Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 108 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
108
Dung lượng
2,56 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÕ VĂN BẢO DUY TÂN
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC
TRỢ CẤP ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHI TIÊU CHO
GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI DÂN Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Học
Mã số ngành: 52310101
Tháng 12 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÕ VĂN BẢO DUY TÂN
MSSV: 4104088
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC
TRỢ CẤP ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHI TIÊU CHO
GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI DÂN Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Học
Mã số ngành: 52310101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
KHỔNG TIẾN DŨNG
Tháng 12 năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt bốn năm học tập tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
trường Đại Học Cần Thơ, em đã được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô
và đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực
hiện Luận văn tốt nghiệp.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Khổng Tiến Dũng,
Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho em hoàn thành luận văn này, giúp
cho em có nhiều kinh nghiệm hơn và tự thấy mình cần phải nỗ lực nhiều hơn
nữa trong quá trình học tập và nghiên cứu sau này.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Kinh tế và Quản trị
kinh doanh, đã tận tình truyền thụ kiến thức cho em trong bốn năm học vừa
qua để em có thêm kiến thức và những lý thuyết cơ bản để hoàn thành luận
văn tốt nghiệp của mình.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Người thực hiện
Võ Văn Bảo Duy Tân
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Người thực hiện
Võ Văn Bảo Duy Tân
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ...................................................................................................... i
Trang cam kết ............................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................ iii
Danh sách bảng ........................................................................................... vii
Danh sách hình ............................................................................................. ix
Danh sách từ viết tắt ...................................................................................... x
Chương 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 1
1.1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn..................................................................... 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết cần kiểm định ................................ 4
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 4
1.3.2 Các giả thuyết cần kiểm định ................................................................ 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
1.4.1 Phạm vi thời gian.................................................................................. 4
1.4.2 Phạm vi không gian .............................................................................. 5
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 5
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu .............................. 5
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 9
2.1 Phương pháp luận ................................................................................... 9
2.1.1 Khái niệm về giáo dục và chi tiêu cho giáo dục .................................... 9
2.1.2 Khái niệm về trợ cấp và trợ cấp cho giáo dục...................................... 14
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục ................ 17
2.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 18
iii
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 18
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 19
Chương 3: THỰC TRẠNG TRỢ CẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐBSCL ..................... 25
3.1 Tổng quan về đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội ở ĐBSCL .. 25
3.1.1 Đặc điểm và điều kiện tự nhiên .......................................................... 25
3.1.2 Đặc điểm về xã hội ............................................................................. 27
3.1.3 Tình hình kinh tế và tiềm năng phát triển kinh tế của ĐBSCL ............ 33
3.2 Thực trạng trợ cấp và những vấn đề liên quan đến chi tiêu cho giáo dục
của người dân ở ĐBSCL ............................................................................. 37
3.2.1 Tình hình giáo dục và trình độ học vấn ở ĐBSCL .............................. 37
3.2.2 Thực trạng của việc trợ cấp đối với hộ ở ĐBSCL ............................... 43
3.2.3. Các khoản chi cho giáo dục và đào tạo của hộ ở ĐBSCL ................... 47
Chương 4: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRỢ CẤP
ĐẾN CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐBSCL ............ 50
4.1 Một số thông tin chung .......................................................................... 50
4.1.1 Số liệu sử dụng trong phần phân tích .................................................. 50
4.1.2 Giới hạn về lĩnh vực nghiên cứu ......................................................... 50
4.1.3 Tình hình chi tiêu cho giáo dục trong mẫu điều tra ở ĐBSCL ............. 50
4.1.4 Trình độ học vấn trong mẫu điều tra ở khu vực ĐBSCL ..................... 53
4.1.5 Tình hình hộ nhận được trợ cấp trong mẫu điều tra ở ĐBSCL ............ 54
4.1.6 Cơ cấu chi tiêu của người dân ở ĐBSCL ............................................ 61
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục
của người dân ở ĐBSCL ............................................................................ 62
4.2.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình .............................................. 63
4.2.2 Mô hình Tobit..................................................................................... 65
4.2.3 Mô hình Probit ................................................................................... 70
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐBSCL ................................................................... 77
iv
5.1 Nhóm giải pháp hỗ trợ tiếp cận dịch vụ giáo dục đối với người dân
và giảm tình trạng nghèo ............................................................................. 78
5.1.1 Cần nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ, trợ cấp từ nhiều
phía cho người dân ...................................................................................... 78
5.1.2 Giảm tình trạng hộ nghèo trong khu vực và giảm nghèo trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số ........................................................................... 79
5.2 Nhóm giải pháp nâng cao trình độ học của người dân ĐBSCL .............. 80
5.2.1 Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực
trong sự nghiệp phát triển giáo dục.............................................................. 80
5.2.2 Xây dựng hệ thống giáo dục đa dạng hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế......................................................................................................... 81
5.2.3 Cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hóa giữa Chính phủ, các cấp
chính quyền địa phương và nhà trường ...................................................... 81
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 83
6.1 Kết luận ................................................................................................. 83
6.2 Kiến nghị............................................................................................... 84
Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 87
Phụ lục ........................................................................................................ 88
v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tóm tắt dấu kì vọng của mô hình 1 và mô hình 2 ......................... 23
Bảng 3.1 Dân số trung bình, diện tích và mật độ dân số ở ĐBSCL 2012 ..... 28
Bảng 3.2 Tỷ lệ đi học chung chia theo cấp học qua các năm ở ĐBSCL ....... 38
Bảng 3.3 Tỷ lệ đi học đúng tuổi chia theo cấp học qua các năm ở
ĐBSCL ....................................................................................................... 39
Bảng 3.4 Tỷ lệ học sinh – sinh viên đang theo học theo loại trường qua
các năm ở ĐBSCL....................................................................................... 41
Bảng 3.5 Tỷ lệ học sinh – sinh viên được miễn, giảm học phí qua các
năm ở ĐBSCL ............................................................................................. 44
Bảng 3.6 Tỷ lệ người đi học trong 12 tháng qua được miễn giảm học
phí hoặc các khoản đóng góp của người dân ở ĐBSCL ............................... 45
Bảng 3.7 Các khoản chi cho giáo dục và đào tạo bình quân 1 người đi
học trong 12 tháng qua phân theo khu vực năm 2010 .................................. 47
Bảng 3.8 Các khoản chi cho giáo dục và đào tạo bình quân 1 người đi
học trong 12 tháng qua ở ĐBSCL qua các năm phân theo loại trường ......... 48
Bảng 4.1 Tình hình của người dân đi học trong mẫu ở ĐBSCL ................... 51
Bảng 4.2 Tình hình học thêm của người dân trong mẫu ở ĐBSCL .............. 51
Bảng 4.3 Trình độ học vấn phân theo giới tính trong mẫu ở ĐBSCL ........... 53
Bảng 4.4 Tỷ lệ nhận trợ cấp của hộ nghèo trong mẫu ở ĐBSCL .................. 55
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhận trợ cấp phân theo trình độ học vấn của chủ hộ
trong mẫu ở ĐBSCL.................................................................................... 56
Bảng 4.6 Tỷ lệ nhận trợ cấp phân theo khu vực sống trong mẫu ở
ĐBSCL ....................................................................................................... 57
Bảng 4.7 Tỷ lệ nhận trợ cấp phân theo giới tính chủ hộ trong mẫu ở
ĐBSCL ....................................................................................................... 58
Bảng 4.8 Tỷ lệ nhận trợ cấp phân theo dân tộc trong mẫu ở ĐBSCL ........... 59
Bảng 4.9 Tỷ lệ nhận trợ cấp phân theo tỉnh trong mẫu ở ĐBSCL ................ 60
Bảng 4.10 Cơ cấu chi tiêu bình quân trong 12 tháng của người dân
ĐBSCL năm 2010 ....................................................................................... 61
Bảng 4.11 Thống kê các biến trong mô hình cho mẫu ở vùng ĐBSCL ........ 63
vi
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy về mô hình Tobit ước lượng các yếu tố ảnh
hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở khu vực ĐBSCL
năm 2010 .................................................................................................... 66
Bảng 4.13 Kết quả hồi quy về mô hình Probit ước lượng các yếu tố
ảnh hưởng đến trợ cấp của hộ gia đình ở khu vực ĐBSCL năm 2010 .......... 71
vii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo từng khu vực
năm 2012 ................................................................................................... 29
Hình 3.2 Cơ cấu (%) lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo từng khu
vực năm 2012 ............................................................................................ 29
Hình 3.3 Tỷ lệ (%) lao động đã qua đào tạo từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc trong nền kinh tế phân theo khu vực năm 2012 .................................... 30
Hình 3.4 Tỷ lệ (%) dân số từ 15 tuổi trở lên phân theo bằng cấp cao
nhất ở ĐBSCL năm 2010 ............................................................................ 42
Hình 3.5 Tỷ lệ (%) người đi học trong 12 tháng qua được miễn, giảm
học phí hoặc các khoản đóng góp theo cấp học ở ĐBSCL năm 2010 ........... 46
Hình 4.1 Tỷ lệ (%) đi học thêm phân theo khu vực của người dân ở
ĐBSCL năm 2010 ....................................................................................... 52
Hình 4.2 Cơ cấu (%) chi tiêu của người dân ở ĐBSCL năm 2010 ............... 62
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NÐ-CP
:
Nghị định - Chính phủ
BGDÐT
:
Bộ Giáo dục - Đào tạo
BTC
:
Bộ Tài chính
BLÐTBXH
:
Bộ Lao động Thương binh Xã hội
ĐBSCL
:
Đồng bằng sông Cửu Long
CNH
:
Công nghiệp hóa
HĐH
:
Hiện đại hóa
THPT
:
Trung học phổ thông
THCS
:
Trung học cơ sở
UNESCO
:
United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization
SCM
:
Subsidies and Countervailing Measures
WTO
:
World Trade Organization
ix
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Lý do chọn đề tài
Bước vào thời kì hội nhập kinh tế, nhiều nước trên thế giới, cũng như ở
Việt Nam, giáo dục là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Hiện nay nền giáo
dục của nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng tiên tiến và đạt chất lượng cao.
Theo xếp hạng của tổ chức Universitas 21 vào năm 2012 thì Mỹ là nước có hệ
thống giáo dục đại học và sau đại học tốt nhất trên thế giới, tiếp theo bảng xếp
hạng lần lượt là nước Thụy Điển, Canada, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ. Một
số nước trong vùng lãnh thổ ở Châu Á có mặt trong bảng xếp hạng này là:
Singapore (vị trí 11), Nhật Bản (vị trí 20), Đài Loan (vị trí 21), Hàn Quốc (vị
trí 22), Malaysia (vị trí 36), (Williams, 2012).
Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát
triển, có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho công cuộc xây dựng, bảo vệ
và đổi mới đất nước. Tuy nhiên, giáo dục Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều hạn
chế, yếu kém, bất cập chậm được khắc phục, hệ thống giáo dục thiếu đồng bộ,
thiếu tính liên thông, chưa tạo điều kiện học tập suốt đời cho người dân. Chất
lượng giáo dục còn thấp, quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn là chất
lượng; so với yêu cầu của đất nước thì còn nhiều nội dung chưa đạt, chưa thật
sự là quốc sách hàng đầu. Những năm gần đây xã hội đã chứng kiến những
luồng đánh giá không thống nhất, thậm chí trái ngược nhau về bức tranh giáo
dục Việt Nam. Có những ý kiến thiên về, thậm chí cường điệu hóa những
thành tích trong giáo dục. Song cũng có nhiều ý kiến thể hiện sự lo ngại hoặc
phê phán gay gắt hiện trạng giáo dục... Một số nhà chính sách và nhà hoạt
động xã hội cũng bày tỏ mong muốn có một cuộc "cải cách thực sự và toàn
diện về giáo dục" trong những năm tới. Và có lẽ chưa bao giờ như lúc này
chúng ta cần được lắng nghe những thông tin chính xác, những nhận định bình
tĩnh và những phân tích lí giải khoa học, khách quan hơn về giáo dục nước
nhà.
Bên cạnh đó, thời gian gần đây thì việc tăng học phí ở các trường học đã
ảnh hưởng không ít đến khả năng đầu tư cho con em học tập của người dân.
Bởi vì có một số gia đình nghèo khó, thu nhập thấp mà phải gánh chịu thêm
phần học phí mỗi năm tăng khi cho con em họ đi học. Có nhiều gia đình đã
1
cho con em họ nghỉ học chỉ vì học phí tăng, chi phí học tập quá cao khiến họ
không có đủ khả năng để con em họ theo đuổi việc học (Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 2013).
Ðể tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, nhằm tạo điều kiện và
đảm bảo quyền lợi cho các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục
học tập và giảm bớt khó khăn cho gia đình thuộc hộ nghèo và hộ gia đình sống
trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Chính phủ và các tổ chức
phi Chính phủ đã có nhiều chương trình hỗ trợ sinh viên nghèo hoàn thành
chương trình đào tạo chẳng hạn như: cấp học bổng vượt khó, cho sinh viên
vay tiền để học tập. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định 49/2010/NÐCP, quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử
dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm
học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015; Nghị định có hiệu lực thi hành từ
ngày 1-7-2010. Theo đó, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ tài chính và Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã ban hành Thông tư liên tịch
29/2010/TTLT - BGDÐT-BTC-BLÐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định 49. Trong đó, quy định các đối tượng được miễn, giảm học phí
học chính quy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập
được hưởng theo số tháng thực học kể từ ngày 1-7-2010. Tiền hỗ trợ miễn,
giảm học phí được cấp 10 tháng/năm.
Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện trên địa bàn đã bộc lộ nhiều bất
cập, hạn chế. Điều này không chỉ gây khó khăn cho cơ quan nhà nước mà còn
ảnh hưởng đến quyền lợi, tâm tư, nguyện vọng của người thụ hưởng cũng như
chính sách giàu ý nghĩa tính nhân văn này. Để có tiền đóng học phí gấp rút
cho con, hầu hết các hộ gia đình, nhất là những hộ gia đình nghèo, có hoàn
cảnh khó khăn phải “giật gấu, vá vai”, “vay nợ, đợ tạm” nhưng tiền hoàn trả
thì phải chờ tháng này qua năm khác.
Nhận định được vấn đề trên và thấy được tầm quan trọng của việc trợ
cấp cho giáo dục đối với hộ nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và cả nước nói chung là
hết sức cần thiết. Từ đó, đề tài được chọn để nghiên cứu là: “Phân tích ảnh
hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân
ở Đồng bằng sông Cửu Long”.Việc thực hiện đề tài này sẽ là bổ sung quý
giá cho lý luận và lí giải khoa học về giáo dục, góp phần giúp các nhà chính
sách và nhà hoạt động xã hội thấy được hiệu quả của các dự án đầu tư vào
giáo dục trong việc muốn cải cách toàn diện nền giáo của nước nhà.
2
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Thực tiễn cho thấy, mặc dù ĐBSCL được coi là vùng giàu tiềm năng, có
nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, thế nhưng những năm gần đây trình độ
học vấn của vùng vẫn ở mức thấp so với mặt bằng dân trí chung cả nước, rõ
ràng ĐBSCL vẫn đang là vùng “trũng” về giáo dục. Sở dĩ vậy là do chất lượng
giáo dục của vùng chưa tốt, cơ sơ vật chất, trang thiết bị dạy học còn yếu kém,
phương pháp dạy và học chưa có sự đồng bộ hóa, chặt chẽ với nhau. Vì thế mà
chưa thể phát huy được sức mạnh trí tuệ và tiềm năng về năng lực của người
dân nơi đây. Chính vì lẽ đó, khu vực được Đảng và Nhà nước ta trong suốt
thời gian qua đặc biệt quan tâm và chú trọng việc đầu tư vào giáo dục, cũng
như tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân để nâng cao trình độ học vấn nhằm
theo kịp thời buổi hội nhập kinh tế của đất nước, một trong những hình thức
hỗ trợ đó là vấn đề trợ cấp cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học tập hay
trợ cấp lương giáo viên. Bởi lẽ, Đảng và Nhà nước ta đã thấu hiểu rõ tầm quan
trọng và vai trò to lớn của giáo dục là hết sức cần thiết trong sự nghiệp phát
triển nền kinh tế xã hội của nước nhà trong giai đoạn hiện nay.
Thấy được việc đầu tư cho giáo dục là hết sức cấp bách của khu vực
ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung nên từ trước đến nay có rất nhiều đề
tài nghiên cứu về vấn đề giáo dục, nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục, phân
tích những khía cạnh của giáo dục ở các góc độ khác nhau để tìm ra những ưu
điểm, nhược điểm, thuận lợi và khó khăn trong việc giáo dục - đào tạo, đồng
thời chỉ ra được những nguyên nhân, những mặt còn tồn tại yếu kém của giáo
dục, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần cải thiện nền giáo dục của nước nhà.
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có đề tài nghiên cứu khoa
học nào tập trung nghiên cứu về phân tích ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt
động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở ĐBSCL. Vì thế, đề tài nghiên cứu
này được thực hiện để thấy rằng vai trò của trợ cấp là hết sức cần thiết trong
vấn đề đầu tư cho giáo dục, đồng thời giúp Chính phủ và các nhà chính sách
phân bổ hợp lý nguồn kinh phí cũng như nguồn nhân lực trong sự nghiệp đào
tạo và cải thiện chất lượng giáo dục nhằm nâng cao trình độ văn hóa, trình độ
kỹ thuật của người dân ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của trợ cấp đến hoạt động chi
tiêu cho giáo dục, nhằm phân bổ hợp lý nguồn lực trong giáo dục, góp phần
nâng cao trình độ dân trí của người dân ở ĐBSCL.
3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng chung về tình hình trợ cấp và cơ cấu
chi tiêu cho giáo dục đối với người dân ở ĐBSCL hiện nay.
Mục tiêu 2: Phân tích ảnh hưởng của yếu tố trợ cấp và các yếu tố khác
đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở ĐBSCL.
Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn của
người dân ở ĐBSCL trong thời gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM
ĐỊNH
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
(1). Tình hình trợ cấp cho giáo dục và tình hình chi tiêu cho giáo dục của
người dân ở ĐBSCL hiện nay ra sao?
(2). Trợ cấp có thật sự ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục
của hộ gia đình hay không? Nếu có ảnh hưởng thì có sự khác biệt nào về chi
tiêu cho giáo dục giữa hộ nhận được trợ cấp và hộ không nhận được trợ cấp?
(3). Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân
ở ĐBSCL?
(4). Liệu những chính sách và giải pháp nào thì phù hợp trong mục tiêu
phát triển giáo dục và đào tạo, nhằm nâng cao trình độ dân trí của người dân ở
ĐBSCL trong thời gian tới?
1.3.2 Các giả thuyết cần kiểm định
Hiện nay mức trợ cấp người dân nhận được còn thấp và cơ cấu chi tiêu
cho giáo dục còn nhiều bất cập và hạn chế.
Số người trong gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi chủ hộ, tổng
thu nhập trong gia đình, giới tính của chủ hộ, dân tộc chủ hộ có ảnh hưởng đến
hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở ĐBSCL (đặc điểm của hộ).
Học thêm, trợ cấp, khu vực sống, hộ nghèo có ảnh hưởng đến hoạt động
chi tiêu cho giáo dục của dân ở ĐBSCL (đặc điểm liên quan đến chi giáo dục
của hộ).
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi thời gian
Đề tài sử dụng bộ số liệu của Khảo sát mức sống dân cư năm 2010. Đây
là cuộc điều tra trên phạm vi cả nước do Tổng cục Thống kê thực hiện 2 năm
4
một lần. Dự kiến bộ số liệu khảo sát năm 2012 sẽ được công bố vào năm
2014, nên đây là bộ số liệu mới nhất.
1.4.2 Phạm vi không gian
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của trợ cấp đến chi tiêu cho
giáo dục của người dân trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc khu vực
ĐBSCL.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trợ cấp và chi tiêu cho giáo dục của
người dân ở ĐBSCL.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Trước đây, có rất nhiều tác giả đã quan tâm về vấn đề của giáo dục trong
việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập; đặc biệt là vấn đề chi tiêu cho
giáo dục đối với người dân, với mong muốn đóng góp ý kiến nhằm cải thiện
nền giáo dục tốt hơn. Những nghiên cứu cho thấy rằng, giáo dục có vai trò
quan trọng trong việc nâng cao dân trí của người dân, phát triển nguồn nhân
lực, góp phần phát triển nền kinh tế tri thức và kinh tế xã hội của đất nước.
Đề tài có liên quan đến vấn đề giáo dục – đào tạo được nghiên cứu bởi
các tác giả: Phạm Lê Thông (2011), Bùi Thị Thanh (2005), Nguyễn Hạnh
Thảo Nguyên (2008), Tansel (2005), Gomez (2005), Đặng Hải Anh (2007).
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn sẽ
chịu đầu tư kinh phí cho việc học của con cái họ cao hơn, đặc biệt là chi phí
học thêm; vì học thêm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh và chi
tiêu cho việc học sẽ khác nhau ở những cấp học, trình độ học vấn cao hơn.
Ngoài ra, nếu họ đầu tư cho việc học ở hiện tại sẽ giúp họ tăng thu nhập ở
tương lai qua đó chứng tỏ rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng đến thu nhập
của người dân.
Thật vậy, Phạm Lê Thông (2011) đã sử dụng số liệu từ cuộc Điều tra
Mức sống Dân cư Việt Nam năm 2008 để ước lượng suất sinh lợi của việc học
và đối tượng được nghiên cứu là người làm công ăn lương. Từ kết quả ước
lượng của mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)
thông thường và phương pháp hiệu ứng cố định, tác giả chỉ ra rằng năng lực
bẩm sinh và các đặc trưng riêng của hộ có ảnh hưởng đến tiền công thu được
của người lao động. Nếu chưa kiểm soát yếu tố năng lực bẩm sinh của những
người trong cùng hộ, tăng thêm một năm đi học có thể làm tăng trung bình
5,4% mức tiền công; và ảnh hưởng này nhỏ hơn nhiều nếu có kiểm soát yếu tố
5
năng lực bẩm sinh, chỉ còn 1,7%. Nghiên cứu của tác giả cho thấy trình độ học
vấn của người lao động ở ĐBSCL còn thấp nên tiền lương thu được không
cao. Học vấn có ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Tuy nhiên,
ngoài học vấn ra, các yếu tố về năng lực bẩm sinh, kinh nghiệm của người lao
động và những yếu tố khác về đặc điểm của hộ gia đình cũng không kém phần
quan trọng, đôi khi sự tác động của chúng đến thu nhập thậm chí có thể lớn
hơn trình độ học vấn.
Và vì trình độ học vấn có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập nên việc nâng
cao nguồn nhân lực của cả nước nói chung và của ĐBSCL nói riêng trong thời
gian tới là vấn đề cần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn. Nghiên cứu của
tác giả Bùi Thị Thanh (2005) cũng khẳng định vai trò của giáo dục – đào tạo
là hết sức cần thiết trong vấn đề muốn nâng cao và phát triển nguồn nhân lực.
Theo đó, tác giả ngoài việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, suy luận logic, tác giả còn điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, phân
tích tổng hợp theo hướng tiếp cận hệ thống, thống kê mô tả để xem xét và
nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc.
Nghiên cứu của tác giả tập trung vào các vấn đề: giáo dục - đào tạo, dân
số, chăm sóc sức khỏe, giải quyết việc làm, thu hút, quản lý, sử dụng và đãi
ngộ nguồn nhân lực. Trong đó, giáo dục – đào tạo được xác định là yếu tố
tham gia trực tiếp và đóng vai trò trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Do đó tác giả đã đặt trọng tâm nghiên cứu vào khía cạnh giáo dục và đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn
ĐBSCL. Việc nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý thuyết với yêu cầu thực tiễn đã
tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển
nguồn nhân lực ĐBSCL trong những năm tới, và chỉ ra được những nguyên
nhân, những tồn tại, yếu kém trong phát triển nguồn nhân lực của vùng trong
thời gian qua. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân
lực ĐBSCL mà trước hết là phát triển giáo dục và đào tạo, tiếp theo là một số
chỉ tiêu quan trọng khác.
Tuy nhiên hiện nay nền giáo dục của nước ta vẫn còn kém, hệ thống giáo
dục chưa hoàn thiện như mong đợi, điều này có thể có nhiều nguyên nhân,
một trong những nguyên nhân có thể là do ý thức việc học của người dân còn
kém, vì thế mà tình trạng thôi học ở nhiều khu vực trên địa bàn của các tỉnh
thành cả nước ta vẫn thường xảy ra. Chính vì thế mà nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên (2008) đã chỉ ra được mối quan hệ giữa biến phụ
thuộc là số lớp bỏ học của học sinh (số năm nghỉ học của học sinh) và các yếu
tố ảnh hưởng như: chi phí cho giáo dục; trình độ học vấn của mẹ; nhận thức,
quan niệm của cha mẹ về việc học đối với tương lai của con; khoảng cách từ
6
nhà đến trường và gia đình có ti vi. Theo đó, phần mềm SPSS được tác giả sử
dụng để phân tích mô hình bằng phương pháp hồi quy tuyến tính và kết quả
phân tích cho thấy chi phí đầu tư cho việc học như học phí, sách vở, và các
khoản chi khác có liên quan đến giáo dục tăng thì số lớp nghỉ học của học sinh
sẽ càng cao. Học vấn của mẹ ảnh hưởng đến việc học của con hơn là cha và
học vấn của mẹ càng cao thì số lớp bỏ học của học sinh sẽ càng giảm. Các yếu
tố còn lại ảnh hưởng cũng không nhỏ đến tình trạng bỏ học của học sinh ở khu
vực nông thôn – thành phố Đà Nẵng.
Hơn nữa, tình trạng bỏ học đang là nỗi lo không chỉ của riêng bất kỳ
nước nào. Vì thế, trước đây Gomez (2005) đã tập trung nghiên cứu xoáy sâu
đến vấn đề trợ cấp giáo dục có điều kiện khi học tại Cô-lôm-bi-a. Kết quả cho
thấy trợ cấp có tác động lớn đến vấn đề tiếp tục duy trì việc học, và chương
trình trợ cấp đã có hiệu quả trong việc tăng cường tuyển sinh, nhất là ở lứa
tuổi 14 -17 và tỷ lệ nhập học gia tăng khoảng 5% ở cả khu vực nông thôn và
thành thị, nam thường được hưởng lợi nhiều hơn so với nữ giới từ chương
trình trợ cấp.
Bên cạnh đó, trước đây Tansel (2005) còn nghiên cứu về chi phí học
thêm ở Thổ Nhĩ Kỳ và dựa trên các số liệu của cuộc Khảo sát về chi tiêu của
hộ gia đình năm 1994. Các biến tổng chi tiêu hộ gia đình, trình độ học vấn của
cha mẹ và những biến về đặc điểm của hộ gia đình là yếu tố quyết định được
xem xét trong khuôn khổ của mô hình Tobit. Qua phân tích và cách nhìn nhận
sâu sắc, tác giả đã thấy được việc học thêm là một yếu tố quan trọng, đặc biệt
là cho mục đích thi tuyển vào đại học, hiện tượng này khá phổ biến ở Thổ Nhĩ
Kỳ. Hộ gia đình gửi con đến các trung tâm học thêm ước tính dành từ 1-15 %
thu nhập trung bình của họ. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra rằng nếu hộ gia đình
có thu nhập cao hơn và cha mẹ trình độ học vấn cao hơn sẽ dành nhiều nguồn
kinh phí hơn để đầu tư việc học thêm cho con cái của họ. Chi phí học thêm
của hộ gia đình cư trú tại đô thị sẽ chi tiêu nhiều hơn hộ gia đình cư dân ở
vùng nông thôn. Ý nghĩa của việc nghiên cứu này là nhằm cung cấp nền giáo
dục tốt hơn cho con cái của họ, dẫn đến thu nhập tương lai sẽ cao hơn.
Đồng thời, tác giả Đặng Hải Anh (2007) cũng có cùng quan điểm trên,
học thêm có tác động tích cực đến tổng chi tiêu của hộ gia đình. Các số liệu
của cuộc Khảo sát mức sống dân cư ở Việt Nam 1997-1998 và 1992-1993
được tác giả sử dụng để phân tích và ước tính bằng cách mở rộng hàm Tobit,
dùng probit một mô hình kinh tế cho phép để giải quyết các biến nội sinh về
chi tiêu cho học thêm của hộ gia đình. Nghiên cứu của tác giả cho thấy rằng
học thêm ở Việt Nam là một điều cần thiết trong ngân sách gia đình đối với
những học sinh trung học cơ sở và xu hướng tham gia học thêm mạnh mẽ hơn
7
ở mức trình độ học vấn cao hơn. Đặc biệt, học thêm có tác động lớn đến hoạt
động và kết quả học tập của học sinh, nhưng ảnh hưởng này chỉ lớn đối với
các học sinh ở cấp học cao hơn. Học sinh dân tộc thiểu số chi tiêu vào học
thêm ít hơn ở cấp tiểu học nhưng không phải ở cấp trung học cơ sở, cũng như
những học sinh, sinh viên sống trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên, kết quả
cho thấy không có sự phân biệt giữa nam và nữ trong chi tiêu cho học thêm,
bên cạnh đó chi tiêu cho học thêm ở cấp tiểu học sẽ giảm đi đáng kể nếu chất
lượng giảng dạy của các trường học đã được cải thiện bằng cách nâng cao
trình độ học vấn của giáo viên tiểu học lên.
Như đã đề cập ở trên, mặc dù mỗi nghiên cứu đều có riêng cách tiếp cận,
cách đo lường đơn vị tính và phương pháp phân tích, ước lượng cũng khác
nhau, nhưng đều nói đến vai trò và tầm quan trọng của giáo dục đối với đời
sống của người dân, chi phí học tập có ảnh hưởng tích cực đến cơ cấu chi tiêu
của hộ gia đình. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xem xét ảnh hưởng của
việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân được thực hiện
ở khu vực ĐBSCL – Việt Nam.
Vì thế, nghiên cứu về ảnh hưởng của trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho
giáo dục của người dân có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống nhằm giúp người
dân bớt đi gánh nặng trong việc đầu tư kinh phí cho việc học hành của con em
họ ở khu vực ĐBSCL. Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào vai trò của trợ
cấp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc chi tiêu cho giáo dục của người dân ở
khu vực ĐBSCL và số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là từ cuộc
Khảo sát mức sống dân cư 2010 ở Việt Nam và từ các nguồn đáng tin cậy
khác.
8
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về giáo dục và chi tiêu cho giáo dục
2.1.1.1 Khái niệm về giáo dục
a) Khái niệm về giáo dục
Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục Chuyên nghiệp (2007) thì
giáo dục là sự hình thành nhân cách của con người một cách có mục đích, có
tổ chức thông qua các hoạt động và mối quan hệ giữa người dạy và người học
theo hướng tích cực nhằm giúp người học hoàn thiện nhân cách, lĩnh hội tri
thức và trau dồi những kinh nghiệm xã hội của loài người, đáp ứng được nhu
cầu tồn tại của xã hội đương đại.
Giáo dục cũng là quá trình giao tiếp hai chiều qua đó người dạy và người
học cùng chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm và cùng học tập lẫn nhau.
