Bảng 4.11: Thống kê mô tả các biến trong mô hình cho mẫu ởvùng ĐBSCL
Biến số Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
Chi tiêu cho giáo dục (nghìn đồng/năm )
1.905 1.756,26 5.817,18 0 164.431 Chi tiêu giáo dục khác 0 3.025,03 7.380,16 39 164.431
Học thêm 1.905 0,15 0,36 0 1 Trợ cấp 1.905 0,31 0,46 0 1 Học vấn chủ hộ 1.905 5,92 4,09 0 16 Tổng sốngười trong hộ 1.905 3,91 1,50 1 12 Giới tính chủ hộ 1.905 0,72 0,45 0 1 Vị trí 1.905 0,24 0,42 0 1 Nghèo 1.905 0,10 0,29 0 1 Dân tộc 1.905 0,91 0,27 0 1 Tuổi chủ hộ 1.905 49,52 14,15 11 94 Tổng thu nhập của hộ (nghìn đồng/năm) 1.905 64.992,25 62.118,59 2.380 821.657 Sốnam đi học 1.905 0,43 0,62 0 3 Số nữđi học 1.905 0,41 0,62 0 4
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư 2010
Chi tiêu cho giáo dục: là biến thể hiện tình hình chi tiêu cho việc học hành của các thành viên trong gia đình ở khu vực ĐBSCl. Theo số liệu thống kê chi tiêu thấp nhất của hộ là 0 nghìn đồng/năm, chi tiêu cao nhất là 164.431 nghìn đồng/năm, đồng thời chi tiêu giáo dục trung bình của hộ là 1.756,26 nghìn đồng/năm. Điều này cho thấy được rằng chi tiêu cho giáo dục của hộ
64
trong vùng còn thấp, do phần lớn các hộ thuộc khu vực có thu nhập và mức sống thấp.
Chi tiêu giáo dục khác 0: là biến thể hiện những hộ có chi tiêu cho giáo dục. Theo số liệu thống kê, hộ có chi tiêu cho giáo dục thấp nhất là 39 nghìn đồng/năm và cao nhất là 164.431 nghìn đồng/năm.
Trợ cấp (Có = 1, không = 0): là biến thể tình hình trợ cấp cho giáo dục của người đi học trong vùng ĐBSCL. Kết quả cho thấy là giá trị trung bình của biến trợ cấp là 0,31; tức là tỷ lệ nhận trợ cấp trung bình của vùng chỉđạt 31%. Điều này cho thấy rằng tình hình được nhận trợ cấp của người dân trong vùng vẫn còn thấp.
Học thêm (Có =1, không = 0): là biến thể hiện cho tình hình học thêm của người học trong gia đình ởĐBSCL. Giá trị trung bình của biến học thêm là 0,1; điều này thể hiện rằng học sinh trong vùng có học thêm ít hơn số học sinh không đi học thêm và tỷ lệ số học sinh có học thêm chiếm gần 10% trong tổng số học sinh có tham gia đi học.
Học vấn chủ hộ: là biến thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ. Kết quả cho thấy giá trị thấp nhất là 0; tức là chủ hộ không có bằng cấp hoặc chưa học hết lớp 1, còn lớn nhất là 16; nghĩa là chủ hộ có bằng cấp sau đại học. Trình độ học vấn của chủ hộ có giá trị trung bình là 5,92, nghĩa là trình độ học vấn của chủ hộ chỉtương đương với cấp THCS, điều này chứng tỏ rằng người dân ởĐBSCL phần lớn người học chủ yếu tập trung học ở các cấp học thấp hơn.
Tổng số người trong hộ: là biến thể hiện cho tất cả thành viên trong từng hộ gia đình ởvùng ĐBSCL. Giá trị thấp nhất thể hiện có ít nhất 1 người và giá trị cao nhất thể hiện có nhiều nhất là 12 thành viên trong hộ gia đình. Giá trị trung bình của biến số là 3,91 nghĩa là đa số các hộ có gần 4 người trong gia đình.
Vị trí (thành thị =1, nông thôn =0): là biến thể hiện khu vực sống của người dân trong vùng ĐBSCL, có giá trị trung bình là 0,24. Nghĩa là ở ĐBSCL phần lớn người dân thường sống tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.
Giới tính chủ hộ (Nam=1, Nữ = 0): là biến thể hiện chủ hộ là nam hay nữ ở vùng ĐBSCL, có giá trị trung bình là 0,72. Điều này có nghĩa, gia đình mà chủ hộ là nam thì chiếm phần lớn các hộ trong mẫu và chiếm trên 70%.
Nghèo (Có= 1, Không =0): là biến thể hiện tình trạng hộ được chính quyền xếp vào diện nghèo năm 2010 có giá trị trung bình là 0,1. Điều này
65
cho thấy rằng, hộ nghèo chiếm gần 10% tổng số hộ ở vùng ĐBSCL và phần lớn những hộ này có mức sống rất thấp và điều kiện sống còn khó khăn.
Dân tộc ( Kinh =1, Khác =0): là biến thể hiện dân tộc của chủ hộ với giá trị là 0,91 gần với giá trị là 1 nên phần lớn số chủ hộ trong mẫu là dân tộc Kinh và phần nhỏ còn lại là các dân tộc khác gồm dân tộc Hoa, Khmer, Nùng và Xơ – đăng.
Tuổi chủ hộ: là biến đại diện cho tuổi của chủ hộ. Tuổi chủ hộ nhỏ nhất là 11 tuổi, lớn nhất là 94 tuổi và tuổi trung bình của chủ hộ là 49 tuổi.
Tổng thu nhập: là thể hiện tổng thu nhập của hộ gia đình ởĐBSCL. Theo số liệu thống kê thì tổng thu nhập của hộ thấp nhất là 2.380 nghìn đồng/năm và cao nhất là 821.657 nghìn đồng/năm. Đồng thời, giá trị trung bình tổng thu nhập của hộ trong khu vực nghiên cứu là 64.992,25 nghìn đồng/năm. Điều này cho thấy được rằng tổng thu nhập của hộ vẫn còn thấp. Đồng thời có sự chênh lệch rất lớn giữa hộ có tổng thu nhập cao nhất và thấp nhất, sự chênh lệch này có thể giải thích nguyên nhân tại sao độ lệch chuẩn là con số rất cao (62.118,59 nghìn đồng/năm) so với giá trị trung bình.
Số nam đi học, số nữ đi học: là biến thể hiện số người là nam/nữ đi học trong gia đình. Số hộ mà có người đi học là nam thấp nhất là không có người nào và cao nhất 3 người. Đồng thời, số hộ mà có người đi học là nữ thấp nhất là không có người nào và cao nhất là 4 người. Và không có sự chênh lệch quá lớn giữa số hộ trung bình có nữđi học và số hộ trung bình có nam đi học.