Giới hạn về lĩnh vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở đồng bằng sông cửu long (Trang 61)

Do đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục nên bài nghiên cứu chỉ tập trung xoáy sâu vào vấn đề trợ cấp giáo dục cho người học đã tác động đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ĐBSCL như thế nào. Đặc biệt là những hộ gia đình đã nhận được trợ cấp trong thời gian qua. Bên cạnh đó, để phù hợp với mục tiêu ước lượng của đề tài nghiên cứu mà trong bài nghiên cứu có sự trích lọc và chọn lựa các biến có đặc điểm phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu. Dữ liệu được nghiên cứu trong đề tài bao gồm 1.905 hộ sống ở cả thành thị và nông thôn trong đó có 7.453 người sinh sống trên địa bàn khu vực ĐBSCL.

4.1.3 Tình hình chi tiêu cho giáo dục trong mẫu điều tra ở khu vực

ĐBSCL

Thực tế cho thấy rằng một bộ phận lớn người dân ở ĐBSCL trong độ tuổi đi học nhưng rất ít được đi học, nguyên nhân là vì mức sống người dân còn thấp, nhiều hộ gia đình còn nghèo không đủ khả năng chi trả chi phí cho việc học tập của con cái họ, bên cạnh đó một số bộ phận đã trưởng thành sớm tham gia vào lao động sản xuất. Để thấy rõ sự biến động về hiện trạng giáo dục ở khu vực ĐBSCL, bảng số liệu sau sẽ cho thấy được tình hình đi học cụ thể của hộgia đình ở khu vực ĐBSCL.

51

Bảng 4.1: Tình hình đi học của người dân trong mẫu ởĐBSCL

Đơn vị tính: hộ

Số người đi học Hộgia đình Tỷ trọng (%)

0 809 42,47 1 674 35,38 2 353 18,53 3 60 3,15 4 8 0,42 6 1 0,05 Tổng 1.905 100.00

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010

Qua bảng số liệu thấy rằng tình hình đi học ởĐBSCL vẫn còn thấp. Cụ thể, trong 1.905 hộ thì chỉ có 1.096 hộ có người tham gia đi học, chỉ chiếm 57,53% và có 809 hộ không có người tham gia đi học, chiếm đến 42,47%. Điều này cho thấy rằng tình hình đi học của người dân ĐBSCL vẫn còn thấp vì thế mà trình độ học vấn của vùng vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng dân trí chung của cả nước. Vì thế, để trình độ học vấn được nâng cao trong thời gian tới thì vấn đềđầu tư cho việc học trong giai đoạn hiện nay là rất cấp thiết, mà muốn được vậy cần phải có sự chuẩn bị học tập chu đáo ngay từ bây giờđể đạt kết quả tốt và với mong muốn đạt kết quả cao như thế trong học tập hay các kì thi, thì hầu hết những học sinh ngoài giờ học chính thức trên lớp, họ còn phải chịu một khoản chi cho việc học thêm. Bởi vì học thêm là một trong những yếu tốtác động lớn đến kết quả học tập của học sinh.

Bảng 4.2: Tình hình học thêm của người dân trong mẫu ởĐBSCL

Đơn vị tính: hộ Khu vực Học thêm Tổng Không Thành thị 362 88 450 Nông thôn 1.250 205 1.455 Tổng 1.612 293 1.905

52

Nhìn chung tình hình đi học thêm của người dân ở ĐBSCL chiếm tỷ trọng vẫn còn thấp. Cụ thể, trong số 1.905 hộ thì có đến 293 hộđã đi học thêm và chiếm tỷ lệ 15,38%. Điều này thể hiện cụ thểhơn việc học thêm giữa nông thôn và thành như sau: trong số 450 hộ ở thành thị thì có đến 88 hộ có đi học thêm, và trong số 1455 hộ ở nông thôn thì có đến 205 hộcó đi học thêm. Mặc dù học thêm thường ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh - sinh viên. Tuy nhiên việc học thêm ởĐBSCL chiếm tỷ trọng vẫn còn thấp nguyên nhân là do phần lớn hộ gia đình ở ĐBSCL có mức sống và thu nhập thấp nên chi phí để trang trải cho việc học thêm rất hạn hẹp và khó khăn.