Từ “giáo dục” trong tiếng Anh là “education”. Đây là một từ gốc Latin
được ghép bởi hai từ: “Ex” và “Ducere”_ “Exducere”. Nghĩa là giúp con
người vượt qua khó khăn để vươn tới những điều hoàn thiện và tốt đẹp hơn.
Nói đến giáo dục là nói đến hiện tại và nghĩ đến tương lai. Giáo dục là
cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, đặc biệt là giữa hiện tại và tương lai. Vì thế
định hướng phát triển giáo dục phải gắn liền với sự nghiệp phát triển chung
của đất nước. Giáo dục bao gồm việc dạy và học, đồng thời có ý nghĩa như là
truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi
dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho người học để giúp họ chủ động, tích
cực, tự giác hơn trong việc tiếp thu những kiến thức mới, chuẩn bị hành trang
cho nghề nghiệp và chuyên môn hướng đến tương lai. Quá trình giáo dục bao
hàm hai thành tố có quan hệ mật thiết với nhau: “dạy học và trau dồi học vấn”.
Để nghiên cứu về vấn đề giáo dục, trước hết bản thân mỗi chúng ta nên hiểu rõ
trau dồi học vấn là gì và dạy học là gì.
Trau dồi học vấn là quá trình con người lĩnh hội những tri thức về xã hội,
khoa học tự nhiên và về tư duy. Điều này được đánh giá thông qua trình độ
học vấn, kỹ năng kỹ xảo, khả năng phân tích và suy luận. Còn dạy học là quá
trình tác động qua lại giữa người dạy và người học, điều khiển các hoạt động
tâm lý của người học nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá
trị văn hoá mà nhân loại đã đạt được vào chính họ. Điều đó giúp họ tự giác,
9
tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học, phát triển năng lực nhận thức
của bản thân và hình thành những kiến thức mới có chất lượng cao hơn nữa.
Hai thành tố này có quan hệ trực tiếp đến sự phát huy nhân tố con người, sức
mạnh con người. Sức mạnh đó được hiện thực hoá trong sức mạnh kinh tế, sức
mạnh chính trị, sức mạnh văn hoá của đất nước,và nếu sức mạnh đó con người
được đào tạo một cách đúng đắn thì sẽ phát huy mạnh mẽ và đầy đủ hơn.
Nhờ giáo dục con người hấp thụ những tinh hoa của nhân loại cho bản
thân mình và rồi tiếp tục sáng tạo để thăng tiến cho bản thân, nhờ khả năng
suy luận, phân tích và tổng hợp, dựa trên nền tảng của những điều mình đã
tiếp thu, đã rèn luyện, để trở thành con người tiến bộ: “một sự tiến bộ đúng
nghĩa, toàn diện của một đời người: thể chất – tri thức – tinh thần - tâm linh”.
Chủ trương giáo dục nào chỉ quan tâm đến một hoặc hai phương diện nào đó
thôi, đều là cắt xén, làm hư hại, hoặc hủy hoại một phần sự sống của con
người. Những hình thức như thế đều là phản tiến bộ.
b) Mục tiêu của giáo dục
Mục tiêu của giáo dục là các chuẩn mực của một mẫu hình nhân cách
cần hình thành ở đối tượng người được giáo dục, hay nói cách khác là chiến
lược xây dựng con người, phát triển nguồn lực, là bộ phận của hệ thống những
vấn đề then chốt trong chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước (Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam, 2009).
Có thể hiểu mục tiêu của giáo dục là mục tiêu phát triển nhân cách của
giáo dục Việt Nam, là đào tạo thế hệ trẻ phát triển nhân cách toàn diện, có
đức, có tài, có trí tuệ thông minh, có lý tưởng thẩm mỹ, có sức khoẻ dồi dào,
sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ lao động và bảo vệ Tổ quốc; nhân cách con người
Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung
của thế giới. Theo Luật giáo dục năm 2005 của nước ta cũng quy định như
sau: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”.
Tóm lại, mục tiêu giáo dục là kết quả mong muốn đạt được của hoạt
động giáo dục, giảng dạy và học tập, giáo dục luôn phát triển theo định hướng
phát triển bền vững chung của xã hội, phù hợp theo định chế và quan niệm ở
từng thời kỳ nhất định của đất nước.
10
c) Hệ thống giáo dục quốc dân
Theo Luật giáo dục năm 2005 của nước ta quy định:
Hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta gồm: giáo dục chính quy và
giáo dục thường xuyên.
Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao
gồm: giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ thông có tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; giáo dục nghề nghiệp có trung cấp
chuyên nghiệp và dạy nghề; giáo dục đại học và sau đại học có đào tạo trình
độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
d) Chương trình giáo dục
Chương trình giáo dục (hay còn gọi là chương trình đào tạo) là một khối
lượng kiến thức về lý thuyết, thực hành, thực tập; kế hoạch đào tạo theo thời
gian thiết kế; đồng thời thể hiện phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức
đánh giá kết quả học tập và các điều kiện thực hiện chương trình: điều kiện
nhập học, điều kiện tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, chương trình giáo dục còn thể hiện được mục tiêu giáo dục;
cũng như những quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng và cấu trúc nội dung
đào tạo; phải bảo đảm tính ổn định, tính hiện đại, tính thống nhất giữa các cấp
học, các trình độ đào tạo và tạo điều kiện cho sự phát triển, liên thông, luân
chuyển giữa các ngành đào tạo, trình độ đào tạo và hình thức đào tạo trong hệ
thống giáo dục quốc dân.
2.1.1.2 Khái niệm về chi tiêu cho giáo dục
Chi tiêu cho giáo dục là những nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp phát
triển giáo dục nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường, bảo đảm chất
lượng dạy và học góp phần nâng cao nhận thức và trình độ dân trí của người
dân (Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục Chuyên nghiệp, 2007).
Về phía người dân
Chi cho giáo dục là các khoản chi cho quần áo đồng phục, dụng cụ học
tập, học phí, các tài liệu, sách giáo khoa, giáo trình và các khoản đóng góp và
những khoản chi khác thuộc về giáo dục.
Về phía Nhà nước
Chi cho giáo dục là các khoản chi về tiền lương giáo viên, chế độ phụ
cấp, học bổng, mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học, nâng cấp trường lớp. Nhà
nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến khoa
học giáo dục. Bởi lẽ, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển con người và xã
11
hội. Ngân sách Nhà nước có vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho
giáo dục.
2.1.1.3 Vai trò của giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Ngày nay, nhân loại đang bước vào một nền văn minh trí tuệ, một nền
kinh tế tri thức, một xã hội thông tin. Vì vậy muốn biết tương lai một dân tộc
ra sao. Hãy nhìn vào hiện tại xem dân tộc đó đang có nền giáo dục như thế
nào. Nền giáo dục của một dân tộc là yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tiến
bộ xã hội của mỗi quốc gia. Sự phát triển của giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một
nguồn nhân lực có đạo đức và trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển,
đặc biệt yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Sự phát triển nguồn
nhân lực do tích hợp nhiều nhân tố: giáo dục và đào tạo; sức khỏe và dinh
dưỡng; môi trường; việc làm và cả sự giải phóng con người. Trong đó, giáo
dục và đào tạo là yếu tố quan trọng nhất. Bởi vì, giáo dục và đào tạo là động
lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, là điều kiện để phát huy
nguồn nhân lực có chất lượng, có tay nghề và trình độ chuyên môn cao và
kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng CNH, HĐH có mối quan hệ chặt chẽ với sự
nghiệp của giáo dục và đào tào.
Có thể nói rằng giáo dục và đào tạo là yếu tố tác động mạnh mẽ đến quy
mô, tốc độ, cũng như sự thành công trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Bởi
lẽ CNH, HĐH là một quá trình mà trong đó sử dụng toàn bộ năng lực, kinh
nghiệm, trí tuệ của con người để tạo ra và sử dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật, công nghệ hiện đại kết hợp với những giá trị truyền thống của dân tộc
để đổi mới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm hướng tới một xã hội văn
minh, tiến bộ và hiện đại. Chính vì lẽ đó mà CNH, HĐH đòi hỏi phải có một
lực lượng lao động có chất lượng cao, có đủ trí lực, năng lực và thể lực.
Tuy nhiên, xã hội muốn đạt tới trình độ phát triển mới và cao hơn thì tất
yếu phải dựa trên sự phát triển tương xứng về mặt giáo dục và đào tạo. Trong
đó, giáo dục phổ thông được coi là nền tảng và giáo dục bậc cao là hết sức cần
thiết, vì đó là sự kết hợp giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, kết hợp
văn hóa với tay nghề để hình thành năng lực thực sự trong bản thân người lao
động. Nó tạo nên một đội ngũ lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn,
kỹ thuật cũng như những phẩm chất cần có để làm chủ được tri thức, làm chủ
các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đồng thời bắt nhịp được với yêu
cầu của cơ chế thị trường cũng như sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước.
Có thể nói rằng, nếu sự nghiệp giáo dục và đào tạo chậm đổi mới, chậm
đẩy mạnh và chậm phát triển thì nguy cơ tụt hậu càng cao cũng như CNH,
HĐH sẽ bị bó hẹp về quy mô, phương thức sản xuất, chậm về tốc độ và kém
12
về hiệu quả. Thế nên việc đầu tư cho giáo dục không chỉ nên đi trước một
bước mà phải cần đi trước nhiều bước. Giáo dục và đào tạo không chỉ có ý
nghĩa chiến lược mà còn có ý nghĩa trực tiếp đối với sự thành công của CNH,
HĐH và chính những thành tựu của CNH, HĐH lại tác động trở lại tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hiện đại hoá giáo dục và đào tạo (chẳng hạn như các
trang thiết bị tiên tiến phục vụ cho việc dạy học giúp cho giáo dục và đào tạo
sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng chính yêu cầu của công cuộc
CNH, HĐH).
Nếu xét trong phạm vi của một nền kinh tế tri thức, ưu thế không nhất
thiết phải lệ thuộc vào các nhân tố truyền thống như: tài nguyên, đất đai, hay
nhân công mà nhân tố có ý nghĩa quyết định đó là trí tuệ con người, là đội ngũ
lao động chất lượng cao, là chất xám của các chuyên gia. Vì vậy, tri thức có
vai trò to lớn đối với việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản
phẩm… Đồng thời, phát triển kinh tế tri thức sẽ tiết kiệm được tài nguyên
thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm bớt nặng nhọc trong lao
động. Tổ quốc Việt Nam của chúng ta muốn sánh vai cùng với các nước bạn
trên khắp thế giới thì trước hết phải làm tốt chiến lược “trồng người” theo tư
tưởng của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Hay nói cách khác, chỉ có đi bằng
con đường phát triển giáo dục, phát triển năng lực sẵn có trong mỗi con người,
chúng ta mới có thể phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của con người Việt
Nam đó là yêu nước, cần cù, ham học, thông minh, sáng tạo để xây dựng
chiến lược phát triển trí tuệ con người và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Nhận định được vấn đề này, trước đây vào năm 1994 thì tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã tuyên bố rằng:
“Không có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và
thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó. Và những quốc gia nào coi
nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục một
cách có hiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó
còn tồi tệ hơn cả sự phá sản”. Bởi thế, giáo dục văn hóa, chuyên môn, nghiệp
vụ là rất cần thiết. Nếu không học tập văn hóa, không có trình độ văn hóa thì
không thể tiếp thu khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ. Ngược lại,
nếu chỉ học văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ mà không học chính trị thì giống
như một con thuyền mất phương hướng.
Chính vì lẽ đó mà giáo dục ngày nay có vai trò rất quan trọng đối với sự
hình thành nhân cách con người. Bởi lẽ, giáo dục là sự tác động có mục đích,
có hệ thống, theo một tổ chức chặt chẽ để hình thành nhân cách mà con người
mong muốn cần đạt đến. Mặt khác, giáo dục còn truyền lại những thành tựu
của nền văn minh xã hội theo con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất. Nhân cách
13
con người được hoàn thiện bởi một nền giáo dục xã hội và tự giáo dục toàn
diện sẽ trở thành những người vừa có phẩm chất, vừa có năng lực; những công
dân tốt, những cán bộ tốt, sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước
Việt Nam mới.
Nhận thức được vai trò của giáo dục, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX (năm 2001), Đảng ta đã khẳng định rằng “Giáo dục là quốc sách hàng
đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, “phát triển giáo dục và
đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu
tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Để có
thể cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2012) đã chủ trương và
quyết tâm đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, mà
trước tiên là phải đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lý giáo dục, vì đây là khâu then chốt để cải thiện nền giáo dục
và nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Tóm lại, trong các nguồn lực để phát triển (năng lực về tâm lý, năng lực
về trí tuệ, năng lực về thể chất), nguồn nhân lực có trí tuệ là yếu tố cơ bản,
quyết định nhất đối với sự phát triển của các quốc gia. Vì vậy hơn bao giờ hết
các quốc gia đang dành nguồn nhân lực tối đa cho phát triển, nâng cao chất
lượng của giáo dục quốc dân. Giáo dục và đào tạo là chiến lược xây dựng con
người được các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm tạo ra lớp người lao động có
trí tuệ thích hợp, có tài năng và có đạo đức góp phần xây dựng sự nghiệp phát
triển chung của đất nước. Do đó, quản lí giáo dục và đào tạo là quản lí một
vấn đề có tầm quan trọng và có ý nghĩa quốc sách hàng đầu của Nhà nước ta.
2.1.2 Khái niệm trợ cấp và trợ cấp giáo dục
2.1.2.1 Khái niệm trợ cấp
Theo quy định tại Điều 1 trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối
kháng (SCM) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trợ cấp là một khoản
đóng góp do Chính phủ hoặc một tổ chức Nhà nước hoặc một tổ chức công
cung cấp; hoặc là một khoản hỗ trợ thu nhập hoặc hỗ trợ giá và mang lại lợi
ích cho đối tượng được nhận sự đóng góp tài chính hay hỗ trợ thu nhập/hỗ trợ
giá đó.
Các hình thức trợ cấp trong quy định của WTO: thứ nhất là miễn hoặc
cho qua các khoản thu đáng lẽ phải đóng (chẳng hạn như: ưu đãi thuế tín
14
dụng), thứ hai là hỗ trợ trực tiếp tiền bằng cách chuyển ngay hoặc hứa chuyển
(cấp vốn, cho vay, bảo lãnh cho các khoản vay), thứ ba là cung cấp dịch vụ và
mua hàng (không kể các cơ sở vật chất hạ tầng chung), thứ tư thanh toán tiền
cho một nhà tài trợ hoặc là một đơn vị tư nhân khi thực hiện các hoạt động hỗ
trợ theo quy định của WTO và cách thức của Chính phủ.
Hiện nay, các chương trình trợ cấp ở Việt Nam nhìn chung có giá trị
không lớn, phần nhiều mang tính chất hỗ trợ bổ sung hoặc khuyến khích động
viên. Hình thức trợ cấp phổ biến là ưu đãi miễn giảm về thuế (thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế nhập khẩu) dưới dạng các ưu đãi đầu tư để thu hút các
doanh nghiệp trong và ngoài nước nước tham gia vào các lĩnh vực, ngành
nghề ưu tiên phát triển hoặc các địa bàn khó khăn cần có đòn bẩy kinh tế để
phát triển.
Bên cạnh đó những khoản hỗ trợ này là nhằm mang lại lợi ích cho những
đối tượng được hưởng hỗ trợ, có ý nghĩa lớn đối với đời sống của bộ phận lớn
dân cư, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội.
2.1.2.2 Khái niệm trợ cấp giáo dục
Trợ cấp giáo dục là bất kỳ các khoản hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước
hoặc của một tổ chức công mà nó mang lại lợi ích cho đối tượng là học sinh –
sinh viên hoặc nhà giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2009).
Các hình thức trợ cấp về giáo dục thuộc từng đối tượng như sau:
Về phía học sinh - sinh viên
Miễn, giảm học phí cho những học sinh – sinh viên mồ côi cha mẹ, gia
đình có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, gia đình
thuộc diện hộ nghèo.
Cho học sinh – sinh viên vay tiền phục vụ việc học tập với lãi suất thấp.
Tặng học bổng khuyến khích cho học sinh – sinh viên nghèo, gia đình có
hoàn cảnh khó khăn nhưng vượt khó học tập.
Về phía nhà giáo
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt
hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp trách nhiệm
bằng 0,3 mức lương tối thiểu.
Nhà giáo công tác ở các trường chuyên biệt được trợ cấp tham quan, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hỗ trợ tiền mua tài liệu để học tập và hỗ
trợ 100% tiền học phí và tiền đi lại.
15
Ngoài ra giáo viên sẽ hưởng chế độ hưu trí (lương hưu), phụ cấp ưu đãi;
trợ cấp thâm niên trong lương hưu.
2.1.2.3 Tác động của việc trợ cấp giáo dục đến mức sống của người
dân
Ở nước ta, những nỗ lực của Chính phủ trong công tác tăng cường xoá
đói giảm nghèo, đồng thời với các chính sách xoá đói giảm nghèo hợp lý thì tỷ
lệ hộ nghèo có xu hướng giảm dần trong thời gian qua, tuy nhiên ở nhiều địa
phương tình trạng nghèo vẫn còn đang diễn ra và thực tiễn cho thấy rằng nhiều
hộ tuy thoát nghèo nhưng vẫn không đủ sống và đời sống vẫn còn khó khăn.
Bên cạnh đó, việc tăng học phí ở các trường học trong những năm gần đây
khiến nhiều gia đình có thu nhập thấp, không đủ khả năng trang trải các khoản
chi tiêu cho việc học, thậm chí có gia đình phải cho con em họ nghỉ học để ở
nhà phụ giúp công việc gia đình hay đi làm ăn nơi xa; chính điều đó, phần nào
tăng thêm thu nhập thay vì cho con em họ cắp sách đến trường, lớp. Nhận định
được vấn đề bức thiết của xã hội, Nhà nước ta có những quy định, chính sách
trong công tác hỗ trợ cho hộ nghèo, đặc biệt là hỗ trợ về giáo dục. Việc trợ cấp
giáo dục (chẳng hạn như miễn, giảm học phí, tặng học bổng, cho học sinh sinh viên vay lãi suất thấp phục vụ việc học tập) phần nào giúp nhiều gia đình
nghèo vượt qua những khó khăn, để con em của họ vẫn có thể tiếp bước đến
trường, lớp.
Ngoài ra, việc trợ cấp còn khuyến khích, động viên người dân nhận thức
đúng đắn, sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của việc đầu tư giáo dục, góp
phần nâng cao trình độ dân trí, mức sống của họ. Đây là hoạt động có ý nghĩa,
giúp người dân phần nào bớt đi gắng nặng trong cơ cấu chi tiêu của gia đình.
Vì thế, họ sẽ yên tâm làm tốt việc, tận tuỵ với công việc, học hỏi và phục vụ
sản xuất, tìm tòi và sáng tạo nhằm tạo ra những sản phẩm cần thiết cho nhu
cầu xã hội; một mặt làm tăng thu nhập, tăng mức sống của chính bản thân họ;
mặt khác góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của đất
nước.
Đồng thời, Nhà nước ta còn hỗ trợ tài chính cho các trường học trong
việc mua sắm, bảo trì, sửa chữa các trang thiết bị - kỹ thuật, đầu tư xây dựng
và đảm bảo chất lượng các cơ sở vật chất – hạ tầng (nâng cấp phòng học, trang
thiết bị theo hướng chuẩn, hiện đại) nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy,
chương trình đào tạo, giúp các em học sinh - sinh viên kịp thời tiếp cận với
các máy móc, thiết bị đo đạc, sử dụng hoá chất và dụng cụ thí nghiệm và đặc
biệt là trong việc sử dụng tin học và tiếp cận internet trong thời kì nước ta
đang hội nhập với nền kinh tế thế giới.
16
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của
người dân
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục
của người dân. Những nguyên nhân chính nào mà ảnh hưởng hoạt động chi
tiêu cho giáo dục của người dân?
Trợ cấp giáo dục là một trong những yếu tố có tác động đến hoạt động
chi tiêu cho giáo dục (Gomez, 2005). Trợ cấp cho giáo dục của Chính phủ là
một khoản tiền mà Chính phủ phải chi ra từ nguồn ngân sách Nhà nước để hỗ
trợ cho hộ gia đình nghèo, người dân tộc hoặc gia đình có hoàn cảnh khó
khăn, ở vùng sâu, vùng xa nhằm giúp họ giảm bớt phần nào về chi phí cho
học tập. Giả định rằng, người được nhận trợ cấp sẽ có thể tiếp tục học ở các
cấp học cao hơn người không nhận được bất kỳ khoản trợ cấp nào, nếu điều
này xảy ra thì chính sách trợ cấp của Chính phủ đã có hiệu quả.
Học thêm là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu
cho giáo dục (Đặng Hải Anh, 2007; Tansel, 2005). Vì học thêm ở Việt Nam
là một điều cần thiết trong ngân sách gia đình đối với những học sinh trung
học cơ sở và xu hướng tham gia học thêm mạnh mẽ hơn ở mức trình độ học
vấn cao hơn.
Giới tính của chủ hộ có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động chi tiêu cho giáo dục (Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên, 2008) và có
quan niệm cho rằng người con sẽ học cấp học cao hơn nếu trình độ học vấn
của người mẹ cao hơn người cha. Bởi vì, người mẹ thường quán xuyến việc
nhà, chăm sóc con, yêu thương con, kề cận và gần gũi bên con nhiều hơn
người cha. Người cha phải tất bật với nhiều việc bên ngoài xã hội nên ít có
thời gian bên đứa con, mặc dù tình thương của người cha vẫn dành hết cho
đứa con nhưng ít được bộc lộ hay biểu hiện ra bên ngoài.
Trình độ học vấn của chủ hộ cũng có thể là một trong những yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục (Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên,
2008; Phạm Lê Thông, 2011; Tansel, 2005). Thông thường trong gia đình mà
cha hoặc mẹ có trình độ học vấn cao thì con cái của họ sẽ học ở các cấp học
cao hơn. Bởi lẽ, họ nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của việc
học đối với tương lai của con cái họ sau này.
Số người trong gia đình là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động chi tiêu cho giáo dục. Vì thực tế cho thấy nếu số người có đi học càng
nhiều trong gia đình thì việc chi tiêu cho giáo dục sẽ càng nhiều.
17
Khu vực sống cũng là yếu tố ảnh hưởng đến đến hoạt động chi tiêu
cho giáo dục (Đặng Hải Anh, 2007; Tansel, 2005). Phần lớn người dân vùng
ĐBSCL sống tập trung chủ yếu ở nông thôn. Hộ gia đình sống ở nông thôn
thường là hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện vật chất thiếu thốn,
mức sống thấp và họ có tư tưởng, quan niệm rằng sẽ đi lao động sớm để có
tiền phụ giúp gia đình hay tiêu sài hơn là đầu tư cho việc học. Chính vì lẽ đó
mà việc chi tiêu cho giáo dục của người dân ở nông thôn trong thời gian qua
ít hơn ở thành thị. Do đó mà hầu như trình độ dân trí cũng như tay nghề kỹ
thuật chuyên môn của người dân mà sống ở nông thôn thấp hơn thành thị.
Nghèo cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục.
Do điều kiện và mức sống thấp nên phần lớn các hộ nghèo sẽ chi tiêu cho
giáo dục ít hơn các hộ giàu.
Dân tộc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục.
Thông thường dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng và
giao kém phát triển, phương tiện đi lại khó khăn nên đầu tư cho giáo dục gặp
nhiều trở ngại và ngược lại thì dân tộc Kinh sống ở những nơi có điều kiện
thuận lợi hơn nên sẽ đầu tư cho giáo dục nhiều hơn.
Tuổi của chủ hộ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho
giáo dục. Thông thường chủ hộ thường là người lớn tuổi trong gia đình, có
nhiều kinh nghiệm, uy tín, có trách nhiệm cao. Tuổi chủ hộ càng lớn thì khả
năng lao động càng kém, năng suất lao động thấp, nguồn thu nhập chính của
hộ cũng từ đó mà giảm xuống, kéo theo chi tiêu trong gia đình cũng giảm nên
vấn đề đầu tư cho giáo dục sẽ là gánh nặng cho hộ.
Tổng thu nhập của hộ gia đình cũng là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục (Đặng Hải Anh, 2007; Tansel,
2005). Vì thông thường gia đình có nguồn thu nhập cao thì mức sống của họ
sẽ cao nên có nhiều điều kiện và khả năng chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn gia
đình có nguồn thu nhập thấp.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn số liệu được sử dụng trong phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu thu
thập từ cuộc Khảo sát mức sống dân cư năm 2010. Đây là cuộc Khảo sát mức
sống dân cư được điều tra trên phạm vi cả nước và thực hiện vào 2 năm một
lần. Ngoài ra số liệu được sử dụng trong đề tài để phân tích còn thu thập qua
các nguồn khác: Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê, các đề tài khác và
các tài liệu có liên quan đến chi tiêu cho giáo dục. Năm 2012 dự kiến sẽ công
18
bố vào năm 2014, vì vậỵ, đây là bộ số liệu Khảo sát mức sống dân cư mới
nhất.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích như phân tích thống kê mô tả,
phân tích mô hình hồi quy đa biến để giải quyết các mục tiêu của đề tài và sử
dụng phần mềm Stata để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu.
2.2.2.1 Thống kê mô tả
Thống kê mô tả là quá trình thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu để biến số
liệu thành những thông tin, sau đó mô tả dữ liệu này thông qua các giá trị được
biểu diễn từ bảng số liệu và đồ thị. Ngoài thống kê mô tả còn có thống kê suy
luận. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn
giản về mẫu và các thước đo. Đồng thời phân tích số liệu thông qua các phép
tính thông thường như: số trung bình (Mean) để đo giá trị trung tâm của dữ
liệu; độ lệch chuẩn (Standard Deviation) để đo sự biến thiên, biểu diễn sự biến
thiên xung quanh giá trị trung bình; phương sai (Variance) để phản ánh độ
phân tán và sự biến thiên của dữ liệu; hệ số biến thiên (Coeffecient of
variation) để so sánh sự biến thiên của hai hay nhiều tập dữ liệu. Các phép tính
này nhằm giúp mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu và rút ra các kết luận dựa
trên kết quả nghiên cứu từ mẫu.
2.2.2.2 Mô hình Tobit
Mô hình Tobit nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa mức độ biến
động của biến phụ thuộc với các biến độc lập. Mô hình Tobit còn có tên gọi
khác là mô hình hồi qui có biến phụ thuộc bị chặn, bởi vì có một số quan sát
của biến phụ thuộc y* bị chặn hay được giới hạn.
Để xem xét vấn đề chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình và muốn ước
lượng hệ số tương quan của các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu chi tiêu cho
giáo dục. Đồng thời, do số liệu trong mẫu nghiên cứu có nhiều quan sát mà chi
tiêu cho giáo dục bằng 0 nên mô hình Tobit được sử dụng để phân tích. Mô
hình Tobit được trình bày như sau:
yi* = ∑ βxi + ui nếu yi* > 0: gia đình có chi cho giáo dục
Yi
=
0
nếu yi* ≤ 0: gia đình không chi cho giáo dục
19
CHIGDi = 0 + 1TROCAPi + 2HOCTHEMi + 3GIOITINHCHi +
4HVANCHi + 5TSONGUOIi + 6VITRIi + 7NGHEOi + 8DANTOCi +
9TUOICHi + 10TTHUNHAPi + u i (Mô hình 1)
Ngoài ra, do mô hình xuất hiện biến nội sinh – trợ cấp nên ước lượng có
thể sẽ bị chệch và không vững. Để khắc phục hiện tượng này và cũng để đánh
giá mức độ ảnh hưởng của trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của hộ,
bài nghiên cứu sử dụng mô hình Probit với phương pháp khả năng lớn nhất để
ước tính tỷ lệ nhận trợ cấp của hộ ở ĐBSCL bị chi phối bởi các yếu tố nào.
Mô hình Probit được trình bày như sau:
TROCAPi = α0 + α1HOCTHEMi + α2GIOITINHCHi + α3HVANCHi +
α4TSONGUOIi + α5VITRIi + α6NGHEOi + α7DANTOCi + α8TUOICHi +
α9TTHUNHAPi + α10SNAMDIHOCi + α11SNUDIHOCi + i (Mô hình 2)
Diễn giải các biến trong mô hình 1 và mô hình 2:
Yi (biến phụ thuộc) là chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình (1.000 đồng).
Xi là vectơ của các biến giải thích trong mô hình 1 bao gồm: trợ cấp, học
thêm, giới tính chủ hộ, trình độ học vấn chủ hộ, tổng số người trong gia đình,
vị trí sống, hộ nghèo, dân tộc của chủ hộ, tuổi chủ hộ, thu nhập của hộ.
βk (k=0,…10) là hệ số quy hay còn gọi là tham số của mô hình 1.
αz (z=0,…11) là hệ số quy hay còn gọi là tham số của mô hình 2.
i; ui (sai số ngẫu nhiên) tức là phần biến động mà mô hình không thể
giải thích được.
Các biến độc lập chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến trợ cấp và chi tiêu cho
giáo dục của người dân ở ĐBSCL như sau:
+ TROCAP: là biến trợ cấp. Đây là biến giả và biến này nhận giá trị 1
nếu hộ gia đình nhận được trợ cấp, ngược lại nhận giá trị 0 nếu hộ không nhận
được trợ cấp (Gomez, 2005). Khi hộ được trợ cấp thì sẽ giảm bớt phần nào chi
tiêu cho giáo dục trong tổng cơ cấu chi tiêu của gia đình. Vì thế mà hệ số 1
của biến này được kì vọng là âm với chi tiêu cho giáo dục.
+ HỌCTHEM : là biến học thêm, đây là biến giả và biến này nhận giá trị
1 nếu người học có học thêm, nhận giá trị 0 nếu người học không có thêm. Vì
học thêm có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh (Đặng Hải
Anh, 2007). Và thực tiễn cho thấy rằng phần lớn những học sinh ở các cấp học
phổ thông thường được cha mẹ cho đi học thêm ngoài giờ học chính thức ở
trường. Học thêm ở đây có thể là học thêm anh văn, vi tính và các môn khác
nhằm giúp học sinh có kĩ năng và giải quyết các vấn đề liên quan đến công
20
việc học tập cũng như đời sống của chính bản thân các học sinh. Bên cạnh đó,
thông thường hộ mà chi cho học thêm nhiều nghĩa là hộ gia đình có thu nhập
ổn định nên hộ ít nhận được trợ cấp từ Chính phủ. Do đó, hệ số 2 của biến
này được kì vọng là dương với chi tiêu cho giáo dục và hệ số α1 kỳ vọng là âm
với trợ cấp giáo dục.
+ GIOITINHCH: là biến giới tính của chủ hộ. Biến này nhận giá trị là 1
nếu chủ hộ là nam, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ. Theo như nghiên cứu cho
rằng người con sẽ học cấp học cao hơn nếu trình độ học vấn của người mẹ cao
hơn người cha (Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên, 2008). Bởi vì, người mẹ thường
quán xuyến việc nhà, chăm sóc con, yêu thương con, kề cận và gần gũi bên
con nhiều hơn người cha. Người cha phải tất bật với nhiều việc bên ngoài xã
hội nên ít có thời gian bên đứa con, mặc dù tình thương của người cha vẫn
dành hết cho đứa con nhưng ít được bộc lộ hay biểu hiện ra bên ngoài. Bên
cạnh đó, nếu hộ có nhận được trợ cấp thì nam giới sẽ nhận được nhiều nữ giới,
bởi lẽ chủ hộ đa phần là nam giới. Do đó, hệ số 3 của biến này được kỳ vọng
là âm với chi tiêu cho giáo dục và hệ số α2 kỳ vọng là dương với trợ cấp giáo
dục.
