹ: 1 người - Thủ kho: 1 người KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN THỦ QUỸ THỦ KHO Hình 3.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của doanh nghiệp 3.4.2 Chức năng từng bộ phận - Kế toán trưởng: là người phụ trách chung toàn bộ vấn đề kế toán của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm với giám đốc vì các nghiệp vụ tài chính, thống kê thông tin, kế toán phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. - Kế toán thanh toán: hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sắp xếp nhận chứng từ, lưu trữ chứng từ, lập các biểu mẫu khi giám đốc cần, tính và chi lương cho toàn bộ doanh nghiệp, giữ sổ phụ ngân hàng, theo dõi số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng. - Thủ quỹ: thực hiện các công việc hành chính bên ngoài, kiểm tra chứng từ gốc, thu chi hợp lí, tiến hành thu chi theo các chứng từ đã duyệt, bảo quản tiền mặt, theo dõi và chịu trách nhiệm về lượng tiền quỹ đang giữ, báo cáo quỹ khi có yêu cầu. - Thủ kho: ghi chép và theo dõi hàng ngày các phát sinh có chứng từ hợp lí tiến hành nhập kho, giao lại chứng từ gốc và hóa đơn cho kế toán lưu trữ, dựa vào bảng tổng hợp nguyên vật liệu xuất kho đã duyệt, tiến hành xuất kho, chịu trách nhiệm và kiểm tra nguyên vật liệu tồn kho, lập báo cáo về tình hình tài chính xuất nguyên liệu. Trang 24 a 3.4.3 Chế độ kế toán áp dụng Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính.  Đơn vị tiền tệ doanh nghiệp sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ)  Niên độ kế toán áp dụng: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 cùng năm. - Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: bình quân gia quyền cuối kỳ. - Tổ chức trang thiết bị các phương tiện công nghệ phục vụ cho công tác kế toán: kế toán trên máy tại doanh nghiệp: doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán UNESCO từ 2005 đến nay. Chứng từ kế toán Phần mềm kế toán Sổ kế toán - Sổ chi tiết - Sổ tổng Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chứng từ các loại Máy vi tính Ghi chú: - Nhập số liệu hàng ngày - Báo cáo cuối tháng, quý, năm - Đối chiếu, kiểm tra Hình 3.4: Hệ thống thông tin kế toán máy tại doanh nghiệp 3.4.4 Hình thức kế toán áp dụng Với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về quy mô, trình độ kế toán nên doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức kế toán: Nhật ký chung. Hình thức này dễ dàng, đơn giản, thuận tiện cho việc ghi sổ đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt việc thu nhận, xử lý cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời chính xác phục vụ công tác quản lý của doanh nghiệp. Trang 25 a CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH BÁO CÁO PHÁT SINH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Đối chiếu số liệu : Ghi vào cuối kỳ: Hình 3.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung 3.5 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2010 - 2012 Với hơn 10 năm hoạt động bằng uy tín và chất lượng sản phẩm doanh nghiệp đã khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực đúc sản phẩm kim loại, với những bước tiến mới trong quá trình sản xuất doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh khác nhau, kết quả thể hiện cụ thể trong 3 năm 2010, 2011, 2012 như sau: Trang 26 a Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm (2010-2012) của doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công STT Chỉ tiêu A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2010 Năm Năm 2011 Năm 2012 (1) (2) (3) Doanh thu bán hàng và 4.313.871.462 cung cấp dịch vụ 3.433.742.146 Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng 880.129.316 và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài 894.751 chính 534.834.884 Chi phí tài chính 313.031.538 Chi phí quản lý kinh doanh Lợi nhuận thuần từ hoạt 33.157.645 động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán 33.157.645 trước thuế Lợi nhuận sau thuế thu 33.157.645 nhập doanh nghiệp Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % (4)=(2)-(1) (5)=(4)/(1) Đơn vị tính: đồng Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % (6)=(3)-(2) (7)=(6)/(2) 7.476.211.133 4.953.821.524 3.162.339.671 73 (2.522.389.609) (34) 6.174.693.694 5.428.866.581 2,740,951,548 80 (745.827.113) (12) 1.301.517.439 (475.045.057) 421.388.123 48 (1.776.562.496) (136) 4.172.347 2.619.415 3.277.596 366 (1.552.932) (37) 1.273.758.630 482.423.974 3.394.902.972 525.366.306 738.923.746 169.392.436 138 54 2.121.144.342 42.942.332 167 9 (1459) (3.942.202.102) 875 17.727.273 661.691.311 113.138.541 1.091.487.498 (95.411.268) (429.796.187) (643.964.038) (978.348.957) 334.384.919 (97) (90) (78) (880.289.005) (4.488.106.188) (913.446.650) (2655) (3.607.817.183) 410 (880.289.005) (4.488.106.188) (913.446.650) (2655) (3.607.817.183) 410 (450.492.818) (4.392.694.920) (483.650.463) 661.691.311 1.091.487.498 (429.796.187) Nguồn: báo cáo tài chính tại doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công Trang 27 a Qua bảng 3.2 ta nhận thấy hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010-2012 có nhiều biến động, trong đó kết quả kinh doanh năm 2010 có hiệu quả nhất, năm 2012 là năm kết quả kinh doanh thấp nhất, lỗ nhiều và gia tăng chi phí cao từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 3.5.1 Nhận xét về doanh thu Từ bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công ta thấy doanh thu tăng cao nhất năm 2011 so với năm 2010 và 2012, và tăng nhẹ ở năm 2012 so với 2010. Sự biến động được thể hiện qua bảng: Bảng 3.3: So sánh doanh thu của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 - 2012 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 4.315 Doanh thu Năm Năm 2011 2012 7.480 4.956 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % 3.166 73 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % (2.524) Nguồn: báo cáo tài chính tại doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công Qua bảng số liệu và biểu đồ ta có cái nhìn rõ nét hơn về sự biến động của doanh thu trong 3 năm 2010-2012. Doanh thu (triệu đồng) 8.000 7.000 6.000 5.000 4.000 3.000 2.000 1.000 7.480 4.956 4.315 Doanh thu 0 Năm 2010 2011 2012 Hình 3.6: Doanh thu của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 - 2012 Trang 28 (34) a Năm 2010 doanh thu đạt khoảng 4.315 triệu đồng, sang năm 2011 doanh thu tăng mạnh lên khoảng 73% có giá trị 7.480 triệu đồng, đây là bước tăng trưởng tốt trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới có nhiều khó khăn. Nguyên nhân doanh thu 2011 tăng mạnh là do nhu cầu của sản phẩm thau đúc, gang đúc các phụ tùng máy tăng nhanh, các đơn đặt hàng của doanh nghiệp tăng lên, đồng thời doanh nghiệp mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm không chỉ các tỉnh miền Tây mà ở các tỉnh khác như thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh doanh thu về hoạt động sản xuất sản phẩm đúc thì doanh thu của hoạt động đóng cọc, sửa chữa tàu cũng tăng góp phần tăng tổng doanh thu. Trong năm 2012, doanh thu doanh nghiệp đạt 4.956 triệu đồng giảm 34% tương đương với 2.524 triệu đồng điều này do lượng cầu về các sản phẩm giảm đi so với năm 2011, và trong năm 2012 hoạt động đóng mới tàu có ít đơn đặt hàng, bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng nhiều với kỹ thuật đúc tiên tiến bằng thiết bị hiện đại hơn làm cho sản phẩm doanh nghiệp kém lợi thế hơn. 3.5.2 Nhận xét về chi phí Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, sự biến động chi phí cụ thể như sau: Bảng 3.4: So sánh chi phí của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Giá vốn - Tỷ trọng giá vốn Chi phí tài chính Chi phí quản lý Chi phí khác Tổng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 3.434 80% 535 313 0 4.282 6.175 68% 1.274 482 1.091 9.022 5.429 57% 3.395 525 113 9.462 Chênh lệch 2011/2010 Giá % trị Chênh lệch 2012/2011 Giá % trị 2.741 80 (746) (12) - - - - 739 138 2.121 167 169 54 43 9 1.091 0 (978) (90) 4.741 111 440 5 Nguồn: báo cáo tài chính tại doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công Nhìn chung chi phí của doanh nghiệp có biến động mạnh cũng như doanh thu. Tổng chi phí năm 2010 có 4.282 triệu đồng nhưng đến năm 2011 tăng vọt lên 9.022 triệu tăng lên đến 111% đây là một biến động cần phải quan tâm, đến năm 2012 chi phí vẫn giữ ở mức cao và tăng 5% so với năm 2011 Trang 29 a đạt 9.462 triệu đồng. Chi phí tăng, doanh thu lại có xu hướng giảm điều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí ( triệu đồng) 7.000 6.000 5.000 Giá vốn Chi phí tài chính Chi phí quản lý Chi phí khác 4.000 3.000 2.000 1.000 0 Năm 2010 2011 2012 Hình 3.7: Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 Trong tổng chi phí, giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các khoản mục chi phí khác. Năm 2010 giá vốn có giá trị là 3.434 triệu đồng chiếm 80% trên tổng chi phí. Đến năm 2011 chi phí lại tăng lên 80% so với năm 2010 chiếm 68% tổng chi phí tương đương tăng 2.741 triệu đồng. Cùng với doanh thu tăng, giá vốn hàng bán tăng do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp năm 2011 tăng cao, một lý do nữa ảnh hưởng đến giá vốn là lạm phát năm 2011 lên đến 18,13% làm chi phí thu mua nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, ví dụ như đồng thau thu mua giá từ 70.000 – 75.000đồng/kg nay tăng lên 85.000-140.000 đồng/kg. Điều này cho thấy chi phí sản xuất biến động rất lớn. Năm 2012 giá vốn giảm 12% so với 2011 do số lượng sản phẩm tiêu thụ ít hơn 2011, chi phí cho việc sản xuất cũng giảm đi, mặt khác trong năm 2012 tình hình lạm phát cũng được kiểm soát chỉ còn ở 1 con số nó góp phần giảm chi phí đầu vào cho sản xuất tuy nhiên không đáng kể. Bên cạnh giá vốn, chi phí tài chính cũng có những biến động trong năm 2011 cũng tăng lên gấp đôi 2010, tăng từ 535 triệu đồng lên 1.274 triệu đồng. Nguyên nhân là doanh nghiệp vay các khoản vay khá cao, trong đó vay ngắn hạn 17.300 triệu đồng, vay và nợ dài hạn 1.350 triệu đồng. Do quy mô của doanh nghiệp ngày càng mở rộng có nhiều chi phí phát sinh nhưng nguồn lực về tài chính của doanh nghiệp không đáp ứng đủ nên buộc doanh nghiệp phải vay ngân hàng để đáp ứng tốt các hoạt động kinh doanh của mình. Phần lớn các khoản vay của doanh nghiệp là các khoản vay ngắn hạn cùng với lãi suất Trang 30 a ngân hàng cho vay gần 20%/năm ở tháng 5/2011 và cuối năm lãi suất đến 18,74%/năm góp phần cho chi phí lãi vay cao đột biến. Từ năm 2012 chi phí tài chính tiếp tục tăng cao lên đến 2.121 triệu đồng so với 2011. Mặc dù trong năm 2012 chi phí lãi vay có xu hướng giảm 5-9% nhưng để mua sắm trang thiết bị đầu tư cho công nghệ đúc sản phẩm doanh nghiệp tiếp tục vay thêm ngân hàng các khoản vay ngắn hạn, chính vì vậy chi phí lãi vay phải trả trong năm 2012 cao hơn 2011. Mặt khác, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2012 tăng nhiều hơn so với năm 2011, 2010, nó góp phần làm tăng tổng chi phí của doanh nghiệp. Do năm 2012 doanh nghiệp sữa chữa lại văn phòng làm việc và mua trang thiết bị để phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp nên khoản mục chi phí này tăng lên. 3.5.3 Nhận xét về lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là động lực thôi thúc doanh nghiệp năng động hơn nữa để khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Bảng 3.5: So sánh lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Lợi nhuận Năm 2010 33 Năm Năm 2011 2012 (880) (4.488) Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % (913) (2755) (3.608) Nguồn: báo cáo tài chính tại doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công 410 Sau khi trừ các chi phí trong hoạt động sản xuất, trong thời gian qua doanh nghiệp có lãi năm 2010 nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2011 - 2012. Qua biểu đồ ta sẽ nhận thấy rõ hơn thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp. Trang 31 a Lợi nhuận (triệu đồng) 1.000 33 (880) (4.488) 0 (1.000) (2.000) Lợi nhuận (3.000) (4.000) (5.000) Năm 2010 2011 2012 Hình 3.8: Lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 Lợi nhuận năm 2010 đạt 33 triệu đồng nhưng đến năm 2011 lợi nhuận còn (880) triệu đồng, giảm 913 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do chi phí trong năm tăng lên quá cao so với doanh thu có được, tác động đến chi phí là lạm phát Việt Nam 2011 ở mức cao, doanh nghiệp sản xuất với chi phí lớn trong đó chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu tăng, cùng với chi phí lãi vay trong năm đều tăng rõ rệt, đây là lý do làm lợi nhuận biến động giảm. Sang năm 2012 lợi nhuận tiếp tục giảm, lợi nhuân đạt (4.488) triệu đồng giảm 410% so với 2011, vì số lượng sản phẩm doanh nghiệp tiêu thụ trong năm 2012 giảm mạnh tác động đến doanh thu làm giảm doanh thu, trong khi chi phí của doanh nghiệp lại tiếp tục tăng thêm 5% so với chi phí 2011. Chi phí tăng do giá cả nguyên vật liệu vẫn chưa ổn định, mức giá ở tình trạng lạm phát vẫn kéo dài, giá đầu vào tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp cao, bên cạnh đó chi phí lãi vay của các khoản vay ngắn hạn và dài hạn vẫn còn tăng lên mặc dù lãi suất đã có xu hướng giảm, các khoản chi phí sản xuất , chi phí lãi vay, chi phí quản lý tăng đẩy tổng chi phí tăng cao nó làm cho lợi nhuận trong 2012 giảm đột biến. Bên cạnh đó doanh nghiệp phần lớn sản xuất sản phẩm có giá trị lớn theo đơn đặt hàng nên chi phí sản xuất dở dang trong kỳ tập hợp cho việc sản xuất được ghi nhận nhưng chưa bàn giao sản phẩm nên doanh nghiệp chưa ghi nhận được doanh thu, đây cũng là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp. 3.6 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011, 2012 VÀ 2013 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tân Thành Công trong năm 2011, 2012 được phân tích ở nội dung 3.5 nhưng trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 kết quả kinh doanh được thể hiện cụ thể ở bảng sau: Trang 32 a Bảng 3.6: Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng 2011, 6 tháng 2012 và 6tháng 2013 Đơn vị tính: đồng Stt Chỉ tiêu A Doanh thu bán hàng và 1 cung cấp dịch vụ 2 Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán 3 hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động 4 tài chính 5 Chi phí tài chính 6 Chi phí quản lý kinh doanh Lợi nhuận thuần từ hoạt 7 động kinh doanh 8 Thu nhập khác 9 Chi phí khác 10 Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán 11 trước thuế Lợi nhuận sau thuế thu 12 nhập doanh nghiệp 6tháng 2011 (1) Năm 6tháng 2012 (2) 6 tháng 2013 (3) Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % (4)=(2)-(1) (5)=(4)/(1) Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % (6)=(3)-(2) (7)=(6)/(2) 3.015.142.297 2.064.920.786 1.718.947.683 (950.221.511) (32) (345.973.103) (17) 2.607.656.070 2.326.500.567 1.193.488.103 (281.155.503) (11) (1.133.012.464) (49) 407.486.227 (261.579.781) 525.459.580 (669.066.008) (164) 787.039.361 (301) 1.189.737 1.139.717 2.045.440 (50.020) (4) 905.723 79 447.044.000 198.609.745 2.008.296.690 279.500.574 2.180.721.308 142.254.252 1.561.252.690 80.890.829 349 41 172.424.618 (137.246.322) 9 (49) (236.977.781) (2.548.237.328) (1.795.470.540) (2.311.259.547) 975 752.766.788 (30) 661.691.311 1.091.487.498 (429.796.187) 790.909.092 451.365.808 339.543.284 1.790.909.092 3.451.365.808 (1.660.456.716) (666.773.968) (2.548.237.328) (1.455.927.256) (1.881.463.360) 282 1.092.310.072 (43) (666.773.968) (2.548.237.328) (1.455.927.256) (1.881.463.360) 282 1.092.310.072 (43) Nguồn: báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công Trang 33 a Qua bảng 3.6 ta thấy hoạt động kinh doanh trong 6 tháng 2011, 6 tháng 2012, và 6 tháng 2013 có chiều hướng đi xuống. Lợi nhuận doanh nghiệp luôn âm, trong đó lỗ nhiều nhất là ở 6 tháng năm 2012 đến 6 tháng năm 2013 tình hình kinh doanh vẫn chưa được khởi sắc. 3.6.1 Nhận xét về doanh thu hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm Doanh thu (triệu đồng) 3.500 3.000 3.016 2.500 2.066 2.000 1.721 1.500 Doanh thu 1.000 500 0 Thời gian 6 tháng 2011 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Hình 3.9: Doanh thu hoạt động kinh doanh 6 tháng 2011, 2012, 2013 Doanh thu 6 tháng 2011 đạt được 3.016 triệu đồng, đến 6 tháng 2012 đạt 2.066 triệu đồng giảm 32% so với 6 tháng 2011 nhưng đến 6 tháng 2013 doanh thu tiếp tục giảm đi chỉ đạt 1.721 triệu đồng giảm 12% so với 6 tháng 2012, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng xu hướng đi xuống, trước yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ số lượng hàng sản xuất chưa được tiêu thụ, tồn kho cao, đơn hàng của doanh nghiệp ít so với 6 tháng 2011 vì vậy doanh thu của doanh nghiệp giảm liên tục trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013. Với doanh thu qua 6 tháng 2011, 2012, 2013 luôn giảm thể hiện hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp chưa được hiệu quả nên doanh nghiệp cần có phương hướng kinh doanh trong thời gian tới để đảm bảo có doanh thu tốt hơn. Trang 34 a Bảng 3.7: Cơ cấu doanh thu 6 tháng 2011, 6 tháng 2012, 6 tháng 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6tháng 2011 6tháng 2012 % DT đúc thành phẩm DT sản xuất gia công cơ khí DT đóng cọc DT cát - vận chuyển 585 19,4 433 14,3 1.998 66,2 Tổng 3.015 % 849 41,1 422 20,4 794 38,4 2.065 6 tháng 2013 % 750 43,6 419 24,4 527 30,7 23 1,4 1.719 Nguồn: Phòng kế toán tại doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công Bảng cơ cấu doanh thu được thể hiện qua biểu đồ để thấy rõ hơn sự thay đổi doanh thu trong sáu tháng đầu năm của 3 năm 2011, 2012, 2013 như sau: Doanh thu ( triệu đồng) 3.500 3.000 2.500 2.000 DT cát vận chuyển 1.998 794 1.500 1.000 500 23 1.998 527 1.998 1.998 422 433 DT đóng cọc DT sản xuất gia công DT đúc 419 1.998 1.998 1.998 585 849 750 1.998 1.998 0 Thời gian 6 tháng 2011 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Hình 3.10: Biểu đồ cơ cấu doanh thu bán hàng trong 6 tháng 2011, 6 tháng 2012, 6 tháng 2013 Với cơ cấu doanh thu được thể hiện trên biểu đồ ta nhận thấy doanh thu của sản phẩm đúc là chủ yếu trong năm 6 tháng 2012 đạt 894 triệu đồng chiếm 41,1% tổng doanh thu, 6 tháng 2013 khoản doanh thu này đạt 750 triệu đồng vẫn chiếm tỷ trọng cao 43,6% tổng doanh thu. Riêng 6 tháng 2011 hoạt động mang lại doanh thu cao nhất là đóng cọc chiếm tỷ lệ 66,2% đạt 1.998 triệu đồng so với doanh thu đúc sản phẩm chỉ đạt 585 triệu đồng. Trong 6 tháng 2011 doanh nghiệp nhận được nhiều hợp đồng đóc cọc cho các đơn vị, những hợp đồng này mang giá trị lớn, vì vậy doanh thu hoạt động này khá cao. Trang 35 a Nhưng doanh thu đóng cọc trong 6 tháng 2013 chỉ đạt 527 triệu đồng, 6 tháng 2012 đạt 794 triệu đồng giảm đi 60% so với năm 6 tháng 2011. Đối với 6 tháng 2013 