Đơn vị tính: (%)

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010

Hình 4.1: Tỷ lệ (%) đi học thêm phân theo khu vực của người dân ở ĐBSCLnăm 2010

Qua biểu đồ thấy rằng tình hình đi học thêm của người dân ở cả thành thị và nông thôn chỉ chiếm 15,38% so với số người có tham gia đi học của cả khu vực ĐBSCL. Riêng ở nông thôn tình hình đi học thêm chiếm 14,09% so với số người có tham gia đi học thuộc vùng nông thôn, ở thành thị tình hình đi học thêm chiếm tỷ trọng cao hơn cao hơn ở nông thôn và chiếm 19,56% so với số người có tham gia đi học thuộc vùng thành thị. Điều này cho thấy mức sống thành cao hơn nông thôn nên việc chi tiêu cho học thêm cũng cao hơn và bên cạnh đó thì tình hình chi tiêu cho học thêm của người dân vẫn còn thấp, nguyên nhân có thể là do phần lớn người dân trong khu vực có mức thu nhập bình quân thấp và điều kiện sống khó khăn nên gặp nhiều trở ngại cho việc đầu tư vào giáo dục, nhất là cho con em họđi học thêm.

53

4.1.4 Trình độ học vấn trong mẫu điều tra ở khu vực ĐBSCL

Trình độ học vấn cao là một trong những yếu tố tác động theo chiều hướng tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy rằng vùng ĐBSCL mặc dù có đủđiều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và nâng cao trình độ học vấn của người dân nhưng lại là vùng có mặt bằng dân trí thấp so với mặt bằng chung của cảnước. Thông qua bảng số liệu sau sẽ giúp cho việc phân tích và xem xét lại trình độ học vấn của người dân trong vùng được cụ thểhơn : Bảng 4.3: Trình độ học vấn phân theo giới tính trong mẫu ởĐBSCL

Đơn vị tính: hộ Trình độ học vấn chủ hộ Giới tính chủ hộ Tổng Nữ Nam Không có bằng cấp 95 87 182 Lớp 1 22 45 67 Lớp 2 59 100 159 Lớp 3 67 125 192 Lớp 4 49 138 187 Lớp 5 60 211 271 Lớp 6 35 104 139 Lớp 7 20 71 91 Lớp 8 17 82 99 Lớp 9 26 136 162 Lớp 10 6 26 32 Lớp 11 5 46 51 Lớp 12 13 63 76 Giáo dục nghề 28 94 122 Cao đẳng 6 12 18 Đại học 11 42 53 Sau đại học 1 3 4 Tổng 520 1.385 1.905

54

Dựa vào bảng số liệu trên cùng với số liệu của Tổng cục thống kê vào năm 2010 cho thấy trình độ học vấn của người dân ở ĐBSCL vẫn còn quá thấp so với mặt chung của cảnước. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của người dân ởĐBSCL có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ. Có thể thấy rằng số hộ mà chủ hộ là nữ giới không có bằng cấp cao hơn so với số hộ mà chủ hộ là nam giới và ngược lại số hộ mà chủ hộ là nữ giới có bằng cấp cao lại thấp hơn so với số hộ mà chủ hộ là nam giới. Ngoài ra, cũng dễ thấy rằng số hộ mà chủ hộ là nam ở tất cả các cấp học đều cao hơn số hộ mà chủ hộ là nữ. Bởi lẽ, thông thường thì người nam có điều kiện học cao hơn so với nữ giới, vì nữ giới thường quán xuyến việc nhà, chăm sóc con cái và chồng, vì vậy nam giới thường được học tập và có trình độ học vấn cao hơn là điều hợp lý. Thực tế hiện nay cho thấy trình độ học vấn luôn là vấn đềđược toàn xã hội quan tâm. Bước vào thời đại CNH, HĐH mà trình độ học vấn của người dân ĐBSCL vẫn còn thấp thì sẽ rất khó khăn và những hạn chế trong việc bắt kịp trình độ kỹ thuật hiện đại, các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, học tập, từ đó mà tay nghề của người dân chưa cao, vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém. Chính vì trình độ học vấn thấp và tay nghề yếu kém sẽ làm cho năng suất lao động và thu nhập bình quân của người dân ởĐBSCL những năm qua vẫn luôn thấp hơn các khu vực khác.