+ HVANCH: là biến trình độ học vấn chủ hộ và thể hiện số năm học của
chủ hộ, được giả định như sau nếu 0 là chưa hết lớp 1 hoặc không đi học
(không có bằng cấp); 1-12 là từ 1 đến lớp 12; 13 là giáo dục nghề nghiệp; 14
là cao đẳng; 15 là đại học; 16 là sau đại học. Nếu trình độ học vấn cha mẹ
càng cao thì các thành viên trong gia đình sẽ được học nhiều hơn nên có trình
độ học vấn cao hơn và ngược lại (Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên, 2008; Phạm Lê
Thông, 2011; Tansel, 2005). Bên cạnh đó, nếu có đi học nhiều hơn thì sẽ nhận
được trợ cấp nhiều hơn. Vì vậy, mà hệ số 4 của biến này được kì vọng là
dương với chi tiêu cho giáo dục và hệ số α3 kỳ vọng là dương với trợ cấp giáo
dục.
+ TSONGUOI: là biến thể hiện các thành viên trong gia đình. Trong gia
đình mà số người có đi học càng nhiều thì sẽ chi tiêu cho giáo dục càng nhiều.
Bên cạnh đó, hộ gia đình có nhiều người tham gia đi học thì sẽ nhận được
nhiều nguồn trợ cấp giáo dục hơn. Chính vì thế, mà hệ số 5 của biến này được
kì vọng là dương với chi tiêu cho giáo dục và hệ số α4 kỳ vọng là dương với
trợ cấp giáo dục.
+ VITRI: là biến thể hiện khu vực sống của người học (Đặng Hải Anh,
2007; Tansel, 2005) và đây là biến giả. Biến này nhận giá trị là 1 nếu người
học sống ở thành thị, nhận giá trị là 0 nếu người học sống ở nông thôn. Thông
thường những người sống ở thành thị có điều kiện học tập và cơ hội phát triển
21
cao hơn ở nông thôn, đồng thời những hộ gia đình ở thành thị có mức sống và
thu nhập cao hơn nên việc chi tiêu cho việc học nhiều hơn những hộ sống ở
nông thôn. Bên cạnh đó, nông thôn thì điều kiện học tập còn khó khăn nên sẽ
nhận được trợ cấp từ phía Chính phủ nhiều hơn. Do đó, hệ số 6 của biến này
được kì vọng là dương với chi tiêu giáo dục và hệ số α5 kỳ vọng là âm với trợ
cấp giáo dục.
+ NGHEO: là biến thể hiện hộ gia đình nghèo và đây cũng là biến giả.
Biến này nhận giá trị là 1 nếu hộ là hộ nghèo và ngược lại nhận giá trị là 0. Hộ
nghèo của năm 2010 là hộ có giấy chứng nhận nghèo được chính quyền địa
phương bình xét và công nhận vào cuối năm 2009 để được hưởng lợi năm
2010. Tỷ lệ hộ nghèo vào năm 2010 được tính theo chuẩn nghèo của Chính
phủ giai đoạn 2011 – 2015, ở thành thị có thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng trở xuống, ở nông thôn có thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng trở xuống. Do là hộ nghèo, điều kiện sống khó khăn nên sẽ
gặp khó khăn trong việc đầu tư cho giáo dục, tuy nhiên hộ lại được Chính phủ
quan tâm hơn, đặc biệt là trợ cấp về giáo dục. Do đó, hệ số 7 của biến này
được kì vọng là âm với chi tiêu cho giáo dục và hệ số α6 kỳ vọng dương với
trợ cấp giáo dục.
+ DANTOC: là biến thể hiện dân tộc của chủ hộ và đây là biến giả. Biến
này nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ là dân tộc Kinh và ngược lại nhận giá trị 0.
Phần lớn các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện sống thấp,
cơ sở hạ tầng và giao thông kém phát triển, phương tiện đi lại khó khăn nên
đầu tư cho giáo dục gặp nhiều trở ngại và ngược lại thì dân tộc Kinh sống ở
những nơi có điều kiện thuận lợi hơn nên sẽ đầu tư cho giáo dục nhiều hơn.
Bên cạnh đó, hộ là dân tộc thiểu số sẽ được Nhà nước ưu ái trong công tác trợ
cấp giáo dục. Do đó, hệ số 8 của biến này được kì vọng là dương với chi tiêu
cho giáo dục và hệ số α7 kỳ vọng âm với trợ cấp giáo dục.
+ TUOICH: là biến thể hiện tuổi của chủ hộ. Thông thường chủ hộ
thường là người lớn tuổi trong gia đình, có nhiều kinh nghiệm, uy tín, có trách
nhiệm cao. Tuổi chủ hộ càng lớn thì khả năng lao động càng kém, năng suất
lao động thấp, nguồn thu nhập chính của hộ cũng từ đó mà giảm xuống, kéo
theo chi tiêu trong gia đình cũng giảm nên vấn đề đầu tư cho giáo dục sẽ là
gánh nặng cho hộ. Và khả năng hộ cho con em nghỉ học giữa chừng là rất cao,
do đó để khuyến khích thì Nhà nước luôn quan tâm, thường hỗ trợ nguồn học
bổng hay miễn, giảm học phí, cấp học phẩm cho những hộ gia đình này. Do
đó, hệ số 9 của biến này được kì vọng là âm với chi tiêu cho giáo dục và hệ số
α8 kỳ vọng dương với trợ cấp giáo dục.
22
+ TTHUNHAP: là biến thể hiện tổng thu nhập của hộ gia đình. Gia đình
có nguồn thu nhập cao thì mức sống của họ sẽ cao nên có nhiều điều kiện và
khả năng chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn gia đình có nguồn thu nhập thấp.
Bên cạnh đó, những hộ này sẽ không được Chính phủ trợ cấp, bởi lẽ thu nhập
và mức sống của hộ đã được ổn định. Do đó, hệ số 10 của biến này được kì
vọng là dương với chi tiêu cho giáo dục và hệ số α9 kỳ vọng âm với trợ cấp
giáo dục.
+SNAMDIHOC/SNUDIHOC: là biến thể hiện số nam hoặc nữ đi học
trong hộ. Nếu trong gia đình có càng nhiều người tham gia đi học thì chi tiêu
cho giáo dục càng nhiều và hơn nữa có đi học sẽ nhận được trợ cấp giáo dục.
Do đó, hệ số α10 ; α11 của 2 biến này được kỳ vọng là dương với trợ cấp giáo
dục.
Bảng 2.1: Tóm tắt dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình 1 và mô hình 2
Ký hiệu
TROCAP
HỌCTHEM
Diễn giải
Đơn vị tính
Là biến trợ cấp, đây là biến
giả và biến này nhận giá trị
1 nếu hộ gia đình nhận trợ
cấp, nhận giá trị 0 nếu hộ
không nhận trợ cấp.
Là biến học thêm, đây là
biến giả và biến này nhận
giá trị 1 nếu người học có
học thêm, nhận giá trị 0 nếu
người học không có thêm.
Mô
hình 1
Mô
hình 2
Có = 1
Không = 0
Có = 1
+
-
-
+
Không = 0
Là biến giới tính của chủ hộ.
Biến này nhận giá trị là 1
nếu chủ hộ là nam, nhận giá
trị 0 nếu chủ hộ là nữ.
Nam =1
TSONGUOI
Là biến thể hiện các thành
viên trong gia đình.
Người
+
+
TUOICH
Là biến thể hiện tuổi của
chủ hộ.
Năm
-
+
GIOITINHCH
23
Nữ = 0
Ký hiệu
Diễn giải
HVANCH
Là biến trình độ học vấn chủ
hộ và được giả định như
sau: nếu 0 là chưa hết lớp 1
hoặc không đi học (không
có bằng cấp); 1-12 là từ 1
đến lớp 12; 13 là giáo dục
nghề nghiệp; 14 là cao đẳng;
15 là đại học; 16 là sau đại
học. Nếu trình độ học vấn
cha mẹ càng cao thì các
thành viên trong gia đình sẽ
được học nhiều hơn nên có
trình độ học vấn cao hơn và
ngược lại.
NGHEO
Là biến thể hiện hộ gia đình
nghèo và có giá trị là 1 nếu
gia đình nghèo, ngược lại có
giá trị là 0.
DANTOC
VITRI
Là dân tộc của chủ hộ, có
giá trị là 1 nếu dân tộc thuộc
chủ hộ Kinh và 0 nếu ngược
lại.
Là biến thể hiện khu vực
sống của người học và đây
là biến giả. Biến này nhận
giá trị là 1 nếu người học
sống ở thành thị, nhận giá trị
là 0 nếu người học sống ở
nông thôn.
Đơn vị tính
Mô
hình 1
Mô
hình 2
Lớp
+
+
-
+
+
-
+
-
+
-
Nghèo = 1
Không nghèo = 0
Kinh = 1
Khác = 0
Thành thị = 1
Nông thôn = 0
TTHUNHAP
Là biến thể hiện tổng thu
nhập trong hộ gia đình.
1.000 đồng
SNAMDIHOC
Số người nam đi học trong
hộ.
Người
+
SNUDIHOC
Số người nữ đi học trong hộ.
Người
+
24
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG TRỢ CẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHI TIÊU CHO
GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH
TẾ XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1.1 Đặc điểm và điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Đồng bằng sông Cửu Long (còn gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc
miền Tây Nam Bộ) nằm ở cực Nam của Tổ quốc. Có vị trí nằm liền kề với
vùng Đông Nam Bộ, phía Đông Bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc
giáp Campuchia, phía Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp biển
Đông và vịnh Thái Lan; là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu của
vùng Đông Nam Á và thế giới. Vùng bao gồm 12 tỉnh và có 1 thành phố trực
thuộc Trung ương.
ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn của Việt Nam, là vùng đất
màu mỡ phì nhiêu, và được phù sa bồi tụ hằng năm nhờ vào hệ thống sông
ngòi chằn chịt, có tiềm năng lớn nhất để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản
xuất lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, phát triển vườn cây ăn trái đem
lại giá trị xuất khẩu lớn cho cả nước. Đồng thời, ĐBSCL cũng có vị trí quan
trọng trong phát triển kinh tế-xã hội cả nước, hợp tác đầu tư và giao thương
giữa các tỉnh trong vùng, với miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, với các
nước bạn trong khu vực và thế giới.
3.1.1.2 Khí hậu và thủy văn
Khí hậu: Mang tính chất khí hậu cận xích đạo. Tổng giờ nắng trung bình
từ 2.200-2.700 giờ. Nhiệt độ cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 250-270
C. Lượng mưa lớn từ 1.400mm-1.800mm tập trung vào các tháng mùa mưa
(tháng 5-tháng 11). Đây là vùng thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp, đặc
biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực.
Thuỷ văn: Hệ thống sông ngòi dày đặc, kênh rạch lớn nhỏ đan xen, chủ
yếu là sông Cửu Long nên rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm, cộng
với hàng nghìn km đường kênh rạch, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông,
25
khiến giao thông trở nên dễ dàng. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông
Mê Công là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lượng mưa cao tập trung
ở vùng phía Tây và ở vùng trung tâm của khu vực và thấp ở vùng phía Đông.
Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt.
Chế độ thuỷ văn của ĐBSCL có 3 đặc điểm nổi bật:
+ Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa, phù du.
+ Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển.
+ Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn.
3.1.1.3 Tài nguyên
Tài nguyên đất: Đất đai là tài nguyên quan trọng nhất của vùng, bao gồm
các nhóm đất sau:
+ Nhóm đất phù sa ngọt: tập trung ở vùng trung tâm ĐBSCL, chiếm 65%
diện tích toàn vùng, trong đó có 1 triệu ha đất tốt nhất, có độ phì nhiêu tự
nhiên cao và không có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng nào, phân bố ven sông
Tiền, sông Hậu. Đây là loại đất chủ yếu để trồng lúa và nhiều loại cây trồng
khác.
+ Nhóm đất phèn: hằng năm thường bị ngập úng vì trũng. Đất có độ phì
thấp, rất chua, đặc trưng bởi độ axit cao, nồng độ độc tố nhôm tiềm tàng cao
và thiếu lân. Phân bố ở Đồng Tháp, tứ giác Long Xuyên, Tây Hậu Giang..
Nhóm đất này cũng bao gồm cả các loại đất phèn nhiễm mặn nặng và trung
bình.
+ Nhóm đất mặn ven biển: Chịu ảnh hưởng của nước mặn trong mùa khô
(bản chất là đất phù sa bị nhiễm mặn do triều dâng), phân bố ở ven biển từ Gò
Công qua Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau đến Kiên Giang. Các vùng đất này
khó có thể được cung cấp nước ngọt. Hiện nay lúa được trồng vào mùa mưa
và ở một số khu vực người ta nuôi tôm trong mùa khô.
Đặc biệt, khó khăn vướng phải là khi khai thác 2 nhóm đất: nhóm đất
phèn và nhóm đất mặn, vì đất thiếu dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi
lượng, đất quá chật, khó thoát nước.
+ Các loại đất khác: Gồm đất than bùn (vùng rừng U Minh), đất xám trên
phù sa cổ (cực Bắc của ĐBSCL) và đất đồi núi (phía Tây Bắc của ĐBSCL).
Tài nguyên sinh vật: Rừng ngập mặn ven biển (rừng tràm, đước…).
Vườn chim tự nhiên nổi tiếng ở Ngọc Hiển, Cái Nước, Vĩnh Lợi, U Minh…
Rừng ngập mặn còn là địa bàn để nuôi tôm, cá ven bờ, chắn sóng, bồi đắp phù
sa mở rộng đồng bằng.
26
Tài nguyên biển: Có 736 km bờ biển với nhiều cửa sông, chứa đựng
nguồn hải sản thuộc loại lớn nhất cả nước. Trữ lượng tôm chiếm 50% của toàn
quốc.
Khoáng sản: Có đá vôi ở Hà Tiên, than bùn ở Cà Mau, dầu khí có triển
vọng, phân bố ở thềm lục địa giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. Quan trọng
nhất là có các triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa như bể trầm tích Nam
Côn Sơn khoảng 3 tỉ tấn dầu, bể trầm tích Cửu Long dự báo khoảng 2 tỷ tấn.
Ngoài ra, khu vực còn có các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét gạch ngói,
cát sỏi.
3.1.2 Đặc điểm về xã hội
3.1.2.1 Dân số
Đến cuối năm 2012, dân số trung bình nước ta ước tính đạt khoảng 88,77
triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011 bao gồm: dân số nam là 49,92 triệu
người, tăng 1,09%; dân số nữ 44,86 triệu người, tăng 1,04%. Trong đó,
ĐBSCL có dân số trung bình khoảng trên 17,39 triệu người (chiếm khoảng
19,6% dân số cả nước), chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng với dân số trung
bình gần 20,23 triệu (chiếm khoảng trên 22%) và cao gấp hơn 3 lần so với Tây
Nguyên. ĐBSCL với diện tích tự nhiên toàn vùng trên 40,55 nghìn km 2 (chiếm
khoảng trên 12% diện tích cả nước) và mật độ dân số của vùng khá cao 429
người/km2,, đứng vị trí thứ 3 sau Đồng bằng sông Hồng (961 người/km2) và
Đông Nam Bộ (644 người/km2) (Niên giám thống kê, 2012).
Về quy mô dân số, An Giang là tỉnh đứng đầu khu vực với 2.153,7 nghìn
người, kế đến là các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang; thấp nhất là
tỉnh Hậu Giang với 769,7 nghìn người. Dân số tình An Giang cao gấp 2,8 lần
so với dân số tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó, mặc dù diện tích tỉnh An Giang ít
hơn tỉnh Kiên Giang và tỉnh Long An nhưng số dân ở An Giang lại cao nhất.
Điều này cho thấy cơ cấu dân số của vùng phân bố chưa hợp lý.
Về mật độ cư trú, thành phố Cần Thơ có mức độ tập trung dân cư đông
nhất cả vùng với 862 người/km2, thấp nhất là tỉnh Cà Mau, chỉ với 230
người/km2. Dân số nam của vùng vào năm 2012 là 8.646,3 nghìn người
(chiếm khoảng 19,84% tổng dân số nam của cả nước) và dân số nữ là 8.744,2
nghìn người (chiếm 19,63% tổng dân số nữ của cả nước). Ngoài ra, dân số
của vùng ở nông thôn là 13.123,8 nghìn người, chiếm 75,73% dân số toàn
vùng. Điều này cho thấy rõ vùng ĐBSCL dân số tập trung chủ yếu ở nông
thôn. Được đánh giá thông qua bảng 3.1 sau:
27
Bảng 3.1: Dân số trung bình, diện tích và mật độ dân số cụ thể ở ĐBSCL
năm 2012
Tỉnh
Dân số trung bình
(Nghìn người)
Diện tích
(Km2)
Mật độ dân số
(Người/km2)
Long An
1.458,2
4.492,4
325
Tiền Giang
1.692,5
2.508,3
675
Bến Tre
1.258,5
2.357,7
534
Trà Vinh
1.015,3
2.341,2
434
Vĩnh Long
1.033,6
1.504,9
687
Đồng Tháp
1.676,3
3.377,0
496
An Giang
2.153,7
3.536,7
609
Kiên Giang
1.726,2
6.348,5
272
Cần Thơ
1.214,1
1.409,0
862
Hậu Giang
769,7
1.602,5
480
Sóc Trăng
1.301,9
3.311,6
393
873,4
2.468,7
354
1.217,1
5.294,9
230
17.390,5
40.553,1
429
Bạc Liêu
Cà Mau
Tổng
Nguồn: Niên giám thống kê, 2012
3.1.2.2 Cơ cấu lao động
Nhìn chung, ĐBSCL là vùng có dân số khá đông, lao động khá trẻ,
nguồn nhân lực dồi dào. Nguồn lao động dồi dào hầu hết là ở độ tuổi thanh
niên và trung niên. Nếu đội ngũ này được chăm lo tốt về đời sống vật chất,
văn hóa tinh thần và được trang bị kỹ thuật tốt thì có thể đảm bảo nguồn nhân
lực chất lượng ổn định lâu dài. Chính điều kiện này sẽ góp phần thu hút được
nguồn vốn từ nước ngoài đổ xô vào khu vực với các dự án đầu tư, kinh doanh
và sản xuất; đồng thời sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp họ
trao dồi kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao tay nghề trong sản xuất.
Đặc biệt là các sản phẩm từ nông nghiệp và thủy sản – thế mạnh của vùng.
Điều này được thể hiện qua hình 3.1 sau:
28
Đơn vị tính: nghìn người
Nguồn: Niên giám thống kê, 2012
Hình 3.1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo từng khu vực
năm 2012
Vào năm 2012, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của vùng khoảng
10.459,3 nghìn người (chiếm gần 19,9% tổng dân số trong độ tuổi lao động
của cả nước) đứng thứ ba sau Đồng bằng Sông Hồng (chiếm khoảng 22,45%
tổng dân số trong độ tuổi lao động của cả nước), Bắc trung Bộ và Duyên hải
miền Trung với khoảng 11.352,3 nghìn người (chiếm trên 21% tổng dân số
trong độ tuổi lao động của cả nước).
Nguồn: Niên giám thống kê, 2012
Hình 3.2: Cơ cấu (%) lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo từng khu vực
năm 2012
29
Mặc dù ĐBSCL là khu vực có lực lượng lao động dồi dào nhưng tỷ lệ
lao động đã qua đào tạo1 lại thấp nhất so với toàn vùng của cả nước, chỉ chiếm
9,1%, cao nhất là Đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 24%, kế đến là Đông
Nam Bộ chiếm 21% và được thể hiện qua hình 3.3 sau:
Đơn vị tính: (%)
Nguồn: Niên giám thống kê, 2012
Hình 3.3: Tỷ lệ (%) lao động đã qua đào tạo từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
trong nền kinh tế phân theo khu vực năm 2012
Do tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của ĐBSCL là thấp nhất cả nước,vì thế
mà trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động trong vùng vẫn còn yếu
kém, ảnh hưởng lớn đến khả năng tìm kiếm việc làm của người lao động và
người lao động có thể bị thất nghiệp do tay nghề không cao, dẫn đến họ mất đi
nguồn thu nhập chính, điều này khiến người lao động dễ dàng rơi vào tình
trạng nghèo đói. Đây là vấn đề cấp bách mà cần có sự quan tâm từ phía Chính
phủ về việc nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, tạo nhiều việc
làm cho người lao động nhằm góp phần phát triển đúng hướng và tương xứng
với tiềm năng lao động vốn có của khu vực trong sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội của đất nước.
1
Đã qua đào tạo là những người đã từng học và đã tốt nghiệp ở một trường lớp đào tạo
chuyên môn kỹ thuật của cấp học hoặc trình độ đào tạo tương đương thuộc Hệ thống giáo
dục quốc dân từ 3 tháng trở lên (có văn bằng hoặc chứng chỉ công nhận đào tạo).
30
3.1.2.3 Mức sống dân cư
Vùng ĐBSCL là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp toàn diện và so với các khu vực khác, người dân khá dễ
dàng trong việc mưu sinh. Tuy nhiên thực tế hiện nay cuộc sống của đại bộ
phận người dân vẫn còn hết sức khó khăn. Do được thiên nhiên ưu đãi nên
một bộ phận rất lớn dân cư có cách sống làm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu nên
không có tư tưởng tích lũy. Điều này dẫn đến một bộ phận rất lớn hộ nghèo
vùng ĐBSCL không có tiền để xây nhà phải sống nhà tạm bợ. Theo con số
khảo sát của UBND tỉnh Tiền Giang vào năm 2008 thì tỉ lệ hộ nghèo ở tỉnh
sống trong nhà tạm bợ lên đến 54%. Phần lớn vật liệu dùng để cất nhà của
người dân xứ này thường bằng lá cây dừa nước, cây tre, gỗ tràm… Ngày nay,
cuộc sống đã tốt hơn rất nhiều do kinh tế phát triển; ngày càng có nhiều ngôi
nhà đúc, nhà xây lợp tôn, ngói mọc lên thay thế những căn nhà lá. Tuy nhiên
nhìn chung thì những ngôi nhà lá vẫn còn chiếm một tỷ lệ đáng kể ở các tỉnh
ĐBSCL.
Trong những năm gần đây, việc đầu tư phân bổ cho khu vực ĐBSCL
nhiều năm qua chưa tương xứng với đóng góp của vùng cho nền kinh tế khi
mức đầu tư từ Nhà nước cho khu vực chỉ khoảng 16% ngân sách. Chỉ riêng về
mảng giáo dục, bình quân cả nước nhận được 3,028 triệu đồng/người/năm,
trong đó, Đồng bằng sông Hồng là 3,543 triệu đồng/người/năm, Đông Nam
Bộ là 5,508 triệu đồng/người/năm và ĐBSCL chỉ 2,006 triệu đồng/người/năm
(Võ Tòng Xuân, 2010). Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân
khiến cho vùng ĐBSCL có nền giáo dục thấp nhất cả nước. Nếu xét ở khía
cạnh khác, mặc dù khu vực được mệnh danh là vựa lúa trọng điểm phía Nam
với diện tích đất nông nghiệp rất lớn nhưng nhiều người dân ở ĐBSCL không
có đất để sản xuất. Chính việc không có đất là nguyên nhân khiến rất nhiều
người dân ở ĐBSCL rơi vào tình trạng nghèo đói.
Thực tiễn cho thấy rằng vào năm 2007, tỉ lệ hộ nghèo của vùng ĐBSCL
là 12,85%, thì phần lớn những hộ nghèo là hộ do không có đất hoặc ít đất
(Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, 2012). Hơn
thế nữa, vào năm 2012 cuộc điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo cả nước cho
thấy, hơn 9% hộ dân ĐBSCL thuộc diện nghèo và cao gần 2 lần so với khu
vực Đồng bằng sông Hồng. Riêng tỷ lệ hộ cận nghèo còn cao hơn cả khu vực
Tây Nguyên, chiếm 6,5% (Bộ LĐ-TB&XH, 2012). Vì không có đất đai để sản
xuất nên công việc chính của họ là đi làm thuê cho những chủ đất có nhiều
ruộng canh tác hoặc dựa hoàn toàn vào thiên nhiên như kiếm sống nhờ vào
nguồn thủy sản khi mùa nước nổi đến. Ngoài ra còn một bộ phận khác thì di
cư tới các thành phố lớn để kiếm việc và chủ yếu làm lao động phổ thông.
31
Đồng thời, cơ sở vật chất hạ tầng hiện nay của vùng còn yếu kém, bao gồm:
chất lượng đường xá giao thông, trường học chưa tốt lắm, giá điện cũng cao
hơn mức trung bình cả nước cùng với mặt bằng dân trí của vùng còn rất thấp
so với toàn vùng của cả nước.
Ở một góc độ khác, khu vực có thu nhập bình quân đầu người là 1,247
triệu đồng/tháng, trong khi mức thu nhập bình quân của cả nước là hơn 1,4
triệu đồng/tháng; đồng thời chi tiêu bình quân đầu người chỉ có 1,058 triệu
đồng/tháng, thấp hơn so với mức trung bình của cả nước là hơn 1,211 triệu
đồng/tháng (kết quả Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam, 2010) và gần 50%
dân số các tỉnh ĐBSCL có thu nhập chưa tới 1 USD/ngày (khảo sát của Viện
Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, 2012). Điều này chứng tỏ, mức thu nhập trung
bình của người dân trong vùng còn thấp và đa phần những hộ dân của vùng là
những hộ nghèo, cận nghèo, một số hộ nghèo khác sống trong vùng sạt lở, có
hộ sống ngay trên thân đê hay ngoài đê rất nguy hiểm khi mùa mưa bão đến.
Thiết nghĩ, chính cái nghèo khó và để bươn trải với cuộc sống nên đôi
khi cha mẹ của những đứa trẻ nơi đây buộc phải phớt lờ chuyện học của con
em. Vì họ chỉ nghĩ, làm thế nào để ngày đủ ăn hai bữa mới là điều quan trọng.
Nhìn chung cuộc sống của người dân ĐBSCL còn nhiều trăn trở và khó khăn,
mức sống người dân trong khu vực vẫn còn thấp so với các khu vực khác của
cả nước.
3.1.2.4 Thành phần dân tộc
ĐBSCL là khu vực với đa dạng thành phần dân tộc sinh sống, trong đó
người Kinh có khoảng trên 91%, người dân tộc Khmer chiếm khoảng gần 7%
và dân tộc Hoa chiếm trên 1%. Phần lớn dân số trong khu vực phân bố không
đồng đều giữa các tỉnh. Dân tộc Kinh là dân tộc chiếm đại đa số. Đây là dân
tộc có tỷ trọng cao nhất của cả khu vực và tập trung sinh sống đông dân nhất ở
tỉnh An Giang, chiếm khoảng trên 12% tổng dân số cả vùng ĐBSCL. Dân tộc
Kinh chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước, chăn nuôi gia súc,
gia cầm, làm đồ thủ công và kinh doanh, buôn bán. Bên cạnh đó, dân tộc
Khmer thì sinh sống chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và
nguồn thu nhập chủ yếu của họ từ việc trồng trọt, chăn nuôi và làm thuê làm
mướn theo mùa vụ.
Ngoài ra, dân tộc Chăm thì sinh sống chủ yếu ở tỉnh An Giang với
khoảng trên 89% trong tổng số dân tộc Chăm của khu vực, họ còn cư ngụ
nhiều ở tỉnh Long An, Cà Mau, Trà Vinh và họ có thu nhập từ buôn bán nhỏ,
dệt thủ công truyền thống và nghề chài lưới. Một dân tộc có cuộc sống ổn
định, thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác, đó là dân tộc Hoa - một bộ
32
phận lớn sinh sống chủ yếu dựa vào kinh doanh thương mại, sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, họ cư ngụ nhiều ở tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang,
Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau (Tổng cục thống kê, 2010).
3.1.2.5 Vài nét văn hóa đặc trưng về truyền thống
ĐBSCL nổi tiếng với nền văn hóa Óc Eo, văn minh lúa nước, với những
làng nghề truyền thống; trứ danh là vùng đất cây lành trái ngọt trên sông Tiền,
sông Hậu; ruộng đồng thẳng cánh cò bay ở Đồng Tháp Mười, là quê hương
của con cá basa, con tôm sú. Con người đồng bằng hào hiệp, khí khái và rất
đỗi thân tình. Họ sống giản dị, mộc mạc, chất phác, nhiệt tình và giàu lòng
hiếu khách. Việc cộng cư của các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm… trên
vùng đất này đã tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo, phong phú.
Những loại hình diễn xướng và sân khấu dân gian xuất phát từ nhu cầu
giải trí, sinh hoạt văn hóa hay tín ngưỡng tạo nên nét riêng về văn hóa của mỗi
dân tộc. Nhắc đến người Kinh người ta nghĩ ngay đến điệu đờn ca tài tử,
những câu vọng cổ mượt mà; người Khmer với những vở Dù kê, điệu múa Rô
Băm; người Hoa với nhạc lễ Triều Châu; người Chăm với những điệu múa
uyển chuyển, lời ru ngọt ngào. Nét văn hóa của ĐBSCL còn thể hiện ở người
Việt Nam Bộ vẫn giữ tập quán giẫy mã vào ngày 25 tháng chạp trước khi làm
lễ đón ông bà vào ngày 30 tháng chạp âm lịch. Kiến trúc của người Nam Bộ
thể hiện rõ nét qua các ngôi nhà, ngôi chùa, đền thờ, mỗi dân tộc có một kiểu
cách khác nhau.
Tóm lại, những nét đặc trưng của văn hoá khu vực ĐBSCL khá phong
phú. Nó được thể hiện rõ ở phong tục tập quán, ở lễ hội, ở tính cách con người
và được phản ánh khá trung thực qua kiến trúc đình chùa gắn với các lễ hội,
qua văn minh ẩm thực, đờn ca tài tử và những điệu múa.
3.1.3 Tình hình kinh tế xã hội và tiềm năng phát triển kinh tế của
ĐBSCL
3.1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội những năm gần đây của ĐBSCL
Qua 10 năm tuân thủ và thực hiện trên tinh thần Nghị quyết 21 của Bộ
Chính trị, tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh, thành vùng ĐBSCL có những
bước chuyển biến, phát triển nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng,
hiệu quả sản xuất được nâng cao, tổ chức huy động tốt các nguồn lực đầu tư,
môi trường đầu tư được cải thiện. Tại “Triển lãm - Hội chợ thành tựu 10 năm
xây dựng và phát triển ĐBSCL” và Hội Nghị “Xúc tiến đầu tư phát triển
ĐBSCL” diễn ra từ ngày 25/4 đến ngày 1/5/2012, theo đánh giá của Ban chỉ
đạo Tây Nam bộ vùng đã đạt được các kết quả đáng được ghi nhận như sau:
33
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của toàn vùng giai đoạn 2001 - 2010 đạt
khoảng 11,7%/năm. Đồng thời, cơ cấu kinh tế của vùng đã chuyển dịch theo
hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, giảm tỷ
trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản. Cụ thể, vào năm 2010, tỷ trọng khu vực I
chiếm 39% (10 năm trước là 53,5%), khu vực II là 26% và khu vực III là 35%.