khoản doanh thu cát vận chuyển đạt 23 triệu đồng, chiếm 1,4% tổng doanh thu, mặc dù hoạt động này ít thường xuyên nhưng nó cũng góp phần làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Nhìn chung các khoản mục doanh thu chủ yếu này đều giảm đi so với 6 tháng 2011, do vậy ảnh hưởng đến tổng doanh thu của 6 tháng 2013 là thấp nhất. 3.6.2 Nhận xét về chi phí Bảng 3.8: Cơ cấu chi phí trong 6 tháng 2011, 6 tháng 2012, 6 tháng 2013 Thời gian Chỉ tiêu 6tháng 2011 Giá vốn 2.608 - Tỷ trọng giá vốn 80% Chí phí tài chính 447 Chi phí quản lý 199 Chi phí khác 1.091 Tổng 4.345 Đvt: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6tháng 6 tháng Giá trị 2012 2013 2.327 1.193 (281) 50% 30% 2.008 2.181 1.561 280 142 81 451 4.614 3.968 269 % Giá trị (11) (1.133) 349 41 6 (49) 172 9 (137) (49) 451 (646) (14) Nguồn: báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công Chi phí của doanh nghiệp thể hiện qua bảng 3.8 cho thấy trong 6 tháng 2011 tổng chi phí là 4.345 triệu đồng, đến 6 tháng 2012 đạt 4.614 triệu đồng, tăng 269 triệu so 6 tháng 2011 tương ứng tăng 6%, vào 6 tháng 2013 chi phí lại giảm xuống còn 3.968 triệu giảm 14%. Chi phí tại doanh nghiệp có nhiều biến động qua 6 tháng của các năm. Trong đó biến động của tổng chi phí chi phối bởi giá vốn của doanh nghiệp bên cạnh đó chi phí khác cũng góp phần làm biến động chi phí. Các khoản mục chi phí chủ yếu trong doanh nghiệp được thể hiện qua biểu đồ: Trang 36 % a Chi phí ( triệu đồng) 3.000 2.500 2.000 Giá vốn Chi phí tài chính Chi phí quản lý Chi phí khác 1.500 1.000 500 0 Thời gian 6 tháng 2011 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Hình 3.11: Cơ cấu chi phí trong 6 tháng 2011, 6 tháng 2012, 6 tháng 2013 Chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là giá vốn, 6 tháng 2011 giá vốn chiếm 80% tổng chi phí, đạt 2.608 triệu đồng, 6 tháng 2012 chi phí giá vốn giảm so với 6 tháng 2011, nhưng tỷ trọng trong tổng chi phí vẫn ở mức cao đến 50%, nguyên nhân là do doanh nghiệp sản xuất sản phẩm kinh doanh nhiều, lượng hàng tiêu thụ tốt, một mặt trong 6 tháng 2011 và 6 tháng 2012 tình hình giá cả nguyên vật liệu có nhiều biến động, tăng giá cao mặc dù trong năm 2012 giá nguyên vật liệu có giảm. Riêng 6 tháng 2013 chi phí này thấp nhất so với cùng kỳ hai năm trước chỉ đạt 1.193 triệu đồng chiếm 30% tổng chi phí, cùng với hoạt động kinh doanh đi xuống lượng hàng sản xuất ít nên giá vốn trong 6 tháng 2013 không cao. Bên cạnh đó, khoản mục chi phí tài chính vẫn chiếm tỷ trọng cao đứng thứ 2 trong tổng chi phí của doanh nghiệp, 6 tháng 2011 có 447 triệu đồng, đến 6 tháng 2012 tăng lên 2.008 triệu đồng, 6 tháng 2013 tăng từ 2.008 triệu đồng lên đến 2.581 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay của các khoản vay ngắn và dài hạn lên đến 21.672,2 triệu đồng trong 6 tháng 2012. Trước những khó khăn của ngành cơ khí nói chung và của riêng doanh nghiệp cần phải có sự đầu tư về công nghệ cao để sản xuất theo kịp tình hình thị trường, phát triển công nghiệp gia công cơ khí đòi hỏi vốn lớn, thời gian đầu tư dài, kỹ thuật cao và đội ngũ lao động lành nghề. Đây là những nhân tố yêu cầu doanh nghiệp phải có vốn để đầu tư, do đó chi phí lãi vay trong doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn. Khoản chi phí cần phải quan tâm khác đó là chi phí khác, trong 6 tháng 2011 chi phí này chiếm đến 1.091 triệu đồng cao hơn cả chi phí tài chính của Trang 37 a doanh nghiệp, đây là khoản mục chi phí mà doanh nghiệp đưa các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất mà không liên quan đến hoạt động kinh doanh như: chi phí nhượng bán một số tài sản cố định cũ, chi phí tiếp khách phát sinh đã vượt quá quy định và một số chi phí phát sinh khác. Ở 6 tháng 2012 chi phí này không phát sinh do doanh nghiệp không nhượng bán tài sản mà đầu tư thêm các trang thiết bị, đến 6 tháng 2013 chi phí chiếm tỷ trọng 11% trong tổng chi phí tương ứng 451 triệu đồng, mặc dù thấp hơn 6 tháng 2011 141% nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến tổng chi phí của doanh nghiệp. Với cơ cấu từng khoản mục chi phí thay đổi tăng giảm cụ thể như đã phân tích nội dung trên trong 6 tháng 2011, 2012, 2013 làm cho tổng chi phí cũng có biến động, đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 3.6.3 Nhận xét lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp dưới sự ảnh hưởng của doanh thu và chi phí ta thấy lợi nhuận doanh nghiệp chưa được khả quan, lỗ vẫn tiếp tục lỗ, 6 tháng 2013 lợi nhuận chỉ đạt (1.456) triệu đồng trong khi 6 tháng 2012 đạt (2.548) triệu đồng và 6 tháng 2011 đạt (667) triệu đồng. Qua phân tích ở trên ta thấy chi phí của doanh nghiệp cao hơn so với doanh thu mà doanh nghiệp đạt được vì vậy lợi nhuận luôn âm. Đáng chú ý nhất là khoản lãi vay của doanh nghiệp với lãi suất trên 12-13% làm các khoản chi phí lãi vay cao, chưa kể giá điện, xăng dầu tăng cao nhất là trong năm 2012, do đó sản phẩm làm ra không thể bù đắp được chi phí làm cho kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều hướng đi xuống. 3.7 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP  Thuận lợi: - Với thời gian hoạt động hơn 10 năm kinh nghiệm doanh nghiệp đã tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh, nhất là mặt hàng chân vịt tàu đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao được nhiều khách hàng lựa chọn. - Địa điểm của doanh nghiệp cách trung tâm thành phố Cần Thơ 7km, nằm ven sông Hậu nên có thuận lợi về đường thủy lẫn đường bộ giúp doanh nghiệp dể dàng mua bán, giao lưu với khách hàng. - Hiện nay, các công trình ngày càng nhiều, lượng tàu thuyền gia tăng do đó nhu cầu sản phẩm đúc, đóng mới tàu thuyền cũng tăng. Vì vậy, doanh nghiệp có được lượng khách hàng dồi dào và mở rộng được thị trường sang các tỉnh lân cận. - Với tính chất đa ngành đa nghề và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp liên tục nên đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từ khâu đặt đúc đến khâu hàn tiện, lắp ráp, sửa chữa giúp doanh nghiệp phục vụ tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Trang 38 a - Do tính chất công việc không quá phức tạp, lao động không cần tay nghề cao nên chi phí nhân công thấp, tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần nâng cao lợi nhuận.  Khó khăn: - Ngành cơ khí và đóng tàu với xu hướng ngày càng phát triển nên doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khá lớn với các cơ sở kinh doanh khác trong và ngoài tỉnh. Do đó, cần có phương hướng kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường. - Bên cạnh đó ngành cơ khí cần vốn đầu tư cao, thu hồi vốn chậm do đó tiến trình đầu tư mới trang thiết bị tại doanh nghiệp còn dè dặt. - Giá cả nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp phần lớn chịu tác động của thị trường nhất là nguyên vật liệu sắt, thép, dầu, gas… phần lớn giá cả có xu hướng tăng lên, làm tăng giá thành sản xuất, lợi nhuận giảm so với các năm trước và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Với công nghệ đúc chưa cao nên chưa tiết kiệm được chi phí sản xuất. Nên doanh nghiệp cần cố gắng nâng cao trình độ tay nghề thợ và quy trình sản xuất hơn nữa để đạt được sản phẩm tốt nhất. Trang 39 a CHƯƠNG 4 ẢNH HƯỞNG CÁC PHƯƠNG PHÁP XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẾN TỔNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ VỐN SẢN PHẨM THAU ĐÚC TẠI DOANH NGHIỆP TÂN THÀNH CÔNG 4.1 ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công là doanh nghiệp đa nghề chuyên sản xuất chân vịt tàu, gia công cơ khí, đúc kim loại, đóng mới phương tiện thủy…nguồn nguyên liệu đầu vào có nhiều loại và được theo dõi theo từng kho riêng, mỗi kho cung cấp nguồn nguyên liệu riêng cho quá trình sản xuất không theo dõi theo nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ. Bảng 4.1: Nguyên vật liệu tại doanh nghiệp STT 1 2 3 4 Kho Kho NVL sản xuất Kho sửa chữa tàu Kho NL vận chuyển Kho CCDC Mã số Nguyên vật liệu 1521NVLSX Thau, gang, đồng, kẽm, than, dầu FO, nhôm, củi, sắt phi, thau hàn cao cấp. 1522 SCT Thép, bạc đạn 6220, bạc đạn 2216, thép tấm, thép ống, thép không rỉ, hợp số, bạc cao su. 1523 NLVC Dầu DO, cát vàng, cát lắp, xăng, nhớt CASTROL, nhớt, nhớt SUPERLONGLIFE 1531 CCDC Que hàn, gas, gió, đá mài, que hàn cao cấp, đá cắt, sơn MIKA, sơn chống rỉ cao cấp. 4.2 NHIỆM VỤ KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP 4.2.1 Nhiệm vụ kế toán Vì bộ phận kế toán của doanh nghiệp Tân Thành Công chưa đầy đủ nên nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp do kế toán thanh toán đảm nhận. Trang 40 a - Khi doanh nghiệp mua hàng kế toán thanh toán nhận hóa đơn mua hàng, lập phiếu chi và ký tên. Sau khi hàng nhập kho, kế toán thanh toán lên phiếu nhập kho và ký nhận, sau đó chuyển cho thủ kho. - Kế toán thanh toán được giao làm hợp đồng kinh tế và các thủ tục chứng từ khi Giám đốc cần và phải được Giám đốc và kế toán trưởng ký nhận. - Kế toán thanh toán theo dõi toàn bộ chứng từ phát sinh và kiểm kê hàng hóa khi cần thiết. 4.2.2 Nguyên tắc quản lý  Nguyên tắc hạch toán giá gốc: kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp dựa theo nguyên tắc giá gốc và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Giá nhập kho: Giá nhập kho = Giá mua (chưa thuế) + chi phí thu mua – các khoản giảm trừ (nếu có) - Giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ: Giá xuất kho = Giá trị tồn kho đầu kỳ + Giá trị phát sinh trong kỳ Số lượng tồn kho đầu kỳ + Số lượng phát sinh trong kỳ  Phương thức mua hàng tại doanh nghiệp Tân Thành Công. - Doanh nghiệp trực tiếp đi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại cửa hàng: Doanh nghiệp đến tại cửa hàng người bán mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ với khối lượng nhỏ và thanh toán ngay bằng tiền mặt cho người bán và tự vận chuyển hàng về doanh nghiệp. Giá nhập kho = Giá mua (chưa thuế) + chi phí thu mua - Doanh nghiệp mua hàng qua điện thoại và nhận hàng tại kho: Sau khi thỏa thuận qua điện thoại, người bán giao hàng tại doanh nghiệp kèm theo hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT). Doanh nghiệp có thể thanh toán cho người bán bằng tiền mặt hoặc nợ lại người bán (giao cho người bán giấy chứng nhận nợ). Người bán chịu tất cả chi phí vận chuyển. Giá nhập kho = Giá mua (chưa thuế) Trang 41 a - Do tính chất sản xuất của doanh nghiệp nguyên vật liệu có thể là phế liệu của cơ sở khác được doanh nghiệp nấu lại đúc mới thành sản phẩm. Giá nhập kho = Giá mua (chưa thuế) - Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có giá trị và khối lượng lớn doanh nghiệp phải có hợp đồng kinh tế giữa hai bên mua và bán. Tiến hành mua bán theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. 4.3 TÍNH GIÁ XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU Do doanh nghiệp hoạt động sản xuất chính là đúc sản phẩm kim loại nên trong kỳ thường xuyên nhập xuất nguyên vật liệu ở kho sản xuất để phục vụ cho việc đúc sản phẩm. Vì vậy, nội dung sẽ phân tích ảnh hưởng của các phương pháp xuất kho đối với nguyên vật liệu sản xuất. Cụ thể phân tích ảnh hưởng các phương pháp xuất kho nguyên liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm thau đúc có kích thước:Ø100Ø50 – Ø150Ø120. Bảng 4.2: Nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất thau đúc Chỉ tiêu Định mức sản xuất 1.Nguyên vật liệu chính Giá trị xuất thực tế Thau (kg) 2.Nguyên vật liệu phụ Đồng (kg) Giá trị xuất của thau x 0,05 Kẽm (kg) Giá trị xuất của thau x 0,05 Dầu FO (lít) Giá trị xuất của thau x 0,15 4.3.1 Tính giá xuất kho nguyên vật liệu chính trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 Nguyên vật liệu để xuất dùng sản xuất sản phẩm thau đúc gồm nguyên vật liệu chính là thau, bên cạnh còn nguyên vật liệu phụ là đồng, kẽm, dầu FO tham gia cấu thành nên sản phẩm. Căn cứ vào bảng nhập xuất tồn nguyên vật liệu chính của doanh nghiệp (xem phụ lục trang 94-96), cuối kỳ kế toán tiến hành tính giá trị xuất kho nguyên vật liệu chính như sau: Trang 42 a Bảng 4.3: Tính giá xuất kho nguyên vật liệu chính sản xuất thau đúc tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 Đơn vị tính: đồng ĐÍCH Chỉ tiêu FIFO LIFO BQGQCK BQGQLH DANH Tháng 1/2011 88.161.413 92.984.965 91.644.395 89.322.480 89.338.586 Tháng 1/2012 39.765.930 37.098.965 37.816.706 38.681.351 37.119.218 Tháng 1/2013 86.772.163 99.835.172 98.580.880 89.465.704 95.717.597 Trong tháng 1/2011, 1/2013 mức giá đầu vào nguyên vật liệu chính không ổn định, có xu hướng tăng ở giữa tháng và cuối tháng nguyên nhân là do ảnh hưởng của lạm phát trong tháng tăng lên, theo Tổng cục Thống kê chỉ số CPI tháng 1/2013 đã tăng 1,25% so với tháng 12/2012 và tăng 7,07% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, vào tháng 1 là tháng hoạt động sản xuất cho nhu cầu Tết nên lượng nguyên vật liệu để sản xuất từ đó cũng leo thang. Do doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng của thị trường nên giá nhập kho thau trong tháng gia tăng nhiều từ 70.000 đồng lên đến 167.000 đồng. Còn tháng 1/2012 giá đầu vào nguyên vật liệu lại có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2011 và 2013, sự chênh lệch giá này vì đầu năm 2012 lạm phát được kiểm soát so với cùng kỳ năm 2011, một mặt tình hình thu mua đồng, thau phế liệu của các nhà cung cấp cho khách hàng từ Trung Quốc không còn diễn ra mạnh mẽ như những tháng cuối năm 2011. Vì vậy giá thau nguyên liệu giảm từ mức giá trung bình 100.000 kg như tháng 1/2011 thì tháng tháng 1/2012 giá chỉ còn 85.000-82.000 đồng/kg. Vì vậy, khi tính toán bằng các phương pháp xuất kho nguyên vật liệu chính cho các kết quả khác nhau, sự biến động giá cả đầu vào tác dộng đến giá trị xuất kho thể hiện rõ nhất ở phương pháp FIFO và LIFO, khi giá cả tăng thì FIFO cho giá trị xuất kho thấp nhất, LIFO cho giá trị xuất kho cao nhất. Khi giá giảm thì FIFO cho giá trị xuất kho cao nhất, LIFO cho giá trị thấp nhất.  Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) Qua bảng 4.3 tính giá xuất kho nguyên vật liệu chính cho thấy giá trị xuất kho thấp nhất vào tháng 1/2011 và tháng 1/2013. Tháng 1/2011 giá trị xuất kho thau là 88,16 triệu đồng, tháng 1/2012 xuất kho giảm 55% tương ứng 39,76 triệu đồng so với tháng 1/2011, đến tháng 1/2013 giá trị xuất kho là 86,77 triệu đồng giảm 1,5% so với tháng 1/2011 nhưng tăng hơn tháng 1/2012 là 54,12%. Khi giá mua vào thau nguyên liệu tăng lên như tháng 1/2011 và tháng 1/2013 thì phương pháp này cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm thấp nhất, góp phần làm cho giá thành sản phẩm hạ, từ đó lợi nhuận thu được khi bán sản phẩm cao. Mặt khác với giá trị hàng tồn kho cao Trang 43 a làm tăng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán, tuy nhiên với giá trị tồn kho như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc thu mua, dự trữ nguyên liệu để sản xuất cho tháng tiếp theo. Ngược lại, trong tháng 1/2012 giá mua vào của nguyên vật liệu chính có chiều giảm xuống, đơn giá tồn đầu kỳ là 97.056 đồng còn giá mua trong kỳ dao động 82.000-85.000 đồng/kg. Do giá có xu hướng giảm nên phương pháp xuất kho FIFO là phương pháp cho giá trị xuất kho cao nhất so với các phương pháp khác trong kỳ này. Bên cạnh tác động của đơn giá đầu vào đến giá trị xuất kho trong kỳ, thì số lượng xuất kho cũng là một yếu tố quan trọng. Ở tháng 1/2011 và tháng 1/2013 số lượng xuất kho lần lượt là 905,8 kg và 1.172,5 kg, còn tháng 1/2012 xuất kho nguyên vật liệu chính chỉ có 442,5 kg nên giá trị xuất kho trong tháng 1/2012 thấp nhất so với tháng 1/2011 và tháng 1/2013 nguyên nhân làm số lượng xuất kho thấp là do trong kỳ doanh nghiệp nhận ít các đơn đặt hàng sản phẩm.  Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) thì cho kết quả ngược lại với phương pháp FIFO, giá trị xuất kho thau của doanh nghiệp tháng 1/2011 là 92.98 triệu đồng cao nhất trong các phương pháp, cao hơn FIFO là 5,47%, tương tự tháng 1/2013 giá trị xuất kho theo LIFO cao 99,84 triệu đồng, cao hơn FIFO 15,06%. So sánh tháng 1/2013 và tháng 1/2011 giá trị xuất kho chênh lệch 6,86 triệu đồng, do số nguyên vật liệu chính tháng 1/2013 xuất kho cao hơn 1/2011 và sự chêch lệch giữa các đơn giá mua vào tháng cao hơn tháng 1/2011 nên LIFO 2013 cho giá trị xuất kho cao hơn tháng 1/2011. Khi giá cả trong tháng tăng lên thì phương pháp xuất kho này cho kết quả sát với thực tế nhất, giá trị xuất dùng cao làm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất cao, giá thành sản phẩm cao, lợi nhuận của doanh nghiệp thấp, đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến khoản thuế mà doanh nghiệp nộp cho nhà nước. Với biến động giá cả ngày càng tăng thì đây là phương pháp mang lại kết quả kinh doanh thấp nhất nó giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu giảm thuế. Ngược lại, trong tháng 1/2012 LIFO là phương pháp cho giá trị xuất kho thấp nhất trong các phương pháp khác, xuất kho trong tháng 1/2012 là 37,1 triệu đồng, thấp hơn phương pháp FIFO 6,7%. Lý do phương pháp LIFO có trị xuất thấp do giá cả đầu vào thấp trong kỳ hơn giá trị tồn kho đầu kỳ, khi xuất kho những lô hàng đầu kỳ có đơn giá thấp được xuất trước vì vậy giá trị xuất kho có giá trị thấp nhưng tồn kho cuối kỳ lại có giá trị cao là giá trị các lô hàng nhập trước đó. Hình 4.1 sẽ cho thấy giá trị xuất kho thay đổi qua các phương pháp rõ hơn. Trang 44 a 120 100 80 60 40 20 0 BQGQ BQGQ ĐÍCH CK LH DANH FIFO LIFO Tháng 1/2011 88,16 92,98 91,64 89,32 89,34 Tháng 1/2012 39,77 37,10 37,82 38,68 37,12 Tháng 1/2013 86,77 99,84 98,58 89,47 95,71 Hình 4.1: Giá trị xuất kho nguyên vật liệu chính tháng 1/2011, 1/2012, 1/2013 Qua phân tích trên cho thấy giá trị xuất kho nguyên vật liệu chính thay đổi rõ rệt khi sử dụng phương pháp xuất kho FIFO và LIFO, ngoài ra phương pháp xuất kho bình quân gia quyền và đích danh cũng tác động đến giá trị xuất kho nguyên vật liệu.  