4.1.5 Tình hình hộ nhận được trợ cấp trong mẫu điều tra ởĐBSCL

4.1.5.1 T l nhn tr cp ca h nghèo trong mu ĐBSCL

Vùng ĐBSCL phần lớn hộ sống tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và là một bộ phận sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản; vì thế mà luôn bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Bởi vì lẽ đó mà họ có thu nhập thấp và không ổn định, thu nhập thấp khiến họ không đảm bảo được mức sống của mình và dễ đưa họ vào cảnh đói nghèo. Đồng thời thu nhập thấp khiến họ chỉquan tâm là làm sao ngày có đủ hai bữa ăn là tốt lắm rồi nên việc nghĩ đến đầu tư vào chuyện học hành của con cái có vẻnhư đối với họ là mờ nhạt và không được chú trọng. Do đó, Chính phủ có những chính sách hỗ trợ phù hợp đối với hộ nghèo, nhất là về các khoản chi tiêu cho giáo dục nhằm tìm cách giúp hộ nghèo bớt đi gánh nặng về chi phí đầu tư cho việc học hành của con cái họ. Liệu có sự khác biệt nào giữa nông thôn và thành thị trong chính sách trợ cấp của Chính phủ. Sự khác biệt này được thể hiện thông qua bảng 4.4 sau:

55 Bảng 4.4: Tỷ lệ nhận trợ cấp của hộ nghèo trong mẫu ởĐBSCL Đơn vị tính: hộ Hộ nghèo Trợ cấp Tổng Không Có 89 94 183 Không 1.217 505 1.722 Tổng 1.306 599 1.905

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010

Trong 183 hộ nghèo ở cả khu vực ĐBSCL thì chỉ có 89 hộ nghèo nhận được trợ cấp (chiếm 48,63%) và 94 hộ nghèo không được trợ cấp (chiếm 51,34%). Điều này chứng tỏ việc tiếp cận với trợ cấp của hộ nghèo vẫn còn hạn chế, vì thế họ vẫn còn khó khăn trong việc đảm bảo và nâng cao mức sống của gia đình, và càng bất lợi hơn khi hộ nghèo gặp phải những cú sốc như gia đình có người ốm đau, đám tang, tai nạn. Khi đó hộ sẽ đối phó với những cú sốc này bằng cách giảm các khoản chi tiêu không cần thiết, bán tài sản hoặc buộc con em họ nghỉ học. Tuy nhiên việc trợ cấp cho giáo dục của Chính phủ đối với hộ nghèo là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của người nghèo, nó cung cấp vốn cho hộ đểđáp ứng nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống và trang trải cho chi phí học tập của con cái trong gia đình, góp phẩn giảm bớt áp lực về gánh nặng chi trả chi phí học hành của hộ, từđó hộ yên tâm làm ăn, tăng cường đầu tư hoạt động sản xuất, nhờ đó mà nâng cao năng suất lao động và cải thiện được thu nhập của họ, giúp họ phần nào có mức sống ổn định hơn trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.5.2 T l nhn tr cp phân theo trình độ hc vn ca ch h trong mu ĐBSCL

Điều đáng chú ý ởđây là trong chính sách trợ cấp của Chính phủ không có sự phân bổ hợp lý giữa các cấp học. Đáng lẽ ra, ở cấp học cao hơn Chính phủ cần phải trợ cấp nhiều hơn, bởi vì chi phí học tập sẽ càng nhiều nếu học ở các cấp học và trình độ học vấn cao hơn. Tuy nhiên Chính phủ chỉ tập trung trợ cấp chủ yếu cho cấp tiểu học và điều này có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho chính sách trợ cấp của Chính phủchưa phát huy hiệu quảnhư mong muốn. Bảng số liệu sau sẽ cho thấy rõ việc trợ cấp khác nhau ở các cấp học khác nhau:

56

Bảng 4.5: Tỷ lệ nhận trợ cấp phân theo trình độ học vấn của chủ hộ trong mẫu ởĐBSCL Đơn vị tính: hộ Trình độ học vấn chủ hộ Trợ cấp Tổng Không Không có bằng cấp 122 60 182 Lớp 1 42 25 67 Lớp 2 115 44 159 Lớp 3 136 56 192 Lớp 4 125 62 187 Lớp 5 193 78 271 Lớp 6 86 53 139 Lớp 7 59 32 91 Lớp 8 65 34 99 Lớp 9 111 51 162 Lớp 10 26 6 32 Lớp 11 35 16 51 Lớp 12 48 28 76 Giáo dục nghề 89 33 122 Cao đẳng 12 6 18 Đại học 39 14 53 Sau đại học 3 1 4 Tổng 1.306 599 1.905