Nông – lâm - ngư nghiệp đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập
trung phát huy lợi thế sản phẩm chủ lực của vùng là lúa gạo, thủy sản, trái cây.
Mặt khác, giá trị toàn ngành của vùng cũng tăng và tăng từ 56.292 tỷ
đồng năm 2001 lên 101.000 tỷ đồng năm 2010, thu nhập trên mỗi ha đất sản
xuất nông nghiệp từ 20,2 triệu đồng tăng lên 38 triệu đồng, tăng trưởng bình
quân 6,9%/năm. Ngoài ra, năng suất lúa từ 4,3 tấn/ha lên 6,3 tấn/ha; góp phần
thúc đẩy đưa sản lượng từ 16 triệu tấn lên 21,6 triệu tấn, tăng 35%. Cùng với
đà phát triển mạnh mẽ, hằng năm ĐBSCL xuất khẩu trên 6 triệu tấn gạo, đạt
kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD, chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu
gạo của cả nước. Trong những năm qua lúa gạo, thủy sản là ngành phát triển
mạnh mẽ của vùng. Hiện nay, ĐBSCL có diện tích nuôi trồng thủy sản lên đến
736.400 ha, tăng 500.000 ha so với 10 năm trước. ĐBSCL đã trở thành vùng
nuôi và đánh bắt thủy hải sản lớn nhất nước, chiếm 70% diện tích nuôi trồng
và 58% sản lượng thủy sản cả nước.
Đi đôi với nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua,
ĐBSCL đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa. Giá trị công nghiệp tăng cao,
vào năm 2010, toàn vùng đạt giá trị 156 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân
18,8%/năm và trong đó, riêng công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm
chiếm 26%. Về lĩnh vực đầu tư sản xuất cũng như thu hút nguồn vốn, thì thời
gian qua ĐBSCL đã thu hút nhiều dự án lớn đầu tư vào ngành công nghiệp
nhiệt, khí, điện như Trung tâm nhiệt điện Ô Môn (Cần Thơ), Trung tâm khí
điện - đạm Cà Mau, nhà máy nhiệt điện Long Phú (Sóc Trăng), nhà máy điện
Duyên Hải (Trà Vinh), Trung tâm nhiệt điện sông Hậu (Hậu Giang), đường
ống dẫn khí Lô B - Ô Môn. Chính nhờ vào những sản phẩm từ lúa gạo, thủy
sản cùng công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm phát triển nên xuất khẩu
của ĐBSCL trong những năm qua cũng tăng tốc và phát triển mạnh. Cụ thể,
vào năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn vùng đạt hơn 6,8 tỷ USD, riêng
kim ngạch xuất khẩu đã tăng bình quân 17,8%/năm. Trong những năm qua, cả
khu vực ĐBSCL đã huy động vốn đầu tư toàn xã hội và tổng vốn đạt được là
627 ngàn tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước là 139 ngàn tỷ đồng, còn vốn
đầu tư của doanh nghiệp và vốn đầu tư xã hội là 488 ngàn tỷ đồng.
Gần đây vào ngày 30/7/2013, Ban Kinh tế Trung ương có buổi làm việc
với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và theo đó, Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo
34
Tây Nam bộ đã đánh giá lại tình hình kinh tế xã hội của khu vực và thấy rằng
tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2013 của vùng đạt khoảng 9%,
tăng 0,5%; giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ
đều tăng trên 8% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 89.000
tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Đặc biệt, riêng kim ngạch xuất khẩu của
vùng đạt 4,7 tỷ USD, tăng trên 10%, tổng thu ngân sách đạt trên 45% dự toán;
tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng tăng 6% so với cùng kỳ. Sản
lượng lúa thu hoạch đạt 13 triệu tấn, tăng gần 3% so cùng kỳ; riêng sản lượng
thủy sản chỉ đạt 1,4 triệu tấn, giảm trên 10% so với cùng kỳ. Các hoạt động về
giáo dục, y tế và tình hình quốc phòng an ninh cơ bản ổn định (Nguyễn Phong
Quang, 2013).
Bên cạnh đó, theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ còn đề cập đến mục tiêu
phát triển ĐBSCL tới năm 2020 là phải xây dựng vùng ĐBSCL tiếp tục là
vùng trọng điểm nông nghiệp, thủy sản, là một trong những trung tâm năng
lượng cả nước. Trên cơ sở đó, tập trung xây dựng vùng ĐBSCL trở thành
vùng phát triển năng động về kinh tế, các mặt văn hóa, xã hội tiến kịp mặt
bằng chung của cả nước, đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế đất nước. Cụ
thể là phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2020 của
vùng ĐBSCL đạt 12 - 13%; tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP giảm
xuống còn 30 - 32%, công nghiệp - xây dựng tăng lên 35 - 36%, khu vực
thương mại dịch vụ 35 - 36% và thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020
đạt khoảng 70 triệu đồng (Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh ĐBSCL, 2013).
3.1.3.2 Tiềm năng phát triển kinh tế của ĐBSCL
ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực trọng điểm, có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn, nhất là nuôi trồng thủy hải
sản ven biển, trên sông, các vùng chuyên canh cây ăn trái chất lượng cao.
Trong những năm qua vùng này đã đóng vai trò là một trung tâm lớn về sản
xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Ngoài ra, vùng còn
cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến, góp phần chuyển giao công
nghệ sinh học và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản của cả nước;
là cầu nối trong hội nhập kinh tế khu vực và giữ vị quan trọng về quốc phòng
an ninh của đất nước.
ĐBSCL còn là một trong những vùng có đất đai màu mỡ rất thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp, có bờ biển chiếm trên 10% chiều dài bờ biển cả
nước, với vùng kinh tế đặc quyền, thềm lục địa có thế mạnh về hải sản, có
nhiều tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn dưới lòng biển, thềm lục địa; có
biên giới hữu nghị với nước bạn, đã hình thành các cửa khẩu quốc tế và quốc
35
nội, giao lưu kinh tế, xuất khẩu số lượng hàng hóa lớn đã tạo ra mối liên kết
gắn bó nhiều năm qua giữa vùng với thị trường Campuchia, Thái Lan,
Myanmar. Vùng còn là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung
tâm điện lực Ô Môn (Cần Thơ), Kiên Lương (Kiên Giang), Cà Mau với tổng
công suất khoảng 9.000-9.400 MW, và các mỏ khí đốt vùng biển Tây Nam đã
và đang được tập trung đầu tư.
Bên cạnh các trụ cột là nông nghiệp và nuôi trồng, chế biến thủy sản, các
địa phương trong vùng đang tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ
trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Ngành công nghệ cao, ngành may mặc, da
giày mở mang ở nội thành, nội thị cùng với việc ra đời nhiều khu công nghiệp,
khu chế xuất đã từng bước hình thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
vùng. Những nghệ nhân của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã thổi
hồn vào các nguyên liệu sẵn có để thành những mặt hàng được ưa chuộng
trong và ngoài nước.
Ngoài ra, ĐBSCL có 3 khu kinh tế trong 18 khu kinh tế ven biển nằm
trong đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến
năm 2020” gồm: khu kinh tế Năm Căn (Cà Mau), khu kinh tế Định An (Trà
Vinh) và khu kinh tế đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Các khu kinh tế này là động
lực để các tỉnh ven biển phát triển thế mạnh kinh tế biển cho địa phương và
vùng.Với lợi thế này, vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển cảng
biển nước sâu nhằm đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu sản phẩm nông sản của
khu vực và nhập khẩu hàng hóa, máy móc phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng. Đồng thời, những khu kinh tế này giúp phát triển tổng hợp đa ngành
nghề: nông lâm ngư nghiệp, thủy sản, công nghệ cao sẽ kéo theo nhiều dịch vụ
hậu cần khác phát triển đồng thời góp phần giải quyết nhu cầu lao động lớn.
Đây còn là vùng đầy tiềm năng về lĩnh vực dịch vụ, du lịch chưa được
khai thác, nằm bên cạnh khu vực kinh tế năng động phát triển Đông Nam bộ
và bên cạnh Campuchia–một thị trường trẻ, còn đầy tiềm năng. Trong chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020 hoàn thành cơ bản xây dựng Phú Quốc là
trung tâm giao thương quốc tế, ngành du lịch trở thành mũi nhọn phát triển ở
trình độ cao, trở thành trung tâm du lịch sinh thái đảo - biển lớn của cả nước,
khu vực và quốc tế.
36
3.2 THỰC TRẠNG TRỢ CẤP GIÁO DỤC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI DÂN Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.2.1 Tình hình giáo dục và trình độ học vấn ở ĐBSCL
Trong thời đại cách mạng khoa học hiện nay, với xu hướng toàn cầu hoá
và phát triển nền kinh tế tri thức, giáo dục – đào tạo được xem là công cụ hiệu
quả cho sự phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển xã hội trên
nhiều phương diện. Tuy nhiên, những năm gần đây chất lượng giáo dục Việt
Nam vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội, đặc biệt nếu xem xét chất lượng
đào tạo theo 4 tiêu chí: kiến thức tổng quát (bao gồm: kiến thức về xã hội,
thông thạo kỹ thuật vi tính, tiếng anh), kiến thức chuyên môn, kỹ năng phát
hiện, đặt và giải quyết vấn đề thì chất lượng đào tạo các trường đại học của
nước ta còn quá hạn chế. Do đó, vấn đề xây dựng xã hội học tập, quan tâm và
chăm lo cho giáo dục là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, giáo dục – đào tạo là yếu
tố then chốt, quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp phát triển kinh tế
của đất nước.
Thực tế cho thấy Đảng và Nhà nước trong thời gian qua luôn chú trọng
đến công tác đầu tư vào giáo dục, tuy có những chuyển biến, khởi sắc mới
nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập khó tránh khỏi. Đáng chú ý là khu
vực ĐBSCL, là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tuy
nhiên chất lượng giáo dục – đào tạo ở ĐBSCL vẫn chưa tương xứng với sự
phát triển của vùng, do đó, trình độ học vấn của người dân trong vùng vẫn
đang ở mức thấp so với mặt bằng dân trí chung của cả nước.
Điều này được đánh giá thông qua tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ
trong cả nước. Ở ĐBSCL có tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ chiếm
90,8% so với cả nước và đứng sau các vùng được xếp theo tỷ lệ từ cao đến
thấp lần lượt là vùng Đồng Bằng Sông Hồng (chiếm khoảng 96,7%), Đông
Nam Bộ (chiếm khoảng 94,6%), Bắc Trung Bộ (chiếm khoảng 94,4%),
Duyên Hải Nam Trung Bộ (chiếm khoảng 93,5%), Đông Bắc (chiếm khoảng
92,4%). Và vùng ĐBSCL chỉ đứng trên Tây Nguyên (chiếm khoảng 88,7%),
Tây Bắc (chiếm khoảng 80,3%) (Tổng cục thống kê, 2010). Trong khi hai
vùng đất này có điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu thốn, cơ sở hạ tầng giao
thông còn yếu kém và tiềm lực cũng như nguồn nhân lực để phát triển kinh tế
còn thấp hơn rất nhiều so với ĐBSCL.
Bên cạnh đó, thực tiễn cũng chỉ ra rằng phần lớn những người không
biết đọc, biết viết là người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, ở miền núi do điều
kiện cuộc sống khó khăn, chật vật, môi trường giao tiếp văn hoá, sử dụng
37
ngôn ngữ, thông tin cũng như sách báo vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu và phương
tiện giao thông đi lại rất hạn chế. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể là hoàn
cảnh của gia đình gặp phải khó khăn về kinh tế (không có quần áo, điều kiện
để đi học), nhiều gia đình nghèo còn mang nặng tư tưởng kiếm sống ngày nào
hay ngày đó, có cơm ăn áo mặc là may mắn rồi nên việc học hành của con cái
có vẻ như họ phớt lờ, không chú tâm lắm mỗi khi nhắc đến. Học lực kém
cũng là một trong số những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ bỏ học. Bởi lẽ, do làm
việc nhà, việc đồng án nên ít có thời gian học bài, dẫn đến học kém, vào lớp
thì học không hiểu bài, làm toán không được, lưu ban nhiều năm nên chán
dẫn đến bỏ học.
Một yếu tố khác khiến cho tỷ lệ học sinh bỏ học khá cao là do những
nơi dân tộc ít người ở vùng sâu, miền núi có trường nhưng trường lại xa nhà,
đường đi lại khó khăn, ngày nào cũng phải đi học xa mất vài km vượt qua đèo
dốc, đây thực sự là một khó khăn đối với người đi học. Mặt khác, có nhiều
cha mẹ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc học nên không ai
động viên khuyến khích đi học, vì thế con cái của họ còn ham chơi hơn là
học. Khi bỏ học, những học sinh này thường dễ bị kích động, lôi kéo, từ đó
hình thành một lượng thanh thiếu niên thất học, lêu lổng, dễ sa vào các thói
hư tật xấu, chẳng hạn như bỏ nhà đi lang thang, gây gỗ, trộm cắp, có trường
hợp sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Thực tiễn cho thấy việc học
sinh bỏ học kéo theo nhiều vấn đề phức tạp, hệ luỵ trước mắt lẫn cả về sau,
không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân cá nhân của học sinh, gia đình mà còn
là gánh nặng cho cả nhà trường và xã hội.
Để đánh giá sự hình thành nguồn nhân lực cũng như hiệu quả và chất
lượng của hệ thống giáo dục. Tiêu chí để nói lên điều đó chính là chỉ số tỷ lệ
đi học chung phân theo cấp học. Chỉ số này giám sát sự phổ cập của hệ thống
giáo dục và sự phát triển học sinh. Điều này thể hiện qua bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2: Tỷ lệ đi học chung chia theo cấp học qua các năm ở ĐBSCL
Đơn vị tính: (%)
Chênh lệch
Năm
Cấp học
2006
2008
2010 2008/2006 2010/2008
107,6
102,8
103,8
-4,8
1,0
Trung học cơ sở
86,8
89,1
83,5
2,3
-5,6
Trung học phổ thông
55,7
58,6
57,7
2,9
-0,9
Tiểu học
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam, 2010
38
Qua bảng số liệu, rõ ràng tỷ lệ đi học chung có xu hướng giảm ở tất cả
các cấp học. Cụ thể, năm 2006 thì tỷ lệ đi học chung ở cấp tiểu học với con số
là 107,6%, đến năm 2008 thì chỉ số này giảm 4,8%, tức là giảm xuống còn
102,8% nhưng đến năm 2010 thì chỉ số này lại tăng lên thành con số 103,8%,
mặc dù chỉ số này vào năm 2010 có tăng so với năm 2008 nhưng mức tăng
không đáng kể, chỉ tăng lên thêm 1%. Lý do chỉ số của cấp tiểu học lại lớn
hơn 100% là vì thứ nhất tỷ lệ đi học chung cấp học X được tính bằng phần
trăm giữa số học sinh đang đi học cấp X so với tổng số người trong độ tuổi
cấp X (Tổng cục thống kê, 2010), thứ hai, do số học sinh ngoài độ tuổi cấp
học vẫn đi học ở cấp tiểu học nên làm cho số lượng học sinh đang học cấp tiểu
học tăng cao. Riêng, đối với cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông,
tỷ lệ đi học chung vào năm 2008 tăng thêm so với năm 2006 lần lượt là 2,3%
và 2,9%; tuy nhiên đến năm 2010 thì chỉ số này lại giảm xuống còn thành con
số lần lượt là 83,5% và 57,7%.
Một trong những nguyên nhân khiến cho việc sụt giảm là tình trạng học
sinh bỏ học ngày càng tăng cao, học sinh bỏ học là do năng lực của chính bản
thân học sinh còn yếu kém, lười học, không có nền kiến thức cơ bản để học
tập, chính vì lẽ đó mà học sinh không thể theo kịp chương trình học mới khó
hơn, và đã khiến học sinh trở nên chán học và cuối cùng là bỏ học. Mặt khác,
có những em là học sinh khá giỏi, ham học nhưng do hoàn cảnh gia đình
nghèo khó, không đủ kinh phí trang trải cho việc học các em, bên cạnh đó có
một số gia đình cùng cực, chật vật, phải làm đủ nghề để mưu sinh nên cuộc
sống thường bấp bênh, nay đây mai đó, vì cuộc sống không ổn định nên các
em phải theo cha mẹ để làm ăn và phụ giúp gia đình, do đó mà không có điều
kiện để các em tiếp tục đến trường học ở những lớp cao hơn.
Ngược lại với tỷ lệ đi học chung thì tỷ lệ đi học đúng tuổi có xu hướng
tăng qua các năm ở tất cả các cấp. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 3.3 sau:
Bảng 3.3: Tỷ lệ đi học đúng tuổi chia theo cấp học qua các năm ở ĐBSCL
Đơn vị tính: (%)
Chênh lệch
Năm
Cấp học
2006
2008
2010
2008/2006 2010/2008
Tiểu học
88,4
86,7
91,7
- 31,7
5,0
Trung học cơ sở
69,3
71,5
71,4
- 2.2
-0,1
Trung học phổ thông
38,4
40,4
45,1
2,0
4,7
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam, 2010
39
Từ bảng số liệu có thể thấy, tỷ lệ đi học đúng tuổi qua các năm ở cấp học
tiểu học có tỷ lệ cao nhất so với các cấp học trung học cơ sở và trung học phổ
thông. Cụ thể, ở cấp tiểu học qua các năm 2006; năm 2008; năm 2010 lần lượt
chiếm tỷ lệ 88,4%; 86,7%; 91,7%. Nhìn chung các cấp học có tỷ lệ đi học
đúng tuổi tăng qua các năm. Cụ thể, ở cấp trung học phổ thông năm 2008 tỷ lệ
đi học đúng tuổi tăng 2% so với năm 2006 và con số này tiếp tục tăng vào năm
2010, tăng 4,7% so với năm 2008. Ở cấp trung học cơ sở tỷ lệ đi học đúng tuổi
vào năm 2008 là 71,5%, tăng 2,2% so với năm 2006, tuy đến năm 2010 con số
này lại giảm nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể, chỉ giảm 0,1% so với năm 2008.
Riêng đối với cấp tiểu học năm 2008 thì tỷ lệ đi học đúng tuổi lại giảm 1,7%
so với năm 2006 nhưng sau đó bước sang năm 2010 con số này lại tăng mạnh
trở lại, tăng 5% so với năm 2008.
Qua các năm tỷ lệ đi học chung có xu hướng giảm và tỷ lệ đi học đúng
tuổi lại có xu hướng tăng, hai xu hướng này chứng tỏ rằng học sinh ngày càng
đi học đúng các độ tuổi theo quy định của 3 cấp học phổ thông. Bên cạnh đó,
ở cấp học càng cao thì số học sinh nhóm nghèo nhất càng ít được đi đến
trường. Riêng đối với cấp trung học phổ thông (THPT), nếu không xét đúng
độ tuổi quy định thì cứ 100 học sinh ở nhóm hộ nghèo nhất thì có 53 học sinh
được đi học, trong khi đó ở nhóm hộ giàu nhất là 90 học sinh; nếu xét theo
đúng độ tuổi quy định thì cứ 100 học sinh ở nhóm hộ nghèo nhất thì có 42
được đi học cấp THPT, trong khi con số này ở nhóm hộ giàu nhất là 75 học
sinh (Tổng cục thống kê, 2010).
Hơn nữa, có hơn 95% số học sinh - sinh viên đang đi học trong các
trường công lập và có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ lệ thành viên đang đi
học trong trường công lập ở khu vực thành thị (chiếm khoảng 86%) thấp hơn ở
khu vực nông thôn (chiếm khoảng 95%), nhóm hộ giàu nhất (chiếm khoảng
88%) thấp hơn nhóm hộ nghèo nhất (chiếm khoảng 98%) (Tổng cục thống kê,
2010).
Nhìn chung, qua các năm thì số học sinh - sinh viên theo học trường bán
công, dân lập và tư thực, hoặc các trường khác có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ
giảm không đáng kể, tuy nhiên do thực hiện đúng theo Luật Giáo dục sửa đổi
năm 2005 nên đến năm 2010 loại hình trường công lập ở nước ta không còn
tồn tại nữa, và chỉ riêng trường công lập có số học sinh - sinh viên ngày càng
tăng cao. Cụ thể, năm 2006 tỷ lệ học sinh – sinh viên chiếm 95,6% đến năm
2008 chỉ số này là 95,7%, tiếp tục bước sang năm 2010 tỷ lệ này tăng lên
thành con số 97,8%, tăng 2,1% so với năm 2008. Bên cạnh đó, tỷ lệ học sinh sinh viên theo học ở trường bán công năm 2008 giảm 0,8% so với năm 2006.
40
Đồng thời, khi xét đến trường dân lập và tư thục, các loại trường khác thì vào
năm 2010 tỷ lệ này cũng giảm lần lượt giảm 0,3% và 0,1% so với năm 2008.
Bảng 3.4: Tỷ lệ học sinh – sinh viên đang học theo loại trường qua các năm ở
ĐBSCL
Đơn vị tính: (%)
Chênh lệch
Năm
Loại trường
2006
2008
2010 2008/2006
2010/2008
Công lập
95,6
95,7
97,8
0,1
2,1
Bán công
2,6
1,8
-
0.8
-
Dân lập và tư thục
1,3
2,1
1,8
-0,8
-0,3
Khác
0,5
0,5
0,4
0
-0,1
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam, 2010
Nguyên nhân của việc giảm sút các loại trường này là do đời sống người
dân những năm gần đây ngày càng khó khăn, thiếu thốn nên phần lớn là họ
cho con cái họ vào học tại các trường công lập để bớt nhẹ gắng nặng về học
phí của trường. Vì đa số các trường công lập thường có chi phí học tập sẽ thấp
hơn rất nhiều so với các loại trường khác. Chính những khó khăn, thiếu thốn
của cuộc sống người dân mà hầu hết rất nhiều gia đình ở khu vực ĐBSCL rất
ít chịu chi tiêu cho giáo dục do đó mà nguồn kinh phí học tập của con cái họ bị
bó hẹp, có những bạn sinh viên vừa đi học vừa phải đi làm thêm để kiếm tiền
phục vụ học tập, tuy nhiên cũng có những bạn do sớm mê tiền, ham việc làm
nên sao lãng, bỏ bê việc học, và rất nhiều yếu tố khác tác động đến, từ đó đã
khiến cho học sinh – sinh viên bỏ học, và các bạn không còn đam mê tiếp
bước đến trường để theo đuổi việc học.
Đây cũng có thể là một trong số những nguyên nhân khiến cho trình độ
học vấn của vùng ĐBSCL vẫn ở mức trung bình so với mặt bằng chung của cả
nước. Trình độ kỹ thuật cũng như nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ quản
lý, nhân viên và công nhân của vùng vẫn chưa cao, thiếu tính năng động và
khả năng giải quyết, xử lý vấn đề còn yếu kém, tay nghề của họ chưa cao do
đó mà mức lương tương đối thấp. Vì vậy Nhà nước cần phải có những chính
sách hợp lý nhằm chăm lo và quan tâm đến việc bồi dưỡng nhân tài, đào tạo
nguồn nhân lực của vùng là hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, hiện nay trình độ học vấn người dân vẫn còn thấp và thực
tiễn cho thấy rằng tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên không có bằng cấp hoặc chưa
41
bao giờ đến trường của của nữ giới là 24,6% cao hơn 1,6 lần so với của nam
giới, của nhóm hộ nghèo nhất là 38,2%, cao hơn 4,8 lần so với nhóm hộ giàu
nhất. Bên cạnh đó, thì tỷ lệ có bằng cao đẳng trở lên của nhóm hộ giàu nhất
gấp 60 lần nhóm hộ nghèo nhất (Tổng cục thống kê, 2010) và để hiểu rõ hơn
các tiêu chí được thể hiện ở hình 3.4 sau:
Đơn vị tính: (%)
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam, 2010
Hình 3.4: Tỷ lệ (%) dân số từ 15 tuổi trở lên phân theo bằng cấp cao nhất
ở ĐBSCL năm 2010
Nhìn chung, vùng ĐBSCL vào năm 2010 thì số người chưa bao giờ đến
trường chiếm 7,8% trong tổng số dân từ 15 tuổi trở lên của khu vực, số người
không có bằng cấp chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm khoảng 26,6% trong tổng dân
số từ 15 tuổi trở lên của khu vực. Tuy nhiên, số học sinh tốt nghiệp ở cấp tiểu
học chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm trên 32%) của cả khu vực, kế đến là số học
sinh ở cấp THCS chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm khoảng 17%. Tỷ lệ người có
bằng cấp cao đẳng và đại học là 2,5% và trên đại học là 0,1%. Bên cạnh đó,
số người có những bằng cấp khác lại chiếm tỷ trọng rất thấp. Điều này dễ thấy
rằng vùng ĐBSCL hiện đang gặp phải những vấn đề khó khăn về phát triển
nguồn nhân lực. Mặc dù là vùng có đội ngũ công nhân trẻ, lao động dồi dào
thế nhưng trình độ chuyên môn và kỹ thuật của vùng còn thấp kém và đặc biệt
là tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp từ sơ cấp nghề, trung cấp nghề,
cao đẳng nghề, đến công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ quá thấp.
42
Nguyên nhân là do công tác dạy nghề cho lao động nông thôn vùng
ĐBSCL chưa có quy hoạch, chưa xây dựng được khung chương trình đào tạo
cũng như tiêu chí chọn nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, chưa gắn với việc làm và yêu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy,
công tác dạy nghề và giải quyết công ăn việc làm còn manh mún và nhiều bất
cập, phần lớn các cơ sở dạy nghề tập trung đào tạo các nghề kinh tế, tin học,
may mặc. Hiện nay có rất ít trường đào tạo các về các lĩnh vực cần thiết như
chế biến thuỷ sản, nuôi tôm, dịch vụ sau thu hoạch, nông, lâm… đây là những
ngành thế mạnh của vùng và có nhu cầu lao động cao. Thêm vào đó, các cơ sở
dạy nghề thường tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn. Đây là những nơi cách
xa chỗ ở của đa số người dân vùng ĐBSCL, vì đa số người dân trong vùng
vẫn sinh sống và sinh hoạt chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.
Theo đó thì việc dạy nghề không đủ hấp dẫn người học vì đơn vị dạy
nghề không đủ máy móc thực hành, giáo viên chưa thật sự yêu nghề. Bên cạnh
đó, có những người vốn dĩ học vấn thấp rồi nên sẽ cản trở, ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng tiếp thu, đến cách thức tiếp cận của việc học nghề, gặp khó khăn
nhiều người dễ dàng bỏ học nghề giữa chừng. Ngoài ra, nguồn ngân sách Nhà
nước đầu tư cho giáo dục - đào tạo, dạy nghề ở vùng ĐBSCL vào thời điểm
hiện tại vẫn còn rất thấp so với nhu cầu thực tế, cũng như so với mức bình
quân chung của cả nước cũng như chưa tương xứng với quy mô và vị trí của
vùng.
3.2.2 Thực trạng việc trợ cấp giáo dục đối với hộ ở ĐBSCL
Vai trò của giáo dục là hết sức to lớn đối với việc nâng cao trình độ dân
trí của người dân và sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước nên hầu
như là mỗi năm Chính phủ luôn chi ra một nguồn kinh phí lớn từ ngân sách
Nhà nước để đầu tư cũng như hỗ trợ cho các vùng của cả nước nhằm góp phần
cải thiện chất lượng nền giáo dục nước nhà và nâng cao mức sống của người
dân. Thực tế cho thấy tỷ lệ nhận trợ cấp của học sinh – sinh viên của cả nước
có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, vào năm 2008 tăng 0,2% so với năm
2006 và năm 2010 tỷ lệ nhận trợ cấp chung là 38,6%, tăng 3,1% so với năm
2008.
Nhìn chung qua các năm thì tỷ lệ học sinh - sinh viên được miễn giảm
học phí ở ĐBSCL có xu hướng tăng nhưng chưa cao lắm, chỉ đứng trên Đông
Nam Bộ và Đông bằng sông Hồng. Cụ thể, năm 2008 chỉ số này tăng lên 3,4%
so với năm 2006, sang năm 2010 chỉ số này tiếp tục tăng lên 6,4% so với năm
2008. Mặc dù, tỷ lệ nhận trợ cấp của ĐBSCL hằng năm có tăng nhưng trình
độ học vấn của vùng vẫn đang ở mức trung bình, nguyên nhân có thể là do
43
nhận trợ cấp sẽ làm người dân có thói quen ỷ lại, khiến động lực học tập của
họ giảm sút, cũng có thể là phần hỗ trợ kinh phí học tập chậm đến tay người
học, vì thế mà chính sách đầu tư cho giáo dục chưa mang lại hiệu quả như
Chính phủ mong muốn và được thể hiện rõ thông qua bảng 3.5.
Bảng 3.5: Tỷ lệ học sinh - sinh viên được miễn, giảm học phí qua các năm
Đơn vị tính: (%)
Chênh lệch
Năm
Khu vực
2006
2008
2010 2008/2006 2010/2008
Chung
35,3
35,5
38,6
0,2
3,1
Đồng bằng sông Hồng
24,4
24,5
29,4
0,1
4,9
Đông Bắc
43,0
42,8
47,1
-0,2
4,3
Tây Bắc
68,6
72,1
64,0
-3,5
-8,1
Bắc Trung Bộ
38,0
38,4
39,0
0,4
0,6
Duyên Hải Nam Trung Bộ
35,8
33,8
37,7
-2,0
3,9
Tây Nguyên
61,1
59,6
49,7
-1,5
-9,9
Đông Nam Bộ
21,1
22,0
29,0
0,9
7,0
Đồng bằng sông Cửu Long
35,8
39,2
45,6
3,4
6,4
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam, 2010
Mặt khác, nếu so với vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên thì tỷ lệ
được hưởng trợ cấp ở ĐBSCL vẫn còn thấp hơn nhiều. Trong khi đó, Tây Bắc
là vùng có tỷ lệ được trợ cấp qua các năm cao nhất so với các khu vực khác,
cụ thể, vào năm 2008 tỷ lệ học sinh - sinh viên được miễn giảm học phí là
72,1%, tăng 3,5% so với năm 2006 và năm 2010 chỉ số này là 64%. Vùng
Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ trợ cấp cao so với các vùng còn
lại, nguyên nhân có thể là do các vùng này có cơ sở vật chất hạ tầng còn yếu
kém, điều kiện đi học và cuộc sống của người dân trong vùng còn thiếu thốn
nên được Nhà nước đặc biệt quan tâm và ưu tiên hỗ trợ nhằm giúp giảm bớt
gánh nặng về chi tiêu của những hộ gia đình nơi đây trong việc đầu tư cho
giáo dục.