Phương pháp bình quân gia quyền mang trị giá xuất kho giữa phương pháp LIFO và FIFO. Đối với phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ: tháng 1/2011 trị giá xuất kho là 91,64 triệu đồng, tăng 3,9% so với FIFO và giảm 1,44% so với LIFO, tháng 1/2013 xuất kho 98,58 triệu đồng tăng 13,6% so với phương pháp FIFO và giảm 1,26%, khi giá cả đầu vào tăng lên tính giá trị xuất kho theo BQGQCK giá trị sẽ cao hơn so với phương pháp FIFO và thấp hơn so với LIFO, nhưng khi giá giảm như ở tháng 1/2012 trị giá xuất kho theo phương pháp này là 37,82 triệu đồng giá trị tăng lên 1,94% so với LIFO và giảm đi 4,9%, lúc này trị giá xuất kho sẽ gần với giá trị xuất kho thấp nhất LIFO. Tính giá xuất kho theo BQGQCK có cách làm đơn giản, chỉ tính toán vào một lần vào cuối kỳ, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất thau nguyên liệu, tuy nhiên nếu giá đầu kỳ tăng nhưng đến gần cuối kỳ giảm hoặc ngược lại, lúc này đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ sẽ trung hòa sự biến động đó dẫn tới không phản ánh chính xác xu hướng biến động giá cả nguyên vật liệu xuất kho. Trang 45 a Trong kỳ khi xuất kho doanh nghiệp chỉ ước lượng giá trị xuất kho theo đơn giá bình quân kỳ trước, đây là một nhược điểm của phương pháp này kế toán không thể tính toán chính xác giá trị xuất kho nguyên vật liệu nó sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm bán ra. Còn phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn (bình quân gia quyền từng lần nhập) đây là phương pháp phải tính đơn giá bình quân giữa 2 lần nhập kế tiếp giúp kế toán phản ánh chính xác giá trị xuất kho tránh được tình trạng ước lượng và hao hụt nguyên vật liệu, phương pháp thể hiện đúng biến động giá của thị trường thông qua đơn giá bình quân, tuy nhiên công việc khá phức tạp. Trong tháng 1/2011 xuất kho bằng phương pháp BQGQLH có giá trị 89,32 triệu đồng, tăng 1,3% so với FIFO nhưng lần lượt giảm 3,9% và 2,5% khi tính theo phương pháp LIFO và BQGQCK, đây là phương pháp cho giá trị xuất kho thấp thứ 2 sau phương pháp FIFO, giá trị vật liệu tăng không nhiều so với FIFO nhưng có những ưu điểm hơn, nên đây là một phương pháp tối ưu cho doanh nghiệp. Tương tự cho tháng 1/2013 giá trị xuất kho theo phương pháp BQGQLH là 89,47 triệu đồng, cao hơn FIFO 2,7 triệu đồng và giảm hơn LIFO và BQGQCK là 10,37 triệu đồng, 9,11 triệu đồng ở phương pháp này có sự chênh lệch rất cao giữa LIFO và BQGQCK nguyên nhân là do đơn giá nhập kho biến động giá cao nhất là lúc cuối kỳ, theo cách tính riêng của từng phương pháp đã làm cho sự chênh lệch này khá rõ. Riêng tháng 1/2012 phương pháp BQGQLH xuất kho 38,68 triệu đồng, tăng hơn phương pháp LIFO 4,25%, BQGQCK 2,27% nhưng lại giảm so với phương pháp FIFO 2,74%. Qua đó nhận thấy khi tính toán giá xuất kho theo BQGQLH giá trị xuất kho gần với phương pháp cho giá trị xuất kho thấp nhất khi giá đầu vào tăng, ngược lại giá giảm thì đây là phương pháp có giá trị xuất kho cao thứ 2 trong các phương pháp.  Phương pháp thực tế đích danh Giá trị xuất kho nguyên vật liệu chính của doanh nghiệp là 89,34 triệu đồng vào tháng 1/2011, xuất kho theo phương pháp này có giá trị gần bằng với phương pháp BQGQLH chênh lệch 0,002% giá trị này phụ thuộc ở vào giá trị lô hàng nhập vào và lô hàng muốn xuất ra, đồng thời nó còn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của kế toán để xuất kho nguyên vật liệu sau cho phù hợp sản xuất, để điều chỉnh kịp thời với những biến động của thị trường. Trong tháng 1/2012 giá trị xuất kho thau là 37,12 triệu đồng tăng hơn phương pháp LIFO 0,05% nhưng thấp hơn LIFO 6,67% khi giá cả giảm đi đây là phương pháp cho giá trị xuất kho thấp sau LIFO. Đến tháng 1/2013 phương pháp đích danh cho giá trị xuất kho 95,72 triệu đồng cao hơn FIFO 10,3% và BQGQLH Trang 46 a 6,98%, mặc dù giá cả đầu vào tăng lên như tháng 1/2011 nhưng đích danh lại cho giá trị xuất kho biến động khác với tháng 1/2011 là do khi xuất kho kế toán có thể chọn lô hàng nào muốn xuất, đơn giá mua vào của lô hàng sẽ là căn cứ để tính giá trị xuất kho vì vậy phương pháp này chưa thể hiện được tính khách quan. Dù số lượng thau nguyên liệu xuất dùng trong kỳ khác nhau, với mức giá khác nhau nhưng nhìn chung giá trị xuất kho theo phương pháp đích danh của tháng 1/2011, tháng 1/2012 và tháng 1/2013 cho giá trị xuất kho không chênh lệch nhiều so với phương pháp mang lại giá trị thấp nhất hay cao nhất trong từng tháng. 4.3.2 Tính giá xuất kho nguyên vật liệu phụ trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 Để sản xuất thau đúc ngoài nguyên vật liệu chính còn có sự tham gia của nguyên vật liệu phụ, tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn nguyên vật liệu chính nhưng giá trị xuất kho của nguyên vật liệu phụ được tính toán và tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để cuối kỳ tính giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu phụ để sản xuất sản phẩm thau đúc bao gồm đồng, kẽm và dầu FO. Do những kỳ kinh doanh trước doanh nghiệp nhập kho nhiều, tồn kho nguyên vật liệu phụ cao nên trong tháng 1/2011 và tháng 1/2013 để sản xuất sản phẩm thau đúc giá trị xuất kho căn cứ vào đơn giá của nguyên vật liệu phụ tồn kho đầu kỳ. Với các phương pháp xuất kho khác nhau cùng cho một giá trị xuất kho nguyên vật liệu phụ nên nó không chịu ảnh hưởng bởi các phương pháp xuất kho. ( Xem phụ phục trang 97) Ở tháng 1/2012 nguyên vật liệu chính nhập xuất với biến động giá và lượng không nhiều, các loại nguyên vật liệu phụ như kẽm, dầu FO trong tháng 1/2012 lượng tồn kho cao nên khi xuất kho doanh nghiệp sử dụng đơn giá nguyên vật liệu phụ tồn kho đầu kỳ. Riêng nguyên vật liệu phụ đồng doanh nghiệp nhập kho thêm 194,5kg, do giá nhâp kho trong kỳ chênh lệch với đơn giá tồn kho đầu kỳ nên khi xuất kho tính lại đơn giá xuất kho để phản ánh trị giá xuất kho đúng nhaasts. Giá trị xuất kho nguyên vật liệu đồng được tính theo các phương pháp xuất kho như bảng 4.5. Trang 47 a Bảng 4.4: Tính giá xuất kho nguyên vật liệu phụ sản xuất thau đúc tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Đồng Kẽm Dầu FO Tổng Giá 109.696 15.979 6.875 Tháng 1/2011 Lượng Thành tiền Giá 43,5(kg) 4.771.797 43,5(kg) 695.103 15.979 135,9 (lít) 934.359 6.875 6.401.259 Tháng 1/2012 Tháng 1/2013 Lượng Thành tiền Giá Lượng Thành tiền 22,13(kg) - 110.508 58,63 (kg) 6.479.082 22,13(kg) 353.615 15.979 58,63 (kg) 936.870 66,39(lít) 456.431 6.875 175,88(lít) 1.209.236 8.625.188 Bảng 4.5: Giá xuất kho nguyên vật liệu đồng trong tháng 1/2012 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Tháng 1/2012 FIFO 2.327.281 LIFO BQGQCK BQGQLH ĐÍCH DANH 1.991.588 2.056.133 2.072.433 1.991.588 Trang 48 a Qua bảng 4.5 cho thấy giá trị xuất kho của nguyên vật liệu phụ không ảnh hưởng bởi các phương pháp xuất kho, do sử dụng nguyên vật liệu phụ tồn kho đầu kỳ nên giá trị xuất kho được tính theo đơn giá tồn đầu kỳ. Nhìn chung về giá của các nguyên vật liệu phụ ít biến động, trong đó nguyên vật liệu đồng là nguyên vật liệu có đơn giá qua tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 thay đổi. Tháng 1/2011 giá xuất kho là 109.696 đồng/kg, đến tháng 1/2012 do trong kỳ nhập kho nên giá trị xuất kho thay đổi tương ứng giá trị xuất cao nhất theo phương pháp FIFO 2,3 triệu đồng, và phương pháp cho giá trị xuất kho thấp nhất là LIFO 1,99 triệu đồng, đồng thời phương pháp đích danh cho giá trị xuất kho nguyên vật liệu phụ giống LIFO, khi dùng phương pháp BQGQ giá trị tăng 3,24% so với LIFO, BQGQLH cho giá trị xuất kho là 2,07 triệu đồng tăng 4,05% so với LIFO và giảm 10,9%. Trong tháng 1/2013 giá xuất kho của nguyên vật liệu phụ là 110.058 đồng/kg giá này cao hơn tháng 1/2011 và đơn giá bình quân của tháng 1/2012, tuy nhiên sự chênh lệch giá không nhiều. Về số lượng sản xuất trong kỳ, nguyên vật liệu phụ xuất kho để sản xuất sản phẩm thau đúc chỉ chiếm 4-5% tổng chi phí nguyên vật liệu nên số lượng xuất kho thấp. Qua tháng 1/2011 đồng và kẽm xuất 43,5 kg và 135,9 lít dầu FO để sản xuất, đến tháng 1/2012 số lượng xuất kho thấp hơn tháng 1/2011 đồng và kẽm xuất 22,13kg và 66,39 lít dầu, riêng tháng 1/2013 số lượng xuất cao hơn cùng kỳ trong năm 2011 và 2012 , xuất đồng và kẽm 58,63 kg, 175,88 lít dầu FO. Vì tháng 1/2012 lượng hàng thau đúc doanh nghiệp ít đơn đặt hàng nên việc xuất kho nguyên vật liệu sản xuất giảm đi so với các tháng khác. Với biến động về giá và lượng của nguyên vật liệu tuy không nhiều nhưng cũng làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ, từ đó ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Bảng 4.6: Giá xuất kho nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ trong tháng 1/2011, 1/2012, 1/2013 Chỉ tiêu FIFO Tháng 1/2011 Tháng 1/2012 Tháng 1/2013 94.562.672 42.903.285 95.397.351 Đơn vị tính: đồng ĐÍCH LIFO BQGQCK BQGQLH DANH 99.386.224 98.045.654 95.723.739 95.739.845 39.900.627 40.682.913 41.563.858 39.920.880 108.460.360 107.206.068 98.090.892 104.342.785 Sau khi tính giá xuất kho của nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ bảng 4.6 tổng hợp giá trị xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản Trang 49 a phẩm trong kỳ. Như phân tích ở trên chi phí nguyên vật liệu chính có giá trị xuất kho lớn so với nguyên vật liệu phụ và nó ảnh hưởng bởi các phương pháp xuất kho với mỗi phương pháp khác nhau giá trị xuất kho nguyên vật liệu thay đổi. Nhìn chung trong tháng 1 qua 3 năm 2011, 2012, 2013 giá trị xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm tăng giảm rõ rệt nhất là năm 2012 giá trị xuất kho thấp gần 50% so với năm 2011 và 2013, giá trị xuất kho thấp chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp sản xuất ít, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh khi doanh thu bán hàng thấp nhưng chi phí cố định doanh nghiệp phải ghi nhận, nó mang lại kết quả không tốt cho doanh nghiệp. Qua hình 4.2 để thấy rõ giá trị xuất kho trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013. 120 100 80 60 40 20 0 BQGQCK BQGQLH ĐÍCH DANH FIFO LIFO Tháng 1/2011 94,56 99,39 98,05 95,72 95,74 Tháng 1/2012 42,90 39,90 40,68 41,56 39,92 Tháng 1/2013 95,39 108,46 107,20 98,09 104,34 Hình 4.2: Giá trị xuất kho nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ trong tháng 1/2011, tháng 1/2012 và 1/2013 Tháng 1/2011 giá trị xuất kho cao nhất là LIFO 99,3 triệu đồng cao hơn phương pháp FIFO 5,1%, phương pháp BQGQCK 1,3% và cao hơn BQGQLH và đích danh 3,7%. Với phương pháp LIFO cho giá trị xuất kho cao ảnh hưởng chi phí sản xuất và giá vốn của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp này lợi nhuận thu được sẽ thấp hơn phương pháp khác. Tháng 1/2012 thì phương pháp có giá trị xuất kho cao nhất là FIFO 42,9 triệu đồng, giá trị này thấp hơn tháng 1/2011 54,6% và 55% so với tháng 1/2013. Vì giá mua vào trong tháng giảm với cách tính xuất kho LIFO thì giá Trang 50 a trị xuất kho được xuất với đơn giá nhỏ hơn đơn giá đầu kỳ vì vậy phương pháp cho giá trị xuất kho thấp nhất 39,9 triệu đồng. So với 1/2011 và 1/2013 giá trị xuất kho tháng này thấp nhất, tháng 1/2011 và 1/2013 giá mua vào cao đây là phương pháp cho xuất kho cao nhất nên sự chênh lệch về giá trị qua 3 năm khá lơn, 1/2011 xuất kho theo LIFO tăng hơn 1/2012 59%,còn tháng 1/2013 tăng 63%. Qua các phương pháp xuất kho giá trị xuất kho của nguyên vật liệu thay đổi tùy theo các phương pháp, nhưng phương pháp mang lại giá trị thấp cho doanh nghiệp là FIFO khi giá mua đàu vào tăng, khi giá giảm thì phương pháp LIFO lại là phương pháp tốt nhất. Nên tùy vào doanh nghiệp, tùy biến động giá nguyên vật liệu mua vào mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xuất kho thích hợp nhất, sao cho tiết kiệm chi phí và nâng cao lợi nhuận. 4.4 ẢNH HƯỞNG CÁC PHƯƠNG PHÁP XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẾN TỔNG CHI PHÍ SẢN XUẤT Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nên tổng chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố chi phí cơ bản của quá trình sản xuất và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất cũng như trong tổng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho quá trình sản xuất thau đúc tại doanh nghiệp là thau nguyên liệu, chi phí của những loại nguyên liệu này cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và xác định một cách tách biệt cho từng sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính theo giá thực tế khi xuất kho, với mỗi phương pháp xuất kho sẽ cho kết quả xuất dùng khác nhau, nó ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất sản phẩm.  Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Do doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán số 48 áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tất cả chi phí phát sinh đến sản xuất kế toán đưa vào tài khoản 154“ chi phí sản xuất dở dang”. Cuối kỳ căn cứ vào sổ cái tài khoản 154 tập hợp được chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, để xác định chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp riêng cho sản phẩm thau đúc cần phân bổ các khoản mục chi phí này theo khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo công thức sau: Trang 51 a Công thức phân bổ: Chi phí sản xuất chung (Thau đúc) = Chi phí () trực tiếp nhân công (Thau đúc) Tổng chi phí sản xuất chung Tổng chi phí nguyên vật + liệu trực tiếp x Tổng chi phí Nhân công trực tiếp = Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp+ Chi phí NVLTT thau đúc x Chi phí NVLTT thau đúc Bảng 4.7: Bảng tiêu thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trong () tháng 1/2011, 1/2012, 1/2013 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Tổng CPNVLTT trong kỳ CPSXC CPNCTT Tháng 1/2011 Tháng 1/2012 Tháng 1/2013 291.347.694 154.587.604 251.531.044 113.074.195 85.304.716 105.226.261 48.770.460 44.463.960 49.592.610 Nguồn: Phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công Do chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nên hai khoản mục chi phí này cũng chịu ảnh hưởng của phương pháp xuất kho, khi sử dụng các phương pháp xuất kho khác nhau sẽ cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khác nhau đồng thời làm biến thiên giá trị của chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp. Cuối kỳ, kế toán tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm thau đúc bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sau khi đã phân bổ như sau: Trang 52 a Bảng 4.8: Tổng chi phí sản xuất sản phẩm thau đúc trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 Đơn vị tính: triệu đồng Tháng 1/2011 Chỉ tiêu FIFO LIFO BQGQCK BQGQLH ĐÍCH DANH CPNVLTT CPNCTT CPSXC 94,56 99,38 98,05 95,72 95,74 15,83 16,64 16,41 16,02 16,03 36,70 38,57 38,05 37,15 37,16 Tháng 1/2012 TỔNG CPNVLTT CPNCTT CPSXC CPSX 147,09 42,90 12,34 23,68 154,60 39,90 11,48 22,02 152,51 40,68 11,70 22,45 148,90 41,56 11,95 22,93 148,92 39,92 11,48 22,03 Trang 53 Tháng 1/2013 TỔNG TỔNG CPNVLTT CPNCTT CPSXC CPSX CPSX 78,92 95,40 18,81 39,91 154,11 73,40 108,46 21,38 45,37 175,22 74,83 107,21 21,14 36,04 164,39 76,44 98,09 19,34 41,04 158,47 73,43 104,34 20,57 43,65 168,57 a Để thấy được ảnh hưởng của các phương pháp xuất kho đến tổng chi phí sản xuất trước hết đánh giá biến động chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013. 25,0% 10,8% 25,9% 30,0% 54,4% 64,2% 12,2% CPNVLTT 61,9% 15,6% Tháng 1/2011 Tháng 1/2012 CPNCTT CPSXC Tháng 1/2013 Hình 4.3: Cơ cấu chi phí sản xuất trongtháng 1/2011, 1/201, 1/2013 Qua hình 4.3 cho thấy khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong cơ cấu tổng chi phí chiếm tỷ trọng lớn, tháng 1/2011 nguyên vật liệu trực tiếp chiếm 64% tổng chi phí, tháng 1/2012 chi phí này giảm còn 54% thêm vào gia tăng của chi phí sản xuất chung, giống tháng 1/2011 trong tháng 1/2013 nguyên vật liệu trực tiếp có tỷ trọng 61,9%. Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí cơ bản trong tổng chi phí sản xuất, nó chi phối đến chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trong kỳ, vì vậy khi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thay đổi sẽ tác động đến chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thay đổi, từ đó tổng chi phí sản xuất sẽ biến thiên theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Vì vậy lựa chọn phương pháp xuất kho cho nguyên vật liệu cần được kế toán cân nhắc, nó liên quan đến chi phí sản xuất sản phẩm và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tác động phương pháp xuất kho đến tổng chi phí cụ thể qua tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 như sau: Trang 54 a Tháng 1/2011 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 36,7 15,83 38,57 38,05 37,15 37,16 16,64 16,41 16,02 16,03 CPSXC CPNCTT 94,56 99,38 FIFO LIFO 98,05 CPNVLTT 95,72 BQGQCK BQGQLH 95,74 ĐÍCH DANH Hình 4.4: Tổng chi phí sản xuất trong tháng 1/2011 Với mỗi phương pháp xuất kho tổng chi phí sản xuất có giá trị khác nhau, ở phương pháp FIFO cho giá trị xuất kho thau nguyên liệu thấp nhất, nên chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cũng có giá trị thấp nhất. CPNCTT là 15,83 triệu đồng, CPSXC là 36,7 triệu đồng, do giá trị xuất kho thấp nên tổng chi phí sản xuất của phương pháp FIFO là 147,09 triệu đồng, thấp nhất trong các phương pháp. Ngược lại với FIFO phương pháp LIFO chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm đến 99,38 triệu đồng, CPNCTT 16,64 triệu đồng, CPSXC 38,57 triệu đồng và tổng chi phí 154,6 triệu đồng, cao hơn phương pháp FIFO 7,5 triệu đồng, tương ứng tăng tổng chi phí 5%, điều này sẽ làm cho giá thành của sản phẩm cao nhất, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Với phương pháp BQGQCK mà doanh nghiệp lựa chọn cho thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 98,05 triệu đồng cao hơn phương pháp FIFO 3% nhưng giá trị này giảm 1% so với LIFO, do đó tổng chi phí sản xuất theo phương pháp này tăng lên tương ứng 5% so với FIFO, giá trị tổng chi phí sản xuất cho sản phẩm thau đúc của phương pháp này cao đứng sau phương pháp LIFO nếu lựa chọn phương pháp này khi giá cả đầu vào tăng thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp khá cao có thể ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh cuối kỳ. Phương pháp BQGQLH và phương pháp đích danh tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu tương đương nhau, khi tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên kéo theo sự gia tăng của tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và tổng chi phí sản xuất. Với phương pháp BQGQLH và Trang 55 a đích danh tổng chi phí sản xuất tăng 1,16 triệu đồng so với FIFO tương ứng 1% nhưng lại giảm 3,66 triệu đồng so với phương pháp LIFO hay giảm đi 3% tổng chi phí, vì vậy đây là phương pháp mang lại cho doanh nghiệp tổng chi phí thấp thứ hai sau FIFO. Vậy khi phương pháp xuất kho thay đổi làm tổng chi phí sản xuất thay đổi, nó sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. Để doanh nghiệp có lợi nhuận cao trong khi giá cả đang có xu hướng tăng lên như tháng 1/2011 thì phương pháp FIFO là tối ưu nhất. Trong tháng 1/2012 thì giá cả đầu vào giảm làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng giảm đi. Khi phương pháp xuất kho thay đổi thì tổng chi phí sản xuất khác nhau, tuy nhiên chênh lệch không nhiều. Phương pháp ảnh hưởng rõ nhất đến tổng chi phí sản xuất là phương pháp FIFO, phương pháp sẽ làm cho tổng chi phí sản xuất cao nhất và phương pháp LIFO cho kết quả ngược lại. Tháng 1/2012 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 23,68 12,34 22,02 22,45 22,93 22,03 11,48 11,7 11,95 11,48 CPSXC CPNCTT CPNVLTT 42,9 39,9 FIFO LIFO 40,68 41,56 BQGQCK BQGQLH 39,92 ĐÍCH DANH Hình 4.5: Cơ cấu chi phí sản xuất theo các phương pháp xuất kho trong tháng 1/2012 Trong tháng 1/2012 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khoảng 54% trong tổng chi phí, dưới tác động của giá cả đầu vào đã làm cho tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm đi, so với tháng 1/2011 chi phí này có tỷ trọng hơn 60%, bên cạnh đó để đáp ứng cho sản xuất trong kỳ doanh nghiệp đã mua mới máy hàn AC300A nó làm tăng chi phí khấu hao, đồng thời chi phí sản xuất chung trong tháng cũng tăng lên chiếm tỷ trọng 30% tổng chi phí sản xuất tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, làm cho cơ cấu trong tổng chi phí tháng 1/2012 có sự chênh lệch so với tháng 1/2011. Mặc dù tỷ trọng Trang 56 a chi phí nguyên vật liệu giảm nhưng nó là khoản mục chi phí tác động mạnh nhất đến tổng chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. Với giá trị NVLTT xuất kho trong kỳ theo phương pháp FIFO cao nhất trong các phương pháp tương ứng 42,9 triệu đồng nên chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có giá trị cao nhất lần lượt là 12,34 triệu đồng và 23,68 triệu đồng, tổng chi phí sản xuất là 78,92 triệu đồng. Khi xuất kho theo phương pháp LIFO giá trị xuất kho nguyên vật liệu thấp nhất 39,9 triệu đồng tác động CPNCTT giảm 6,9%, CPSXC giảm 7% khi so sánh với FIFO vì vậy tổng chi phí sản xuất giảm còn 73,4 triệu đồng. Tuy phương pháp BQGQCK là phương pháp không thể hiện được biến động đơn giá theo từng lần nhập xuất nhưng đơn giá cuối kỳ đánh giá được sự tăng giảm giá trong kỳ so với kỳ trước, khi xuất kho bằng phương pháp này tổng chi phí sản xuất là 74,83 triệu đồng trong đó CPNVLTT là 40,68 triệu tăng 1,95% so với LIFO và giảm 5,2% so với FIFO, vì giá trị xuất kho nguyên vật liệu giảm nên CPNCTT và CPSXC cũng giảm tương ứng 5% so với FIFO. Phương pháp cho tổng chi phí sản xuất gần với phương pháp FIFO nhất là phương pháp BQGQLH với CPNVLTT là 41,56 triệu đồng, CPNCTT và CPSXC lần lượt được phân bổ là 11,95 triệu đồng, 22,93 triệu đồng các khoản mục chi phí này tăng lên khoản 4% so với LIFO và giảm 3% so với FIFO, vậy đây là phương pháp phương pháp có sự chênh lệch ít nhất so với FIFO, nếu mục tiêu giảm thuế thu nhập với tùy điều kiện tại doanh nghiệp thì FIFO và BQGQLH là hai phương pháp lý tưởng. Trong kỳ khi sử dụng phương pháp đích danh thì giá trị tổng chi phí sản xuất tương đương với phương pháp LIFO 73,43 triệu đồng, vì trong kỳ doanh nghiệp nhập nguyên vật liệu với giá giảm nên những lô hàng nhập với giá thấp được chọn xuất kho trước để phù hợp với biến động giá của thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bước sang tháng 1/2013 giá tồn kho đầu kỳ cao hơn giá nhập kho đầu tháng nhưng cuối tháng giá cả tăng lên, vì vậy phương pháp xuất kho LIFO cho giá trị xuất kho lớn nhất đồng thời CPNCTT, CPSXC cùng tăng và tổng chi phí sản xuất cao hơn các phương pháp khác. Tổng chi phí sản xuất theo các phương pháp xuất kho trong tháng 1/2013 như sau: Trang 57 a Tháng 1/2013 200 45,37 150 39,91 21,38 100 18,81 50 95,4 108,46 FIFO LIFO 36,04 21,14 41,04 19,34 43,65 20,57 CPSXC CPNCTT 107,21 CPNVLTT 98,09 104,34 0 BQGQCK BQGQLH ĐÍCH DANH Hình 4.6: Cơ cấu chi phí sản xuất theo các phương pháp xuất kho trong tháng 1/2013 Đến tháng 1/2013 tổng chi phí sản xuất chịu ảnh hưởng nhiều bởi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm khoảng 62% chi phí này giảm so với tháng 1/2011 nhưng tăng lên so với 1/2012, chi phí nhân công trực tiếp khoảng 11% và còn lại là chi phí sản xuất chung. Nhìn chung cơ cấu chi phí của tháng 1/2013 tương tự như tháng 1/1011 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục chi phí do giá cả tăng nhanh làm cho chi phí này chiếm tỷ trọng cao hơn cả tháng 1/2011. Với phương pháp xuất kho FIFO tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm đến 62% tổng chi phí sản xuất có giá trị là 95,4 triệu đồng, CPNCTT 19 triệu đồng, còn 39,91 triệu đồng là giá trị chi phí CPSXC. Đến phương pháp LIFO trị giá NVLTT là 108,5 triệu đồng, CPNCTT là 21,38 triệu đồng, CPSXC 45,37 triệu đồng tăng lên tương ứng 13,6% với từng khoản mục chi phí, sự chênh lệch chi phí giữa hai phương pháp này khá lớn, nguyên nhân là do mức giá của nguyên vật liệu chính trong kỳ chênh lệch cao từ 74.000 đồng đến 107.000 đồng, theo LIFO đơn giá xuất kho là đơn giá của lần nhập gần nhất với lần xuất khi mức giá tăng lên thì giá trị xuất nguyên vật liệu sẽ mang đơn giá cao do đó CPNVLTT theo phương pháp này cao nhất và chênh lệch nhiều với FIFO. Còn phương pháp BQGQ do trung hòa giá cả từ đầu kỳ đến cuối kỳ nên đơn giá bình quân tính trị giá xuất kho cũng tương đối cao 84.057 đồng/kg, phương pháp BQGQCK là phương pháp cho tổng chi phí sản xuất thau đúc cao sau phương pháp LIFO, tổng chi phí sản xuất là 164,39 triệu đồng, chênh lệch với LIFO 1,25 triệu đồng giảm tương ứng 1%, nhưng so với phương pháp Trang 58 a FIFO trị giá xuất NVLTT giảm 11,81 triệu đồng giảm 12%, do chi phí NVLTT thay đổi làm các khoản mục chi phí giảm 9% và tăng 12% lần lượt là CPSXC và CPNCTT. Riêng phương pháp BQGQLH cho thấy trị giá xuất nguyên vật liệu thấp hơn BQGQCK, nó là phương pháp thấp sau FIFO trị giá CPNVLTT là 98,09 triệu đồng tăng 2% và giảm đến 9% giá trị so với phương pháp FIFO và LIFO, điều này sẽ làm cho tổng chi phí sản xuất của phương pháp này có giá trị nhỏ hơn phương pháp LIFO. Ở phương pháp đích danh do xuất kho tập trung ở giữa tháng và cuối tháng, xuất kho với những lô hàng giá trị cao vì vậy đây là phương pháp cho giá trị tổng chi phí sản xuất cao sau LIFO chênh lệch CPNVLTT là 9%, tổng chi phí theo đích danh giảm 3% tương ứng 6,65 triệu đồng. Khi giá trị CPNVLTT biến động làm cho CPSXC và CPNCTT thay đổi, tổng chi phí lúc này cũng tăng hay giảm theo cơ cấu của các khoản mục chi phí, vì vậy khi phân bổ chi phí khác theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ có nhiều biến động. Sau khi nhận xét cơ cấu tổng chi phí sản xuất ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tác động đến tổng chi phí sản xuất khá rõ, khi các phương pháp xuất kho thay đổi thì chi phí này cũng biến động làm tổng chi phí tăng giảm theo các phương pháp xuất kho. Do trong các tháng có số lượng xuất kho khác nhau, có chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp khác nhau nhưng với từng phương pháp xuất kho tổng chi phí có những thay đổi theo hình sau: Tổng CPSX (triệu đồng) 200 150 100 50 0 BQGQCK BQGQLH ĐÍCH DANH FIFO LIFO Tháng 1/2011 147,09 154,6 152,51 148,9 148,92 Tháng 1/2012 78,92 73,4 74,83 76,42 73,43 Tháng 1/2013 154,11 175,22 164,39 158,47 168,57 Hình 4.7: Tổng chi phí sản xuất theo các phương pháp xuất kho trong tháng 1/2011, 1/2012, 1/2013 Trang 59 a Qua 3 tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 tổng chi phí sản xuất ở tháng 1/2013 cao nhất và tổng chi phí tháng 1/2012 thấp nhất, nguyên nhân là giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng giảm khác nhau, bên cạnh đó nó còn phụ thuộc vào lượng hàng yêu cầu sản xuất tại doanh nghiệp. Khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào có chiều hướng tăng lên thì phương pháp FIFO sẽ cho giá trị xuất kho thấp nhất làm tổng chi phí cũng có giá trị thấp nhất, tháng 1/2011 tổng chi phí khoảng 147 triệu đồng, tháng 1/2013 154 triệu đồng, nhưng phương pháp LIFO mang lại tổng chi phí cao nhất so với các phương pháp xuất kho khác, tháng 1/2011 154,6 triệu đồng, tháng 1/2013 175 triệu đồng chênh lệch giữa phương pháp FIFO và LIFO dao động 7 triệu đồng nhưng nó sẽ tác động mạnh lên giá thành đơn vị sản phẩm. Phương pháp có giá trị gần FIFO là phương pháp BQGQLH, phương pháp đích danh, riêng phương pháp BQGQCK là phương pháp mang trị giá gần kề với LIFO nhất. Khi có biến động giá tăng như tháng 1/2011 và tháng 1/2013 phương pháp mang lại kết quả xuất kho thấp nhất là FIFO và giá trị cao nhất là LIFO vì vậy những loại nguyên vật liệu biến động giá theo hướng này kế toán nên áp dụng phương pháp FIFO để có kết quả kinh doanh cao nhất, nếu do đặc điểm của doanh nghiệp khoong áp dụng được thì phương pháp lụa chọn thứ hai sẽ là phương pháp BQGQLH vì tổng chi phí sản xuất của phương pháp này cao hơn phương pháp FIFO chỉ 1-2%. Khi giá cả nguyên vật liệu có xu hướng giảm như tháng 1/2012 phương pháp LIFO là phương pháp cho doanh nghiệp tổng chi phí sản xuất thấp nhất 73 triệu đồng, ngược lại FIFO tổng chi phí là 78 triệu đồng, và phương pháp BQGQCK cho tổng chi phí thấp thứ hai sau LIFO 74 triệu đồng, phương pháp BQGQLH là 76 triệu đồng, đích danh có tổng chi phí là 73,4 triệu đồng. Với những biến động tổng chi phí như tháng 1/2012 chênh lệch giữa các phương pháp xuất kho không cao nhưng phương pháp mang lại hiệu quả nhất là phương pháp LIFO, nếu dùng phương pháp này doanh nghiệp sẽ có khoản lợi nhuận cao nhất trong các phương pháp xuất kho, nó thể hiện kết quả kinh doanh khá tốt. 4.5 ẢNH HƯỞNG PHƯƠNG PHÁP XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẾN GIÁ VỐN SẢN PHẨM THAU ĐÚC 4.5.1 Tính giá thành sản phẩm thau đúc Như đã phân tích ở phần 4.4 ảnh hưởng xuất kho đến tổng chi phí sản xuất, với từng phương pháp xuất kho khác nhau sẽ cho tổng chi phí sản xuất khác nhau, đều này sẽ ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm thau đúc qua từng tháng và theo từng phương pháp xuất kho. Để phản ánh giá vốn trong kỳ Trang 60 a của doanh nghiệp, kế toán tiến hành tính giá thành cho một đơn vị sản phẩm, căn cứ số lượng xuất bán kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ. Tại doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công do đặt thù sản xuất của doanh nghiệp sản phẩm chủ yếu được sản xuất theo các đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất ngắn nên không có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ. Vì vậy, giá thành sản phẩm căn cứ vào tổng chi phí sản xuất phát sinh và số lượng sản phẩm hoàn thành. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với quy trình sản xuất đơn giản, khối lượng sản xuất lớn và chu kỳ sản xuất ngắn, do đó doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn để tính giá thành cho một đơn vị sản phẩm. Trang 61 a Bảng 4.9: Tính giá thành sản phẩm thau đúc trong tháng 1/2011, 1/2012, 1/2013 Tháng 1/2011 Chỉ tiêu FIFO LIFO BQGQCK BQGQLH ĐÍCH DANH Sản phẩm hoàn thành (kg) 1.126 1.126 1.126 1.126 1.126 Tổng CPSX (đồng) Tháng 1/2012 Giá thành (đồng/kg) 147.092.564 154.595.616 152.510.355 148.898.608 130.633 137.296 135.444 132.237 148.923.661 132.259 Sản phẩm hoàn thành (kg) 550,7 550,7 550,7 550,7 550,7 Trang 62 Tháng 1/2013 Giá thành (đồng/kg) Sản phẩm hoàn thành (kg) 78.918.590 73.395.331 74.834.312 76.441.083 143.306 133.276 135.889 138.807 73.432.585 133.344 1.170 1.170 1.170 1.170 1.170 Tổng CPSX (đồng) Tổng CPSX (đồng) Giá thành (đồng/kg) 154.114.995 175.218.364 164.385.988 158.466.426 131.722 149.759 140.501 135.441 168.566.397 144.074 a Do đây là tháng khởi đầu năm, mức tăng giá cao trở lại sau nhiều tháng liên tục thấp, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến thị trường cũng như quyền lợi người tiêu dùng nó cũng ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, giá cả tăng lên làm chi phí sản xuất tăng, giá vốn tăng. Trong tháng 1/2011 căn cứ vào sản phẩm hoàn thành và tổng chi phí sản xuất tính được giá thành sản phẩm như bảng 4.8, phương pháp xuất kho cho giá thành sản phẩm thấp nhất là FIFO 130.633 đồng/kg, trong khi phương pháp LIFO giá thành cao nhất là 137.296 đồng/kg, còn phương pháp BQGQCK giá 135.444 đồng/kg, BQGQLH đơn giá 132.237 đồng và phương pháp đích danh là 132.259 đồng/kg. Tình hình thị trường trong tháng 1/2011 dưới ảnh hưởng của lạm phát, chi phí đầu vào tăng, doanh nghiệp phải đẩy giá hàng hóa lên cao, trong khi người tiêu dùng lại có xu hướng thắt chặt chi tiêu họ sẽ chọn sản phẩm có giá cả thấp, như vậy để cạnh tranh mà vẫn đảm bảo lợi nhuận doanh nghiệp phải có biện pháp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh lượng hàng hóa tiêu thụ trong tháng. Với giá bán từ 145.000-150.000 đồng/kg thì khoản lời theo phương pháp xuất kho FIFO sẽ cao nhất, vì giá vốn lúc này chỉ có 130.633 đồng/kg chênh lệch giá bán và giá vốn sản xuất là 18.000-20.000 đồng, còn phương pháp LIFO giá vốn là 137.296 đồng chênh lệch 13.186 đồng, phương pháp BQGQCK cho giá vốn sản xuất thấp hơn LIFO là 135.444 đồng chênh lệch giá bán là 15.000 đồng. Bên cạnh đó phương pháp BQGQLH và phương pháp đích danh cho khoảng chênh lệch giá vốn và giá bán là 18.000 đồng, đây là phương pháp mang lại lợi nhuận tương đối sau phương pháp FIFO. Với mỗi đơn giá bán khác nhau doanh nghiệp thu được khoản lợi nhuận gộp khác nhau, trong đó phương pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp là phương pháp FIFO, nếu doanh nghiệp xuất kho sản phẩm bán theo phương pháp này 1kg sản phẩm bán doanh nghiệp sẽ thu được 18.000 đồng lợi nhuận gộp, giá trị này cao nhất trong các phương pháp xuất kho. Tuy trong tháng 1/2012 tình hình lạm phát được kiểm soát nhưng nước ta sức ép lạm phát cao vẫn tiếp tục hiện diện, mà nổi bật là tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ hệ quả cuộc khủng hoảng nợ công và suy giảm kinh tế toàn cầu. Trước tình hình thị trường giá cả thay đổi doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường cần có biện pháp kinh doanh sao cho phù hợp nhất, tại doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công cũng vậy, để đảm bảo được kết quả hoạt động kinh doanh khả quan doanh nghiệp nên lựa chọn phương pháp xuất kho Trang 63 a nguyên vật liệu sao cho phù hợp nhất, vì phương pháp xuất kho ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và lợi nhuận. 150.000 145.000 140.000 Tháng 1/2011 Tháng 1/2012 tháng 1/2013 135.000 130.000 125.000 120.000 FIFO LIFO BQGQCK BQGQLH ĐÍCH DANH Hình 4.8: Giá thành sản phẩm thau đúc theo các phương pháp xuất kho tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 Qua hình 4.8 sẽ cho ta thấy sự thay đổi của giá thành đơn vị sản phẩm thau đúc dưới tác động của các phương pháp xuất kho khác nhau. Ở tháng 1/2012 giá thành sản phẩm theo phương pháp FIFO là 143.306 đồng cao hơn đơn giá tháng 1/2011 13.000 đồng, do giá cả đầu vào giảm nên phương pháp FIFO cho trị giá xuất kho cao nhất dẫn đến giá thành sản phẩm của phương pháp này cao hơn phương pháp khác, ở phương pháp LIFO giá thành 133.276 đồng/kg, với cùng phương pháp LIFO ở tháng 1/2011 đơn giá 137.296 đồng/kg. Tuy giá của nguyên vật liệu nhập kho có xu hướng giảm nhưng do trong kỳ phát sinh thêm chi phí sản xuất chung nên giá thành của tháng 1/2012 không giảm so với tháng 1/2011. Khi thay đổi phương pháp xuất kho bằng phương pháp BQGQCK giá thành 135.889 đồng, phương pháp BQGQLH 138.807 đồng/kg cao hơn giá thành tháng 1/2011 6.541 đồng. Riêng phương pháp bình quân gia quyền giá thành sản phẩm và lợi nhuận gần giống phương pháp LIFO, dù là giá trị trung bình của 2 phương pháp LIFO và FIFO nhưng phương pháp bình quân gia quyền cũng cho một trị giá xuất kho nhất định ảnh hưởng đến giá thành và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Tân Thành Công khi sử dụng phương pháp này sự ảnh hưởng đến giá vốn và lợi nhuận sẽ không lớn so với phương pháp LIFO và FIFO trong cả trường hợp giá tăng hay giảm, điều này Trang 64 a giúp cho doanh nghiệp ổn định được lợi nhuận của mình. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp khi tính theo phương pháp xuất kho trong xu hướng giá giảm thì phương pháp tốt nhất để lựa chọn đó là LIFO, với giá bán sản phẩm 150.000-160.000 đồng/kg doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Sang tháng 1/2013 tình hình giá cả lại biến động như tháng 1/2011, giá nguyên vật liệu giảm rồi lại tăng đều này ảnh hưởng đến doanh nghiệp rất nhiều. Qua bảng 4.8 nhận thấy giá thành sản phẩm tháng 1/2013 thấp hơn giá thành tháng 1/2011 mặc dù chịu tác động tăng của giá cả đầu vào. Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp FIFO để xuất kho nguyên vật liệu thì giá thành sản phẩm là 131.722 đồng, chênh lệch 8.779 đồng/kg so với BQGQCK, còn phương pháp LIFO có giá thành sản phẩm cao 149.759 đồng/kg, phương pháp có giá thành thấp sau phương pháp FIFO là BQGQLH 135.441 đồng/kg, phương pháp đích danh có giá thành là 144.074 đồng/kg, giá cao gần với LIFO. Tháng 1/2013 ảnh hưởng của các phương pháp xuất kho đến giá thành có xu hướng giống như tháng 1/2011, giá thành thấp nhất khi tính theo FIFO , ngược lại giá thành cao nhất khi áp dụng LIFO. Với tình hình thị trường doanh nghiệp sẽ chọn phương pháp có giá thành thấp để đạt được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, tuy nhiên với phương pháp này song song với lợi nhuận thu được là khoản thuế phải nộp cho nhà nước sẽ cao hơn phương pháp khác. 4.5.2 Ảnh hưởng của các phương pháp xuất kho đến giá vốn sản phẩm thau đúc Sau khi sản xuất sản phẩm hoàn thành, nhập kho thành phẩm sản xuất, căn cứ vào đơn đặt hàng từ trước hay theo những lô hàng doanh nghiệp đã nhận tiền trước doanh nghiệp tiến hành giao sản phẩm theo yêu cầu. Lúc này kế toán ghi nhận giá vốn sản phẩm, chi phí sản xuất trong kỳ từ TK 154 sang TK 155 và ghi nhận trên TK 632 những lô hàng đã xuất bán. Bảng 4.10: Lượng sản phẩm hoàn thành và bán ra trong tháng 1/2011, 1/2012, 1/2013 Đơn vị tính: kg Tháng Tháng Tháng Chỉ tiêu 1/2011 1/2012 1/2013 Tồn kho thành phẩm đầu kỳ 132,5 254 108 Sản phẩm hoàn thành 1.126 550,7 1.170 Bán ra 1.111,5 650 976 Tồn kho thành phẩm 147 154,7 302 Trang 65 a Do doanh nghiệp bán sản phẩm do tự doanh nghiệp sản xuất nên giá vốn của sản phẩm được tính theo giá thành đơn vị sản phẩm tương ứng với số lượng bán ra bằng các phương pháp xuất kho khác nhau, nên giá vốn cũng chịu tác động khi thay đổi phương pháp xuất kho. Tương ứng với mỗi phương pháp xuất kho sẽ cho giá thành sản phẩm khác nhau vì vậy khi xuất kho bán hàng sẽ có giá vốn khác nhau, giá vốn hàng bán theo từng phương pháp được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.11: Giá vốn theo các phương pháp xuất kho tháng 1/2011, 1/2012, 1/2013 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu FIFO LIFO BQGQCK BQGQLH ĐÍCH DANH Tháng 1/2011 Tháng 1/2012 Tháng 1/2013 Số lượng Giá vốn Số lượng Giá vốn Số lượng Giá vốn bán ra (kg) thau đúc bán ra (kg) thau đúc bán ra (kg) thau đúc 1111,5 144.913.598 650 89.777.812 976 128.528.785 1111,5 151.438.281 650 85.806.328 976 144.184.960 1111,5 149.624.930 650 86.841.076 976 136.148.633 1111,5 146.484.141 650 87.984.724 976 131.757.026 1111,5 146.505.927 650 85.832.860 976 139.249.996 Qua bảng 4.10 xét theo từng phương pháp xuất kho trong tháng 1/2011, phương pháp cho giá vốn thấp nhất là FIFO 144,9 triệu đồng, phương pháp LIFO giá vốn là 151,4 triệu đồng tăng 4,48% so với FIFO, phương pháp BQGQCK giá vốn 149,6 triệu đồng, tăng lên 