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010

Nhìn chung, tỷ lệ nhận trợ cấp sẽ thấp dần ở các cấp học cao hơn. Cụ thể, trong 599 hộđược trợ cấp của vùng thì có đến 265 hộở cấp tiểu học, 170 hộ ở cấp trung học cơ sở, 50 hộ ở cấp trung học phổ thông, 33 hộ ở cấp giáo dục nghề, 6 hộ ở cấp học cao đẳng, 14 hộ cấp đại học, 1 hộ ở cấp sau đại học và cấp không có bằng cấp với 60 hộ chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nguyên nhân là Nhà nước thông thường ưu tiên trợ cấp cho cấp tiểu học nhưng theo bảng số liệu thì tỷ lệ trợ cấp ở cấp không có bằng cấp và cấp tiểu học lại khá cao là do

57

phần lớn người dân ở ĐBSCL có hoàn cảnh khó khăn, mức sống thấp, có những hộ gia đình quá nghèo nên mặc dù Nhà nước có trợ cấp đi chăng nữa thì số tiền mà hộ nhận được không đủ để trang trải cho chi phí học tập, vì thế mà con cái của họ thường chỉđược học đến hết lớp 3 hoặc lớp 4 là nghỉ học. Do đó mà tỷ lệ nhận trợ cấp ở cấp không có bằng cấp chiếm tỷ lệ tương đối cao của vùng và đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến trình độ học vấn của vùng trong những năm qua vẫn còn ở mức thấp.

4.1.5.3 T l nhn tr cp phân theo khu vc sng trong mu ĐBSCL

Các cá nhân sống ở nông thôn có phần thiệt thòi hơn so với thành thị về điều kiện học tập cũng như vềphương tiện đi lại khó khăn, về trang thiết bị, cơ sở vật chất của trường ở nông thôn vẫn còn yếu kém, đồng thời các cá nhân ở nông thôn cũng gặp phải trở ngại và khó khăn trong việc trang trải cho chi phí học tập. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các cá nhân này cũng như việc đưa ra quyết định của họ có tiếp tục học hay không trong thời gian tới. Ngược lại các cá nhân sống ở thành thị thì có lợi thếhơn nhiều vềđiều kiện học tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đi lại hiện đại hơn và nếu họ biết tận dụng những điều kiện này một cách hợp lý, phù hợp với bản thân họ thì kết quả học tập sẽcao hơn các cá nhân ở nông thôn. Nhận định được vấn đề thực tế của xã hội, Nhà nước ta luôn quan tâm và có những chính sách hỗ trợ nhằm giúp người dân trong vùng có thể tiếp tục đeo đuổi việc học và vượt qua khó khăn của cuộc sống. Tuy nhiên, do đặc điểm ở từng khu vực khác nhau nên người dân sẽ nhận được sự trợ cấp sẽ khác nhau. Sự khác nhau đó được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.6: Tỷ lệ (%) nhận trợ cấp phân theo khu vực sống trong mẫu ở ĐBSCL Đơn vị tính: hộ Khu vực Trợ cấp Tổng Không Nông thôn 985 470 1.455 Thành thị 321 129 450 Tổng 1.306 599 1.905

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư năm 2010

Nhìn chung ởĐBSCL thì khu vực nông thôn nhận trợ cấp nhiều hơn khu vực thành thị. Cụ thể, trong 599 hộđược nhận trợ cấp thì có 470 hộ là ở nông

58

thôn (chiếm 78,46%), còn lại là 129 hộở thành thị (chiếm 21,54%). Điều này có tính hợp lý, bởi lẽ khu vực nông thôn, điều kiện sống và học tập của người dân vẫn còn thiếu thốn, vì thếở nông thôn có nhiều hộnghèo hơn thành thị và Chính phủ luôn đặc biệt quan tâm đối với hộ nghèo ở nông thôn nên việc trợ cấp cho nơi này nhiều hơn là điều tất nhiên. Bên cạnh đó, là nhờ vào cách

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở đồng bằng sông cửu long (Trang 61)