Bên cạnh đó, Chính phủ cùng với Bộ LĐ - TB & XH đã xác định rõ các
đối tượng được hưởng trợ cấp bao gồm: học sinh - sinh viên là người dân tộc
thiểu số, đang sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; là
học sinh - sinh viên có cha mẹ thường trú tại vùng cao, vùng miền núi, vùng
44
sâu, vùng xa; học sinh - sinh viên là con gia đình thương bình liệt sĩ, cha mẹ
có công với cách mạng; học sinh - sinh viên thuộc diện hộ nghèo hoặc gia
đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà vượt khó học tập và một số đối tượng
có liên quan khác mà đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp. Điều này sẽ rõ
thông qua bảng 3.6 sau:
Bảng 3.6: Tỷ lệ người đi học trong 12 tháng qua được miễn giảm học phí hoặc
các khoản đóng góp của người dân ở ĐBSCL
Đơn vị tính : (%)
Chỉ tiêu
Chênh lệch
Năm
2006
2008
2010
2008/2006
2010/2008
Chung
35,8
39,2
45,6
3,4
6,4
Hộ nghèo
23,4
19,7
25,6
-3,7
5,9
Dân tộc thiểu số
5,1
5,1
6,7
0
1,6
Gia đình liệt sĩ
2,9
2,1
1,4
-0,8
-0,7
Vùng sâu, vùng xa
5,9
6,0
2,1
0,1
-3,9
Gia đình khó khăn
6,4
5,5
2,6
-0,9
-2,9
Học sinh tiểu học
57,7
57,1
73,8
-0,6
16,7
5,3
16,6
4,5
11,3
-12,1
Khác
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam, 2010
Qua bảng số liệu cho thấy Chính phủ vẫn luôn chú tâm đến việc trợ cấp
cho giáo dục và hằng năm tỷ lệ nhận trợ của người đi học trong 12 tháng qua
có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2008 tỷ lệ trợ cấp là 39,2%, tăng 3,4% so với
năm 2006 và tiếp tục tăng ở năm 2010 lên thành con số là 45,6%, tăng 6,4%
so với năm 2008. Riêng, lý do được miễn giảm là hộ nghèo và học sinh tiểu
học thì chiếm tỷ lệ trợ cấp nhiều hơn so với các lý do khác, cụ thể, qua các
năm tỷ lệ nhận trợ cấp của học sinh tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 50%),
kế đến là hộ nghèo chiếm khoảng 20% trở lên. Nhìn chung thì Chính phủ ngày
càng ra sức đầu tư cho giáo dục cũng như hỗ trợ cho người dân trong vùng
nhằm tạo điều kiện cho họ học tập, đồng thời hộ được trợ cấp chủ yếu vẫn là
gia đình có học sinh tiểu học và hộ nghèo.
Ngoài ra, tỷ lệ học sinh được miễn giảm học phí hoặc các đóng góp phân
theo cấp học cũng tăng so các năm trước, cụ thể, vào năm 2010 thì tỷ lệ học
sinh miễn, giảm học phí hoặc các khoản đóng góp ở cấp tiểu học tăng 12,1%
45
so với năm 2008, các cấp khác có tăng nhưng mức độ tăng không đáng kể
(Tổng cục thống kê, 2010).
Liệu có sự khác biệt nào trong việc nhận trợ cấp theo cấp học của người
đi học trong 12 tháng qua ở ĐBSCL. Điều này được thể hiện rõ qua hình 3.5
như sau:
Đơn vị tính: (%)
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam, 2010
Hình 3.5: Tỷ lệ (%) người đi học trong 12 tháng qua được miễn giảm học phí
hoặc các khoản đóng góp theo cấp học ở ĐBSCL năm 2010
Nhìn chung tỷ lệ nhận trợ cấp ở ĐBSCL phân bổ không đều giữa các cấp
học. Cụ thể, ở cấp tiểu học là cấp chiếm tỷ lệ trợ cấp cao nhất của cả vùng
(chiếm trên 92%), kế đến là cấp trung học cơ sở (chiếm trên 22%). Ngược lại
ở cấp cao đẳng, đại học (chiếm 7,2 %) và cấp trên đại học (chỉ chiếm trên
2%), hai cấp học này chiếm tỷ lệ rất thấp so với các cấp còn lại của cả vùng.
Điều đáng để nói ở đây là tỷ lệ nhận trợ cấp ở cấp tiểu học thì quá cao trong
khi đó tỷ lệ được trợ cấp cho các cấp cao hơn thì lại rất thấp. Phần lớn hộ được
nhận trợ cấp là hộ nghèo, dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn, sống vùng
sâu, vùng xa, điều kiện đi học của họ còn thiếu thốn mà chỉ trợ cấp cho họ ở
cấp tiểu học nên họ chỉ có thể học đến hết lớp ở cấp tiểu học và có thể họ sẽ
nghỉ ở các cấp học cao hơn do kinh phí gia đình của họ còn hạn hẹp, chính vì
vậy đây cũng có thể là nguyên nhân của vấn đề trình độ học vấn của người dân
ở ĐBSCL những năm qua vẫn ở mức trung trong khi tỷ lệ trợ cấp của cả vùng
hằng năm vẫn có xu hướng tăng.
46
3.2.3. Các khoản chi cho giáo dục và đào tạo của hộ ở ĐBSCL
Các khoản chi giáo dục và đào tạo là những khoản phải chi thường
xuyên nếu hộ gia đinh có người đang đi học, vì thế phần lớn các hộ luôn chú
tâm và cân nhắc việc đầu tư nguồn kinh phí cho con cái của họ vào học tập sao
cho phải cân đối giữa nguồn thu nhập và tổng cơ cấu chi tiêu gia đình, nhằm
đảo bảo được mức sống hằng ngày của hộ. Ước tính chi tiêu cho giáo dục đào
tạo bình quân 1 người 1 tháng đạt khoảng 68 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 5,9%
trong chi tiêu cho đời sống và của nhóm hộ giàu nhất cao gấp hơn 6 lần so với
nhóm hộ nghèo nhất, của hộ thành thị cao hơn 2,6 lần so với hộ nông thôn
(Tổng cục thống kê, 2010). Trong cơ cấu chi cho giáo dục bao gồm: học phí,
học thêm và chi giáo dục khác là các khoản chi chiếm tỷ trọng lớn. Điều này
được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.7: Các khoản chi cho giáo dục và đào tạo bình quân 1 người đi học
trong 12 tháng qua phân theo khu vực năm 2010
Đơn vị tính : 1.000 đồng
Chỉ tiêu
ĐBSH
ĐB
TB
BTB
DHNTB
TN
Chung
3.543
1.758
1.070
2.333
2.752
2.295
5.508
2.006
Học phí
1.033
463
210
598
1.062
582
2.851
589
Đóng góp
cho trường,
lớp
297
172
155
238
113
186
207
93
Quần áo,
đồng phục
96
70
36
83
146
128
203
178
Sách giáo
khoa
234
153
67
206
172
164
212
157
Dụng cụ
học tập
195
126
114
160
139
130
153
140
Học thêm
525
155
75
260
457
251
594
156
Chi giáo
dục khác
872
445
284
636
554
690
902
469
ĐNB
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam, 2010
Ghi chú:
ĐBSH là Đồng bằng sông Hồng; ĐB là Đông Bắc; TB là Tây Bắc; BTB là Bắc
Trung Bộ; DHNTB là Duyên Hải Nam Trung Bộ; TN là Tây Nguyên; ĐNB là Đông
Nam Bộ; ĐBSCL là Đồng bằng sông Cửu Long
47
ĐBSCL
Nhìn chung, các khoản chi giáo dục và đào tạo bình quân 1 người đi học
trong 12 tháng qua ở ĐBSCL là 2.006.000 đồng, chỉ đứng trên Đông Bắc và
Tây Bắc, mặc dù ĐBSCL có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, nguồn
nhân lực dồi dào thế nhưng việc chi cho các khoản giáo dục lại thấp hơn
những vùng khác. Cụ thể, năm 2010, ở ĐBSCL bình quân 1 người đi học
trong 12 tháng qua chi học phí là 589.000 đồng, trong khi đó Đồng bằng sông
Hồng chi 1.033.000 đồng, cao hơn ĐBSCL gấp hơn 1,7 lần và ở Đông Nam
Bộ chi 2.851.000 đồng, cao hơn vùng gấp 4,8 lần. Bên cạnh đó, chi học thêm
và các khoản chi giáo dục khác của ĐBSCL vẫn thấp hơn hai vùng trên, và chi
tiêu của khu vực chỉ đứng trên Đông Bắc và Tây Bắc. Rõ ràng, ĐBSCL vẫn có
chi tiêu cho giáo dục – đào tạo, tuy nhiên việc người dân sẵn lòng chịu chi trả
ở mức chi phí cao hơn cho việc học thì vẫn còn thấp. Điều này cũng có thể
giải thích được vì sao những năm gần đây trình độ học vấn của người dân
trong vùng vẫn còn mức trung bình.
Nếu xét trong phạm vi của khu vực ĐBSCL thì chi phí trung bình 1 năm
cho các thành viên đang học tại các trường công lập thấp hơn nhiều so với các
loại hình trường khác.
Bảng 3.8: Các khoản chi cho giáo dục và đào tạo bình quân 1 người đi học
trong 12 tháng qua ở ĐBSCL qua các năm phân theo loại trường
Đơn vị tính : 1.000 đồng
Chênh lệch
Năm
2008/2006
Loại
trường
2006
2008
2010
Tuyệt
đối
Tương
đối
2010/2008
Tương
đối
Tuyệt
đối
(%)
(%)
Công lập
879
1.395
1.714
516
58,70
319
22,87
Bán công
1.475
2.379
-
904
61,29
-
-
Dân lập
3.367
4.551
8.233
1.184
35,16
3.682
80,91
Tư thục
3.550
4.279
2.582
729
20,54
-1.694
-39,59
Khác
650
2.287
27.608
251,85
25.321
1.107,17
1.637
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam, 2010
Nhìn chung chi phí bình quân 1 người đi học trong 12 tháng ở trường
công lập, dân lập và ở các loại trường khác qua các năm có xu hướng tăng, chỉ
riêng trường tư thục là có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2010 chi phí bình quân
48
của 1 người đi học trong 1 năm ở trường công lập là 1.714.000 đồng, tăng gấp
1,2 lần so năm 2008 và vào năm 2008 tăng gần 1,6 lần so với năm 2006; tuy
nhiên nếu so với các trường còn lại thì chi phí học tại trường công lập thấp
hơn rất nhiều. Chỉ riêng vào năm 2010 thì chi phí bình quân đi học của 1
người trong 1 năm của ĐBSCL ở trường dân lập là 8.233.000 đồng, trường tư
thục là 2.582.000 đồng, các loại hình trường khác là 27.608.000 đồng trong
khi ở trường công lập chỉ có 1.714.000 đồng. Chính vì lẽ đó, mà số lượng học
sinh - sinh viên ở trường công lập khá cao.
Thật ra, vì trường công lập được Nhà nước hỗ trợ học phí và các khoản
đóng góp nên chi phí học tập thấp hơn các trường ngoài công lập do đó việc
người dân đổ xô vào trường công lập là điều dĩ nhiên. Bên cạnh đó, phần lớn
mức sống của người dân ở vùng ĐBSCL vẫn còn thấp, nhiều hộ gia đình còn
nghèo, có hoàn cảnh khó khăn nên vào trường công lập cũng sẽ bớt đi gánh
nặng trong chi tiêu cho giáo dục của hộ hơn là vào các loại hình trường khác
nhưng để vào được trường công lập là học lực khá giỏi trở lên chứ không phải
cứ nghèo là vào. Tuy nhiên "con nhà nghèo thì lại học giỏi".
Ngoài ra, trong những năm gần đây thì có một xu hướng đáng lưu ý ở
nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng, đó là xu hướng đầu tư cho việc học
hành của con cái vào các trường quốc tế có tiêu chuẩn chất lượng cao dần
được quan tâm và chú trọng hơn. Vì thế mà hiện nay có rất nhiều trường quốc
tế đã và đang được mở rộng các chi nhánh khắp các tỉnh, thành phố lớn trên cả
nước. Do đó, điều này có thể giải thích được vì sao mà các khoản chi tiêu về
giáo dục cho các loại hình trường khác tăng đột ngột từ năm 2006 là 650.000
đồng đến năm 2010 là 27.608.000 đồng, chỉ trong vòng có 4 năm đã tăng gấp
hơn 40 lần. Tuy nhiên, nếu học sinh – sinh viên được đầu tư đúng mức tại các
trường này thì sẽ có một đội ngũ lao động tri thức có chất lượng cao đáp ứng
được nhu cầu thị trường phát triển hiện nay của đất nước ta.
49
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRỢ CẤP ĐẾN HOẠT
ĐỘNG CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
4.1 MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG
4.1.1 Số liệu sử dụng trong phần phân tích
Số liệu được sử dụng trong phần phân tích của bài nghiên cứu lấy từ
cuộc Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (VHLSS) năm 2010. Năm 2012 dự
kiến sẽ công bố vào năm 2014 ; vì vậy đây là bộ số liệu Khảo sát mức sống
dân cư mới nhất. Để tài nghiên cứu chủ yếu sử dụng các mục số liệu trong
VHLSS (Việt Nam Household Living Standard Survey) bao gồm mục 1 là
một số đặc điểm nhân khẩu cơ bản (danh sách thành viên hộ), mục 2 là giáo
dục và mục 8 là chương trình trợ giúp người nghèo.
4.1.2 Giới hạn về lĩnh vực nghiên cứu
Do đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi
tiêu cho giáo dục nên bài nghiên cứu chỉ tập trung xoáy sâu vào vấn đề trợ
cấp giáo dục cho người học đã tác động đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục
của người dân ĐBSCL như thế nào. Đặc biệt là những hộ gia đình đã nhận
được trợ cấp trong thời gian qua. Bên cạnh đó, để phù hợp với mục tiêu ước
lượng của đề tài nghiên cứu mà trong bài nghiên cứu có sự trích lọc và chọn
lựa các biến có đặc điểm phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu. Dữ liệu được
nghiên cứu trong đề tài bao gồm 1.905 hộ sống ở cả thành thị và nông thôn
trong đó có 7.453 người sinh sống trên địa bàn khu vực ĐBSCL.
4.1.3 Tình hình chi tiêu cho giáo dục trong mẫu điều tra ở khu vực
ĐBSCL
Thực tế cho thấy rằng một bộ phận lớn người dân ở ĐBSCL trong độ
tuổi đi học nhưng rất ít được đi học, nguyên nhân là vì mức sống người dân
còn thấp, nhiều hộ gia đình còn nghèo không đủ khả năng chi trả chi phí cho
việc học tập của con cái họ, bên cạnh đó một số bộ phận đã trưởng thành sớm
tham gia vào lao động sản xuất. Để thấy rõ sự biến động về hiện trạng giáo
dục ở khu vực ĐBSCL, bảng số liệu sau sẽ cho thấy được tình hình đi học cụ
thể của hộ gia đình ở khu vực ĐBSCL.
50
Bảng 4.1: Tình hình đi học của người dân trong mẫu ở ĐBSCL
Đơn vị tính: hộ
Số người đi học
Hộ gia đình
Tỷ trọng (%)
0
809
42,47
1
674
35,38
2
353
18,53
3
60
3,15
4
8
0,42
6
1
0,05
1.905
100.00
Tổng
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010
Qua bảng số liệu thấy rằng tình hình đi học ở ĐBSCL vẫn còn thấp. Cụ
thể, trong 1.905 hộ thì chỉ có 1.096 hộ có người tham gia đi học, chỉ chiếm
57,53% và có 809 hộ không có người tham gia đi học, chiếm đến 42,47%.
Điều này cho thấy rằng tình hình đi học của người dân ĐBSCL vẫn còn thấp
vì thế mà trình độ học vấn của vùng vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng dân
trí chung của cả nước. Vì thế, để trình độ học vấn được nâng cao trong thời
gian tới thì vấn đề đầu tư cho việc học trong giai đoạn hiện nay là rất cấp thiết,
mà muốn được vậy cần phải có sự chuẩn bị học tập chu đáo ngay từ bây giờ để
đạt kết quả tốt và với mong muốn đạt kết quả cao như thế trong học tập hay
các kì thi, thì hầu hết những học sinh ngoài giờ học chính thức trên lớp, họ còn
phải chịu một khoản chi cho việc học thêm. Bởi vì học thêm là một trong
những yếu tố tác động lớn đến kết quả học tập của học sinh.
Bảng 4.2: Tình hình học thêm của người dân trong mẫu ở ĐBSCL
Đơn vị tính: hộ
Học thêm
Khu vực
Tổng
Không
Có
362
88
450
Nông thôn
1.250
205
1.455
Tổng
1.612
293
1.905
Thành thị
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010
51
Nhìn chung tình hình đi học thêm của người dân ở ĐBSCL chiếm tỷ
trọng vẫn còn thấp. Cụ thể, trong số 1.905 hộ thì có đến 293 hộ đã đi học thêm
và chiếm tỷ lệ 15,38%. Điều này thể hiện cụ thể hơn việc học thêm giữa nông
thôn và thành như sau: trong số 450 hộ ở thành thị thì có đến 88 hộ có đi học
thêm, và trong số 1455 hộ ở nông thôn thì có đến 205 hộ có đi học thêm. Mặc
dù học thêm thường ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh - sinh
viên. Tuy nhiên việc học thêm ở ĐBSCL chiếm tỷ trọng vẫn còn thấp nguyên
nhân là do phần lớn hộ gia đình ở ĐBSCL có mức sống và thu nhập thấp nên
chi phí để trang trải cho việc học thêm rất hạn hẹp và khó khăn.
Đơn vị tính: (%)
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010
Hình 4.1: Tỷ lệ (%) đi học thêm phân theo khu vực của người dân ở
ĐBSCL năm 2010
Qua biểu đồ thấy rằng tình hình đi học thêm của người dân ở cả thành thị
và nông thôn chỉ chiếm 15,38% so với số người có tham gia đi học của cả khu
vực ĐBSCL. Riêng ở nông thôn tình hình đi học thêm chiếm 14,09% so với số
người có tham gia đi học thuộc vùng nông thôn, ở thành thị tình hình đi học
thêm chiếm tỷ trọng cao hơn cao hơn ở nông thôn và chiếm 19,56% so với số
người có tham gia đi học thuộc vùng thành thị. Điều này cho thấy mức sống
thành cao hơn nông thôn nên việc chi tiêu cho học thêm cũng cao hơn và bên
cạnh đó thì tình hình chi tiêu cho học thêm của người dân vẫn còn thấp,
nguyên nhân có thể là do phần lớn người dân trong khu vực có mức thu nhập
bình quân thấp và điều kiện sống khó khăn nên gặp nhiều trở ngại cho việc
đầu tư vào giáo dục, nhất là cho con em họ đi học thêm.
52
4.1.4 Trình độ học vấn trong mẫu điều tra ở khu vực ĐBSCL
Trình độ học vấn cao là một trong những yếu tố tác động theo chiều
hướng tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và
vùng ĐBSCL nói riêng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy rằng vùng ĐBSCL mặc
dù có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và nâng cao trình độ học vấn
của người dân nhưng lại là vùng có mặt bằng dân trí thấp so với mặt bằng
chung của cả nước. Thông qua bảng số liệu sau sẽ giúp cho việc phân tích và
xem xét lại trình độ học vấn của người dân trong vùng được cụ thể hơn :
Bảng 4.3: Trình độ học vấn phân theo giới tính trong mẫu ở ĐBSCL
Đơn vị tính: hộ
Trình độ học vấn
chủ hộ
Giới tính chủ hộ
Tổng
Nữ
Nam
Không có bằng cấp
95
87
182
Lớp 1
22
45
67
Lớp 2
59
100
159
Lớp 3
67
125
192
Lớp 4
49
138
187
Lớp 5
60
211
271
Lớp 6
35
104
139
Lớp 7
20
71
91
Lớp 8
17
82
99
Lớp 9
26
136
162
Lớp 10
6
26
32
Lớp 11
5
46
51
Lớp 12
13
63
76
Giáo dục nghề
28
94
122
6
12
18
11
42
53
1
3
4
520
1.385
1.905
Cao đẳng
Đại học
Sau đại học
Tổng
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010
53
Dựa vào bảng số liệu trên cùng với số liệu của Tổng cục thống kê vào
năm 2010 cho thấy trình độ học vấn của người dân ở ĐBSCL vẫn còn quá
thấp so với mặt chung của cả nước. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của người
dân ở ĐBSCL có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ. Có thể thấy rằng số hộ
mà chủ hộ là nữ giới không có bằng cấp cao hơn so với số hộ mà chủ hộ là
nam giới và ngược lại số hộ mà chủ hộ là nữ giới có bằng cấp cao lại thấp hơn
so với số hộ mà chủ hộ là nam giới. Ngoài ra, cũng dễ thấy rằng số hộ mà chủ
hộ là nam ở tất cả các cấp học đều cao hơn số hộ mà chủ hộ là nữ. Bởi lẽ,
thông thường thì người nam có điều kiện học cao hơn so với nữ giới, vì nữ
giới thường quán xuyến việc nhà, chăm sóc con cái và chồng, vì vậy nam giới
thường được học tập và có trình độ học vấn cao hơn là điều hợp lý. Thực tế
hiện nay cho thấy trình độ học vấn luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm.
Bước vào thời đại CNH, HĐH mà trình độ học vấn của người dân ĐBSCL vẫn
còn thấp thì sẽ rất khó khăn và những hạn chế trong việc bắt kịp trình độ kỹ
thuật hiện đại, các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, học tập, từ đó mà tay
nghề của người dân chưa cao, vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém. Chính vì trình độ
học vấn thấp và tay nghề yếu kém sẽ làm cho năng suất lao động và thu nhập
bình quân của người dân ở ĐBSCL những năm qua vẫn luôn thấp hơn các khu
vực khác.
4.1.5 Tình hình hộ nhận được trợ cấp trong mẫu điều tra ở ĐBSCL
4.1.5.1 Tỷ lệ nhận trợ cấp của hộ nghèo trong mẫu ở ĐBSCL
Vùng ĐBSCL phần lớn hộ sống tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn
và là một bộ phận sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng,
đánh bắt thuỷ hải sản; vì thế mà luôn bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Bởi
vì lẽ đó mà họ có thu nhập thấp và không ổn định, thu nhập thấp khiến họ
không đảm bảo được mức sống của mình và dễ đưa họ vào cảnh đói nghèo.
Đồng thời thu nhập thấp khiến họ chỉ quan tâm là làm sao ngày có đủ hai bữa
ăn là tốt lắm rồi nên việc nghĩ đến đầu tư vào chuyện học hành của con cái có
vẻ như đối với họ là mờ nhạt và không được chú trọng. Do đó, Chính phủ có
những chính sách hỗ trợ phù hợp đối với hộ nghèo, nhất là về các khoản chi
tiêu cho giáo dục nhằm tìm cách giúp hộ nghèo bớt đi gánh nặng về chi phí
đầu tư cho việc học hành của con cái họ. Liệu có sự khác biệt nào giữa nông
thôn và thành thị trong chính sách trợ cấp của Chính phủ. Sự khác biệt này
được thể hiện thông qua bảng 4.4 sau:
54
Bảng 4.4: Tỷ lệ nhận trợ cấp của hộ nghèo trong mẫu ở ĐBSCL
Đơn vị tính: hộ
Trợ cấp
Hộ nghèo
Tổng
Không
Có
89
94
183
Không
1.217
505
1.722
Tổng
1.306
599
1.905
Có
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010
Trong 183 hộ nghèo ở cả khu vực ĐBSCL thì chỉ có 89 hộ nghèo nhận
được trợ cấp (chiếm 48,63%) và 94 hộ nghèo không được trợ cấp (chiếm
51,34%). Điều này chứng tỏ việc tiếp cận với trợ cấp của hộ nghèo vẫn còn
hạn chế, vì thế họ vẫn còn khó khăn trong việc đảm bảo và nâng cao mức
sống của gia đình, và càng bất lợi hơn khi hộ nghèo gặp phải những cú sốc
như gia đình có người ốm đau, đám tang, tai nạn. Khi đó hộ sẽ đối phó với
những cú sốc này bằng cách giảm các khoản chi tiêu không cần thiết, bán tài
sản hoặc buộc con em họ nghỉ học. Tuy nhiên việc trợ cấp cho giáo dục của
Chính phủ đối với hộ nghèo là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến mức
sống của người nghèo, nó cung cấp vốn cho hộ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu
cho cuộc sống và trang trải cho chi phí học tập của con cái trong gia đình, góp
phẩn giảm bớt áp lực về gánh nặng chi trả chi phí học hành của hộ, từ đó hộ
yên tâm làm ăn, tăng cường đầu tư hoạt động sản xuất, nhờ đó mà nâng cao
năng suất lao động và cải thiện được thu nhập của họ, giúp họ phần nào có
mức sống ổn định hơn trước.
4.1.5.2 Tỷ lệ nhận trợ cấp phân theo trình độ học vấn của chủ hộ trong
mẫu ở ĐBSCL
Điều đáng chú ý ở đây là trong chính sách trợ cấp của Chính phủ không
có sự phân bổ hợp lý giữa các cấp học. Đáng lẽ ra, ở cấp học cao hơn Chính
phủ cần phải trợ cấp nhiều hơn, bởi vì chi phí học tập sẽ càng nhiều nếu học ở
các cấp học và trình độ học vấn cao hơn. Tuy nhiên Chính phủ chỉ tập trung
trợ cấp chủ yếu cho cấp tiểu học và điều này có thể là một trong những nguyên
nhân khiến cho chính sách trợ cấp của Chính phủ chưa phát huy hiệu quả như
mong muốn. Bảng số liệu sau sẽ cho thấy rõ việc trợ cấp khác nhau ở các cấp
học khác nhau:
55
Bảng 4.5: Tỷ lệ nhận trợ cấp phân theo trình độ học vấn của chủ hộ trong mẫu
ở ĐBSCL
Đơn vị tính: hộ
Trình độ học vấn
chủ hộ
Trợ cấp
Tổng
Không
Có
122
60
182
Lớp 1
42
25
67
Lớp 2
115
44
159
Lớp 3
136
56
192
Lớp 4
125
62
187
Lớp 5
193
78
271
Lớp 6
86
53
139
Lớp 7
59
32
91
Lớp 8
65
34
99
Lớp 9
111
51
162
Lớp 10
26
6
32
Lớp 11
35
16
51
Lớp 12
48
28
76
Giáo dục nghề
89
33
122
Cao đẳng
12
6
18
Đại học
39
14
53
3
1
4
1.306
599
1.905
Không có bằng cấp
Sau đại học
Tổng
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010
Nhìn chung, tỷ lệ nhận trợ cấp sẽ thấp dần ở các cấp học cao hơn. Cụ thể,
trong 599 hộ được trợ cấp của vùng thì có đến 265 hộ ở cấp tiểu học, 170 hộ ở
cấp trung học cơ sở, 50 hộ ở cấp trung học phổ thông, 33 hộ ở cấp giáo dục
nghề, 6 hộ ở cấp học cao đẳng, 14 hộ cấp đại học, 1 hộ ở cấp sau đại học và
cấp không có bằng cấp với 60 hộ chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nguyên nhân là
Nhà nước thông thường ưu tiên trợ cấp cho cấp tiểu học nhưng theo bảng số
liệu thì tỷ lệ trợ cấp ở cấp không có bằng cấp và cấp tiểu học lại khá cao là do
56
phần lớn người dân ở ĐBSCL có hoàn cảnh khó khăn, mức sống thấp, có
những hộ gia đình quá nghèo nên mặc dù Nhà nước có trợ cấp đi chăng nữa
thì số tiền mà hộ nhận được không đủ để trang trải cho chi phí học tập, vì thế
mà con cái của họ thường chỉ được học đến hết lớp 3 hoặc lớp 4 là nghỉ học.
Do đó mà tỷ lệ nhận trợ cấp ở cấp không có bằng cấp chiếm tỷ lệ tương đối
cao của vùng và đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến
trình độ học vấn của vùng trong những năm qua vẫn còn ở mức thấp.
4.1.5.3 Tỷ lệ nhận trợ cấp phân theo khu vực sống trong mẫu ở
ĐBSCL
Các cá nhân sống ở nông thôn có phần thiệt thòi hơn so với thành thị về
điều kiện học tập cũng như về phương tiện đi lại khó khăn, về trang thiết bị, cơ
sở vật chất của trường ở nông thôn vẫn còn yếu kém, đồng thời các cá nhân ở
nông thôn cũng gặp phải trở ngại và khó khăn trong việc trang trải cho chi phí
học tập. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các cá nhân
này cũng như việc đưa ra quyết định của họ có tiếp tục học hay không trong
thời gian tới. Ngược lại các cá nhân sống ở thành thị thì có lợi thế hơn nhiều
về điều kiện học tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đi lại hiện đại
hơn và nếu họ biết tận dụng những điều kiện này một cách hợp lý, phù hợp với
bản thân họ thì kết quả học tập sẽ cao hơn các cá nhân ở nông thôn. Nhận định
được vấn đề thực tế của xã hội, Nhà nước ta luôn quan tâm và có những chính
sách hỗ trợ nhằm giúp người dân trong vùng có thể tiếp tục đeo đuổi việc học
và vượt qua khó khăn của cuộc sống. Tuy nhiên, do đặc điểm ở từng khu vực
khác nhau nên người dân sẽ nhận được sự trợ cấp sẽ khác nhau. Sự khác nhau
đó được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.6: Tỷ lệ (%) nhận trợ cấp phân theo khu vực sống trong mẫu ở
ĐBSCL
Đơn vị tính: hộ
Trợ cấp
Khu vực
Tổng
Không
Có
Nông thôn
985
470
1.455
Thành thị
321
129
450
1.306
599
1.905
Tổng
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010
Nhìn chung ở ĐBSCL thì khu vực nông thôn nhận trợ cấp nhiều hơn khu
vực thành thị. Cụ thể, trong 599 hộ được nhận trợ cấp thì có 470 hộ là ở nông
57
thôn (chiếm 78,46%), còn lại là 129 hộ ở thành thị (chiếm 21,54%). Điều này
có tính hợp lý, bởi lẽ khu vực nông thôn, điều kiện sống và học tập của người
dân vẫn còn thiếu thốn, vì thế ở nông thôn có nhiều hộ nghèo hơn thành thị và
Chính phủ luôn đặc biệt quan tâm đối với hộ nghèo ở nông thôn nên việc trợ
cấp cho nơi này nhiều hơn là điều tất nhiên. Bên cạnh đó, là nhờ vào cách
quản lý và phân bổ hợp lý nguồn kinh phí nên dù hộ nghèo ở nông thôn thuộc
vùng sâu, vùng xa nhưng hộ cũng tiếp cận được với chính sách trợ cấp của
Chính phủ. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng mặc dù nông thôn nhận được trợ
cấp từ Chính phủ nhiều hơn thành thị nhưng trình độ học ở nông thôn vẫn
tương đối thấp so với thành thị. Bởi mức sống và thu nhập của người dân ở
nông thôn rất thấp nên việc gặp những trở ngại cũng như khó khăn trong cuộc
sống và các khoản chi tiêu cho giáo dục là điều khó tránh khỏi.