3,24% so với phương pháp FIFO nhưng lại giảm 1,18% ở phương pháp LIFO, khi dùng phương pháp BQGQLH giá vốn tăng lên 1,03% so với phương pháp FIFO, giảm tương ứng 5 triệu đồng và 3,2 triệu đồng khi so với phương pháp LIFO và BQGQCK, bên cạnh phương pháp FIFO có giá trị vốn thấp thì phương pháp BQGQLH cũng là một phương pháp tối ưu để tính giá vốn cho doanh nghiệp vài giá trị nó thấp hơn các phương pháp xuất kho khác (trừ phương pháp FIFO). Phương pháp đích danh cho giá vốn gần bằng phương pháp BQGQLH tuy nhiên cao hơn phương pháp này khoảng 0,06%, cao hơn phương pháp FIFO 1,1%, đồng thời thấp hơn phương pháp LIFO và BQGQCK. Vậy để doanh nghiệp có lợi nhuận gộp tốt nhất trong tháng 1/2011 khi sử dụng phương pháp FIFO vì phương pháp có mức giá vốn thấp nhất. Ngược lại, tháng 1/2011 trong tháng 1/2012 giá vốn có giá trị thấp nhất là phương pháp LIFO 85,81 triệu đồng, phương pháp đích danh cũng có giá vốn gần phương pháp LIFO là 85,83 triệu đồng, phương pháp cho giá vốn cao Trang 66 a nhất là phương pháp FIFO 89,8 triệu đồng tăng 4,7% so với LIFO, phương pháp BQGQCK tăng 1,6%, phương pháp BQGQLH tăng 2,4% so với phương pháp LIFO, qua đó cho thấy giá vốn cũng bị tác động bởi các phương pháp xuất kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Khi giá giảm, giá vốn của phương pháp LIFO là tốt cho doanh nghiệp nhất, giá vốn thấp doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận cao, ngược lại phương pháp FIFO lúc này cho giá vốn cao nhất sẽ mang lại kết quả kinh doanh không khả quan cho doanh nghiệp. Tại tháng 1/2013 giá vốn của sản phẩm cũng có những biến động, khi xuất kho theo FIFO giá vốn mang giá trị thấp nhất 128,5 triệu đồng, phương pháp LIFO cho giá vốn cao hơn FIFO 15,7 triệu đồng, khoảng chênh lệch khá cao nó sẽ tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, bên cạnh FIFO phương pháp cho giá trị giá vốn thấp đó là phương pháp BQGQLH giá vốn 131,8 triệu đồng tăng 2,56% so với FIFO nhưng lại giảm 12,4 triệu đồng so với LIFO mặc dù giá vốn tăng hơn FIFO nhưng đây cũng là một phương pháp tối ưu cho doanh nghiệp có đặc điểm kinh doanh như doanh nghiệp Tân Thành Công. Khi doanh nghiệp chọn phương pháp BQGQCK giá vốn lúc này là 136,1 triệu đồng, tăng hơn FIFO 5,9%, giảm hơn LIFO 5,6% và cao hơn BQGQLH 4,3 triệu đồng, mặc dù phương pháp cho giá vốn trung bình giữa LIFO và FIFO nhưng phương pháp không thể hiện được biến động giá sản phẩm khi giá đầu vào tăng hay giảm. Như phân tích trên phương pháp xuất kho ảnh hưởng đến giá thành đơn vị đồng thời tác động đến sự chênh lệch của giá vốn trong từng kỳ. Để thể hiện rõ hơn thay đổi của giá vốn theo dõi hình sau: 160 140 120 100 80 60 40 20 0 BQGQCK BQGQLH ĐÍCH DANH FIFO LIFO Giá vốn tháng 1/2011 144,91 151,44 149,62 146,49 146,51 Giá vốn tháng 1/2012 89,78 85,81 86,84 87,98 85,83 Giá vốn tháng 1/2013 128,53 144,2 136,15 131,76 139,25 Hình 4.9: Giá vốn thau đúc theo các phương pháp xuất kho tháng 1/2011, 1/2012, 1/2013 Trang 67 a Theo hình 4.8 ta thấy giá vốn qua tháng 1 trong 3 năm chênh lệch cao, nhiều nhất là tháng 1/2011 so với tháng 1/2012. Theo phương pháp FIFO giá vốn tháng 1/2011 là 144,9 triệu đồng, tháng 1/2012 là 89,7 triệu đồng giảm 38,1% so với năm 2011, giảm 30,2% so với tháng 1/2013, do chi phí sản xuất trong tháng 1/2012 giảm và lượng thành phẩm bán ra ít hơn làm cho giá vốn của sản phẩm thau đúc tháng 1/2012 giảm khá nhiều so với tháng 1/2011 và tháng 1/2013. Khi giá vốn tính theo phương pháp LIFO thì trong tháng 1/2011 và tháng 1/2013 sẽ cho giá vốn cao nhất lần lượt là 151, 4 triệu đồng, và 144,2 triệu đồng, riêng tháng 1/2012 giá vốn chỉ 85,81 triệu đồng thấp nhất trong các phương pháp, đây là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tác động đến tổng chi phí sản xuất và giá vốn của doanh nghiệp. Do đó giá vốn trong tháng 1/2011 tăng 43,3% so với tháng 1/2012, tháng 1/2013 thì tăng 40,3% tương ứng 58,2 triệu đồng, qua đó cho thấy việc sản xuất trong tháng 1/2012 rất thấp so với tháng cùng kỳ năm 2011, 2013. Giữa tháng 1/2011 và tháng 1/2013 cũng có sự chênh lệch 7,2 triệu đồng, giảm khoảng 4,7%. Qua đánh giá giá vốn theo phương pháp LIFO nhận thấy giá vốn có biến động nhiều và phương pháp này thích hợp nhất đối với các kỳ kế toán có giá cả giảm, lúc này phương pháp mang lại giá vốn thấp nhất để đạt lợi nhuận cao nhất, điển hình là giá vốn trong tháng 1/2012. Nếu sử dụng phương pháp xuất kho theo phương pháp BQGQCK giá vốn của doanh nghiệp mang giá trị trung bình giữa hai phương pháp LIFO và FIFO, khi giá cả tăng lên giá vốn của phương pháp này có giá trị gần với phương pháp LIFO như tháng 1/2011 giá vốn là 149,6 triệu đồng và phương pháp LIFO là 151,4 triệu đồng, tương tự cho tháng 1/2013, nhưng trong điều kiện thị trường có xu hướng tăng giá cho thấy tháng 1/2013 việc tiệu thụ thành phẩm của doanh nghiệp không tốt như tháng 1/2011, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Khi giá cả có xu hướng giảm đây là phương pháp cho giá vốn cao gần với phương pháp FIFO, cao hơn phương pháp LIFO và đích danh. Tuy cùng phương pháp bình quân gia quyền nhưng BQGQLH lại cho giá trị chênh lệch so với BQGQCK, trong tháng 1/2011 và tháng 1/2013 giá vốn của thau đúc gần nhất với phương pháp FIFO phương pháp tối ưu nhất khi giá cả có xu hướng tăng lên và giá trị gần với phương pháp cho giá vốn cao nhất khi giả cả có xu hướng giảm xuống thể hiện ở tháng 1/2011 và tháng 1/2012. Giá vốn tháng 1/2011 là 146,4 triệu đồng tăng 42% so với tháng 1/2012 và 9,97% so với tháng 1/2013. Tương tự phương pháp BQGQLH phương pháp đích danh cho giá vốn cũng gần với phương pháp FIFO khi giá tăng và gần phương pháp LIFO khi Trang 68 a giá giảm, nhưng đây là phương pháp cho giá trị theo ý kiến của kế toán nên khi áp dụng nó chưa thể hiện được tính khác quan. 4.6 ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Trước hết việc xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm, các phương pháp khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến giá trị nguyên vật liệu xuất kho, đồng thời nó tác động đến việc tập hợp giá thành trên tài khoản 154 và kết chuyển lên giá vốn của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ đạt mục tiêu hạ giá thành sản xuất nếu chọn được phương pháp phù hợp, cuối cùng sự tăng giảm giá trị xuất kho sẽ tác động đến thu nhập trong tháng. Vì vậy việc giá trị xuất dùng nguyên vật liệu được ghi nhận sẽ có ý nghĩa với doanh nghiệp, các kết quả thay đổi là do sự thay đổi nhanh chóng của các yếu tố giá cả đầu vào của nguyên vật liệu. Ngoài ra ảnh hưởng của các phương pháp còn phụ thuộc vào những biến động của môi trường kinh doanh và chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước. Trong đó giá cả là nhân tố làm nổi bật sự tác động của phương pháp xuất kho như đã phân tích. Trong trường hợp giá cả ổn định, việc áp dụng phương pháp nào cũng không quan trọng vì tất cả các phương pháp cho giá trị giống nhau. Trong tình hình hiện nay giá cả biến động nhanh chóng, giá đầu tháng và cuối tháng khác nhau, giá tháng sau khác nhiều so với tháng trước thì sự chênh lệch giữa việc phản ánh trên tài liệu kế toán và giá trị thực tế của các chỉ tiêu được thể hiện rõ ràng đặc biệt là 2 phương pháp LIFO và FIFO. Trong trường hợp giá mua nguyên vật liệu tăng Đối với phương pháp FIFO nguyên vật liệu có trong kho vào thời điểm cuối kỳ chính là giá trị nguyên vật liệu nhập kho sau cùng. Hàng tồn kho được phản ánh sát nhất với giá cả thực tế của nó và được phản ánh với giá trị cao hơn. Tuy nhiên số nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ có thể là hàng tồn kho kỳ trước đó, do đó giá trị xuất dùng bị đánh giá trị thấp hơn giá trị thực tế của nó kéo theo lợi nhuận thuần tăng. Ngược lại, LIFO phản ánh giá trị tồn kho thấp hơn hẳn giá trị thực, theo phương pháp này hàng tồn kho là hàng đã nhập kho từ trước giá trị này thấp hơn so với giá phí hiện hành, còn giá trị xuất dùng mang giá trị cao nó là giá nhập mới nhất trong kỳ đặc biệt trong môi trường giá cả biến động như hiện nay. Như vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán bị đánh giá thấp, điều đó tài sản lưu động của doanh nghiệp bị phản ánh sai lệch với khả năng thanh toán thực tế của doanh nghiệp. Do đó phương pháp xuất kho này không phản ánh đúng bản chất kinh tế của hàng tồn kho. Trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện trên khoản mục giá vốn của doanh nghiệp, khi Trang 69 a dùng phương pháp LIFO giá vốn hàng bán là cao nhất từ đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ, khoản lợi nhuận này thấp hơn lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Tuy nhiên khoản mục giá vốn này phù hợp với doanh thu bán hàng hiện tại. Hiện nay nước ta áp dụng rộng rãi phương pháp này trong quá trình hạch toán hàng tồn kho. Khi giá mua nguyên vật liệu giảm Phương pháp FIFO có giá trị nguyên vật liệu xuất dùng lớn nhất, giá trị tồn kho bế nhất, khi đó giá vốn hàng bán sẽ cao và lợi nhuận giảm. Với phương pháp này cung cấp thông tin hợp lý, đúng đắn về giá trị tồn kho trên bảng cân đối ké toán nhưng lại làm cho doanh thu không phù hợp với chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. Phương pháp LIFO cho giá trị xuất dùng thấp nhất và giá trị tồn kho cao nhất làm giảm giá vốn hàng bán từ đó số lãi của doanh nghiệp nhiều hơn. Phương pháp làm cho doanh thu và chi phí phù hợp nhau trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhưng lại phản ánh giá trị hàng tồn kho lạc hậu so với thị trường trên bảng cân đối kế toán. Phương pháp bình quân gia quyền giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ và giá trị nhập kho phát sinh. Khi áp dụng phương pháp này trị giá của hàng tồn kho cuối kỳ chịu ảnh hưởng bởi giá tồn kho đầu kỳ và giá mua trong kỳ, vì vậy phương pháp này che giấu sự biến động giá nên khi đưa giá trị tồn kho trên bảng cân đối kế toán là một giá trị trung bình theo phương pháp FIFO và LIFO. Phương pháp thực tế đích danh đã tuân thủ đúng nguyên tắc phù hợp kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của nguyên vật liệu xuất kho bán phù hợp với doanh thu nó tạo ra, nên các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được phản ánh trung thực. 4.6.1 Ảnh hưởng chỉ tiêu hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán Hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho doanh nghiệp. Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ được đem ra bán. Nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh, bởi vì doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời, và thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro, đối với doanh nghiệp thương mại có khả năng đánh mất những khoản doanh thu bán Trang 70 a hàng tiền năng hoặc thị phần nếu sau này giá lên cao mà doanh nghiệp không còn hàng để bán, còn doanh nghiệp sản xuất thì không đủ nguyên vật liệu, công cụ để tiến hành sản xuất sản phẩm làm gián đoạn chu kỳ sản xuất. Vì vậy với mỗi doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý hàng tồn kho sao cho hợp lý, kịp thời khi sử dụng. Chỉ tiêu hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Tân Thành Công bao gồm các tài khoản: TK 152 “ nguyên vật liệu”, gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ TK 153 “công cụ dụng cụ” TK 155 “Thành phẩm” Trong bài phân tích chỉ xét ảnh hưởng của các phương pháp xuất kho tác động lên khoản mục hàng tồn kho của nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm thau đúc và lượng thành phẩm thau đúc cuối kỳ. Trong kỳ sau khi xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, cuối kỳ nguyên vật liệu tồn kho trong doanh nghiệp được thể hiện trên bảng cân đối kế toán, do nguyên vật liệu trong kỳ xuất kho chịu ảnh hưởng của các phương pháp xuất kho nên lượng tồn kho cuối kỳ của nguyên vật liệu cũng thay đổi theo. Bảng 4.12: Cách xác định hàng tồn kho cuối kỳ bằng các phương pháp xuất kho STT Phương pháp xuất kho Giá trị tồn kho cuối kỳ 1 Nhập trước xuất trước (FIFO) Giá trị của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho 2 Nhập sau xuất trước (LIFO) Giá trị của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. 3 Bình quân gia quyền cuối kỳ Đơn giá bình quân cuối kỳ x số lượng tồn kho 4 Bình quân gia quyền liên hoàn Đơn giá bình quân liên hoàn của lần nhập cuối x số lượng tồn kho 5 Thực tế đích danh Giá trị của các lô hàng nhập kho chưa được xuất kho Trang 71 a Bảng 4.13: Tổng hợp tồn kho cuối kỳ của nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và thành phẩm trong tháng 1/2011, 1/2012, 1/2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu FIFO LIFO BQGQCK BQGQLH ĐÍCH DANH NVLC 117.31 112.49 113.83 116.15 116.14 Tháng 1/2011 THÀNH NVLP PHẨM 179,26 19.21 179.26 20.19 179.26 19.91 179.26 19.44 179.26 19.45 TỒN NVLC CUỐI KỲ 315.78 91.22 311.94 93.89 313.01 93.17 314.86 92.31 314.85 93.87 Tháng 1/2012 THÀNH NVLP PHẨM 156.43 22.17 156.77 20.62 156.70 21.02 156.70 21.47 156.77 20.63 Trang 72 TỒN CUỐI KỲ 269.82 271.27 270.89 270.48 271.26 NVLC 205.66 192.60 193.85 202.97 196.72 Tháng 1/2013 THÀNH TỒN NVLP PHẨM CUỐI KỲ 91.89 39.78 337.33 91.89 45.23 329.71 91.89 42.43 328.17 91.89 40.90 335.75 91.89 43.51 332.11 a Theo bảng 4.12 tổng quan lượng tồn tồn kho của doanh nghiệp với giá trị lớn, số lượng nguyên vật liệu tồn kho cao. Lượng tồn kho cuối kỳ tháng 1/2011, 1/2013 theo phương pháp FIFO cho giá trị cao nhất trong các phương pháp còn phương pháp LIFO cho tồn kho thấp nhất, nguyên nhân làm cho giá trị tồn kho của nguyên vật liệu và thành phẩm có giá trị trái chiều với giá trị xuất kho là đơn giá nhập kho trong kỳ, phương pháp FIFO lượng tồn kho đầu kỳ giá thấp hơn các lần nhập nên khi xuất dùng giá trị xuất kho thấp nhất, còn nguyên vật liệu và thành phẩm trong kho là những lô hàng nhập sau có đơn giá nhập cao nên phương pháp này cho giá trị tồn kho cao nhất. Ở phương pháp LIFO giá trị nhập kho gần nhất được xuất ra trước nên giá trị xuất kho lớn ảnh hưởng đến lượng tồn kho cuối kỳ. Còn hai phương pháp BQGQCK và BQGQLH giá trị tồn kho cuối kỳ phụ thuộc vào giá trị xuất dùng của nguyên vật liệu và giá trị hàng bán trong kỳ. Qua đó cho thấy được lượng tồn kho của phương pháp FIFO cho giá trị sát nhất với thực tế, số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán phù hợp với tình hình hiện tại, nhưng tồn kho của LIFO phản ánh giá trị không trung thực giá trị tồn cuối kỳ là giá trị đã có từ trước không phản ánh được tình hình biến động hiện tại. Hàng tồn kho là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp với lượng tồn kho cao ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đồng thời tồn kho lượng lớn để tránh hao hụt cần có bảo quản nguyên vật liệu hợp lý. Tháng 1/2011 350 19,21 20,19 19,91 19,44 19,45 179,26 179,26 179,26 179,26 179,26 300 250 150 THÀNH PHẨM NVLP 100 NVLC 200 50 117,31 112,49 113,83 116,15 116,14 FIFO LIFO BQGQCK BQGQLH ĐÍCH DANH 0 Hình 4.10: Tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm trong tháng 1/2011 Trang 73 a Qua bảng 4.13 và hình 4.9 ta thấy nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ cũng ảnh hưởng bởi các phương pháp xuất kho. Trong tồn kho cuối kỳ tháng 1/2011 giá trị tồn kho nguyên vật liệu phụ chiếm giá trị cao nhất 179,26 triệu đồng cao hơn nguyên vật liệu chính 37%, còn thành phẩm tồn kho có giá trị thấp nhất tong tồn kho. Xét phương pháp LIFO xuất kho nguyên vật liệu sản xuất cao nhất thì giá trị tồn kho thấp nhất tương ứng 291,75 triệu đồng, ngược lại trị giá xuất kho FIFO thấp nhất tồn kho sẽ cao nhất là 296,57 triệu đồng, đây là hai phương pháp thấy rõ nhất tác động ngược chiều của phương pháp xuất kho lên giá trị xuất và tồn kho nguyên vật liệu cuối kỳ. Khi áp dụng phương pháp BQGQCK giá trị xuất kho cao hơn phương pháp FIFO 3,6% nhưng giá trị lại thấp hơn phương pháp LIFO 1,33%, ngược lại tồn kho cuối kỳ của nguyên vật liệu theo phương pháp này thấp hơn FIFO 1,18% và tăng 0,45% so với phương pháp LIFO. Ở phương pháp BQGQLH cho giá trị xuất kho thấp thứ hai sau phương pháp FIFO vì vậy giá trị tồn kho của phương pháp này cao thứ hai sau phương pháp FIFO và cao hơn phương pháp LIFO 1,25% và 0,79% so với BQGQCK. Phương pháp đích danh cũng cho giá trị xuất và tồn kho gần như phương pháp BQGQLH, giá trị xuất kho thấp nên lượng tồn kho theo phương pháp này cao so với phương pháp LIFO, phương pháp cho giá trị tồn kho thấp nhất. Lượng tồn kho nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ sản xuất thau đúc trong tháng 1/2011 tương đối cao đảm bảo cho việc sản xuất trong kỳ tới của doanh nghiệp, tuy nhiên lượng tồn kho cuối kỳ cao một mặt làm cho tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, mặt khác do nguyên vật liệu có đặc tính dễ bị oxi hóa dưới tác động của môi trường sẽ làm hao hụt nên nguyên vật liệu cần được bảo quản tốt. Sau khi xuất kho thành phẩm giao bán cho khách hàng lượng hàng chưa bán kế toán ghi nhận tồn kho thành phẩm, trong tháng 1/2011 tồn kho thành phẩm có giá trị thấp so với nguyên vật liệu. Căn cứ vào giá thành sản phẩm đã tính toán trong kỳ cùng số lượng tồn để tính trị giá tồn kho, do giá thành sản phẩm bị tác động bởi các phương pháp xuất kho nên giá trị tồn kho thành phẩm cũng thay đổi theo cơ chế giống như nguyên vật liệu: LIFO sẽ cho tồn kho thành phẩm cao nhất và FIFO cho giá trị thấp nhất, giá trị này ngược với giá vốn xuất bán trong kỳ. Theo các phương pháp xuất kho phương pháp cho giá trị tồn kho hợp lý nhất là phương pháp BQGQ vì giá tồn kho được tính toán vào đơn giá bình quân và thể hiện giá trị nó trên bảng cân đối kế toán. Trang 74 a Tháng 1/2012 300 22,17 20,62 21,02 21,47 20,63 156,43 156,77 156,7 156,7 156,77 91,22 93,89 93,17 92,31 93,87 FIFO LIFO BQGQCK BQGQLH ĐÍCH DANH 250 200 150 100 50 THÀNH PHẨM NVLP NVLC 0 Hình 4.11: Tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm trong tháng 1/2012 Trong tháng 1/2012 lượng tồn kho của doanh nghiệp cho giá trị tồn kho cuối kỳ cao nhất là nguyên vật liệu phụ có tỷ trọng hơn 50% tổng giá trị tồn kho, nguyên vật liệu chính chiếm 34% còn lại là thành phẩm. Về số lượng cao hơn tồn kho 1/2011 4.067kg, trong đó NVLSX cao hơn 4.059kg, thành phẩm tồn kho giá trị chênh lệch không nhiều, mặc dù số lượng tồn kho cao nhưng giá trị của tháng 1/2012 nhỏ hơn giá trị tồn kho của tháng 1/2011. Ở phương pháp FIFO tồn kho giảm 28,5triệu đồng, tương ứng 9%, phương pháp LIFO tồn kho giảm 7% tương ứng 23 triệu đồng, BQGQCK tồn kho giảm 8% hay giảm 23,2 triệu đồng, BQGQLH tồn kho lại giảm 9%, đích danh giảm 8% so với tháng 1/2011. Nguyên nhân giá trị tồn kho trong tháng 1/2012 thấp do nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm thau đúc ít, trong đó đơn giá tồn kho của nguyên vật liệu chính có xu hướng giảm so tháng 1/2011, bên cạnh còn có biến