4.1.5.4 Tỷ lệ nhận trợ cấp phân theo giới tính chủ hộ trong mẫu ở
ĐBSCL
Ngược lại, nếu phân theo giới tính, thì giữa nam và nữ có sự chênh lệch
cao về tỷ lệ nhận trợ cấp. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.7: Tỷ lệ nhận trợ cấp phân theo giới tính chủ hộ trong mẫu ở ĐBSCL
Đơn vị tính: hộ
Trợ cấp
Giới tính chủ hộ
Tổng
Không
Có
Nữ
391
129
520
Nam
915
470
1.385
Tổng
1.306
599
1.905
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010
Từ bảng số liệu cho thấy rằng tỷ lệ nhận trợ cấp theo giới tính của chủ hộ
ở ĐBSCL vẫn còn thấp, chỉ chiếm 45,86%. Cụ thể, số hộ nhận được trợ cấp
chủ hộ là nam giới là 470 hộ chiếm 78,46%, còn chủ hộ là nữ giới thì có 129
hộ chiếm 21,54%. Điều này có nghĩa là số người nam nghỉ học ít hơn số người
nữ và nam giới thường được đi học nhiều hơn nữ giới ở các cấp học cao hơn
nên tỷ lệ nhận trợ cấp ở người nam nhiều hơn người nữ là điều hợp lý.
4.1.5.5. Tỷ lệ nhận trợ cấp phân theo dân tộc trong mẫu ở ĐBSCL
Tỷ lệ nhận trợ cấp cũng có sự khác biệt giữa dân tộc Kinh với các dân
tộc khác. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
58
Bảng 4.8: Tỷ lệ nhận trợ cấp phân theo dân tộc trong mẫu ở ĐBSCL
Đơn vị tính: hộ
Trợ cấp
Dân tộc
Tổng
Không
Có
Kinh
1.210
533
1.743
Khác
96
66
162
Tổng
1.306
599
1.905
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010
Nhìn chung hộ gia đình là dân tộc Kinh thì nhận được trợ cấp nhiều hơn
hộ các dân tộc khác. Cụ thể, trong số 599 hộ nhận được trợ câp thì số hộ nhận
trợ cấp mà dân tộc Kinh là 533 hộ (chiếm 88,98%), dân tộc khác là 66 hộ
(chiếm 11,02%). Mặc dù Nhà nước ta có những chính ưu tiên trợ cấp cho dân
tộc thiểu số tuy nhiên từ kết quả của bảng số liệu thấy rằng hộ là dân tộc Kinh
được nhận trợ cấp nhiều hơn các hộ là dân tộc khác. Nguyên nhân có thể do
thứ nhất, ở vùng ĐBSCL dân tộc Kinh là dân tộc chiếm đại đa số và chiếm
trên 91% so với toàn bộ các dân tộc sinh sống trong vùng nên số lượng học
sinh là người dân tộc Kinh là rất đông. Thứ hai, trợ cấp này chỉ tập trung chủ
yếu cho những hộ nghèo, học sinh cấp tiểu học mà hộ là dân tộc Kinh phần
lớn cũng có nhiều hộ nghèo, có nhiều học sinh học ở cấp tiểu học, bên cạnh
đó, dân tộc Kinh cũng có hộ thuộc gia đình là con thương binh, liệt sĩ, cũng có
hộ ở vùng sâu, vùng xa nên tỷ lệ nhận trợ cấp của dân tộc Kinh thuộc khu vực
ĐBSCL chiếm tỷ lệ cao là điều hợp lý.
4.1.5.6 Tỷ lệ nhận trợ cấp phân theo tỉnh trong mẫu ở ĐBSCL
Hằng năm Chính phủ luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục – đào tạo
nguồn nhân lực và nổ lực trong công tác hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư cho
giáo dục ở từng địa phương. Liệu có sự khác biệt nào giữa các tỉnh trong
chính sách trợ cấp của Chính phủ ở ĐBSCL. Bảng 4.9 sau sẽ cho thấy rõ
được điều đó:
59
Bảng 4.9: Tỷ lệ nhận trợ cấp phân theo tỉnh trong mẫu ở ĐBSCL
Đơn vị tính: hộ
Trợ cấp
Tỉnh
Tổng
Không
Có
91
65
156
Tiền Giang
115
56
171
Bến Tre
120
33
153
Trà Vinh
78
51
129
Vĩnh Long
105
30
135
Đồng Tháp
122
46
168
An Giang
132
54
186
Kiên Giang
102
60
162
Cần Thơ
102
36
138
Hậu Giang
74
37
111
Sóc Trăng
100
44
144
Bạc Liêu
80
34
114
Cà Mau
85
53
138
1.306
599
1.905
Long An
Tổng
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010
Nhìn chung các tỉnh đều có nhận được trợ cấp tuy nhiên tỷ lệ nhận trợ
cấp lại phân bố không đều ở các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL. Cụ thể, tỉnh
Long An là tỉnh nhận trợ cấp cao nhất khu vực với 65 hộ nhận trợ cấp, còn
tỉnh nhận trợ cấp thấp nhất là tỉnh Vĩnh Long với 30 hộ nhận trợ cấp, sự chênh
lệch giữa 2 tỉnh tương đối cao. Điều này không có nghĩa là chính sách hỗ trợ
của Chính phủ chưa hợp lý, bởi lẽ tổng số hộ sinh sống ở mỗi tỉnh là khác
nhau, tình trạng nghèo cũng như các hộ có hoàn cảnh khó khăn của từng tỉnh
cũng khác nhau nên việc phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ cho mỗi tỉnh cũng sẽ
khác nhau. Do đó, mà Chính phủ sẽ căn cứ vào đặc điểm của từng hộ và yếu
tố xã hội của từng tỉnh mà sẽ có những chính sách phù hợp trong việc hỗ trợ
kinh phí cho từng hộ ở các địa bàn khác nhau trong khu vực nhằm góp nâng
cao hiệu quả của chính sách trong công tác hỗ trợ.
60
4.1.6. Cơ cấu chi tiêu của người dân ở ĐBSCL
Việc phân tích cơ cấu chi tiêu sẽ đánh giá được mức sống của người dân
trên địa bàn, thông qua đó cho biết được mức thu nhập, thói quen tiêu dùng,
khả năng chi trả cho nhu cầu sử dụng các mặt hàng cũng như đầu tư cho giáo
dục. Bên cạnh đó, nếu như người dân có mức thu nhập cao thì xu hướng chi
tiêu cho nhu cầu cuộc sống sẽ cao, đồng thời chi tiêu cho giáo dục cũng sẽ cao
hơn.
Bảng 4.10: Cơ cấu chi tiêu bình quân trong 12 tháng của người dân ĐBSCL
năm 2010
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Lớn
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Nhỏ
nhất
nhất
Chi giáo dục
1.756,26
5.817,18
0
164.431
Chi y tế
3.002,39
6.636,19
0
150.050
Chi ăn uống dịp lễ, tết
1.472,67
1.161,14
0
12.016
Chi ăn uống thường xuyên
2.013,59
1.182,67
0
15.643
Chi tiêu dùng hàng không phải
lương thực, thực phẩm hàng ngày
677,23
589,71
0
9.035
Chi tiêu dùng hàng không phải
lương thực, thực phẩm hàng năm
3.968,77
4.929,61
0
62.180
Chi khác tính vào chi tiêu
3.443,70
4.711,56
0
72.000
Chi đồ dùng lâu bền trong 12
tháng qua
4.501,42 32.154,01
0 1.092.000
Chi thường xuyên về nhà ở, điện
nước, rác thải sinh hoạt
1.858,54
0
Khoản mục
Tổng
3.570,34
22.694,57 60.752,41
59.151
0 1.651.522
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010
Qua kết quả bảng trên đã thể hiện được tình hình cơ cấu chi tiêu của
người dân ĐBSCL. Cụ thể, chi thường xuyên về nhà ở, điện nước, rác thải
sinh hoạt chiếm 8,19%, chi y tế chiếm 13,23%, chi ăn uống thường xuyên
chiếm 8,87%, chi ăn uống dịp lễ, tết chiếm 6,49%, chi giáo dục chiếm 7,74%
và cuối cùng là chi tiêu dùng hàng không phải lương thực thực phẩm hàng
61
ngày chiếm 2,98% và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi tiêu của người
dân là khoản mục chi đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua chiếm 19,83% , kế
đến là chi cho hàng không phải lương thực, thực phẩm hàng năm chiếm
17,49%, tiếp theo là chi khác chiếm 15,18%. Điều này cho thấy rằng khi thu
nhập tăng lên, mức sống của người dân cao thì người dân có xu hướng mua
sắm của cải, đồ dùng sinh hoạt và chi cho tiêu dùng để cải thiện đời sống hàng
ngày.
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư 2010
Hình 4.2: Cơ cấu (%) chi tiêu của người dân ở ĐBSCL năm 2010
Qua biểu đồ thấy rằng chi tiêu cho giáo dục trong tổng cơ cấu chi tiêu
của hộ gia đình chỉ chiếm 7,74% còn chi tiêu cho đồ dùng lâu bền trong 12
tháng qua và chi cho tiêu dùng hàng không phải lương thực thực phẩm hàng
năm chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 19,83% và 17,49%. Sự khác biệt trong chi tiêu
này cho thấy rằng việc chi tiêu cho giáo dục của người dân ĐBSCL còn thấp,
nguyên nhân có thể do ý thức của người dân vẫn còn lạc hậu, chưa thấy được
tầm quan trọng và vai trò cũng như lợi ích của việc đầu tư vào giáo dục ở
tương lai. Bên cạnh đó, cho thấy cuộc sống của người dân cũng dần dần có xu
hướng chuyển sang ăn ngon mặc đẹp, thích mua sắm, vui chơi hơn và điều này
được thể hiện rõ qua cơ cấu chi tiêu của họ trong các khoản chi tiêu.
4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN HOẠT ĐỘNG
CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
Để biết rõ thông tin các biến trong mô hình nhằm đánh giá của việc trợ
cấp và các nhân tố khác ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của
62
người dân ở ĐBSCL, bảng số liệu thống kê các biến trong mô hình được trình
bày như sau:
4.2.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Bảng 4.11: Thống kê mô tả các biến trong mô hình cho mẫu ở vùng ĐBSCL
Biến số
Số
quan
sát
Trung
Độ lệch
Nhỏ
Lớn
bình
chuẩn
nhất
nhất
1.905
1.756,26
5.817,18
0 164.431
3.025,03
7.380,16
39 164.431
Chi tiêu cho giáo dục
(nghìn đồng/năm )
Chi tiêu giáo dục khác 0
Học thêm
1.905
0,15
0,36
0
1
Trợ cấp
1.905
0,31
0,46
0
1
Học vấn chủ hộ
1.905
5,92
4,09
0
16
Tổng số người trong hộ
1.905
3,91
1,50
1
12
Giới tính chủ hộ
1.905
0,72
0,45
0
1
Vị trí
1.905
0,24
0,42
0
1
Nghèo
1.905
0,10
0,29
0
1
Dân tộc
1.905
0,91
0,27
0
1
Tuổi chủ hộ
1.905
49,52
14,15
11
94
1.905 64.992,25
62.118,59
Tổng thu nhập của hộ
2.380 821.657
(nghìn đồng/năm)
Số nam đi học
1.905
0,43
0,62
0
3
Số nữ đi học
1.905
0,41
0,62
0
4
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư 2010
Chi tiêu cho giáo dục: là biến thể hiện tình hình chi tiêu cho việc học
hành của các thành viên trong gia đình ở khu vực ĐBSCl. Theo số liệu thống
kê chi tiêu thấp nhất của hộ là 0 nghìn đồng/năm, chi tiêu cao nhất là 164.431
nghìn đồng/năm, đồng thời chi tiêu giáo dục trung bình của hộ là 1.756,26
nghìn đồng/năm. Điều này cho thấy được rằng chi tiêu cho giáo dục của hộ
63
trong vùng còn thấp, do phần lớn các hộ thuộc khu vực có thu nhập và mức
sống thấp.
Chi tiêu giáo dục khác 0: là biến thể hiện những hộ có chi tiêu cho giáo
dục. Theo số liệu thống kê, hộ có chi tiêu cho giáo dục thấp nhất là 39 nghìn
đồng/năm và cao nhất là 164.431 nghìn đồng/năm.
Trợ cấp (Có = 1, không = 0): là biến thể tình hình trợ cấp cho giáo dục
của người đi học trong vùng ĐBSCL. Kết quả cho thấy là giá trị trung bình
của biến trợ cấp là 0,31; tức là tỷ lệ nhận trợ cấp trung bình của vùng chỉ đạt
31%. Điều này cho thấy rằng tình hình được nhận trợ cấp của người dân trong
vùng vẫn còn thấp.
Học thêm (Có =1, không = 0): là biến thể hiện cho tình hình học thêm
của người học trong gia đình ở ĐBSCL. Giá trị trung bình của biến học thêm
là 0,1; điều này thể hiện rằng học sinh trong vùng có học thêm ít hơn số học
sinh không đi học thêm và tỷ lệ số học sinh có học thêm chiếm gần 10% trong
tổng số học sinh có tham gia đi học.
Học vấn chủ hộ: là biến thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ. Kết quả
cho thấy giá trị thấp nhất là 0; tức là chủ hộ không có bằng cấp hoặc chưa học
hết lớp 1, còn lớn nhất là 16; nghĩa là chủ hộ có bằng cấp sau đại học. Trình
độ học vấn của chủ hộ có giá trị trung bình là 5,92, nghĩa là trình độ học vấn
của chủ hộ chỉ tương đương với cấp THCS, điều này chứng tỏ rằng người dân
ở ĐBSCL phần lớn người học chủ yếu tập trung học ở các cấp học thấp hơn.
Tổng số người trong hộ: là biến thể hiện cho tất cả thành viên trong
từng hộ gia đình ở vùng ĐBSCL. Giá trị thấp nhất thể hiện có ít nhất 1 người
và giá trị cao nhất thể hiện có nhiều nhất là 12 thành viên trong hộ gia đình.
Giá trị trung bình của biến số là 3,91 nghĩa là đa số các hộ có gần 4 người
trong gia đình.
Vị trí (thành thị =1, nông thôn =0): là biến thể hiện khu vực sống của
người dân trong vùng ĐBSCL, có giá trị trung bình là 0,24. Nghĩa là ở
ĐBSCL phần lớn người dân thường sống tập trung chủ yếu ở khu vực nông
thôn.
Giới tính chủ hộ (Nam=1, Nữ = 0): là biến thể hiện chủ hộ là nam
hay nữ ở vùng ĐBSCL, có giá trị trung bình là 0,72. Điều này có nghĩa, gia
đình mà chủ hộ là nam thì chiếm phần lớn các hộ trong mẫu và chiếm trên
70%.
Nghèo (Có= 1, Không =0): là biến thể hiện tình trạng hộ được chính
quyền xếp vào diện nghèo năm 2010 có giá trị trung bình là 0,1. Điều này
64
cho thấy rằng, hộ nghèo chiếm gần 10% tổng số hộ ở vùng ĐBSCL và phần
lớn những hộ này có mức sống rất thấp và điều kiện sống còn khó khăn.
Dân tộc ( Kinh =1, Khác =0): là biến thể hiện dân tộc của chủ hộ với
giá trị là 0,91 gần với giá trị là 1 nên phần lớn số chủ hộ trong mẫu là dân tộc
Kinh và phần nhỏ còn lại là các dân tộc khác gồm dân tộc Hoa, Khmer,
Nùng và Xơ – đăng.
Tuổi chủ hộ: là biến đại diện cho tuổi của chủ hộ. Tuổi chủ hộ nhỏ
nhất là 11 tuổi, lớn nhất là 94 tuổi và tuổi trung bình của chủ hộ là 49 tuổi.
Tổng thu nhập: là thể hiện tổng thu nhập của hộ gia đình ở ĐBSCL.
Theo số liệu thống kê thì tổng thu nhập của hộ thấp nhất là 2.380 nghìn
đồng/năm và cao nhất là 821.657 nghìn đồng/năm. Đồng thời, giá trị trung
bình tổng thu nhập của hộ trong khu vực nghiên cứu là 64.992,25 nghìn
đồng/năm. Điều này cho thấy được rằng tổng thu nhập của hộ vẫn còn thấp.
Đồng thời có sự chênh lệch rất lớn giữa hộ có tổng thu nhập cao nhất và thấp
nhất, sự chênh lệch này có thể giải thích nguyên nhân tại sao độ lệch chuẩn là
con số rất cao (62.118,59 nghìn đồng/năm) so với giá trị trung bình.
Số nam đi học, số nữ đi học: là biến thể hiện số người là nam/nữ đi
học trong gia đình. Số hộ mà có người đi học là nam thấp nhất là không có
người nào và cao nhất 3 người. Đồng thời, số hộ mà có người đi học là nữ
thấp nhất là không có người nào và cao nhất là 4 người. Và không có sự
chênh lệch quá lớn giữa số hộ trung bình có nữ đi học và số hộ trung bình có
nam đi học.
4.2.2. Mô hình Tobit
Để xem các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục
của người dân ở ĐBSCL, bài nghiên cứu sẽ ước lượng mô hình với biến chi
tiêu cho giáo dục là biến phụ thuộc và mô hình Tobit được sử dụng để phân
tích.
Kết quả ước lượng mô hình Tobit cho thấy, kiểm định Corr cho các giá
trị đều nhỏ hơn 0,8, vì vậy hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập
trong mô hình có thể bỏ qua (Mai Văn Nam, 2008). Ngoài ra, giá trị (Prob >
chi2) = 0,0000 cho thấy mô hình nghiên cứu được sử dụng có mức ý nghĩa rất
cao và giá trị Log likelihood = -11.783,689 thể hiện mức độ phù hợp của mô
hình với tổng thể.
Kết quả ước lượng mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu
cho giáo dục của hộ gia đình ở khu vực ĐBSCL được trình bày trong bảng
4.12 sau:
65
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy về mô hình Tobit ước lượng các yếu tố ảnh hưởng
đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở khu vực ĐBSCL 2010
Biến
Hệ số
Sai số chuẩn
Giá trị P_value
TROCAP
3.659,742***
439,360
0,000
HOCTHEM
5.305,108 ***
508,103
0,000
GIOITINHCH
- 485,360 ns
482,055
0,314
HVANCH
436,716***
55,629
0,000
1.361,888 ***
156,864
0,000
- 255,794 ns
493,515
0,604
105,205 ns
717,417
0,883
DANTOC
1.040,517 ns
747,318
0,164
TUOICH
- 45,921***
16,166
0,005
0,010***
0,003
0,003
- 1.0682,43***
1.329,911
0,000
TSONGUOI
VITRI
NGHEO
TTHUNHAP
Hằng số
Số quan sát
1.905
Prob > chi2
0,0000
Log likelihood
- 11.783,689
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư 2010
Ghi chú :
*** có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%
** có ý nghĩa thống kê mức ý nghĩa 5%
* có ý nghĩa thống kê mức ý nghĩa 10%
ns
không có ý nghĩa thống kê
Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo
dục của người dân ĐBSCL cho thấy, ở mức ý nghĩa 1% có 6 biến độc lập tác
động đến việc chi tiêu cho giáo dục của hộ dân gồm có trợ cấp, học thêm, học
vấn của chủ hộ, tổng số người trong gia đình, thu nhập và tuổi của chủ hộ.
Trong đó, các biến độc lập có ý nghĩa thì có các biến như trợ cấp, học thêm,
tổng số người trong hộ gia đình, học vấn của chủ hộ, thu nhập là tương quan
dương và biến tuổi của chủ hộ là tương quan âm. Bên cạnh đó, có 4 biến độc
66
lập (giới tính của chủ hộ, vị trí, nghèo và dân tộc của chủ hộ) là không có tác
động đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ĐBSCL. Các biến
độc lập lần lượt được giải thích như sau:
Trợ cấp và chi tiêu cho giáo dục của hộ
Kết quả ước lượng trong bảng cho thấy hệ số của biến trợ cấp có ý nghĩa
thống kê với mức ý nghĩa rất nhỏ (0,000). Khi các yếu tố khác không đổi thì
hộ nhận được trợ cấp sẽ chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn hộ không nhận được
trợ cấp là 3.659,742 nghìn đồng/năm. Dấu của hệ số biến này là dương và
không phù hợp với dấu kỳ vọng. Điều này có thể giải thích như sau: Hộ gia
đình không có người tham gia đi học thì chắc chắn rằng sẽ không có trợ cấp về
giáo dục, tuy nhiên nếu trong hộ có bất kỳ thành viên nào mà tham gia đi học
thì có thể sẽ có trợ cấp. Thông thường những hộ nhận được trợ cấp chủ yếu là
những hộ có thu nhập bình quân thấp, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, ở vùng sâu,
vùng xa. Đây là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chính vì
vậy, những đối tượng này nếu có thành viên tham gia đi học sẽ được nhận trợ
cấp giáo dục từ Chính phủ. Do đó, sự hỗ trợ này đối với họ là rất cần thiết vì
đây không chỉ giúp cho gia đình bớt đi gánh nặng về chi phí học tập mà còn
tạo động lực để gia đình cho con em đi học tiếp tục và có thể học ở các cấp
học cao hơn. Điều này cũng giải thích được lý do vì sao mà hộ nhận được trợ
cấp sẽ chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn hộ không nhận được trợ cấp.
Học thêm và chi tiêu cho giáo dục của hộ
Học thêm là biến phản ánh gia đình có cho con em họ học thêm hay
không. Theo kết quả ước lượng, dấu hệ số của biến này là dương và phù hợp
với dấu kỳ vọng, có mức ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa rất nhỏ (0,000).
Điều này cũng phù hợp với những lý luận ban đầu, bởi vì học thêm có ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh (Anh, 2007). Và thực tiễn cho
thấy rằng phần lớn những học sinh ở các cấp học phổ thông thường được cha
mẹ cho đi học thêm ngoài giờ học chính thức ở trường. Học thêm ở đây có thể
là học thêm anh văn, vi tính và các môn khác nhằm giúp học sinh có đủ kiến
thức và trau dồi các kỹ năng cần thiết kịp thời đáp ứng tốt cho việc học tập. Vì
thế, mặc dù chi phí học thêm có cao và cao hơn mức học phí của trường nhưng
vẫn có một số gia đình chấp nhận và chịu sẵn lòng chi trả cho khoản phí này.
Cụ thể, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, trung bình hộ có cho con em
họ học thêm thì chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn hộ không có người học thêm
và hơn 5.305,108 nghìn đồng/năm.
67
Học vấn của chủ hộ và chi tiêu cho giáo dục của hộ
Từ kết quả ước lượng của mô hình, dấu của hệ số biến này là dương và
phù hợp với dấu kỳ vọng, có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa rất nhỏ
(0,000). Nếu cố định các yếu tố khác, khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng
thêm 1 lớp thì chi tiêu cho giáo dục tăng thêm 436,716 nghìn đồng/năm. Điều
này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu của nhiều tác giả trước đây,
những chủ hộ có trình độ học vấn cao nên sẽ dễ tiếp cận với thông tin nhanh,
khả năng học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu khoa học công nghệ cao. Hơn nữa
trình độ học vấn cao giúp họ nhận thức được lợi ích về vai trò và tầm quan
trọng của giáo dục nên những hộ gia đình mà trình độ học vấn của chủ hộ cao
thì trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình cũng sẽ cao.
Tổng số người trong gia đình và chi tiêu cho giáo dục của hộ
Qua kết quả ước lượng của mô hình, dấu của hệ số biến này là dương và
phù hợp với dấu kỳ vọng, có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa rất nhỏ
(0,000). Điều này cho ta biết rằng, một gia đình có nhiều thành viên nếu họ
sẵn lòng và chịu đầu tư vào giáo dục thì gia đình đó sẽ có số người đi học
nhiều hơn, tổng chi phí giáo dục cho con em họ cũng sẽ nhiều hơn vì do
những chi phí này được quy định theo đầu người. Cụ thể, khi cố định các yếu
tố khác, số người trong một gia đình tăng thêm 1 người thì chi tiêu cho giáo
dục sẽ tăng lên 1.361,888 nghìn đồng/năm.
Tuổi của chủ hộ và chi tiêu cho giáo dục của hộ
Hệ số biến này có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy, với mức ý
nghĩa rất nhỏ (0,005). Dấu của hệ số biến này là âm và phù hợp với dấu kỳ
vọng. Điều này cho biết được rằng chủ hộ có tuổi càng cao sức khỏe càng yếu,
do đó giảm khả năng lao động. Bên cạnh đó, tuổi già thì trí nhớ không còn
nhạy bén, không còn tốt như thời thiếu niên nên hiệu suất làm việc cũng như
các hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Do đó, chủ hộ tuổi càng cao
thì thu nhập sẽ càng thấp, từ đó mà tổng chi tiêu trong gia đình cũng sẽ thấp.
Vì vậy, hộ có tuổi chủ hộ càng cao sẽ chi tiêu cho giáo dục thấp hơn so với
những chủ hộ tuổi còn trẻ. Cụ thể, với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi
chủ hộ tăng lên 1 tuổi thì chi tiêu cho giáo dục của hộ giảm 45,921 nghìn
đồng/năm.
Tổng thu nhập của hộ và chi tiêu cho giáo dục của hộ
Từ kết quả ước lượng của mô hình, dấu của hệ số biến này là dương và
phù hợp với dấu kỳ vọng, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Điều này
cho thấy rằng tổng thu nhập của gia đình càng cao thì gia đình sẽ có điều kiện
68
cho con cái của họ đi học nhiều hơn. Do đó, với điều kiện các yếu tố khác
không đổi thì tổng thu nhập của hộ tăng lên 1 nghìn đồng/năm thì hộ chi tiêu
cho giáo dục tăng lên 0,01 nghìn đồng/năm. Bên cạnh đó, theo số liệu ở trên
(Hình 4.2) thì chi tiêu cho giáo dục chỉ chiếm 7,74% trong tổng cơ cấu chi tiêu
của hộ gia đình và điều này cho thấy được rằng mức chi tiêu cho giáo dục của
người dân ĐBSCL vẫn còn quá thấp.
Ngoài ra, còn các yếu tố khác như giới tính chủ hộ, vị trí, hộ nghèo, dân
tộc chủ hộ đều có tương quan với chi tiêu cho giáo dục nhưng không có ý
nghĩa về mặt thống kê nên xét về mặt tổng thể thì chi tiêu cho giáo dục của hộ
sẽ không sự khác biệt về giới tính chủ hộ, vị trí, hộ nghèo và dân tộc của chủ
hộ. Các biến độc lập này được giải thích như sau:
Giới tính chủ hộ và chi tiêu cho giáo dục của hộ
Một hộ gia đình khi chi tiêu cho giáo dục thì trước hết họ phải đảm bảo
được mức sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Tuy nhiên, phần lớn những hộ ở
vùng ĐBSCL là những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Vì quá nghèo,
cuộc sống quá khó khăn nên buộc con cái của họ phải nghỉ học sớm cho dù
những hộ đó chủ hộ là nam hay nữ. Do đó, giới tính của chủ hộ sẽ không tác
động đến chi tiêu cho giáo dục của người dân ở ĐBSCL.
Vị trí và chi tiêu cho giáo dục của hộ
Theo số liệu trong mẫu thì ở thành thị có 450 hộ và ở nông thôn có
1.455 hộ. Điều này cho thấy rằng đa phần người dân ở vùng ĐBSCL sống tập
trung chủ yếu ở nông thôn nên ở thành thị không làm ảnh hưởng nhiều. Tuy
nhiên, hộ nghèo, hộ là dân tộc thiểu số, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là
những hộ chiếm đại đa số ở nông thôn. Đây là những đối tượng có mức sống
thấp và điều kiện sống gặp nhiều khó khăn nên việc chi tiêu cho giáo dục rất
thấp và hầu như là con cái trong gia đình của những hộ này thông thường là
phải nghỉ học sớm để phụ giúp công việc đồng án hay đi làm thuê để kiếm
thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Do đó, ở nông thôn dù có tăng thêm 1 hộ
gia đình đi chăng nữa thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến hoạt động chi
tiêu cho giáo dục của vùng. Điều này có thể kết luận rằng việc chi tiêu cho
giáo dục sẽ không có sự khác biệt về vị trí sống của những hộ gia đình thuộc
khu vực ĐBSCL.
Hộ nghèo và chi tiêu cho giáo dục của hộ
Ở vùng ĐBSCL phần lớn là những hộ nghèo thuộc khu vực nông thôn.
Hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân thấp và điều kiện sống gặp
nhiều khó khăn nên việc chi tiêu cho giáo dục cũng gặp nhiều trở ngại. Chính
69
vì quá nghèo, cuộc sống quá khó khăn nên nhiều hộ đã sớm để con em họ phải
nghỉ học. Con cái họ không còn đi học nữa nên những hộ nghèo này hàng
tháng không phải chịu các khoản chi phí về giáo dục. Do họ không chi cho
giáo dục nữa thì sẽ không tác động đến giáo dục nên điều này cũng giải thích
được lý do vì sao dù có tăng thêm 1 hộ là hộ nghèo đi chăng nữa thì cũng
không ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của cả khu vực ĐBSCL.
Dân tộc chủ hộ và chi tiêu cho giáo dục của hộ
Theo số liệu trong mẫu thì dân tộc Kinh có 1.743 hộ và các dân tộc khác
có 162 hộ. Điều này cho thấy rằng ở ĐBSCL dân tộc Kinh là dân tộc chiếm
đại đa số nên những hộ dân tộc khác không làm ảnh hưởng nhiều. Bên cạnh
đó, hộ gia đình dân tộc là thiểu số thì có cuộc sống chật vật hơn, phần lớn là
hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn nên việc đầu tư giáo dục cũng gặp phải
những trở ngại. Do đó, dù có tăng thêm 1 hộ gia đình dân tộc là thiểu số đi
chăng nữa thì cũng sẽ không làm ảnh hưởng gì nhiều đến hoạt động chi tiêu
cho giáo dục của cả khu vực ĐBSCL.
4.2.3. Mô hình Probit
Để hiểu rõ hơn lý do tại sao người dân khi nhận trợ cấp thì chi tiêu cho
giáo dục nhiều hơn và để xem những đối tượng nào được nhận trợ cấp. Vì vậy,
bài nghiên cứu sẽ ước lượng mô hình với trợ cấp là biến phụ thuộc xem các
yếu tố nào ảnh hưởng đến trợ cấp, do trợ cấp là biến giả nên mô hình Probit
được sử dụng để phân tích.
Kết quả ước lượng mô hình Probit cho thấy, kiểm định Corr cho các giá
trị đều nhỏ hơn 0,8, vì vậy hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập
trong mô hình có thể bỏ qua (Mai Văn Nam, 2008). Ngoài ra, giá trị (Prob >
chi2) = 0,0000 cho thấy mô hình nghiên cứu được sử dụng có mức ý nghĩa rất
cao và giá trị Log likelihood = - 784,931 thể hiện mức độ phù hợp của mô
hình với tổng thể.
Kết quả ước lượng mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến trợ cấp
của hộ gia đình ở khu vực ĐBSCL được trình bày trong bảng 4.13 sau:
70
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy về mô hình Probit ước lượng các yếu tố ảnh
hưởng đến trợ cấp của hộ gia đình ở khu vực ĐBSCL năm 2010
Biến
Hệ số
Sai số chuẩn
Giá trị P_value
-0,316***
0,096
0,001
0,087 ns
0,088
0,324
-0,051***
0,010
0,000
0,0670**
0,030
0,027
0,122 ns
0,091
0,178
0,628 ***
0,124
0,000
DANTOC
-0,312**
0,131
0,017
TUOICH
-0,020***
0,003
0,000
-1,74e-06**
6,79e-07
0,011
SNAMDIHOC
1,079***
0,064
0,000
SNUDIHOC
1,075***
0,065
0,000
Hằng số
- 0,294ns
0,228
0,197
HOCTHEM
GIOITINHCH
HVANCH
TSONGUOI
VITRI
NGHEO
TTHUNHAP
Số quan sát
1.905
Prob > chi2
0,0000
Log likelihood
- 784,931
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư 2010
Ghi chú :
*** có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%
** có ý nghĩa thống kê mức ý nghĩa 5%
* có ý nghĩa thống kê mức ý nghĩa 10%
ns
không có ý nghĩa thống kê
Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến trợ cấp của người
dân ĐBSCL cho thấy, ở mức ý nghĩa 1% có 6 biến độc lập tác động đến việc
trợ cấp của hộ dân gồm học thêm, học vấn của chủ hộ, hộ nghèo, tuổi của chủ
hộ, số nam đi học và số nữ đi học. Và ở mức ý nghĩa 5% có 3 biến độc lập tác
động đến việc trợ cấp của hộ dân gồm tổng số người trong gia đình, dân tộc
chủ hộ và tổng thu nhập của hộ gia đình. Trong đó, các biến độc lập có ý nghĩa
71
thì có các biến như tổng số người trong hộ gia đình, hộ nghèo, số nam đi học
và số nữ đi học là tương quan dương với trợ cấp, ngược lại với các biến như
học thêm, trình độ học vấn của chủ hộ, dân tộc chủ hộ, tuổi chủ hộ và tổng thu
nhập của hộ gia đình là tương quan âm với trợ cấp. Bên cạnh đó, có 2 biến độc
lập (giới tính của chủ hộ, vị trí sống) là không có tác động đến việc trợ cấp của
người dân ở ĐBSCL. Các biến độc lập lần lượt được giải thích như sau:
Học thêm và trợ cấp giáo dục của hộ
Từ kết quả ước lượng, hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê với mức ý
nghĩa 1%, dấu của hệ số là âm và phù hợp với dấu kỳ vọng. Khi cố định các
yếu tố khác, hộ nếu có chi cho một thành viên trong hộ đi học thêm thì tỷ lệ
nhận trợ cấp của hộ sẽ thấp hơn 31,6% so với hộ không có người tham gia đi
học thêm. Điều này cho thấy được rằng thông thường hộ mà chi cho học thêm
nhiều nghĩa là hộ gia đình có thu nhập ổn định, có mức sống cao, điều kiện
sống thoải mái nên hộ ít nhận được trợ cấp từ Chính phủ.
Học vấn chủ hộ và trợ cấp giáo dục của hộ
Qua kết quả ước lượng của mô hình, cho thấy rằng hệ số của biến này có
ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%, dấu của hệ số là âm và không phù hợp với
dấu kỳ vọng. Khi cố định các yếu tố khác, hộ gia đình mà chủ hộ có trình độ học
vấn cao thì tỷ lệ nhận được trợ cấp thấp hơn 5,1% so với gia đình của chủ hộ có
trình độ học vấn thấp. Điều này có thể được giải thích như sau: học vấn của chủ hộ
càng cao chứng tỏ gia đình có nguồn thu nhập cao hơn, ổn định hơn những hộ gia
đình mà trình độ học vấn của chủ hộ thấp hơn. Bên cạnh đó, học vấn của chủ hộ
thấp thường là những hộ gia đình nghèo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và có
thu nhập bình quân thấp. Đây là các đối tượng có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó
khăn. Chính vì vậy, tỷ lệ nhận trợ cấp của gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn
thấp sẽ nhiều hơn những hộ gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn cao. Điều này
cũng có tính hợp lý với thực tiễn, bởi vì Chính phủ luôn đặc biệt quan tâm đến các
đối tượng này và có những chính sách phù hợp trong công tác trợ cấp giáo dục cho
họ.
Tổng số người trong gia đình và trợ cấp giáo dục của hộ
Hệ số biến này có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy, với mức ý
nghĩa 5%. Dấu của hệ số biến này là dương và phù hợp với dấu kỳ vọng. Điều
này cho biết được rằng hộ gia đình có nhiều người tham gia đi học thì sẽ nhận
được nhiều nguồn trợ cấp giáo dục hơn. Cụ thể, khi cố định các yếu tố khác thì
hộ gia đình có nhiều người tham gia đi học sẽ nhận được trợ cấp cao hơn hộ
gia đình có ít người tham gia đi học là 6,7%.
72
Hộ nghèo và trợ cấp giáo dục của hộ
Từ kết quả ước lượng, hệ số của biến này có ý nghĩa với mức ý nghĩa
1%, dấu của hệ số là dương và phù hợp với dấu kỳ vọng. Điều này cho thấy
được rằng hộ nghèo luôn có cuộc sống khó khăn và thường không có điều
kiện học tập tốt như những hộ giàu, do đó trợ cấp giáo dục thường hướng tới
những hộ nghèo để tạo điều kiện cho con cái của họ có thể tiếp tục học. Cụ
thể, khi cố định các yếu tố khác thì những người trong hộ gia đình thuộc diện
nghèo có thể được nhận trợ cấp cao hơn những người trong hộ không thuộc
diện nghèo là gần 63%. Tuy nhiên, do họ quá nghèo nên dù có nhận được trợ
cấp đi chăng nữa thì con cái họ vẫn phải bỏ học giữa chừng hoặc nghỉ học
sớm. Điều này cũng giải thích được lý do vì sao trong những năm gần đây
trình độ học vấn của người dân ở ĐBSCL vẫn còn thấp.
Dân tộc chủ hộ và trợ cấp giáo dục của hộ
Theo kết quả ước lượng hệ số biến này có ý nghĩa trong mô hình với
mức ý nghĩa 5%, dấu của hệ số là âm và phù hợp với dấu kỳ vọng. Với hệ số
của biến là -0,312, cho thấy rằng khi cố định các yếu tố khác, thì mức trợ cấp
nhận được của dân tộc Kinh thấp hơn các dân tộc thiểu số khác là 31,2%.
Điều này cũng dễ dàng giải thích được, bởi vì Nhà nước có chính sách ưu
tiên trong việc trợ cấp giáo dục cho con em thuộc đồng bào các dân tộc thiểu
số và mức trợ cấp của các đối tượng này thường cao hơn so với dân tộc Kinh.
Tuy nhiên, các dân tộc thiểu số thì họ sống ở những nơi hẻo lánh, vùng sâu,
vùng xa nên khó tiếp cận với thông tin, phương tiện truyền thông vì thế mà
nhận thức của họ về vai trò cũng như lợi ích của giáo dục trong tương lai vẫn
còn kém. Do đó, mà dù có nhận được trợ cấp thì họ vẫn cho con em họ nghỉ
học sớm.
Tuổi chủ hộ và trợ cấp giáo dục của hộ
Qua kết quả ước lượng của mô hình, cho thấy hệ số của biến này có ý
nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%, dấu của hệ số là âm và không phù hợp với
dấu kỳ vọng. Khi cố định các yếu tố khác, hộ gia đình chủ hộ có tuổi cao thì tỷ lệ
nhận trợ cấp sẽ thấp hơn chủ hộ có tuổi nhỏ là 2%. Điều này có thể giải thích như
sau: phần lớn những hộ gia đình ở ĐBSCL sinh sống chủ yếu bằng nghề nông
nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản nên khi tuổi chủ hộ càng lớn thì khả năng
lao động càng kém, năng suất lao động thấp, nguồn thu nhập chính của hộ
cũng từ đó mà giảm xuống, kéo theo chi tiêu trong gia đình cũng giảm nên vấn
đề đầu tư cho giáo dục sẽ là gánh nặng cho hộ. Mặc dù có nhận được trợ cấp
nhưng tỷ lệ nhận trợ cấp quá thấp, còn mức học phí thì hằng năm vẫn cứ tăng,
do đó hộ vẫn còn gặp khó khăn trong việc trang trải cho chi phí học tập và khả
73
năng là hộ sớm sẽ cho con em họ nghỉ học giữa chừng. Chính vì việc học hành
của con em trong những hộ gia đình này không được ổn định nên đã hạn chế
việc tiếp cận với các dịch vụ trợ cấp giáo dục. Bởi lẽ, có tham gia đi học lâu
dài ở các cấp học cao hơn thì có nhiều cơ hội tiếp cận với dịch vụ trợ cấp giáo
dục hơn. Do đó, tuổi chủ hộ càng cao thì tỷ lệ nhận trợ cấp của hộ gia đình
càng thấp.
Tổng thu nhập của hộ và trợ cấp giáo dục của hộ
Theo kết quả ước lượng của mô hình, hệ số của biến này có ý nghĩa
thống kê với mức ý nghĩa 5%, dấu của hệ số là âm và phù hợp với dấu kỳ vọng.
Điều này cho thấy rằng, khi tổng thu nhập của hộ tăng thì chứng tỏ điều kiện sống
của hộ phần nào đã được cải thiện, mức sống của hộ cao hơn trước và hộ có khả
năng sẽ thoát nghèo. Do đó, Nhà nước sẽ giảm bớt phần trợ cấp hoặc ngừng hẳn trợ
cấp đối với những hộ này, thay vì tiếp tục trợ cấp cho các hộ này thì Nhà nước lấy
nguồn kinh phí đó trợ cấp cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn. Cụ thể, khi cố
định các yếu tố khác, nếu tổng thu nhập của hộ tăng lên 1 nghìn đồng/năm thì trợ
cấp giáo dục của hộ sẽ giảm 1,74 x 10-6 nghìn đồng/năm tương đương 0,00174
đồng/năm (quá nhỏ). Như vậy, khi tổng thu nhập của hộ tăng lên thì mức trợ cấp
cho giáo dục của hộ giảm không đáng kể.
Số người nam đi học/số người nữ đi học và trợ cấp giáo dục của hộ
Từ kết quả ước lượng, hệ số của hai biến này có ý nghĩa với mức ý
nghĩa 1%, dấu của hệ số hai biến này là dương và phù hợp với dấu kỳ vọng.
Điều này cho thấy rằng, khi cố định các yếu tố khác, trong gia đình có thêm
người đi học thì trợ cấp cho giáo dục của hộ gia đình tăng lên đối với nam là
107,9% và đối với nữ là 107,5%. Rõ ràng số người đi học có sự ảnh hưởng
đến việc trợ cấp của gia đình và không có sự chênh lệch quá lớn giữa nam và
nữ trong việc nhận trợ cấp.
Ngoài ra, còn các biến độc lập có tác động tích cực đến việc trợ cấp của
hộ gia đình ở ĐBSCL như giới tính chủ hộ, vị trí sống của hộ. Tuy nhiên, do
các hệ số của chúng đều không có ý nghĩa thống kê nên xét về mặt tổng thể
thì việc trợ cấp của hộ sẽ không có sự khác biệt về giới tính chủ hộ và vị trí
sống của những hộ gia đình ở khu vực ĐBSCL. Các biến này được giải thích
như sau:
Giới tính chủ hộ và trợ cấp giáo dục của hộ:
Giới tính của chủ hộ không ảnh hưởng đến trợ cấp là điều tất nhiên, bởi
vì khi được xét trợ cấp thì Chính phủ cùng với các cấp chính quyền địa
phương và nhà trường sẽ có sự phối hợp đồng bộ và xét duyệt dựa trên hộ là
74
hộ nghèo hay gia đình thuộc diện chính sách, hộ là dân tộc thiểu số hoặc là hộ
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy, giới tính của chủ hộ thì không
có liên quan đến vấn đề xét trợ cấp của hộ.
Vị trí sống và trợ cấp của hộ:
Theo số liệu trong mẫu thì ở nông thôn có 1.455 hộ và ở thành thị có
450 hộ. Điều này cho thấy rằng đa phần người dân ở vùng ĐBSCL sống tập
trung chủ yếu ở nông thôn nên ở thành thị không làm ảnh hưởng nhiều. Bên
cạnh đó, hộ sống ở vùng sâu, vùng xa là dân tộc thiểu số, hộ điều kiện kinh tế
khó khăn hay hộ nghèo; thường là những hộ này thuộc vùng nông thôn, đây
là những đối tượng được Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương đặc
biệt quan tâm trong công tác xét trợ cấp, vì vậy khi ở thành thị dù có tăng
thêm 1 hộ đi chăng nữa thì cũng sẽ không tác động nhiều đến việc trợ cấp hay
nói cách khác là điều này sẽ không đủ sức làm thay đổi chính sách trợ cấp tại
một thời điểm nhất định của Chính phủ. Do đó, việc trợ cấp của hộ không có
sự khác biệt về vị trí sống của những hộ gia đình thuộc khu vực ĐBSCL.
Tóm lại có nhiều yếu tố tác động đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của
người dân ở ĐBSCL. Theo kết quả ước lượng, ta thấy các biến độc lập như:
học thêm, trợ cấp, học vấn của chủ hộ, tổng số người trong gia đình, tuổi của
chủ hộ là các biến có tác động đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người
dân ở ĐBSCL. Trong đó, biến trợ cấp có tác động lớn và tương quan dương
đối với hoạt động chi tiêu cho giáo dục của hộ. Điều này ngụ ý rằng những hộ
khi nhận được trợ cấp là những hộ sử dụng chúng đúng mục đích và đạt hiệu
quả cao hay phần lớn những hộ nhận được trợ cấp giáo dục thì hộ sẽ bớt đi
gánh nặng trong việc trang trải cho chi phí học tập, cũng từ đó mà tạo được
niềm tin để hộ có động lực cho con em họ đi học trong thời gian lâu dài và có
thể học ở các cấp học cao hơn. Vì thế mà những hộ có nhận được trợ cấp sẽ
chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn.
Ngoài ra, hoạt động chi tiêu cho giáo dục còn có sự khác biệt giữa trình
độ học vấn của chủ hộ, chủ hộ có trình độ học vấn cao thì nhận thức cao hơn,
có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, có nhiều kinh nghiệm hơn vì thế thu nhập
cũng sẽ cao, mức sống được nâng cao và điều kiện sống tốt hơn, do đó vấn đề
chi tiêu cho giáo dục của hộ cũng sẽ được quan tâm nhiều hơn và hộ rất sẵn
lòng chi cho các khoản phí về giáo dục của các thành viên khi tham gia đi học.
Hơn nữa, tuổi chủ hộ còn đưa đến sự khác biệt trong chi tiêu cho giáo dục của
hộ nhưng mức ảnh hưởng vẫn còn thấp, điều này ngụ ý rằng phần lớn hộ ở
ĐBSCL sống tập trung ở nông thôn và sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, do đó tuổi chủ hộ càng cao thì sức khỏe lao động không
75
còn tốt nữa nên việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh cũng kém hiệu quả hơn,
cũng theo đó mà nguồn thu nhập chính của gia đình sẽ giảm xuống, vì thế mà
tuổi chủ hộ càng cao thì hộ gặp phải những khó khăn trong việc trang trải cho
các khoản chi phí, đặc biệt chi tiêu sinh hoạt hằng ngày và đầu tư vào giáo
dục.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn cho biết có sự khác biệt giữa hộ nghèo
và hộ không nghèo, giữa dân tộc Kinh và các dân tộc khác trong vấn đề nhận
trợ cấp từ phía Chính phủ. Cụ thể, hộ nghèo nhận được trợ cấp cao hơn hộ
không nghèo là gần 63%, mức trợ cấp nhận được của dân tộc Kinh thấp hơn
các dân tộc thiểu số khác là 31,2%. Điều này cho thấy các đối tượng nhận trợ
cấp chủ yếu là những hộ nghèo, dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa. Điều
này cũng có tính hợp lý, bởi trong thực tiễn Chính phủ luôn đặc biệt quan tâm
và có những chính sách trợ cấp phù hợp đối với các đối tượng này. Tuy nhiên,
tỷ lệ trợ cấp còn thấp, do hộ quá nghèo nên dù có nhận được trợ cấp đi chăng
nữa thì hộ vẫn cho con em họ nghỉ học sớm. Chính vì vậy mà những năm gần
đây trình độ học vấn của người dân ở ĐBSCL vẫn còn thấp.
76
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH DỘ HỌC VẤN CỦA
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Kết quả nghiên cứu cho thấy trợ cấp có tác động đến hoạt động chi tiêu
cho giáo dục của người dân ở ĐBSCL. Các đối tượng trợ cấp chủ yếu là
người nghèo, dân tộc thiểu số, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên
việc tiếp cận với trợ cấp của các đối tượng này vẫn còn hạn chế, vì thế họ vẫn
còn khó khăn trong việc đảm bảo và nâng cao mức sống của gia đình và càng
bất lợi hơn khi hộ gặp phải những cú sốc như gia đình có người ốm đau, đám
tang hay tai nạn. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn cho thấy sự khác biệt trong
việc nhận trợ cấp giữa các tỉnh, các cấp học, giới tính, khu vực sống. Cụ thể,
tỷ lệ nhận trợ cấp không phân bố đồng đều giữa các tỉnh, thành ở ĐBSCL;
khu vực nông thôn nhận trợ cấp nhiều hơn khu vực thành thị; tỷ lệ nhận trợ
cấp ở nam giới nhiều hơn nữ giới và bên cạnh đó, thì Chính phủ chỉ tập trung
trợ cấp chủ yếu cho cấp tiểu học và sẽ thấp dần ở các cấp học cao hơn.
Phần lớn các hộ nhận được trợ cấp sẽ chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn,
bởi lẽ khi nhận được trợ cấp hộ sẽ giảm bớt áp lực về trang trải cho chi phí
học tập, từ đó đã khuyến khích, động viên được họ giúp hộ có động lực tiếp
tục cho con em họ đi học tuy nhiên cũng có nhiều hộ gia đình mặc dù có nhận
được trợ cấp giáo dục của Chính phủ nhưng cũng phải cho con em họ nghỉ
học sớm vì điều kiện sống của gia đình còn hạn hẹp, mức sống vẫn còn thấp
và tỷ lệ nhận trợ cấp giáo dục chưa cao nên hộ không đủ khả năng trang trải
cho chi phí học tập của con em họ. Do đó mà trong những năm gần đây trình
độ học vấn của người dân vùng ĐBSCL vẫn còn thấp.
Vì vậy, để nâng cao trình độ học vấn của người dân ĐBSCL thì trước
hết phải nâng cao chất lượng giáo dục của vùng. Tuy nhiên, muốn nâng cao
chất lượng giáo dục của vùng thì vấn đề cần chú tâm lúc này là phải xác định
đổi mới tư duy về phát triển giáo dục, xác định mục tiêu đào tạo cho từng bậc
học, cấp học, khi đã xác định sản phẩm đào tạo của từng cấp học thì mới có
thể đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp và thiết kế nội dung chương trình
hợp lý phù hợp với từng lứa tuổi học sinh.
Bên cạnh đó, cần hướng tới việc nâng cao khả năng tiếp cận trợ cấp giáo
dục của Chính phủ cho các học sinh – sinh viên trong từng vùng, từng địa
phương, đồng thời góp phần thực hiện tốt các chủ trương cũng như phát huy
tối ưu hiệu quả từ những chính sách của Chính phủ trong công tác hỗ trợ về
77
sự nghiệp phát triển giáo dục của cả khu vực ĐBSCL. Sau đây là một số giải
pháp được đưa ra nhằm nâng cao khả năng tiếp cận trợ cấp từ Chính phủ cho
hộ và đồng thời nâng cao trình độ học vấn của người dân ở ĐBSCL trong thời
gian tới.
5.1 NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TIẾP CẬN DỊCH VỤ GIÁO DỤC
ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN VÀ GIẢM TÌNH TRẠNG NGHÈO
5.1.1 Cần nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ, trợ cấp từ
nhiều phía cho người dân
Do những năm gần đây Chính phủ chỉ tập trung trợ cấp chủ yếu cho cấp
tiểu học và sẽ thấp dần ở những cấp học cao hơn. Vì vậy, trong thời gian tới
Chính phủ cần chú trọng và quan tâm nhiều hơn về vấn đề trợ cấp giáo dục ở
các cấp học cao hơn chẳng hạn như trợ cấp cho sinh viên cao đẳng, đại học và
sau đại học. Bởi vì, đây là đội ngũ lao động có tri thức, có trình độ kỹ thuật,
chuyên môn cao sẽ đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng và
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung.
Nguồn kinh phí trợ cấp phân bổ chưa đồng đều giữa các tỉnh, khu vực
sống và các vùng. Do đó, Nhà nước cần tập trung đầu tư cho các vùng khó
khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch
về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền. Đặc biệt chú ý đến con thương
binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn và học sinh khuyết tật thông qua phát triển các loại quỹ khuyến học,
khuyến tài trong các tổ chức xã hội, trong các cộng đồng dân cư.
Người dân ở các vùng sâu, vùng xa họ khó tiếp cận được phương tiện
thông tin truyền thông. Vì vậy các chính sách miễn, giảm học phí của Chính
phủ đối với những học sinh ở vùng sâu, vùng xa, con em gia đình khó khăn
cần được tuyên truyền rộng rãi, cụ thể, rõ ràng và minh bạch. Bởi vì, những
chính sách hỗ trợ này nó không chỉ góp phần tháo gỡ những khó khăn, giảm
bớt đi gánh nặng về vấn đề chi tiêu cho giáo dục trong cuộc sống của người
dân mà còn ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng và phát triển giáo dục lâu dài
của khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần tăng cường công tác hỗ trợ về giáo dục
chẳng hạn như: cho sinh viên vay vốn học tập với lãi suất thấp hay không lãi
suất, mặt khác là đơn giản hóa các thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay phục vụ cho việc học
tập. Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến công tác phổ cập giáo dục mang
tính chất đại trà, rộng rãi và có thêm nhiều những chính sách khuyến khích
78
người dân học nhiều hơn như trợ cấp, học bổng, miễn giảm học phí để có thể
từng bước nâng cao trình độ học vấn cho người dân.
Đồng thời, về phía nhà trường cần đẩy mạnh công tác hỗ trợ cũng như
việc thu hút các nguồn học bổng, tài trợ từ phía các tổ chức kinh tế - xã hội,
các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tạo điều kiện giúp đỡ những học
sinh – sinh viên nghèo, khuyết tật, mồ côi cha mẹ, dân tộc thiểu số, gia đình
có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, để tránh tình trạng học bổng, trợ cấp được
trao đại trà, rộng rãi thì nhà trường cần có sự sàng lọc kỹ và lựa chọn những
học sinh – sinh viên được nhận trợ cấp là những đối tượng xứng đáng.
Hơn nữa, các cấp chính quyền ở địa phương phải thường xuyên rà soát,
đánh giá tình hình chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình để kịp thời lập
vào danh sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho các hộ khó khăn tại địa phương
hưởng lợi từ các chính sách trợ cấp (miễn giảm học phí, học bổng chính sách,
vay vốn lãi suất thấp phục vụ việc học) giúp học sinh – sinh viên an tâm hơn
trong quá trình học tập, góp phần nâng cao trình độ dân trí của người dân.
5.1.2 Giảm tình trạng hộ nghèo trong khu vực và giảm nghèo trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Ở ĐBSCL có nhiều hộ gia đình nghèo, hộ là dân tộc thiểu số, hộ thuộc
diện chính sách, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Những đối tượng này vì quá
nghèo, cuộc sống quá khó khăn nên con cái của họ phải nghỉ học sớm mặc dù
vẫn có nhận được trợ cấp từ phía Chính phủ. Do đó giảm tình trạng nghèo là
điều hết sức cần thiết. Để thực được điều này:
Nhà nước cần tạo điều kiện cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
phát triển sản xuất, tăng thu nhập thông qua hình thức đào tạo nghề gắn với
việc làm cho người nghèo và hướng dẫn họ ăn từ các mô hình sản xuất và
chuyển giao kỹ thuật, khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng lao động là đồng
bào dân tộc, có những chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo, hỗ trợ cho
người nghèo, người dân tộc khám chữa bệnh, có chính sách hỗ trợ nhà ở, điện
nước, sinh hoạt, trợ cấp đột xuất cho hộ có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai,
bệnh tật, bệnh hiểm nghèo, đồng thời có chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí
cho những hộ nghèo, dân tộc thiểu số có nhu cầu về lĩnh vực: đất đai, nhà ở,
thừa kế, hộ khẩu, hôn nhân gia đình, bảo hiểm xã hội, lao động việc làm.
79
5.2 NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CHO
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
5.2.1 Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân
lực trong sự nghiệp phát triển giáo dục
Những năm qua trình độ học vấn của người dân vùng ĐBSCL vẫn còn
thấp. Để giáo dục - đào tạo ĐBSCL phát triển, Nhà nước cần tập trung xây
dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực và tăng đầu tư ngân sách cho
giáo dục. Xây dựng mạng lưới trường học, cơ sở đào tạo, nhằm tạo điều
kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận giáo dục một cách tốt nhất. Từng
bước giảm sự chênh lệch về trình độ học vấn giữa nông thôn và thành thị, giữa
nam và nữ, giữa các tỉnh và vùng, miền trong khu vực.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi
trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trên
phương diện cả ba mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề. Phát triển
quy mô hợp lý cả giáo dục đại trà và mũi nhọn, xây dựng xã hội học tập, tạo
điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, tổ chức phát hiện,
đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ngay từ bậc học phổ thông.
Trình độ tay nghề của người dân còn yếu kém. Vì thế, các trung tâm đào
tạo và giáo dục nghề cần phát triển năng lực, trình độ, nghiệp vụ chuyên môn
trong công tác dạy nghề. Không chỉ tổ chức dạy nghề ở thị xã, thị trấn mà còn
tổ chức dạy nghề trong xã, gần nhà, ban đêm để phụ nữ có gia đình, những
người làm ruộng ban ngày có thể tham gia học nghề mà không bỏ bê công việc
gia đình cũng như không ảnh hưởng đến việc làm thêm kiếm sống của người
học việc. Đồng thời, cần tập trung tăng nhanh quy mô đào tạo công nhân và
cán bộ kỹ thuật lành nghề ở những lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận trình độ
tiên tiến thế giới.
Về phía nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học giáo
dục, giải quyết tốt những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới
giáo dục. Các trường đại học, cao đẳng cần chấn chỉnh, sắp xếp và xây dựng
lại hệ thống, tiếp tục đổi mới chương trình và nội dung đào tạo, đổi mới mạnh
mẽ về phương pháp giảng dạy, khắc phục lối truyền thụ một chiều, đổi mới về
cơ sở vật chất, trang thiết bị và hình thức tuyển sinh đầu vào của sinh viên,
không duy trì các hình thức đào tạo có chất lượng kém. Đẩy mạnh công tác
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và các giáo viên, giảng viên ở tất cả các cấp
học, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ.
80
5.2.2 Xây dựng hệ thống giáo dục đa dạng hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế
Cần tăng cường xây dựng hệ thống giáo dục đa dạng về phương thức học
tập, đảm bảo rằng “ai cũng được học hành”, hệ thống giáo dục phải chuẩn hóa
với những tiêu chí tiên tiến, hiện đại đảm bảo sự liên kết trong và ngoài nước
trên cơ sở chuẩn hóa với các yếu tố đảm bảo trong từng cấp học và trình độ
đào tạo. Hệ thống giáo dục có chất lượng cao sẽ là tiền đề cho phát triển khoa
học công nghệ, khai thác và vận dụng hiệu quả nguồn tri thức của dân tộc, từ
đó làm nền tảng cho công cuộc xây dựng nền kinh tế tri thức ở nước ta.
Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường công tác quản lý và hoàn thiện hệ thống
giáo dục quốc dân theo hướng mở và liên thông chuẩn hóa, đa dạng hóa , hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong
đó đặc biệt là coi trọng đào tạo nhân lực có chất lượng cao ở tất cả các cấp
trình độ.
Ngoài ra, Bộ giáo dục cần phải rà soát lại toàn bộ chương trình và sách
giáo khoa phổ thông. Sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ
về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học,
chuẩn bị kỹ việc xây dựng và triển khai thực hiện toàn bộ chương trình giáo
dục phổ thông mới theo hướng hiện đại phù hợp và có hiệu quả. Đổi mới, hiện
đại hóa chương trình giáo dục đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp.
Tuy nhiên việc thiết lập chương trình phải đảm bảo gắn với yêu cầu thực
tế. Cụ thể là doanh nghịêp cần gì nhà trường thiết kế chương trình đúng theo
yêu cầu đó, khi kết thúc học phần, học viên có thể ra trường đi làm, ứng dụng
ngay những kiến thức đã học, sau này nếu có điều kiện thì học viên có thể liên
thông lên các cấp cao hơn; đảm bảo tính liên thông. Chương trình học có thể
bắt đầu ở đào tạo sơ cấp sau đó nâng lên trung cấp và công nhân kỹ thuật và
tiến tới là kỹ sư. Quy hoạch tốt học nghề, dạy nghề chính là góp phần quan
trọng trong khâu then chốt nhất: tạo công ăn việc làm cho học viên.
5.2.3 Cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hóa giữa Chính phủ, các
cấp chính quyền địa phương và nhà trường trong việc nâng cao trình độ
học vấn của người dân ở ĐBSCL
Nhà nước cần tập trung đổi mới và hoàn thiện thể chế quản lý về giáo
dục trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính giáo dục. Bên cạnh đó,
tăng hiệu lực quản lý Nhà nước trong toàn ngành ở tất cả các cấp quản lý Nhà
nước, đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, nhà trường
và địa phương nhằm quán triệt trong việc phân cấp quản lý giáo dục phù hợp
với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
81
Đồng thời, Nhà trường phải tăng cường hợp tác với các trường quốc tế
về giáo dục đặc biệt là nội dung và chương trình đào tạo. Bởi trong thời kỳ hội
nhập quốc tế giáo dục càng phải đảm bảo phát triển bền vững, không ngừng
nâng cao chất lượng, phát huy tối đa nội lực, giữ vững độc lập tự lập và định
hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế giới. Mở
rộng hợp tác đào tạo đa phương gắn liền với việc tăng cường công tác quản lý
của chính quyền địa phương và Nhà nước.
Bên cạnh đó, sự nghiệp giáo dục nước ta luôn phát triển đặt ra những yêu
cầu và đòi hỏi ngày càng cao về trình độ và chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ
sư phạm của nhà giáo và năng lực quản lý của các cán bộ quản lý giáo dục. Vì
thế, Nhà trường cần đẩy mạnh thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước trong việc chú trọng xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ giảng
dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý. Bởi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
giỏi là chìa khóa, là nhân tố trung tâm cho sự nghiệp phát triển giáo dục, là
nhân tố đảm bảo cho lợi thế giáo dục nước ta phát triển và cạnh trạnh được với
các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
82
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Theo kết quả nghiên cứu thì có nhiều yếu tố tác động hoạt động chi tiêu
cho giáo dục của người dân ở ĐBSCL. Một yếu tố tác động tiêu cực đến hoạt
động chi tiêu cho giáo dục của hộ là tuổi của chủ hộ và các yếu tố tác động
tích cực đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của hộ như trợ cấp, học thêm,
tổng số người trong gia đình và trình độ học vấn của chủ hộ. Trong số các yếu
tố có tác động tích cực đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của hộ thì yếu tố
nhận được trợ cấp là có mức độ ảnh hưởng lớn làm cho hoạt động chi tiêu giáo
dục của hộ tăng 3.659,742 nghìn đồng/năm.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỷ lệ nhận trợ cấp ở khu vực
ĐBSCL chưa cao, và Chính phủ chỉ tập trung trợ cấp chủ yếu là ở các cấp
học thấp đặc biệt là ở cấp tiểu học, còn các cấp học cao hơn ít nhận được trợ
cấp từ phía Chính phủ. Ngoài ra, tỷ lệ nhận trợ cấp không phân bố đồng đều
giữa các tỉnh, thành ở ĐBSCL; tỷ lệ nhận trợ cấp ở nam giới nhiều hơn nữ
giới; ở khu vực nông thôn nhiều hơn ở thành thị. Bài nghiên cứu còn cho biết
có sự khác biệt giữa hộ nghèo và hộ không nghèo, giữa dân tộc Kinh và các
dân tộc khác trong vấn đề nhận trợ cấp từ phía Chính phủ. Cụ thể, hộ nghèo
nhận được trợ cấp cao hơn hộ không nghèo là gần 63%, mức trợ cấp nhận
được của dân tộc Kinh thấp hơn các dân tộc thiểu số khác là 31,2%.