động của nguyên vật liệu phụ nhưng tác động không nhiều vì nguyên vật liệu phụ đồng chỉ được nhập ít trong kỳ. Tồn kho thành phẩm tháng 1/2012 lại tăng hơn tháng 1/2011 154,7 kg, giá trị chênh lệch theo các phương pháp xuất kho dao động 20 triệu đồng, trong đó tồn kho thành phẩm cuối kỳ ở phương pháp FIFO là cao nhất, phương pháp LIFO có giá trị tồn kho thấp nhất. Khi xuất kho bằng phương pháp LIFO cho giá trị xuất kho hợp lý nhất tuy nhiên giá trị tồn kho cuối kỳ lại phản ánh không đúng thực tế, còn FIFO giá trị tồn kho phản ánh hợp lý với thực tế tuy nhiên trong trường hợp giá giảm thì đây là phương pháp cho giá trị xuất kho không đúng và chi phí sản xuất cao nhất, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm bán ra. Khi giá cả giảm xuống để đảm bảo lợi nhuận nên dùng Trang 75 a phương pháp LIFO nhưng cần cân nhắc đến tồn kho cuối kỳ để có đánh giá khả quan nhất cho doanh nghiệp. Tháng 1/2013 400 350 300 250 200 150 100 50 0 39,78 45,23 42,43 40,9 43,51 91,89 91,89 91,89 91,89 91,89 205,66 192,6 193,85 202,97 196,72 FIFO LIFO BQGQCK BQGQLH ĐÍCH DANH THÀNH PHẨM NVLP NVLC Hình 4.12: Tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm trong tháng 1/2013 Tồn kho tháng 1/2013 theo các phương pháp xuất kho nhận thấy hàng tồn kho trong tháng 1/2013 cao hơn tháng 1/2011 và tháng 1/2012, về số lượng tồn kho tháng 1/2013 là thấp nhất giảm 39% so với tháng 1/2012, giảm 21%, nhưng về mặt giá trị tháng 1/2013 cho giá trị tồn kho cao nhất, tăng 2125% ở tháng 1/2012 và tăng 5-7% ở tháng 1/2011 khi thay đổi các phương pháp xuất kho. Lý do làm cho trị giá hàng tồn kho có biến động như trên là đơn giá, do đơn giá tồn kho trong tháng 1/2013 cao hơn các tháng cùng kỳ. Trong kỳ nếu kế toán dùng phương pháp xuất kho FIFO thì chi phí sản xuất có giá trị nhỏ nhất làm cho lượng tồn kho cuối kỳ cao nhất, giá trị 337 triệu đồng tăng 2,26% so với LIFO, nếu dùng phương pháp BQGQCK thì giá trị tồn kho cuối kỳ là 328 triệu đồng giảm 2,71% so với FIFO, phương pháp BQGQLH tồn kho giảm 0,46%, giá trị tồn kho nghịch chiều với tổng chi phí sản xuất, khi giá trị tồn kho cao thì chi phí thấp và ngược lại, theo bảng 4.13 phương pháp FIFO phản ánh giá trị tồn kho tuy không sát thực tế nhưng nó là phương pháp tối ưu trong quá trình sản xuất, ngược lại LIFO giá trị tồn kho phản ánh đúng giá trị của nó nhưng chi phí sản xuất lại không phù hợp với hiện tại, với ưu và nhược điểm đó phương pháp tốt nhất doanh nghiệp lựa chọn là phương pháp BQGQ vì phương pháp này giá trị thể hiện trên bảng cân đúng thực tế nhất. Trang 76 a 4.6.2 Ảnh hưởng chỉ tiêu giá vốn và lợi nhuận gộp trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Lợi nhuận một chỉ tiêu kinh tế trong mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp luôn hướng tới, thông qua lợi nhuận để các nhà quản trị có thể dánh giá hiệu quả kinh doanh của mình. Trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh có các chỉ tiêu lợi nhuận sau: lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần, lợi nhuận khác. Do đề tài chỉ nghiên cứu cụ thể một sản phẩm trong doanh nghiệp nên lợi nhuận được đề cập trong bài là lợi nhuận gộp của sản phẩm nghiên cứu. Công thức tính lợi nhuận gộp: Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán Như đã phân tích nội dung 4.5 giá vốn có những biến động khi thay đổi phương pháp xuất kho, mà giá vốn là một chỉ tiêu quan trọng để tính lợi nhuận gộp, vì vậy khi thay đổi các phương pháp xuất kho tác động đến giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 lợi nhuận gộp có nhưng thay đổi theo các phương pháp xuất kho như bảng sau: Trang 77 a Bảng 4.14: Tổng hợp giá vốn và lợi nhuận gộp trong tháng 1/2011, 1/2012, 1/2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu FIFO LIFO BQGQCK BQGQLH ĐÍCH DANH Tháng 1/2011 Tháng 1/2012 Lợi nhuận Lợi nhuận Doanh thu Giá vốn Doanh thu Giá vốn gộp gộp 164,40 144,91 19,49 101,30 89,77 11,53 164,40 151,44 12,96 101,30 85,81 15,49 164,40 149,62 14,78 101,30 86,84 14,46 164,40 146,48 17,92 101,30 87,98 13,32 164,40 146,51 17,89 101,30 85,83 15,47 Trang 78 Tháng 1/2013 Lợi nhuận Doanh thu Giá vốn gộp 150,08 128,53 21,55 150,08 144,18 5,90 150,08 136,15 13,93 150,08 131,76 18,32 150,08 139,25 10,83 a Tháng 1/2011 giá cả thau nguyên liệu càng tăng dẫn đến chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán thấp đẩy lợi nhuận trong kỳ tăng lên đây là ưu điểm của FIFO, trong tháng nếu doanh nghiệp xuất kho theo phương pháp này thì lợi nhuận gộp thu được là 19,58 triệu đồng cao nhất trong các phương pháp.Với phương pháp xuất kho này lợi nhuận của doanh nghiệp được đảm bảo mà doanh nghiệp có thể có chiến lược giảm giá sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của mình. Đối với phương pháp LIFO trong khi thị trường biến động giá cả thì phương pháp này mang lại lợi nhuận thấp nhất trong các phương pháp, chỉ đạt 13.056.219 đồng giảm 33% lợi nhuận của FIFO. Trong khi tháng 1/2011 có lạm phát sảy ra, phương pháp này sẽ bóp méo lợi nhuận trong kỳ, vì lúc này thau nguyên liệu xuất dùng được ghi nhận cao hơn các phương pháp khác dẫn đến giá vốn sản phẩm đánh giá cao và lợi nhuận tất nhiên sẽ giảm xuống. Với phương pháp này doanh nghiệp sẽ giảm được một khoản thuế thu nhập phải nộp cho Nhà nước, bên cạnh đó doanh nghiệp lại có một bảng báo cáo tài chính không mấy khả quan. Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ mang giá trị bình quân giữa hai phương pháp LIFO, FIFO, lợi nhuân đạt được là 14.869.570 đồng giảm 24% so với FIFO và tăng 13,8% so với LIFO, phương pháp này cũng không phản ánh được thông tin giá trên các báo cáo tài chính, nó cũng không giúp doanh nghiệp giảm thiểu gánh nặng thuế hay thay đổi giá trị khi có biến động. Trong khi đó, phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn cho kết quả gần giống với FIFO có lợi nhuận đạt được là 18.010.359 đồng cao hơn lợi nhuận gộp phương pháp LIFO là 37,9%, chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán thấp hơn LIFO và cao hơn phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.Còn phương pháp đích danh lợi nhuận thu được là 17.988.573 đồng, giá trị này gần với giá trị của phương pháp BQGQLH. Ở tháng 1/2012 giá cả đầu vào thau nguyên liệu có xu hướng giảm nhẹ so với tháng 1/2011 với các phương pháp xuất kho nó ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất như đã phân tích ở trên, giá vốn của sản phẩm sản xuất và lợi nhuận từ sản phẩm thau đúc cũng chịu ảnh hưởng. Doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao nhất nếu xuất kho theo phương pháp LIFO lợi nhuận gộp đạt 14.162.145 đồng, phương pháp đích danh lợi nhuận gộp cao thứ hai 14.135.356 đồng, nhưng phương pháp FIFO lúc này cho lợi nhuận thấp nhất là 10.190.440 đồng nếu xuất kho theo phương pháp này Trang 79 a doanh nghiệp có thể có kết quả kinh doanh không được tốt trong khi chi phí cao lợi nhuận thấp khó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiến hành liên tục. Qua mỗi năm sự thay đổi của thị trường sẽ tác động khác nhau đến doanh nghiệp từ giá cả đầu vào, lạm phát và nhu cầu sử dụng sản phẩm. Chính vì vậy để doanh nghiệp kinh doanh có kết quả tốt doanh nghiệp phải có những mục tiêu kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn. Tháng 1/2013 khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp FIFO lợi nhuận gộp lên đến 21 triệu đồng trong khi phương pháp LIFO chỉ cho 5,8 triệu đồng, sự chênh lệch giữa 2 phương pháp khá lớn nguyên nhân là trong kỳ có sự biến động giá tăng cao của nguyên vật liệu chính làm cho tổng chi phí sản xuất tăng, đơn giá xuất kho khi bán thành phẩm cũng tăng khi sử dụng phương pháp LIFO, nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán còn phương pháp FIFO thì làm cho tổng chi phí thấp nhất, giá vốn thấp nhất nên lợi nhuận của phương pháp này cao nhất và chênh lệch nhiều với phương pháp LIFO. Nếu trong thị trường như tháng 1/20013 doanh nghiệp bán sản phẩm theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ lợi nhuận đạt được 13,93 triệu đồng giảm 35% so với FIFO và tăng 57%. Phương pháp mang lại lợi nhuận cao thứ hai đó là phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn 18,32 triệu đồng, phương pháp này thấp hơn FIFO 3,23 triệu đồng nhưng cao hơn LIFO 13,3 triệu đồng, nếu điều kiện tại doanh nghiệp không thể áp dụng phương pháp FIFO thì đây là phương pháp khả quan để mang lại lợi nhuận cao. Qua đó ta thấy rõ sự ảnh hưởng của từng phương pháp xuất kho đến lợi nhuận gộp của sản phẩm. Khi xác định kết quả kinh doanh lợi nhuận gộp được thể hiện khá rõ trên báo cáo kết quả kinh doanh, trong tháng 1/2013 giá cả tăng nên khi sử dụng phương pháp xuất kho FIFO sẽ cho giá vốn không chính xác với thị trường làm cho lợi nhuận gộp thể hiện trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh chưa phù hợp, làm tăng lợi nhuận, tăng thuế doanh nghiệp phải nộp. Bên cạnh đó phương pháp LIFO thì ngược lại nó bóp méo lợi nhuận thật của doanh nghiệp, do xuất kho theo phương pháp này giá vốn ghi nhận cao, sát với thị trường thể hiện sự phù hợp doanh thu và chi phí nhưng lợi nhuận gộp lúc này mang giá trị thấp nhất nó có thể tác động đến kết quả của lợi nhuận kế toán trước thuế cuối kỳ. Lợi nhuận gộp được thể hiện trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong tháng 1/2011, 1/2012 và tháng 1/2013 có những biến động khác nhau, để thấy rõ hơn sự biến động đó theo các phương pháp xuất kho qua hình sau: Trang 80 a 25 20 15 10 5 0 BQGQC BQGQL K H ĐÍCH DANH FIFO LIFO Lợi nhuận gộp tháng 1/2011 19,49 12,96 14,78 17,92 17,89 Lợi nhuận gộp tháng 1/2012 11,53 15,49 14,46 13,32 15,47 Lợi nhuận gộp tháng 1/2013 21,55 5,90 13,93 18,32 10,83 Hình 4.13: Lợi nhuận gộp theo các phương pháp xuất kho tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013 Từ hình 4.12 lợi nhuận gộp chịu tác động của các phương pháp xuất kho thể hiện rõ ràng nhất trong tháng 1/2013. Khi giá cả càng tăng phương pháp FIFO lợi nhuận gộp đạt cao nhất trong tháng 1/2011 và tháng 1/2013 giá trị lần lượt là 19,58 triệu đồng và 21,56 triệu đồng, nhưng tháng 1/2012 phương pháp này cho lợi nhuận gộp thấp nhất trong các phương pháp xuất kho chỉ đạt 10,19 triệu đồng, khi lợi nhuận được phản ánh cao thì gánh nặng về thuế cũng biến thiên cùng chiều với lợi nhuận. Đến phương pháp xuất kho theo phương pháp LIFO tháng 1/2012 cho lợi nhuận cao nhất trong 3 năm đạt 14,16 triệu đồng cao hơn tháng 1/20118% và 58% so với tháng 1/2013, lợi nhuận theo phương pháp này tăng khi giá cả đang có xu hướng giảm, khi giá tăng như tháng 1/2011 và tháng 1/2013 LIFO cho tổng chi phí sản xuất cao, giá thành sản phẩm cao đồng thời tác động đến lợi nhuận giảm đi so với các phương pháp khác, còn phương pháp BQGQCK lợi nhuận tương đối ổn định không biến động rõ ràng trong tháng 1/2011, 1/2012 và 1/2013, riêng phương pháp BQGQLH tháng 1/2013 là phương pháp thể hiện giá trị cao nhất trong 3 năm và lợi nhuận này cao thứ hai sao phương pháp FIFO. Ở phương pháp đích danh trong tháng 1/2011, 1/2013 có xu hướng giảm nhưng tháng 1/2012 đây là phương pháp cho giá trị lợi nhuận cao. Trang 81 a Để có lợi nhuận cao trong hoạt động sản xuất doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp FIFO, nhất là giá cả của thau nguyên liệu nói riêng và nguyên vật liệu tại doanh nghiệp nói chung có khả năng tăng cao. Đi song song với lợi nhuận cao doanh nghiệp có nhiều ưu thế nhất là trong việc vay vốn để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu nộp thuế cao hơn so với các phương pháp khác. Ngược lại giá cả có xu hướng giảm phương pháp tối ưu lại là phương pháp LIFO. Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh giá cả điến động liên tục lúc tăng lên, lúc giảm xuống, với mỗi phương pháp đi cùng với ưu điểm là một số nhược điểm, do đó khi lựa chọn phương pháp xuất kho doanh nghiệp nên lựa chọn phương pháp có ưu điểm nhất và phù hợp với điều kiện tại doanh nghiệp của mình. Trang 82 a CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP 5.1 NHẬN XÉT PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỊ GIÁ XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA DOANH NGHIỆP Qua nghiên cứu các phương pháp xác định trị giá nguyên vật liệu xuất kho và các ảnh hưởng của nó, có thể thấy được vai trò quan trọng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh và mỗi phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu xuất dùng khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới chi phí sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy lựa chọn phương pháp tính giá nguyên vật liệu cũng là biện pháp giúp doanh nghiệp có thể đưa ra giá cả hợp lý cho sản phẩm của mình và có phương pháp quản lý hàng tồn kho phù hợp nhất. Để có sự lựa chọ đúng đắn, ngoài các đặc điểm vốn có của nguyên vật liệu các doanh nghiệp còn phải căn cứ vào mục tiêu cụ thể của mình. Tại doanh nghiệp áp dụng tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, theo phương pháp này giá trị từng loại nguyên vật liệu xuất kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại nguyên vật liệu đầu kỳ và giá trị mua trong kỳ, nhưng đến cuối kỳ doanh nghiệp mới tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ. Có thể thấy rằng, phương pháp này khá đơn giản, dễ làm, kế toán chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của nguyên vật liệu, giảm nhẹ công việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu so với hai phương pháp FIFO và LIFO. Một ưu điểm nữa khi sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ là: khi sử dụng phương pháp này trong trường hợp giá cả tăng thì phương pháp có tổng chi phí tương ứng tăng lên tuy nhiên tổng chi phí thấp hơn phương pháp LIFO, làm cho lợi nhuận gộp có giá trị không quá thấp cũng không quá cao giúp cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không biến động nhiều trước thị trường kinh doanh. Bên cạnh đó, phương pháp có nhược điểm lớn là không phản ánh chính xác sự biến động giá cả thị trường, nếu giá đầu kỳ tăng đến cuối kỳ giảm hay ngược lại, lúc này đơn giá bình quân gia quyền trung hòa sự biến động đó dẫn đến biến động giá của nguyên vật liệu không được thể hiện trong kỳ sản xuất, mặt khác với phương pháp này chưa đáp ứng được kịp thời thông tin kế toán ngay thời điểm phát sinh nghiệp vụ, do đó phương pháp xuất kho bình quân gia quyền cuối kỳ không theo dõi được đơn giá thường xuyên của nguyên vật liệu, vì vậy khi tính giá trị xuất kho nguyên vật liệu để sử dụng cho sản xuất kế toán ước lượng giá trị làm cho giá trị xuất trong kỳ không phù hợp với thực tế. Trang 83 a 5.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ, GIÁ VỐN 5.2.1 Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công là một doanh nghiệp cơ khí chuyên sản xuất sản phẩm có kỹ thuật phức tạp, đồi hỏi độ chính xác cao như chân vịt tàu, chi tiết máy…Đặc điểm của sản phẩm cấu thành từ nhiều chi tiết khác nhau nên doanh nghiệp thường sử dụng nhiều nguyên vật liệu, đa dạng về chủng loại như sắt, thép, nhôm, gang, que hàn, gas…Chính vì vậy chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm, chỉ cần một số biến động trong chi phí nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm nên công tác kế toán nguyên vật liệu được doanh nghiệp quan tâm. Với những đặc điểm tại doanh nghiệp là điểm xuất phát cho việc kế toán chọn lựa phương pháp tính giá sao cho phù hợp nhất. Thông qua hoạt động tính giá kế toán theo dõi và phản ánh tình hình biến động nguyên vật liệu một cách tổng hợp, tính toán và xác định toàn bộ chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ sản xuất sản phẩm, nó còn liên quan đến việc thu mua, sản xuất, chế tạo sản phẩm. Dựa vào quy định tính giá hiện hành, đặc điểm của nguyên vật liệu, đặc thù quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn. Trước hết phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin phục vụ cho công tác quản lý. Mặt khác nó phản ánh đúng biến động của giá cả thị trường, giá trị xuất kho được ghi nhận sát theo giá thực tế. Đây cũng là phương pháp tuân thủ nguyên tắc phù hợp trong kế toán, đảm bảo sự thống nhất giữa doanh thu và chi phí hiện hành. Dưới sự hỗ trợ của máy tính doanh nghiệp lựa chọn phương pháp này để tính được đơn giá xuất kho sau 2 lần nhập liên tiếp khá đơn giản. Do nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm tại doanh nghiệp chịu tác động lớn của giả cả đầu vào mà giá trên thị trường lại có nhiều biến động tăng giảm nên đây là phương pháp tối ưu nhất, nếu chọn phương pháp FIFO giá xuất kho sẽ là thấp nhất trong khi giá tăng nhưng lại là phương pháp cho giá trị xuất cao nhất nếu giá giảm, tác động của phương pháp LIFO ngược lại với phương pháp FIFO. Nếu sử dụng phương pháp này giá trị xuất kho, tổng chi phí, giá vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ biến động không ổn định trong suốt quá trình kinh doanh, có khi lợi nhuận sẽ rất cao, khi lợi nhuận sẽ rất thấp hoặc lỗ, một yếu tố nữa là khi áp dụng phương pháp LIFO hay FIFO dễ sai sót trong Trang 84 a quá trình hạch toán. Còn phương pháp thực tế đích danh không phù hợp cho doanh nghiệp Tân Thành Công, doanh nghiệp có nhiều chủng loại nguyên vật liệu, giá trị xuất dùng ít hay nhiều theo yêu cầu sản xuất nếu sử dụng phương pháp này gây khó khăn trong việc quản lý về lượng cũng như về giá của nguyên vật liệu. Vì vậy phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn là phương pháp thích hợp nhất. 5.2.2 Quản lý chi phí nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản cấu thành nên thực thể sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm, bởi vậy tiết kiệm nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm cho công ty. Sản phẩm được cấu thành chủ yếu là thau nguyên liệu, giá cả của nguyên vật liệu chính này tăng, giảm khác nhau do đó để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cần chú ý: - Trong khâu cung ứng nguyên vật liệu một trong các nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do quản lý không chặt chẽ dẫn đến tình trạng lỗ thật lãi giả. Do đó phải tiến hành quản lý tập trung các mối cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp, tìm kiếm các nhà cung ứng có nguồn vật liệu đầu vào ổn định, giá cả phù hợp. - Để kiểm soát nguyên vật liệu tiêu hao doanh nghiệp cần xây dựng định mức để quản lý và tiết kiệm nguyên vật liệu. Do đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp sản xuất theo các đơn hàng để đáp ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất doanh nghiệp cần có lượng nguyên vật liệu dữ trữ lón, để tránh hao hụt cần có phương pháp bảo quản phù hợp như: kho nguyên vật liệu cần có kệ để các loại nguyên vật liệu, sắp xếp nguyên vật liệu nào nhập kho trước để khi cần dùng sử dụng nguyên vật liệu đó trước, kho bãi thoáng