Bên cạnh đó, cho thấy đa phần các hộ nhận được trợ cấp sẽ chi tiêu cho
giáo dục nhiều hơn, bởi lẽ khi nhận được trợ cấp hộ sẽ giảm bớt đi gắng nặng
cũng như áp lực về trang trải cho chi phí học tập của con em họ, từ đó đã tạo
niềm tin, động viên được họ giúp hộ có động lực tiếp tục cho con em họ đi
học, tuy nhiên thực tế cho thấy rằng cũng có nhiều hộ gia đình mặc dù có
nhận được trợ cấp giáo dục của Chính phủ nhưng cũng phải cho con em họ
nghỉ học giữa chừng vì điều kiện sống của gia đình còn khó khăn, mức sống
vẫn còn thấp và có lẽ vì tỷ lệ nhận trợ cấp giáo dục chưa cao nên hộ không đủ
khả năng trang trải cho chi phí học tập của con em họ trong thời gian lâu dài
ở các cấp học cao hơn. Điều này cũng giải thích được lý do vì sao trong
những năm gần đây trình độ học vấn của người dân vùng ĐBSCL vẫn còn
thấp.
Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy còn có sự khác biệt về hoạt
động chi tiêu cho giáo dục của hộ giữa trình độ học vấn của chủ hộ, học thêm,
83
tổng số người trong gia đình, tuổi chủ hộ. Cụ thể, nếu cố định các yếu tố khác,
khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng thêm 1 bậc thì chi tiêu cho giáo dục tăng
thêm 436,716 nghìn đồng/năm, trung bình hộ có cho con em họ học thêm thì
chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn hộ không có người học thêm và hơn 5.305,108
nghìn đồng/năm, số người trong một gia đình tăng thêm 1 người thì chi tiêu
cho giáo dục sẽ tăng lên 1.361,888 nghìn đồng/năm, tuy nhiên khi chủ hộ tăng
lên 1 tuổi thì chi tiêu cho giáo dục của hộ giảm 45,921 nghìn đồng/năm.
6.2. KIẾN NGHỊ
Vấn đề cải thiện mức sống để đầu tư vào giáo dục cũng như nâng cao
trình độ học vấn của người dân ĐBSCL là trách nhiệm không chỉ của Nhà
nước, của các cơ sở giáo dục, của chính quyền địa phương mà còn là của
chính bản thân người dân.
Và để giúp các hộ nghèo, học sinh – sinh viên khuyết tật, là dân tộc thiểu
số, có hoàn cảnh khó khăn, là con gia đình thương binh, liệt sĩ tại địa phương
được hưởng lợi từ các chính sách, chương trình của Chính phủ thì một trong
những giải pháp thiết thực đó là nâng cao khả năng tiếp cận trợ cấp cho người
dân. Nếu chính sách đạt được hiệu quả không chỉ mang lại lợi ích cho hộ gia
đình mà còn mang lại lợi ích cho xã hội và đất nước. Nhận định vấn đề trên và
để thực hiện được điều này thì một số kiến nghị xin được đề ra để nâng cao
khả năng tiếp cận trợ cấp và nâng cao trình độ học vấn của người dân ĐBSCL.
- Đối với Nhà nước
Nhà nước cần đưa ra các chủ trương và chính sách phù hợp, giảm bớt các
thủ tục rườm rà, đơn giản hóa các quy định nhằm tạo điều kiện cho hộ gia đình
nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với trợ cấp dễ dàng hơn.
Rà soát và thiết kế lại các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, hộ có
hoàn cảnh khó khăn, hộ là dân tộc thiểu số, là con thương binh, liệt sĩ. Đồng
thời, phân phối nguồn trợ cấp rộng khắp địa phương để hộ dễ dàng tiếp cận và
nhất là những hộ nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho người khuyết tật
học tập. Tăng cường và bổ sung các hình thức trợ cấp vào chính sách hỗ trợ
chẳng hạn như: cung cấp sách giáo khoa và học phẩm miễn phí, hoặc giảm giá
bán sách giáo khoa cho học sinh – sinh viên khuyết tật, có hoàn cảnh khó
khăn, ở vùng sâu, vùng xa.
Để nâng cao trình độ học vấn của người dân ĐBSCL nói riêng và cả
nước nói chung. Nhà nước cần đẩy mạnh công tác đầu tư cho giáo dục, nhưng
tránh tình trạng đầu tư một cách đại trà, tràn lan, gây lãng phí, mà phải là sự
84
đầu tư hợp lý, khoa học, có chiến lược lâu dài, có sự gắn kết đồng bộ giữa các
loại hình đào tạo và giữa công tác đào tạo với công tác tạo việc làm.
Ðồng thời, chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao
động của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Công khai các chế độ hỗ trợ đội
ngũ giáo viên tham gia đề án đào tạo nghề cũng như các đối tượng học nghề.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần chủ động có những chính sách hỗ trợ cho ngân
sách địa phương, để địa phương có nguồn kinh phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị, phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng hay các buổi tập huấn,
dạy nghề. Nhà nước cần sớm xây dựng cơ chế học phí mới sao cho đảm bảo
sự phù hợp giữa nhà trường, người học và xã hội.
- Đối với Nhà trường
Nhà trường cần tăng cường cải tiến nội dung, đổi mới chương trình đào
tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ phù hợp với từng đối tượng và đặc điểm
của từng địa phương, nên hạn chế việc cung cấp lý thuyết mà tăng cường coi
trọng thực hành, tăng cường các nội dung mang tính thiết thực. Đặc biệt chú
trọng bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ trường và giáo
viên theo phương pháp giảng dạy tích cực, phương pháp kiểm tra đánh giá kết
quả học tập với nhiều hình thức đa dạng.
Bên cạnh đó, Nhà trường tiếp tục chủ động đổi mới tư duy dạy học,
phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh – sinh viên trên
cơ sở trung thực, khách quan và khoa học. Nhà trường cũng có thể kiến nghị
với Nhà nước để được hỗ trợ nguồn kinh phí trong việc mua sắm các trang
thiết bị giáo dục, xây dựng và nâng cấp trường, lớp nhằm đáp ứng kịp thời nhu
cầu dạy và học theo hướng tích cực.
Nhà trường cần sớm xây dựng hệ thống giáo dục đa dạng hóa, phù hợp
theo hướng tích cực và hoàn thiện cơ chế miễn, giảm học phí, học bổng, tín
dụng cho học sinh – sinh viên thuộc diện chính sách xã hội, học sinh – sinh
viên nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, tiếp tục tăng cường hỗ trợ học bổng cho học
sinh – sinh viên giỏi, có thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa
học.
- Đối với Chính quyền địa phương
Tăng cường công tác chỉ đạo trong việc hỗ trợ các hoạt động giáo dục
trên địa bàn như tuyên truyền chính sách trợ cấp, chính sách vay vốn lãi suất
thấp cho học sinh – sinh viên phục vụ việc học đến từng hộ gia đình.
Từng địa phương phải thường xuyên rà soát để nắm bắt tình hình cuộc
sống của người dân tại địa phương để xét duyệt hộ nghèo, hộ bất ngờ gặp các
85
cú sốc, hộ có hoàn cảnh khó khăn nhằm kịp thời lập danh sách hỗ trợ để họ
được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ.
Các cấp chính quyền tại địa phương cần đẩy mạnh công tác rà soát, tổ
chức khảo sát, điều tra và xem xét, đánh giá một cách khách quan về thực
trạng đào tạo và giáo dục dựa trên tinh thần trung thực, có cơ sở khoa học,
đồng thời có phương án đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, có những buổi tập
huấn, dạy nghề miễn phí nhằm xây dựng đội ngũ lao động tri thức phù hợp với
điều kiện và đặc điểm của từng địa phương.
- Đối với hộ gia đình
Các thành viên trong gia đình phải có nguyện vọng và tích cực tham gia
học tập ở trường, lớp hay các buổi tập huấn, đào tạo nghề do chính quyền địa
phương hoặc nhà trường tổ chức để trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng cũng
như trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, từ đó có hướng sản xuất và kinh
doanh có hiệu quả và cải thiện được thu nhập, mức sống người dân sẽ ổn định
hơn trước, việc đầu tư cho giáo dục cũng cao hơn góp phần nâng cao trình độ
học vấn của người dân.
Bên cạnh đó, từng hộ gia đình phải tạo mọi điều kiện để cho con em học
hành, không để nghỉ học giữa chừng nhằm tạo ra thế hệ trẻ có trình độ học vấn
cao, đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao trong tương lai. Đồng thời hộ
phải thường xuyên cập nhật, tiếp cận với thông tin về những chính sách hỗ trợ
về giáo dục của Chính phủ, tự xem xét bản thân gia đình mình có thuộc diện
có được nhận trợ cấp nào từ phía Chính phủ hay không, để kịp thời liên hệ với
chính quyền tại địa phương nhằm sớm được hưởng lợi ích từ những chính
sách hỗ trợ.
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Thị Thanh, 2005. Phát triển nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2020. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh
2. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản Văn hóa
Thông tin.
3. Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên, 2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
tình trạng học sinh bỏ học ở khu vực nông thôn – thành phố Đà Nẵng. Tuyển
tập Báo cáo: Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 6, trang 129133. Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
4. Nguyễn Quốc Nghi, 2013. Ứng dụng spss và stata trong nghiên cứu kinh tế.
Đại học Cần Thơ.
5. Phạm Lê Thông, 2011. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với thu nhập
của người lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đại học Cần Thơ.
6. Tổng cục thống kê, 2010. Kết quả khảo sát mức sống dân cư. Nhà xuất bản
Thống kê.
7. Tổng cục thống kê, 2012. Niên giám thống kê tóm tắt, 2012. Hà Nội: Nhà
xuất bản Thống kê.
8. Và các trang wed của Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh ĐBSCL; Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam; Bộ LĐ-TB&XH; Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo
dục Chuyên nghiệp.
Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. Hai – Anh, Dang., 2007. The determinants and impact of private tutoring
classes in Vietnam. Development Research Group. Forthcoming at Economics
of Education Review
2. Gomez, Orazio Attanasio Emla Fitzsimons Ana., 2005. The Impact of a
Conditional Education Subsidy on School Enrolment in Colombia
3. Tansel, A., 2005. Demand for education in Turkey: A tobit analysis of
private tutoring expenditures.
.
87
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả thống kê các biến trong mô hình
. sum
chigd
> h tthunhap
Variable |
trocap hocthem gioitinhch hvanch tsonguoi vitri ngheo dantoc tuoic
snamdihoc snudihoc
Obs
Mean
Std. Dev.
Min
Max
-------------+-------------------------------------------------------chigd |
1905
1756.264
5817.183
0
164431
trocap |
1905
.3144357
.4644126
0
1
hocthem |
1905
.1538058
.3608572
0
1
gioitinhch |
1905
.7270341
.4456004
0
1
hvanch |
1905
5.918635
4.086537
0
16
-------------+-------------------------------------------------------tsonguoi |
1905
3.912336
1.504608
1
12
vitri |
1905
.2362205
.4248707
0
1
ngheo |
1905
.096063
.294755
0
1
dantoc |
1905
.9149606
.2790135
0
1
tuoich |
1905
49.52073
14.15412
11
94
-------------+-------------------------------------------------------tthunhap |
1905
64992.25
62118.59
2380
821657
snamdihoc |
1905
.4288714
.6228375
0
3
snudihoc |
1905
.4099738
.6195394
0
4
88
Phụ lục 2: Kết quả ước lượng của mô hình Probit
probit
trocap hocthem gioitinhch hvanch tsonguoi vitri ngheo dantoc tuoich tt
> hunhap snamdihoc snudihoc
Iteration 0:
log likelihood = -1186.0604
Iteration 1:
log likelihood = -791.78248
Iteration 2:
log likelihood = -784.93666
Iteration 3:
log likelihood = -784.93056
Iteration 4:
log likelihood = -784.93056
Probit regression
Log likelihood = -784.93056
Number of obs
=
1905
LR chi2(11)
=
802.26
Prob > chi2
=
0.0000
Pseudo R2
=
0.3382
-----------------------------------------------------------------------------trocap |
Coef.
Std. Err.
z
P>|z|
[95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------hocthem |
-.3163467
.0962142
-3.29
0.001
-.5049231
-.1277703
gioitinhch |
.0872327
.0884795
0.99
0.324
-.0861839
.2606494
hvanch |
-.0507945
.0104947
-4.84
0.000
-.0713637
-.0302252
tsonguoi |
.0670282
.0303455
2.21
0.027
.0075521
.1265043
vitri |
.1220939
.0906398
1.35
0.178
-.0555568
.2997446
ngheo |
.6275078
.1244888
5.04
0.000
.3835144
.8715013
dantoc |
-.3119412
.130912
-2.38
0.017
-.5685239
-.0553585
tuoich |
-.0196843
.0029767
-6.61
0.000
-.0255185
-.0138501
tthunhap |
-1.74e-06
6.79e-07
-2.55
0.011
-3.07e-06
-4.04e-07
snamdihoc |
1.078768
.06421
16.80
0.000
.9529184
1.204617
snudihoc |
1.075407
.0654045
16.44
0.000
.9472167
1.203598
_cons |
-.2941631
.2278299
-1.29
0.197
-.7407016
.1523753
------------------------------------------------------------------------------
89
Phụ lục 3: Kết quả kiểm tra tự tương quan
corr hocthem gioitinhch hvanch tsonguoi vitri ngheo dantoc tuoich tthunhap sna
> mdihoc snudihoc
(obs=1905)
|
hocthem gioiti~h
hvanch tsonguoi
vitri
ngheo
dantoc
-------------+--------------------------------------------------------------hocthem |
1.0000
gioitinhch |
0.0359
1.0000
hvanch |
0.1577
0.1790
1.0000
tsonguoi |
0.1254
0.1742
-0.0106
1.0000
vitri |
0.0644
-0.0948
0.2237
-0.0078
1.0000
ngheo |
-0.0847
-0.0722
-0.1954
-0.0331
-0.0723
1.0000
dantoc |
0.0882
0.0329
0.1579
-0.0540
0.0145
-0.1561
1.0000
tuoich |
-0.0838
-0.1951
-0.2570
0.0256
0.0580
0.0012
-0.0449
tthunhap |
0.1584
0.0612
0.3099
0.3311
0.2015
-0.2037
0.0676
snamdihoc |
0.2508
0.1003
0.1615
0.2845
0.0099
-0.0214
0.0377
snudihoc |
0.2769
0.0746
0.1171
0.3107
-0.0070
0.0086
0.0013
|
tuoich tthunhap snamdi~c snudihoc
-------------+-----------------------------------tuoich |
1.0000
tthunhap |
0.0152
1.0000
snamdihoc |
-0.1468
0.1333
1.0000
snudihoc |
-0.1596
0.1231
-0.0135
90
1.0000
Phụ lục 4: Kết quả ước lượng của mô hình Tobit
tobit
chigd trocap hocthem gioitinhch hvanch vitri ngheo dantoc
tsonguoi t
> uoich tthunhap, ll (0)
Tobit regression
Log likelihood = -11783.689
Number of obs
=
1905
LR chi2(10)
=
520.07
Prob > chi2
=
0.0000
Pseudo R2
=
0.0216
-----------------------------------------------------------------------------chigd |
Coef.
Std. Err.
t
P>|t|
[95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------trocap |
3659.742
439.3595
8.33
0.000
2798.063
4521.421
hocthem |
5305.108
508.1035
10.44
0.000
4308.607
6301.609
gioitinhch |
-485.3597
482.0553
-1.01
0.314
-1430.774
460.0552
hvanch |
436.7163
55.62893
7.85
0.000
327.616
545.8167
vitri |
-255.7942
493.5154
-0.52
0.604
-1223.685
712.0964
ngheo |
105.2051
717.4166
0.15
0.883
-1301.804
1512.214
dantoc |
1040.517
747.3182
1.39
0.164
-425.1358
2506.17
tsonguoi |
1361.888
156.8641
8.68
0.000
1054.243
1669.532
tuoich |
-45.92144
16.16638
-2.84
0.005
-77.62722
-14.21567
tthunhap |
.0102593
.0034246
3.00
0.003
.003543
.0169756
_cons |
-10682.43
1329.911
-8.03
0.000
-13290.68
-8074.191
-------------+---------------------------------------------------------------/sigma |
7550.046
164.5308
7227.366
7872.727
-----------------------------------------------------------------------------Obs. summary:
799
1106
left-censored observations at chigd nhap
(obs=1905)
|
trocap
hocthem gioiti~h
hvanch
vitri
ngheo
dantoc
-------------+--------------------------------------------------------------trocap |
1.0000
hocthem |
0.1030
1.0000
gioitinhch |
0.0876
0.0359
1.0000
hvanch |
-0.0117
0.1577
0.1790
vitri |
-0.0333
0.0644
-0.0948
0.2237
1.0000
ngheo |
0.1399
-0.0847
-0.0722
-0.1954
-0.0723
1.0000
dantoc |
-0.0610
0.0882
0.0329
0.1579
0.0145
-0.1561
1.0000
1.0000
tsonguoi |
0.2492
0.1254
0.1742
-0.0106
-0.0078
-0.0331
-0.0540
tuoich |
-0.2202
-0.0838
-0.1951
-0.2570
0.0580
0.0012
-0.0449
tthunhap |
-0.0080
0.1584
0.0612
0.3099
0.2015
-0.2037
0.0676
| tsonguoi
tuoich tthunhap
-------------+--------------------------tsonguoi |
1.0000
tuoich |
0.0256
1.0000
tthunhap |
0.3311
0.0152
1.0000
92
Phụ lục 6: Kết quả kiểm tra ttest (chi tiêu cho giáo dục)
ttest
chigd, by (trocap)
Two-sample t test with equal variances
-----------------------------------------------------------------------------Group |
Obs
Mean
Std. Err.
Std. Dev.
[95% Conf. Interval]
---------+-------------------------------------------------------------------0 |
1306
1716.445
181.7861
6569.497
1359.82
2073.07
1 |
599
1843.08
150.399
3680.936
1547.706
2138.455
---------+-------------------------------------------------------------------combined |
1905
1756.264
133.2801
5817.183
1494.873
2017.654
---------+-------------------------------------------------------------------diff |
-126.6353
287.1224
-689.743
436.4725
-----------------------------------------------------------------------------diff = mean(0) - mean(1)
Ho: diff = 0
Ha: diff < 0
-0.4410
degrees of freedom =
1903
Ha: diff != 0
Pr(T < t) = 0.3296
ttest
t =
Ha: diff > 0
Pr(|T| > |t|) = 0.6592
Pr(T > t) = 0.6704
chigd, by (hocthem)
Two-sample t test with equal variances
-----------------------------------------------------------------------------Group |
Obs
Mean
Std. Err.
Std. Dev.
[95% Conf. Interval]
---------+-------------------------------------------------------------------0 |
1612
1223.921
105.1471
4221.627
1017.681
1430.16
1 |
293
4685.058
618.6914
10590.29
3467.398
5902.718
---------+-------------------------------------------------------------------combined |
1905
1756.264
133.2801
5817.183
1494.873
2017.654
---------+-------------------------------------------------------------------diff |
-3461.137
360.9191
-4168.976
-2753.299
-----------------------------------------------------------------------------diff = mean(0) - mean(1)
Ho: diff = 0
Ha: diff < 0
Pr(T < t) = 0.0000
t =
-9.5898
degrees of freedom =
1903
Ha: diff != 0
Pr(|T| > |t|) = 0.0000
93
Ha: diff > 0
Pr(T > t) = 1.0000
ttest
chigd, by (gioitinhch)
Two-sample t test with equal variances
-----------------------------------------------------------------------------Group |
Obs
Mean
Std. Err.
Std. Dev.
[95% Conf. Interval]
---------+-------------------------------------------------------------------0 |
520
1520.623
334.0281
7617.013
864.4097
2176.836
1 |
1385
1844.735
133.7279
4976.761
1582.404
2107.066
---------+-------------------------------------------------------------------combined |
1905
1756.264
133.2801
5817.183
1494.873
2017.654
---------+-------------------------------------------------------------------diff |
-324.1119
299.1671
-910.8419
262.618
-----------------------------------------------------------------------------diff = mean(0) - mean(1)
Ho: diff = 0
Ha: diff < 0
-1.0834
1903
Ha: diff != 0
Pr(T < t) = 0.1394
ttest
t =
degrees of freedom =
Ha: diff > 0
Pr(|T| > |t|) = 0.2788
Pr(T > t) = 0.8606
chigd, by (vitri)
Two-sample t test with equal variances
-----------------------------------------------------------------------------Group |
Obs
Mean
Std. Err.
Std. Dev.
[95% Conf. Interval]
---------+-------------------------------------------------------------------0 |
1455
1493.168
120.4382
4594.049
1256.917
1729.42
1 |
450
2606.938
406.0736
8614.122
1808.897
3404.979
---------+-------------------------------------------------------------------combined |
1905
1756.264
133.2801
5817.183
1494.873
2017.654
---------+-------------------------------------------------------------------diff |
-1113.769
312.8202
-1727.276
-500.2628
-----------------------------------------------------------------------------diff = mean(0) - mean(1)
Ho: diff = 0
Ha: diff < 0
Pr(T < t) = 0.0002
t =
-3.5604
degrees of freedom =
1903
Ha: diff != 0
Pr(|T| > |t|) = 0.0004
94
Ha: diff > 0
Pr(T > t) = 0.9998
ttest
chigd, by (dantoc)
Two-sample t test with equal variances
-----------------------------------------------------------------------------Group |
Obs
Mean
Std. Err.
Std. Dev.
[95% Conf. Interval]
---------+-------------------------------------------------------------------0 |
162
554.4012
86.34378
1098.977
383.8888
724.9136
1 |
1743
1867.968
145.1613
6060.375
1583.26
2152.677
---------+-------------------------------------------------------------------combined |
1905
1756.264
133.2801
5817.183
1494.873
2017.654
---------+-------------------------------------------------------------------diff |
-1313.567
476.9847
-2249.035
-378.0994
-----------------------------------------------------------------------------diff = mean(0) - mean(1)
Ho: diff = 0
Ha: diff < 0
-2.7539
1903
Ha: diff != 0
Pr(T < t) = 0.0030
ttest
t =
degrees of freedom =
Ha: diff > 0
Pr(|T| > |t|) = 0.0059
Pr(T > t) = 0.9970
chigd, by (ngheo)
Two-sample t test with equal variances
-----------------------------------------------------------------------------Group |
Obs
Mean
Std. Err.
Std. Dev.
[95% Conf. Interval]
---------+-------------------------------------------------------------------0 |
1722
1871.593
146.1189
6063.496
1585.004
2158.183
1 |
183
671.0273
166.0149
2245.809
343.4659
998.5888
---------+-------------------------------------------------------------------combined |
1905
1756.264
133.2801
5817.183
1494.873
2017.654
---------+-------------------------------------------------------------------diff |
1200.566
451.5721
314.9378
2086.195
-----------------------------------------------------------------------------diff = mean(0) - mean(1)
Ho: diff = 0
Ha: diff < 0
Pr(T < t) = 0.9960
t =
2.6586
degrees of freedom =
1903
Ha: diff != 0
Pr(|T| > |t|) = 0.0079
95
Ha: diff > 0
Pr(T > t) = 0.0040
Phụ lục 7: Kết quả kiểm tra ttest (trợ cấp)
. ttest
trocap, by (hocthem)
Two-sample t test with equal variances
-----------------------------------------------------------------------------Group |
Obs
Mean
Std. Err.
Std. Dev.
[95% Conf. Interval]
---------+-------------------------------------------------------------------0 |
1612
.2940447
.0113513
.4557535
.2717797
.3163096
1 |
293
.4266212
.0289435
.4954324
.3696569
.4835854
---------+-------------------------------------------------------------------combined |
1905
.3144357
.0106404
.4644126
.2935677
.3353037
---------+-------------------------------------------------------------------diff |
-.1325765
.0293449
-.190128
-.0750249
-----------------------------------------------------------------------------diff = mean(0) - mean(1)
Ho: diff = 0
Ha: diff < 0
-4.5179
degrees of freedom =
1903
Ha: diff != 0
Pr(T < t) = 0.0000
ttest
t =
Ha: diff > 0
Pr(|T| > |t|) = 0.0000
Pr(T > t) = 1.0000
trocap, by (ngheo)
Two-sample t test with equal variances
-----------------------------------------------------------------------------Group |
Obs
Mean
Std. Err.
Std. Dev.
[95% Conf. Interval]
---------+-------------------------------------------------------------------0 |
1722
.2932636
.0109741
.4553905
.2717397
.3147875
1 |
183
.5136612
.0370486
.5011846
.4405611
.5867613
---------+-------------------------------------------------------------------combined |
1905
.3144357
.0106404
.4644126
.2935677
.3353037
---------+-------------------------------------------------------------------diff |
-.2203976
.0357629
-.2905361
-.150259
-----------------------------------------------------------------------------diff = mean(0) - mean(1)
Ho: diff = 0
Ha: diff < 0
Pr(T < t) = 0.0000
t =
-6.1627
degrees of freedom =
1903
Ha: diff != 0
Pr(|T| > |t|) = 0.0000
96
Ha: diff > 0
Pr(T > t) = 1.0000 ttest
ttest
trocap, by (dantoc)
Two-sample t test with equal variances
-----------------------------------------------------------------------------Group |
Obs
Mean
Std. Err.
Std. Dev.
[95% Conf. Interval]
---------+-------------------------------------------------------------------0 |
162
.4074074
.0387239
.4928754
.330935
.4838798
1 |
1743
.3057946
.0110391
.4608754
.2841433
.3274459
---------+-------------------------------------------------------------------combined |
1905
.3144357
.0106404
.4644126
.2935677
.3353037
---------+-------------------------------------------------------------------diff |
.1016128
.0380845
.026921
.1763046
-----------------------------------------------------------------------------diff = mean(0) - mean(1)
Ho: diff = 0
Ha: diff < 0
2.6681
degrees of freedom =
1903
Ha: diff != 0
Pr(T < t) = 0.9962
ttest
t =
Ha: diff > 0
Pr(|T| > |t|) = 0.0077
Pr(T > t) = 0.0038
trocap, by (gioitinhch)
Two-sample t test with equal variances
-----------------------------------------------------------------------------Group |
Obs
Mean
Std. Err.
Std. Dev.
[95% Conf. Interval]
---------+-------------------------------------------------------------------0 |
520
.2480769
.0189582
.4323126
.2108328
.2853211
1 |
1385
.3393502
.0127275
.4736598
.314383
.3643174
---------+-------------------------------------------------------------------combined |
1905
.3144357
.0106404
.4644126
.2935677
.3353037
---------+-------------------------------------------------------------------diff |
-.0912733
.0237995
-.137949
-.0445975
-----------------------------------------------------------------------------diff = mean(0) - mean(1)
Ho: diff = 0
Ha: diff < 0
Pr(T < t) = 0.0001
t =
-3.8351
degrees of freedom =
1903
Ha: diff != 0
Pr(|T| > |t|) = 0.0001
97
Ha: diff > 0
Pr(T > t) = 0.9999
[...]... tầm quan trọng của giáo dục đối với đời sống của người dân, chi phí học tập có ảnh hưởng tích cực đến cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xem xét ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân được thực hiện ở khu vực ĐBSCL – Việt Nam Vì thế, nghiên cứu về ảnh hưởng của trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân có ý nghĩa thiết... ảnh hưởng của trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục, nhằm phân bổ hợp lý nguồn lực trong giáo dục, góp phần nâng cao trình độ dân trí của người dân ở ĐBSCL 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng chung về tình hình trợ cấp và cơ cấu chi tiêu cho giáo dục đối với người dân ở ĐBSCL hiện nay Mục tiêu 2: Phân tích ảnh hưởng của yếu tố trợ cấp và các yếu tố khác đến hoạt động chi tiêu. .. đặc biệt là trong việc sử dụng tin học và tiếp cận internet trong thời kì nước ta đang hội nhập với nền kinh tế thế giới 16 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân Những nguyên nhân chính nào mà ảnh hưởng hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân? Trợ cấp giáo dục là một trong những... quan trọng của việc trợ cấp cho giáo dục đối với hộ nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và cả nước nói chung là hết sức cần thiết Từ đó, đề tài được chọn để nghiên cứu là: Phân tích ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long .Việc thực hiện đề tài này sẽ là bổ sung quý giá cho lý luận... tiêu cho giáo dục của người dân ở ĐBSCL Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn của người dân ở ĐBSCL trong thời gian tới 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu (1) Tình hình trợ cấp cho giáo dục và tình hình chi tiêu cho giáo dục của người dân ở ĐBSCL hiện nay ra sao? (2) Trợ cấp có thật sự ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của. .. mức trợ cấp người dân nhận được còn thấp và cơ cấu chi tiêu cho giáo dục còn nhiều bất cập và hạn chế Số người trong gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi chủ hộ, tổng thu nhập trong gia đình, giới tính của chủ hộ, dân tộc chủ hộ có ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở ĐBSCL (đặc điểm của hộ) Học thêm, trợ cấp, khu vực sống, hộ nghèo có ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho. .. trọng của việc học đối với tương lai của con cái họ sau này Số người trong gia đình là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục Vì thực tế cho thấy nếu số người có đi học càng nhiều trong gia đình thì việc chi tiêu cho giáo dục sẽ càng nhiều 17 Khu vực sống cũng là yếu tố ảnh hưởng đến đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục (Đặng Hải Anh, 2007; Tansel, 2005) Phần lớn người dân. .. tay nghề kỹ thuật chuyên môn của người dân mà sống ở nông thôn thấp hơn thành thị Nghèo cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục Do điều kiện và mức sống thấp nên phần lớn các hộ nghèo sẽ chi tiêu cho giáo dục ít hơn các hộ giàu Dân tộc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục Thông thường dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng và giao kém phát... đồng SNAMDIHOC Số người nam đi học trong hộ Người + SNUDIHOC Số người nữ đi học trong hộ Người + 24 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TRỢ CẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1.1 Đặc điểm và điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Đồng bằng sông Cửu Long (còn gọi là vùng đồng bằng. .. hộ gia đình hay không? Nếu có ảnh hưởng thì có sự khác biệt nào về chi tiêu cho giáo dục giữa hộ nhận được trợ cấp và hộ không nhận được trợ cấp? (3) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân ở ĐBSCL? (4) Liệu những chính sách và giải pháp nào thì phù hợp trong mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo, nhằm nâng cao trình độ dân trí của người dân ở ĐBSCL trong thời gian tới? 1.3.2