không được ứ nước nhất là vào các mùa mưa, nước sẽ làm cho nguyên vật liệu rỉ sét làm hao hụt nguyên vật liệu. 5.2.3 Công tác kế toán tại doanh nghiệp - Do nhân viên kế toán ít nên công việc kế toán nguyên vật liệu do kế toán thanh toán đảm nhận nên cần nâng cao trình độ kế toán để thực hiện tốt công việc quản lý tài sản của doanh nghiệp. - Hiện nay đa phần kế toán được thực hiện trên máy dưới sự hỗ trợ của các phần mềm kế toán nên doanh nghiệp cần cập nhật phần mềm phiên bản mới để ứng dụng vào thực tế sao cho đúng với những quy định của Bộ tài chính. Trang 85 a CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Qua tìm hiểu tầm quan trọng của các phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu, đồng thời cũng hiểu rõ hơn nội dung cũng như ưu, nhược điểm của từng phương pháp. Điều quan trọng là những phương pháp trên có ảnh hưởng khác nhau đến chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán và lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Do đó tùy vào tình hình thực tế mà doanh nghiệp chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất. Trong môi trường giá cả ổn định, việc sử dụng 4 phương pháp trên cho kết quả tương tự nhau. Ngược lại khi giá cả biến động, các phương pháp khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Khi giá cả càng tăng phương pháp FIFO lợi nhuận gộp đạt cao nhất nhưng phương pháp này cho lợi nhuận thấp nhất trong các phương pháp xuất kho khi giá cả giảm xuống, khi lợi nhuận được phản ánh cao thì gánh nặng về thuế cũng biến thiên cùng chiều với lợi nhuận, phương pháp rất có lợi cho các công ty lớn khi công bố báo cáo tài chính, thể hiện tình hình khả quan của công ty, và lợi thế khi huy động vốn từ các tổ chức tín dụng. Nếu công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán lợi nhuận cao giúp cổ phiếu tăng giá tăng lợi nhuận cho công ty. Với những lợi thế trên đây là phương pháp áp dụng khá phổ biến trên thế giới cùng như ở Việt Nam. Phương pháp xuất kho theo phương pháp LIFO cho lợi nhuận cao nhất khi giá cả đang có xu hướng giảm, khi giá tăng cho chi phí nguyên vật liệu cao làm lợi nhuận thấp, nó có điều kiện giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tuy nhiên lúc này trị giá hàng tồn kho lúc này được đánh giá thấp hơn so với thực tế, cũng như lợi nhuận thấp sẽ khó khăn cho doanh nghiệp về khả năng vay vốn trong sản xuất. Nếu là một công ty lớn thì phương pháp này có những hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty đó là nguồn lợi ích thu được từ thị trường chứng khoán cũng như niềm tin của các cổ đông đối với công ty. Do những hạn chế đó nên từ ngày 1/1/2005 LIFO không được chuẩn mực kế toán quốc tế chấp nhận, ở một số nước như Pháp, Hồng Kông không còn sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên ở một số nước khác như Anh, Mỹ phương pháp LIFO còn được sử dụng phổ biến, nguyên nhân là do lợi ích thu được từ việc giảm thuế phải nộp. Hiện nay Việt Nam vẫn còn sử dụng LIFO phổ biến trong quá trình hạch toán hàng tồn kho, Chuẩn mực kế toán Việt Nam xem đây là phương pháp được chấp nhân phổ biến, nhưng do quốc tế không công Trang 86 a nhận nên cho phép tiếp tục áp dụng phương pháp này hay không là vấn đề cần có lời giải trước thềm hội nhập. Hiện nay vai trò hạch toán nguyên vật liệu càng trở nên quan trọng đặt ra cho các nhà quản lý, đó là xây dựng, hoàn thiện các phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu nói riêng và chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam nói chung. Làm được điều này chúng ta sẽ có những bước đệm vững chắc thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam hội nhập cùng các nước phát triển trên thế giới. 6.2. KIẾN NGHỊ Từ những vấn đề phân tích ảnh hưởng của các phương pháp xuất kho đến chi phí sản xuất, giá vốn, lợi nhuận, chúng ta có thể thấy giá cả không ổn định, biến động của nguyên vật liệu tăng và giảm sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Phương pháp FIFO sẽ là phương pháp phù hợp nhất khi giá cả tăng lên, tuy nhiên phương pháp LIFO lại là phương pháp mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Vậy phương pháp bình quân gia quyền là một phương pháp sẽ mang lại giá trị xuất kho, giá vốn trung bình cho doanh nghiệp, không làm thay đổi nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây sẽ là một phương pháp tối ưu để đối phó với những biến động bất thường của môi trường kinh doanh. Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán đòi hỏi công sức và tâm huyết của cả đội ngũ những người hành nghề nói chung và những chuyên gia kế toán nói riêng. Trong phạm vi bài viết em xin được mạnh dạn một số kiến nghị sau: 1. Đối với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 vẫn nên duy trì phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) khi tính giá hàng tồn kho. Mặc dù LIFO còn những hạn chế nhất định và có nhiều ý kiến cho rằng nên loại bỏ phương pháp này ra khỏi hệ thống các phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu nhưng thực tế LIFO có nhiều ưu điểm. Khi sử dụng LIFO thì doanh thu hiện hành phù hợp với chi phí hiện hành. Bên cạnh đó trong các điều kiện lạm phát, doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp khá lớn. Mặt khác muốn áp dụng LIFO, doanh nghiệp phải giải trình sự chênh lệch so với các phương pháp khác trên thuyết minh báo cáo tài chính. Hơn nữa khi cho phép áp dụng LIFO, doanh nghiệp sẽ có nhiều phương án lựa chọn hơn trong việc tính giá xuất kho. Tùy vào đặc trưng của doanh nghiệp, kế toán sẽ xem xét có nên áp dụng phương pháp này hay không. Vì những ưu điểm đó mà phương pháp LIFO vẫn được sử dụng phổ biến ở một số nước, đặc biệt là nước Mỹ. Trang 87 a 2. Một doanh nghiệp có thể vận dụng nhiều phương pháp tính giá cho các loại hàng tồn kho khác nhau. Mỗi loại hàng hóa có những đặc điểm khác nhau, mức độ nhập xuất khác nhau phù hợp với những phương pháp tính giá xuất nhất định. Vì vậy nên cho phép áp dụng các phương pháp tính giá khác nhau cho các loại hàng hóa khác nhau, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán, áp dụng một phương pháp tính giá cho một loại sản phẩm, vật tư, hàng hóa trong một kỳ kế toán. Do đó chuẩn mực nên đưa ra những hướng dẫn và quy định cụ thể về vấn đề này. 3. Cải tiến phần mềm kế toán phù hợp với quy định mới. Hiện nay công tác kế toán chủ yếu được hệ thống hóa bằng các phần mềm kế toán, giúp cho công việc tính giá được chính xác và nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó các phần mềm cung cấp thông tin nhanh nhạy kịp thời đến các đối tượng, đảm bảo tốt yêu cầu quản lý trong doanh nghiệp. Vì thế chúng ta cần phải xây dựng hệ thống phần mềm hoàn thiện hơn, đồng thời bổ sung các tính năng mới phù hợp với quy định mới phục vụ cho công tác kế toán. Mặc dù còn nhiều bất cập song chúng ta cũng không thể phủ nhận những cố gắng của bộ máy kế toán trong đó rất nhiều khó khăn thách thức. Để tiếp tục tiến xa hơn nữa chúng ta cần phải hòa nhập mọi mặt đặc biệt về công tác kế toán. Bởi vì chế độ kế toán của nước ta tuy đã có nhiều cải tiến song để phục vụ đắc lực hơn nữa cho sự phát triển kinh tế và tiếp cận sâu hơn nữa vào kinh tế thế giới thì như thế vẫn chưa đủ. Chúng ta cần học hỏi quốc tế đặc biệt là các nước phát triển và áp dụng một cách linh hoạt với tình hình ở nước ta. Trang 88 a TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Thị Phương Dung, 2011. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho và ảnh hưởng của nó tới chi phí sản xuất, giá vốn, lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Chuyên đề kinh tế. Cao đẳng kinh tế Hà Nội 2. Huỳnh Thị Tuyết Hồng, 2010. Phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Phú Thạnh. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2010. So sánh chuẩn mực VSA 02 và IAS 02. Tiểu luận. Trường đại học ngoại thương. 4. Nhóm tác giả, 2007. Kế toán tài chính. Thành phố Hồ Chí Minh: nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 5. PGS.TS Nguyễn Thị Đông, 2009. Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp. Hà Nội: nhà xuất bản thống kê. 6. PGS.TS Nguyễn Văn Công. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội: nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 7. PGS.TS Võ Văn Nhị, 2009. Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thành phố Hồ Chí Minh: nhà xuất bản thống kê. 8. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành 4 chuẩn mực kế toán (đợt 1) 9. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp. 10. Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. 11. Ths. Nguyễn Phú Giang, 2004. Kế toán trong các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ. Hà Nội: nhà xuất bản tài chính. 12. Trần Thị Thanh Xuân, 2012. Phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Nhật Quang. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. 13. TS Phan Đức Dũng, 2009. Kế toán tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. Trang 89 a PHỤ LỤC Trang 90 a Bảng 1: Bảng tổng hợp xuất nhập tồn nguyên vật liệu chính tháng 1 năm 2011 Đơn vị tính: đồng Ngày nhập xuất 01/01/11 03/01/11 04/01/11 05/01/11 06/01/11 08/01/11 09/01/11 10/01/11 11/01/11 12/01/11 13/01/11 15/01/11 17/01/11 18/01/11 20/01/11 21/01/11 22/01/11 23/01/11 24/01/11 26/01/11 27/01/11 TỔNG Tồn đầu kỳ Số lượng (kg) Đơn giá 58,5 88.744 58,50 88.744 Nhập Thành tiền Số lượng (kg) Đơn giá 5.191.553 360 85.000 5.191.553 Xuất Thành tiền Số lượng 30.600.000 435,8 100.000 43.580.000 40 234 250 150 100 190.909 100.000 100.000 85.000 85.000 7.636.360 23.400.000 25.000.000 12.750.000 8.500.000 50 200.909 10.045.450 215 100 1.934,8 100.000 21.500.000 172.727 17.272.700 200.284.584 Trang 91 170,10 206,85 16,80 34,76 11,34 38,01 38,43 21,00 179,24 33,60 51,17 48,16 11,55 28,04 16,80 905,84 Đơn giá Tồn cuối kỳ Thành tiền Số lượng (kg) 418,50 248,40 41,55 24,75 425,80 414,46 376,45 338,02 378,02 612,02 862,02 1.012,02 1.091,02 911,78 878,18 877,01 828,85 817,30 789,27 1.004,27 1.087,47 1.087,47 Đơn giá Thành tiền a Bảng 2: Bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu chính trong tháng 1/2012 Đơn vị tính: đồng Ngày Tồn đầu kỳ nhập Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng xuất 178 97.056 17.275.901 141 01/01/12 04/01/12 94 05/01/12 06/01/12 09/01/12 12/01/12 210 13/01/12 251 16/01/12 87 17/01/12 21/01/12 124 24/01/12 400 25/01/12 48 26/01/12 27/01/12 29/01/12 178 97.056 17.275.901 1.355 TỔNG Nhập Đơn giá 85.000 Xuất Thành tiền Số lượng 11.985.000 85.000 7.990.000 85.000 85.000 82.000 17.850.000 21.335.000 7.134.000 85.000 82.000 85.000 10.540.000 32.800.000 4.080.000 113.714.000 Trang 92 1,68 7,77 2,63 83,48 103,43 1,47 13,76 41,48 20,69 119,70 46,52 442,58 Đơn giá Tồn cuối kỳ Thành tiền Số lượng 319,00 317,32 403,55 400,93 317,45 214,03 422,56 673,56 746,80 705,33 808,64 1.208,64 1.256,64 1.136,94 1.090,43 1.090,43 Đơn giá Thành tiền a Bảng 3: Bảng nhập xuất tồn nguyên vật liệu chính trong tháng 1 năm 2013 Đơn vị tính: đồng Ngày Tồn đầu kỳ nhập Số lượng Đơn giá Thành tiền xuất 01/01/13 1.567,0 74.004 115.964.112 03/01/13 04/01/13 06/01/13 07/01/13 08/01/13 10/01/13 12/01/13 14/01/13 16/01/13 18/01/13 24/01/13 25/01/13 26/01/13 28/01/13 TỔNG 1.567,0 115.964.112 Nhập Số lượng Đơn giá Xuất Thành tiền Số lượng 139,02 53 70.000 448,0 70.000 3.710.000 31.360.000 349,2 85.000 29.680.000 52 100.000 296,8 100.000 5.180.000 29.680.000 147,84 288,33 303,03 11,87 11,55 116,9 85.000 9.940.000 243,5 119.000 28.980.000 352,8 107.550 37.940.000 1.912,0 38,85 228,90 3,15 176.470.000 1.172,54 Trang 93 Đơn giá Tồn cuối kỳ Thành tiền Số lượng 1.567,00 1.427,98 1.480,98 1.781,14 1.492,81 1.841,99 1.538,96 1.578,89 1.875,69 1.864,141 1.981,083 1.942,233 1.956,833 1.953,683 2.306,449 2.306,46 Đơn giá Thành tiền a Ñôn vò: DNTN Taân Thaønh Coâng Ñòa chæ: 121A Taàm Vu, P. Höng Lôïi, Q.NK, TPCT MST: 1800393136 BAÛNG KEÂ THU MUA NGUYEÂN VAÄT LIEÄU SẢN XUẤT THAU ĐÚC Thaùng 01/2011 Soá 01/2011/BKNVL Ngöôøi phuï traùch mua: Nguyeãn Ngoïc Thaønh Ñòa chæ thu mua: 52-54 Ñoàng Khôûi, P. An Laïc, Q.NK, TPCT-----------&-------------121A Taàm Vu, P. Höng Lôïi, Q.NK, TPCT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ngaøy thaùng naêm 01/01/2011 06/01/2011 11/01/2011 12/01/2011 13/01/2011 15/01/2011 17/01/2011 21/01/2011 26/01/2011 27/01/2011 Ngöôøi baùn Hoï teân Thaùi vaên Ñaáu Thaùi vaên Ñaáu Cty TNHH TM Thöông Tín Thaùi vaên Ñaáu Thaùi vaên Ñaáu Thaùi vaên Ñaáu Thaùi vaên Ñaáu Cty TNHH TM Thöông Tín Thaùi vaên Ñaáu Cty TNHH TM Thöông Tín Haøng hoùa mua vaøo Ñiaï chæ Soá CMND 56 Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT 56 Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT Mạc Đỉnh Chi - Ninh Kieàu - TPCT 56 Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT 56 Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT 56 Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT 56 Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT Mạc Đỉnh Chi - Ninh Kieàu - TPCT 56 Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT Mạc Đỉnh Chi - Ninh Kieàu - TPCT Teân haøng Soálöôïng Ñôn giaù Thaønh tieàn Thau Thau Thau Thau Thau Thau Thau Thau Thau Thau 360,0 85.000 30.600.000 435,8 100.000 43.580.000 40,0 190.909 7.636.360 234,0 100.000 23.400.000 250,0 100.000 25.000.000 150,0 85.000 12.750.000 100,0 85.000 8.500.000 50,0 200.909 10.045.450 215,0 100.000 21.500.000 100,0 172.727 17.272.700 Coäng : 1.934,8 200.284.510 Hai trăm triệu hai trăm tám mươi bốn nghìn năm trăm mười đồng . Caàn Thô, ngaøy 31 thaùng 01 naêm 2011 Ngöôøi phuï traùch mua Chuû Doanh Nghieäp Nguyeãn Ngoïc Thaønh Nguyeãn Vaên Lôïi Trang 94 a Đôn vò: DNTN Taân Thaønh Coâng Ñòa chæ: 121A Taàm Vu, P. Höng Lôïi, Q.NK, TPCT BAÛNG KEÂ THU MUA NGUYEÂN VAÄT LIEÄU SẢN XUẤT THAU ĐÚC Thaùng 01/2012 MST: 1800393136 Soá 01/2012/BKNVL Ngöôøi phuï traùch mua: Nguyeãn Ngoïc Thaønh Ñòa chæ thu mua: 52-54 Ñoàng Khôûi, P. An Laïc, Q.NK, TPCT-----------&-------------121A Taàm Vu, P. Höng Lôïi, Q.NK, TPCT Ngöôøi baùn STT Ngaøy thaùng naêm Hoï teân 1 2 3 4 5 6 7 8 9 01/01/2012 04/01/2012 05/01/2012 13/01/2012 16/01/2012 17/01/2012 24/01/2012 25/01/2012 26/01/2012 Thaùi vaên Ñaáu Nguyễn Văn Nam Thaùi vaên Ñaáu Thaùi vaên Ñaáu Thaùi vaên Ñaáu Nguyeãn Thaønh Ñoaøn Thaùi vaên Ñaáu Nguyeãn Thaønh Ñoaøn Thaùi vaên Ñaáu Haøng hoùa mua vaøo Soá CMND Ñiaï chæ 56 Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT Tổ 65 – KVII – Hồng Phú – Cái Răng -TPCT 56 Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT 56Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT 56 Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT X55, Haûi Quaân, Leâ Hoàng Phong, TPCT 56 Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT X55, Haûi Quaân, Leâ Hoàng Phong, TPCT 56 Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT Teân haøng Thau Đồng Thau Thau Thau Thau Thau Thau Thau Soálöôïng Ñôn giaù Thaønh tieàn 141,0 85.000 11.985.000 194,5 90.000 17.505.000 94,0 85.000 7.990.000 210,0 85.000 17.850.000 251,0 85.000 21.335.000 87,0 82.000 7.134.000 124,0 85.000 10.540.000 400,0 82.000 32.800.000 48,0 85.000 4.080.000 Coäng : 1.549,5 131.219.000 Một trăm ba mươi mốt triệu hai trăm mười chin nghìn đồng. Caàn Thô, ngaøy 31 thaùng 01 naêm 2012 Ngöôøi phuï traùch mua Chuû Doanh Nghieäp Nguyeãn Ngoïc Thaønh Nguyeãn Vaên Lôïi Trang 95 a Đôn vò: DNTN Taân Thaønh Coâng Ñòa chæ: 121A Taàm Vu, P. Höng Lôïi, Q.NK, TPCT BAÛNG KEÂ THU MUA NGUYEÂN VAÄT LIEÄU SẢN XUẤT THAU ĐÚC Thaùng 01/2013 MST: 1800393136 Soá 01/2013/BKNVL Ngöôøi phuï traùch mua: Nguyeãn Ngoïc Thaønh Ñòa chæ thu mua: 52-54 Ñoàng Khôûi, P. An Laïc, Q.NK, TPCT-----------&-------------121A Taàm Vu, P. Höng Lôïi, Q.NK, TPCT STT Ngaøy thaùng naêm 1 2 3 4 5 6 7 8 04/01/2013 06/01/2013 08/01/2013 12/01/2013 14/01/2013 18/01/2013 25/01/2013 28/01/2013 Ngöôøi baùn Hoï teân THAÙI VAÊN ÑAÁU THAÙI VAÊN ÑAÁU THAÙI VAÊN ÑAÁU MẠC VĂN THAÙI NGUYỄN MINH VŨ NGUYỄN THANH ĐOÀN MẠC VĂN THAÙI CTY TNHH TAÂN TIEÁN Haøng hoùa mua vaøo Ñiaï chæ Soá CMND 56 Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT 56 Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT 56 Traàn Phuù - Ninh Kieàu - TPCT Đồng Khởi – An Lạc –TPCT Nguyễn Trãi – Ninh Kiều - TPCT Bình Minh – Vĩnh Long Đồng Khởi – An Lạc –TPCT Ninh Kiều – Cần Thơ Teân haøng Thau Thau Thau Thau Thau Thau Thau Thau Soálöôïng Ñôn giaù Thaønh tieàn 53,0 70.000 3.710.000 448,0 70.000 31.360.000 349,2 85.000 29.682.000 52,0 100.000 5.200.000 296,8 100.000 29.680.000 116,9 85.000 9.936.500 243,5 119.000 28.976.500 352,8 107.550 37.943.640 Coäng : 1.912,2 176.488.640 Một trăm bảy mươi sáu triệu bốn trăm tám mươi tám nghìn sáu trăm bốn mươi đồng. Caàn Thô, ngaøy 31 thaùng 01 naêm 2013 Ngöôøi phuï traùch mua Chuû Doanh Nghieäp Nguyeãn Vaên Lôïi Nguyeãn Ngoïc Thaønh Trang 96 a BẢNG NHẬP XUẤT TỒN DNTN TÂN THÀNH CÔNG THÁNG 1/2011 MST: 1800393136 STT Diễn giải ĐVT MÃ SỐ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 THAU GANG ĐỒNG KẼM CHÌ THAN DẦU FO NHÔM CỦI SẮT PHI THAU HÀN CAO CẤP KG KG KG KG KG KG LÍT KG m3 KG KG TỔNG SX01 SX02 SX03 SX04 SX05 SX06 SX07 SX08 SX09 SX10 SX11 Người lập biểu Tồn đầu kỳ Số Thành tiền lượng 58,50 5.191.553 4.569,37 849,00 1.719,00 41,00 91.357,53 9.456,00 5.819,57 115,35 382,00 484,48 32.580.424 93.181.673 27.469.815 6.150.000 207.283.569 65.012.030 121.258.265 9.458.769 23.098.067 61.548.985 652.233.150 Nhập Số lượng 1.934,80 Thành tiền 200.284.584 3.431,00 29.448.000 229.732.584 Kế toán trưởng Trang 97 Xuất Số Thành tiền lượng 905,84 91.644.395 300,27 43,50 43,50 2.712.011 4.771.797 695.103 90,08 135,90 982.412 934.359 90,08 4.811.001 106.551.078 Tồn cuối kỳ Số Thành tiền lượng 1.087,46 7.700,10 805,50 1.675,50 41,00 91.267,45 9.320,10 5.819,57 25,27 382,00 484,48 113.831.668 59.316.413 88.409.876 26.774.712 6.150.000 206.301.157 64.077.671 121.258.265 4.647.768 23.098.067 61.548.985 775.414.656 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Giám đốc a BẢNG NHẬP XUẤT TỒN DNTN TÂN THÀNH CÔNG MST:1800393136 THÁNG 1/2012 STT Diễn giải ĐVT MÃ SỐ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 THAU GANG ĐỒNG KẼM CHÌ THAN DẦU FO NHÔM CỦI SẮT PHI THAU HÀN CAO CẤP KG KG KG KG KG KG LÍT KG m3 KG KG TỔNG SX01 SX02 SX03 SX04 SX05 SX06 SX07 SX08 SX09 SX10 SX11 Người lập biểu Tồn đầu kỳ Số Thành tiền lượng 178,00 17.275.901 9.349,70 46,30 3.191,53 43.947.588 4.869.372 50.998.295 10.809,00 12.536,80 6.444,50 156,52 382,00 213,40 111.221.370 86.194.689 134.279.314 12.561.860 23.098.067 23.985.524 508.431.980 Nhập Số Thành tiền lượng 1.355,00 113.714.000 3.180,59 194,50 29.240.000 17.505.000 117,13 9.605.000 Số Thành tiền lượng 442,58 37.816.706 619,17 22,13 22,13 185,75 69,25 23,85 185,75 6,90 170.064.000 Kế toán trưởng Trang 98 Xuất Tồn cuối kỳ Số Thành tiền lượng 1.090,43 5.465.079 11.911,12 2.056.249 218,67 353.621 3.169,40 93.173.195 67.722.509 20.318.123 50.644.674 1.911.312 10.994,75 476.117 12.467,55 496.946 6.258,75 15.231.000 87,90 382,00 807.693 206,50 64.614.723 109.310.058 85.718.572 133.782.368 6.935.860 23.098.067 23.177.831 613.881.257 Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Giám đốc a BẢNG NHẬP XUẤT TỒN DNTN TÂN THÀNH CÔNG MST:1800393136 THÁNG 1/2013 STT Diễn giải ĐVT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 THAU GANG ĐỒNG KẼM CHÌ THAN DẦU FO NHÔM CỦI SẮT PHI THAU HÀN CAO CẤP KG KG KG KG KG KG LÍT KG m3 KG KG TỔNG Người lập biểu Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền SX01 1.567,00 115.964.112 1.912,20 176.488.640 1.212,54 101.946.556 2.266,66 190.506.196 MÃ SỐ SX02 SX03 SX04 SX05 SX06 SX07 SX08 SX09 SX10 SX11 1.084,31 363,60 850,83 9.758.790 40.180.697 13.595.727 109,07 58,63 58,63 981.585 6.479.082 936.813 975,24 304,97 792,20 8.777.205 33.701.615 12.658.914 15.253,72 6.797,03 3.363,84 6,62 382,00 620,83 193.434.471 46.731.930 111.762.542 531.263 23.098.067 90.375.016 645.432.615 32,72 175,88 414.916 1.209.236 32,72 2.626.558 282,76 43.706.706 158.301.452 15.221,00 6.621,15 3.363,84 93,90 382,00 338,07 193.019.555 45.522.694 111.762.542 7.744.705 23.098.067 46.668.310 673.459.803 120,00 Kế toán trưởng Trang 99 9.840.000 186.328.640 Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Giám đốc a DNTN TÂN THÀNH CÔNG MST: 1800393136 Số CT PC10/01/11 PC53/01/11 PC54/01/11 KT39/01 KT40/01 KT44/01 KT45/01 KT46/01 KT47/01 KT48/01 KT33/01 Ngày CT 10/01/11 28/01/11 30/01/11 31/01/11 31/01/11 31/01/11 31/01/11 31/01/11 31/01/11 31/01/11 31/01/11 Ngày GS 10/01/11 28/01/11 30/01/11 31/01/11 31/01/11 31/01/11 31/01/11 31/01/11 31/01/11 31/01/11 31/01/11 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 -Chi phí sản xuất kinh doanh Tháng 1/2011 Số dư đầu kỳ: Diễn giải V/C THIẾT BỊ SÀ LAN TIỀN ĐIỆN SẢN XUẤT (11/12/10-25/01/11) V/C THIẾT BỊ SCT Trích khấu hao TSCĐ t1/2011 BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN Lương phải trả t1/2011 Xuất kho SCT Xuất kho VLVC Xuất kho CCDC Xuất kho SX K/C CHI PHÍ SXKD Cộng phát sinh Phát sinh lũy kế Đối ứng 1111 1111 1111 2141 3382,3 3341 1522 1523 1531 1521 632 Tổng phát sinh: Phát sinh lũy kế: Người lập biểu Kế toán Nguyễn Thị Ngọc Hà Quách Ngọc Hòa Trang 100 Phát sinh nợ 10.909.091 3.301.101 14.090.909 84.773.094 11.398.460 37.372.000 18.735.332 166.061.294 2.906.934 106.551.068 Phát sinh có Số dư 10.909.091 14.210.192 28.301.101 113.074.195 124.472.655 161.844.655 180.579.987 346.641.281 349.548.215 456.099.283 456.099.283 456.099.283 456.099.283 456.099.283 456.099.283 456.099.283 456.099.283 456.099.283 456.099.283 Số dư cuối kỳ: Ngày 31 tháng 01 năm 2011 Giám đốc Nguyễn Văn Lợi a SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 -Chi phí sản xuất kinh doanh Tháng 1/2012 DNTN TÂN THÀNH CÔNG MST: 1800393136 Số dư đầu kỳ: Số CT KT08/01/12 PC22/01/12 KT09/01/12 KT19/01/12 PC54/01/12 KT32/01/12 KT33/01/12 KT34/01/12 KT35/01/12 KT36/01/12 KT38/01/12 KT26/01/12 Ngày CT 08/01/12 09/01/12 10/01/12 25/10/12 29/01/12 31/01/12 31/01/12 31/01/12 31/01/12 31/01/12 31/01/12 31/01/12 Ngày GS 08/01/12 09/01/12 10/01/12 25/10/12 29/01/12 31/01/12 31/01/12 31/01/12 31/01/12 31/01/12 31/01/12 31/01/12 Diễn giải PHÂN BỔ CCDC-MÁY PHÁT HÀN LẦN 3/3 PHÍ VC THIẾT BỊ PHÂN BỔ CCDC- BỘ MÁY PHÁT HÀN LẦN 3/3 BHXH, BHYT, BHTN,PHẢI NỘP TIỀN ĐIỆN SẢN XUẤT (26/12/11-25/01/12) Xuất kho VC Xuất kho sửa chữa Xuất kho SX Xuất kho CCDC Trích khấu hao TSCĐ t1/2013 TIỀN LƯƠNG PHẢI TRẢ K/C CHI PHÍ SXKD Cộng phát sinh Phát sinh lũy kế Đối ứng 142 1111 142 3383,3382 1111 1523 1522 1521 1531 2141 3341 632 Tổng phát sinh: Phát sinh lũy kế: Phát sinh nợ 3.636.364 3.909.091 1.215.151 10.391.960 3.715.460 58.500.000 31.472.881 64.614.723 8.793.978 72.828.650 34.072.000 293.150.258 293.150.258 293.150.258 293.150.258 Phát sinh có Số dư 3.636.364 7.545.455 8.760.606 19.152.566 22.868.026 81.368.026 112.840.907 177.455.630 186.249.608 259.078.258 293.150.258 293.150.258 293.150.258 293.150.258 293.150.258 293.150.258 Số dư cuối kỳ: Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Người lập biểu Kế toán Giám đốc Nguyễn Thị Ngọc Hà Quách Ngọc Hòa Nguyễn Văn Lợi Trang 101 a DNTN TÂN THÀNH CÔNG MST: 1800393136 Số CT PC04/01/13 PC27/01/13 PC44/01/13 KT27/01/13 KT36/01/13 PC63/01/13 KT55/01/13 KT56/01/13 KT61/01/13 KT57/01/13 KT58/01/13 KT59/01/13 KT60/01/13 KT45/01/13 Ngày CT 01/01/13 12/01/13 18/01/13 20/01/13 25/01/13 28/01/13 31/01/13 31/01/13 31/01/13 31/01/13 31/01/13 31/01/13 31/01/13 31/01/13 Ngày GS 01/01/13 12/01/13 18/01/13 20/01/13 25/01/13 28/01/13 31/01/13 31/01/13 31/01/13 31/01/13 31/01/13 31/01/13 31/01/13 31/01/13 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 -Chi phí sản xuất kinh doanh Tháng 1/2013 Số dư đầu kỳ: Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ MUA MÁY KHOAN PHỤC VỤ SỬA CHỮA 1111 4.210.000 TIỀN ĐIỆN SẢN XUẤT (26/12/12-10/01/13) 1111 2.035.331 MUA VPP + ĐIỆN THOẠI BÀN 1111 354.300 PHÂN BỔ CCDC-NỒI NẤU THAU LẦN 1/4 1425 5.035.528 BHXH,BHYT,BHTN DOANH NGHIỆP NỘP 3383,34 11.590.610 MUA VÍT 1111 4.994.788 TRÍCH KH TSCĐ THUÊ TC 2142 6.084.656 Lương phải trả t1/2011 3341 38.002.000 Trích khấu hao TSCĐ t1/2013 2141 82.511.658 Xuất kho CCDC 1531 4.201.300 Xuất kho sửa chữa 1522 16.236.098 Xuất khoVC 1523 76.993.494 Xuất kho SX 1521 158.301.452 K/C CHI PHÍ SXKD 632 Cộng phát sinh 410.551.215 Phát sinh lũy kế 410.551.215 Tổng phát sinh: 410.551.215 Phát sinh lũy kế: 410.551.215 Phát sinh có Số dư 4.210.000 6.245.331 6.599.631 11.635.159 23.225.769 28.220.557 34.305.213 72.307.213 154.818.871 159.020.171 175.256.269 252.249.763 410.551.215 410.551.215 410.551.215 410.551.215 410.551.215 410.551.215 Số dư cuối kỳ: Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người lập biểu Kế toán Giám đốc Nguyễn Thị Ngọc Hà Quách Ngọc Hòa Nguyễn Văn Lợi Trang 102 a SỔ CÁI TÀI KHOẢN 152 - Nguyên vật liệu Tháng 1/2011 DNTN TÂN THÀNH CÔNG MST: 1800393136 Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng PC 01/01/11 KT01/11 PC 01/01/11 PC 03/01/11 PC 05/01/11 PC 06/01/11 PC 07/01/11 PC10/01/11 PC 11/01/11 PC 14/01/11 PC 15/01/11 PC18/01/11 PC 22/01/11 PC24/01/11 PC 27/01/11 PC 30/01/11 PC 31/01/11 PC 35/01/11 PC 41/01/11 PC 42/01/11 KT58/01/13 KT59/01/13 01/01/11 01/01/11 04/01/11 05/01/11 06/01/11 10/01/11 11/01/11 11/01/11 12/01/11 13/01/11 15/01/11 17/01/11 17/01/11 19/01/11 20/01/11 21/01/11 26/01/11 27/01/11 27/01/11 28/01/11 31/01/11 31/01/11 01/01/11 01/01/11 04/01/11 05/01/11 06/01/11 10/01/11 11/01/11 11/01/11 12/01/11 13/01/11 15/01/11 17/01/11 17/01/11 19/01/11 20/01/11 21/01/11 26/01/11 27/01/11 27/01/11 28/01/11 31/01/11 31/01/11 MUA THAU - BK01 MUA DẦU DO - HĐ 35583 MUA GANG - BK 01 MUA GANG - BK 01 MUA THAU - BK01 MUA DẦU DO - HĐ 34163 MUA THAU - BK01 MUA GANG - BK 01 MUA THAU - BK01 MUA THAU - BK01 MUA THAU - BK01 MUA THÉP - HĐ 1374 MUA THAU - BK01 MUA THẾP KHÔNG RỈ - HĐ 1388 MUA THÉP TẤM - HĐ 3352 MUA THAU - HĐ 19273 MUA THAU - BK01 MUA THAU - HĐ 17575 MUA DẦU DO - HĐ 13814 MUA DẦU DO - HĐ 68191 XUẤT KHO (SỬA CHỮA) XUẤT KHO (VẬN CHUYỂN) 1111 3311 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1541 1541 KT60/01/13 31/01/11 31/01/11 XUẤT KHO (SẢN XUẤT) 1541 Trang 103 Phát sinh nợ 30.600.000 16.731.819 7.155.000 12.915.000 43.580.000 18.102.150 7.636.360 9.378.000 23.400.000 25.000.000 12.750.000 433.004 8.500.000 2.573.800 17.731.308 10.045.450 21.500.000 17.272.700 17.431.818 14.967.273 Số dư đầu kỳ: 2.678.209.047 Phát sinh có Số dư 2.708.809.047 2.725.540.866 2.732.695.866 2.745.610.866 2.789.190.866 2.807.293.016 2.816.671.016 2.824.307.376 2.847.707.376 2.872.707.376 2.885.457.376 2.885.890.380 2.894.390.380 2.896.964.180 2.914.695.488 2.924.740.938 2.946.240.938 2.963.513.638 2.980.945.456 2.995.912.729 18.735.332 2.977.177.397 166.061.294 2.811.116.103 106.551.068 2.704.565.035 a DNTN TÂN THÀNH CÔNG MST: 1800393136 Số CT Ngày CT Tháng 1/2011 Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư Cộng phát sinh 317.703.682 291.347.694 Phát sinh lũy kế 317.703.682 291.347.694 2.704.565.035 Tổng phát sinh: 317.703.682 291.347.694 Phát sinh lũy kế: 2.995.912.729 Mang sang 291.347.694 2.704.565.035 Số dư cuối kỳ: 2.704.565.035 Ngày 31 tháng 01 năm 2011 Người lập biểu Nguyễn Thị Ngọc Hà Kế toán Quách Ngọc Hòa Trang 104 Giám đốc Nguyễn Văn Lợi a SỔ CÁI TÀI KHOẢN 152 - Nguyên vật liệu Tháng 1/2012 DNTN TÂN THÀNH CÔNG MST: 180039313 Số CT PC01/01/12 PC03/01/12 PC05/01/12 PC06/01/12 PC08/01/12 PC10/01/12 PC11/01/12 PC12/01/12 PC15/01/12 PC16/01/12 PC17/01/12 PC18/01/12 PC21/01/12 PC23/01/12 PC26/01/12 PC28/01/12 PC32/01/12 PC33/01/12 PC36/01/12 PC39/01/12 PC41/01/12 PC42/01/12 Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng 01/01/12 01/01/12 01/01/12 01/01/12 02/01/12 03/01/12 04/01/12 04/01/12 05/01/12 06/01/12 06/01/12 07/01/12 08/01/12 10/01/12 13/01/12 15/01/12 16/01/12 17/01/12 20/01/12 22/01/12 23/01/12 24/01/12 01/01/13 01/01/12 01/01/12 01/01/12 02/01/12 03/01/12 04/01/12 04/01/12 05/01/12 06/01/12 06/01/12 07/01/12 08/01/12 10/01/12 13/01/12 15/01/12 16/01/12 17/01/12 20/01/12 22/01/12 23/01/12 24/01/12 MUA DẦU DO-HĐ 512 MUA DẦU DO-HĐ 196795 MUA THAU - BK01 MUA ỐNG THỦY LỰC - HĐ 19097 MUA DẦU DO-HĐ 104102 MUA DẦU DO-HĐ 134114 MUA ĐỒNG - BK01 MUA DẦU DO-HĐ 104107 MUA THAU - BK01 MUA DẦU DO-HĐ 104110 MUA GANG - BK01 MUA DẦU DO-HĐ 1110 MUA CỦI - BK01 MUA CỦI - BK01 MUA THAU - BK01 MUA THÉP - HĐ 124321 MUA THAU - BK01 MUA THAU - BK01 MUA GANG - BK01 MUA GANG - BK01 MUA GANG - BK01 MUA THAU - BK01 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 Trang 105 Phát sinh nợ 9.290.909 18.009.091 11.985.000 10.000.000 5.695.000 18.009.091 17.505.000 18.009.091 7.990.000 18.009.091 6.205.000 1.345.454 5.185.000 4.420.000 17.850.000 5.440.000 21.335.000 7.134.000 5.015.000 7.395.000 6.715.000 10.540.000 Số dư đầu kỳ: 2.914.187.454 Phát sinh có Số dư 2.923.478.363 2.941.487.454 2.953.472.454 2.963.472.454 2.969.167.454 2.987.176.545 3.004.681.545 3.022.690.636 3.030.680.636 3.048.689.727 3.054.894.727 3.056.240.181 3.061.425.181 3.065.845.181 3.083.695.181 3.089.135.181 3.110.470.181 3.117.604.181 3.122.619.181 3.130.014.181 3.136.729.181 3.147.269.181 a DNTN TÂN THÀNH CÔNG MST: 1800393136 Số CT PC44/01/12 PC48/01/12 PC55/01/12 PC56/01/12 KT33/01/12 KT34/01/12 KT35/01/12 Ngày CT Ngày GS 25/01/12 26/01/12 30/01/12 30/01/12 31/01/12 31/01/12 31/01/12 25/01/12 26/01/12 30/01/12 30/01/12 31/01/12 31/01/12 31/01/12 Tháng 1/2012 Diễn giải Đối ứng Mang sang 1111 1111 1111 1111 1541 1541 1541 MUA THAU - BK01 MUA THAU - BK01 MUA GANG - BK01 MUA THÉP-HĐ 162505 XUẤT KHO (SỬA CHỮA) XUẤT KHO (SẢN XUẤT) XUẤT KHO (VẬN CHUYỂN) Cộng phát sinh Phát sinh lũy kế Tổng phát sinh: Phát sinh lũy kế: Phát sinh nợ Số dư Phát sinh có 32.800.000 4.080.000 3.910.000 2.890.000 276.761.727 276.761.727 276.761.727 3.190.949.181 31.472.881 64.614.723 58.500.000 154.587.604 154.587.604 154.587.604 154.587.604 Số dư cuối kỳ: 3.180.069.181 3.184.149.181 3.188.059.181 3.190.949.181 3.159.476.300 3.094.861.577 3.036.361.577 3.036.361.577 3.036.361.577 3.036.361.577 Ngày 31 tháng 01 năm 2012 Người lập biểu Kế toán Nguyễn Thị Ngọc Hà Quách Ngọc Hòa Trang 106 Giám đốc Nguyễn Văn Lợi a SỔ CÁI TÀI KHOẢN 152 - Nguyên vật liệu Tháng 1/2013 DNTN TÂN THÀNH CÔNG MST: 1800393136 Số CT PC01/01/13 PC02/01/13 PC06/01/13 PC07/01/13 PC08/01/13 PC09/01/13 PC12/01/13 PC13/01/13 PC14/01/13 PC16/01/13 PC17/01/13 PC18/01/13 PC19/01/13 PC23/01/13 PC24/01/13 PC25/01/13 PC26/01/13 PC28/01/13 PC29/01/13 PC30/01/13 PC33/01/13 PC34/01/13 PC35/01/13 Ngày CT Ngày GS 01/01/13 01/01/13 02/01/13 04/01/13 04/01/13 04/01/13 06/01/13 06/01/13 06/01/13 07/01/13 07/01/13 07/01/13 08/01/13 08/01/13 09/01/13 10/01/13 12/01/13 12/01/13 12/01/13 13/01/13 14/01/13 14/01/13 14/01/13 01/01/13 01/01/13 02/01/13 04/01/13 04/01/13 04/01/13 06/01/13 06/01/13 06/01/13 07/01/13 07/01/13 07/01/13 08/01/13 08/01/13 09/01/13 10/01/13 12/01/13 12/01/13 12/01/13 13/01/13 14/01/13 14/01/13 14/01/13 Diễn giải MUA DẦU DO-HĐ 51874;60;50 MUA DẦU DO-HĐ 161085 MUA NHỚT - HĐ 166581;82 MUA DẦU DO-HĐ 161109 MUA DẦU DO-HĐ 128291 MUA THAU - BK01 MUA DẦU DO-HĐ 31;34 MUA THAU - BK01 MUA THAU - BK01 MUA DẦU DO-HĐ 128297 MUA XĂNG+DẦU DO - HĐ 40 MUA DẦU DO-HĐ 41713 MUA DẦU DO-HĐ 41715 MUA THAU - BK01 MUA DẦU DO-HĐ 41723 MUA DẦU DO-HĐ 128302 MUA DẦU DO-HĐ 128306 MUA DẦU DO-HĐ 100987 MUA THAU - BK01 MUA DẦU DO-HĐ 100990 MUA DẦU DO-HĐ 161178 MUA DẦU DO-HĐ 100995 MUA DẦU DO-HĐ 41738 DNTN TÂN THÀNH CÔNG Trang 107 Đối ứng 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 Phát sinh nợ 3.468.001 7.325.000 4.969.429 6.659.091 7.963.200 3.710.000 1.970.455 22.680.000 8.680.000 7.963.200 8.736.364 17.136.364 17.136.364 29.680.000 17.136.364 3.981.600 3.981.600 17.018.182 5.200.000 17.018.182 8.523.636 17.018.182 17.136.364 Số dư đầu kỳ: 2.914.187.454 Phát sinh có Số dư 2.917.655.455 2.924.980.455 2.929.949.884 2.936.608.975 2.944.572.175 2.948.282.175 2.950.252.630 2.972.932.630 2.981.612.630 2.989.575.830 2.998.312.194 3.015.448.558 3.032.584.922 3.062.264.922 3.079.401.286 3.083.382.886 3.087.364.486 3.104.382.668 3.109.582.668 3.126.600.850 3.135.124.486 3.152.142.668 3.169.279.032 a MST: 1800393136 Số CT Ngày CT Tháng 1/2013 Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ 309.989.651 29.680.000 12.027.273 3.250.800 9.940.000 3.224.177.105 3.198.959.032 3.210.986.305 3.214.237.105 3.224.177.105 9.840.000 28.980.000 37.940.000 15.671.583 16.236.098 76.993.494 3.234.017.105 3.262.997.105 3.300.937.105 3.316.608.688 3.300.372.590 3.223.379.096 158.301.452 3.065.077.644 PC36/01/13 PC39/01/13 PC43/01/13 PC46/01/13 14/01/13 15/01/13 18/01/13 18/01/13 14/01/13 15/01/13 18/01/13 18/01/13 MUA THAU - BK01 MUA DẦU DO-HĐ 100998 MUA DẦU DO-HĐ 128317,18 MUA THAU - BK01 Mang sang 1111 1111 1111 1111 PC47/01/13 PC49/01/13 PC52/01/13 PC62/01/13 KT58/01/13 KT59/01/13 22/01/13 25/01/13 28/01/13 28/01/13 31/01/13 31/01/13 22/01/13 25/01/13 28/01/13 28/01/13 31/01/13 31/01/13 MUA CỦI-BK01 MUA THAU - BK01 MUA THAU - BK01 MUA THÉP - HĐ 106548 XUẤT KHO (SỬA CHỮA) XUẤT KHO (VẬN CHUYỂN) 1111 1111 1111 1111 1541 1541 KT60/01/13 31/01/13 31/01/13 XUẤT KHO (SẢN XUẤT) 1541 Cộng phát sinh Phát sinh lũy kế Tổng phát sinh: Phát sinh lũy kế: 402.421.234 402.421.234 402.421.234 3.316.608.688 Số dư Phát sinh có 251.531.044 251.531.044 251.531.044 251.531.044 Số dư cuối kỳ: 3.065.077.644 3.065.077.644 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người lập biểu Kế toán Giám đốc Nguyễn Thị Ngọc Hà Quách Ngọc Hòa Nguyễn Văn Lợi Trang 108 [...]... cứu ảnh hưởng của các phương pháp xuất kho nguyên vật liệu đến tổng chi phí sản xuất và giá vốn sản phẩm thau đúc tại doanh nghiêp Tân Thành Công 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tính giá trị xuất kho nguyên vật liệu theo các phương pháp xuất kho trong quá trình sản xuất sản phẩm - Phân tích ảnh hưởng các phương pháp xuất kho đến tổng chi phí sản xuất, giá vốn, một số kho n mục trên báo cáo tài chính - Đánh giá. .. chẽ đảm bảo hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và thu nhập cho doanh nghiệp Với tầm quan trọng của phương pháp xuất kho trong sản xuất kinh doanh em đã chọn đề tài Phân tích ảnh hưởng của các phương pháp xuất kho nguyên vật liệu đến tổng chi phí sản xuất và giá vốn sản phẩm thau đúc tại doanh nghiệp Tân Thành Công ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Trang 1 a 1.2 MỤC... gồm; chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung - Giá thành tiêu thụ (hay giá thành toàn bộ): là giá thành gồm giá vốn và tất cả các chi phí như chi phí quản lý, chi phí bán hàng và các loại chi phí khác… 2.1.3.2 Tính giá thành sản phẩm Để tính giá thành sản phẩm có nhiều phương pháp tính khác nhau, do đề tài chỉ nghiên cứu cách tính giá thành tại doanh nghiệp. .. mục chi phí và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong doanh nghiệp Huỳnh Thị Tuyết Hồng, 2010 Phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Phú Thạnh Luận văn đại học Đại học Cần Thơ Nội dung đề tài là tính giá thành đồng thời phân tích tác động của chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm, qua đó đánh giá tình hình quản lý chi phí trong sản xuất của công ty bằng phương. .. trong việc cấu thành sản phẩm lại phụ thuộc vào các phương pháp tính trị giá xuất kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn Ở mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng và sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời các phương pháp tính giá của nguyên vật liệu còn ảnh hưởng đến giá vốn, lợi nhuận gộp và các kho n mục trên báo cáo tài chính Vậy chọn lựa phương pháp xuất kho nào là hợp lý... tài chủ yếu tập trung tính toán giá trị xuất kho nguyên vật liệu theo các phương pháp xuất kho khác nhau và ảnh hưởng của phương pháp tới chi phí sản xuất, giá vốn và lợi nhuận của các doanh nghiệp Sử dụng phương pháp so sánh tác giả đã làm nổi bật sự ảnh hưởng giá trị xuất kho bằng các phương pháp xuất kho nguyên vật liệu, tham khảo chuyên đề này em có được nội dung phân tích đề tài của mình cần có,... của công nhân sản xuất - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp như tiền lương nhân viên phân xưởng, vật liệu dụng cụ dùng cho phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ Các kho n chi phí dịch vụ mua ngoài, chi. .. chi phí sản xuất còn được phân theo nhiều cách khác như phân theo chi phí khối lượng công việc hoàn thành, chi phí trong quá trình sản xuất 2.1.2.3 Tập hợp chi phí sản xuất a) Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là một phương pháp hoặc một hệ thống các phương pháp được sử dụng nhằm tập hợp hệ thống hóa các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. .. - Chi phí sản xuất chung: toàn bộ những chi phí sản xuất khác phát sinh tại phân xưởng, ngoại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công Trang 12 a trực tiếp Ví dụ: chi phí nhân viên quản lý và phục vụ sản xuất; chi phí nhiên liệu; chi phí phụ tùng thay thế; chi phí công cụ - dụng cụ; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí điện, nước, viễn thông, văn phòng phẩm Ngoài cách phân loại trên chi. .. ra các chi phí sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung… trong quá trình sản xuất sản phẩm Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nó chi m tỷ trọng lớn và là cơ sở cấu thành nên sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng sản phẩm mới Giá trị của nguyên vật liệu trực tiếp

Ngày đăng: 09/10/2015, 08:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w