Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 29)

người dân

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân. Những nguyên nhân chính nào mà ảnh hưởng hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân?

Trợ cấp giáo dục là một trong những yếu tốcó tác động đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục (Gomez, 2005). Trợ cấp cho giáo dục của Chính phủ là một khoản tiền mà Chính phủ phải chi ra từ nguồn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ cho hộ gia đình nghèo, người dân tộc hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa nhằm giúp họ giảm bớt phần nào về chi phí cho học tập. Giả định rằng, người được nhận trợ cấp sẽ có thể tiếp tục học ở các cấp học cao hơn người không nhận được bất kỳ khoản trợ cấp nào, nếu điều này xảy ra thì chính sách trợ cấp của Chính phủđã có hiệu quả.

Học thêm là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục (Đặng Hải Anh, 2007; Tansel, 2005). Vì học thêm ở Việt Nam là một điều cần thiết trong ngân sách gia đình đối với những học sinh trung học cơ sởvà xu hướng tham gia học thêm mạnh mẽhơn ở mức trình độ học vấn cao hơn.

Giới tính của chủ hộ có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục (Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên, 2008) và có quan niệm cho rằng người con sẽ học cấp học cao hơn nếu trình độ học vấn của người mẹ cao hơn người cha. Bởi vì, người mẹ thường quán xuyến việc nhà, chăm sóc con, yêu thương con, kề cận và gần gũi bên con nhiều hơn người cha. Người cha phải tất bật với nhiều việc bên ngoài xã hội nên ít có thời gian bên đứa con, mặc dù tình thương của người cha vẫn dành hết cho đứa con nhưng ít được bộc lộ hay biểu hiện ra bên ngoài.

Trình độ học vấn của chủ hộ cũng có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục (Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên, 2008; Phạm Lê Thông, 2011; Tansel, 2005). Thông thường trong gia đình mà cha hoặc mẹ có trình độ học vấn cao thì con cái của họ sẽ học ở các cấp học cao hơn. Bởi lẽ, họ nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của việc học đối với tương lai của con cái họ sau này.

Sốngười trong gia đình là một trong những yếu tốảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục. Vì thực tế cho thấy nếu số người có đi học càng nhiều trong gia đình thì việc chi tiêu cho giáo dục sẽ càng nhiều.

18

Khu vực sống cũng là yếu tố ảnh hưởng đến đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục (Đặng Hải Anh, 2007; Tansel, 2005). Phần lớn người dân vùng ĐBSCL sống tập trung chủ yếu ở nông thôn. Hộ gia đình sống ở nông thôn thường là hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện vật chất thiếu thốn, mức sống thấp và họ có tư tưởng, quan niệm rằng sẽ đi lao động sớm để có tiền phụgiúp gia đình hay tiêu sài hơn là đầu tư cho việc học. Chính vì lẽđó mà việc chi tiêu cho giáo dục của người dân ở nông thôn trong thời gian qua ít hơn ở thành thị. Do đó mà hầu như trình độ dân trí cũng như tay nghề kỹ thuật chuyên môn của người dân mà sống ở nông thôn thấp hơn thành thị.

Nghèo cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục. Do điều kiện và mức sống thấp nên phần lớn các hộ nghèo sẽ chi tiêu cho giáo dục ít hơn các hộ giàu.

Dân tộc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục. Thông thường dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng và giao kém phát triển, phương tiện đi lại khó khăn nên đầu tư cho giáo dục gặp nhiều trở ngại và ngược lại thì dân tộc Kinh sống ở những nơi có điều kiện thuận lợi hơn nên sẽđầu tư cho giáo dục nhiều hơn.

Tuổi của chủ hộ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục. Thông thường chủ hộ thường là người lớn tuổi trong gia đình, có nhiều kinh nghiệm, uy tín, có trách nhiệm cao. Tuổi chủ hộ càng lớn thì khả năng lao động càng kém, năng suất lao động thấp, nguồn thu nhập chính của hộ cũng từđó mà giảm xuống, kéo theo chi tiêu trong gia đình cũng giảm nên vấn đềđầu tư cho giáo dục sẽ là gánh nặng cho hộ.

Tổng thu nhập của hộ gia đình cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục (Đặng Hải Anh, 2007; Tansel, 2005). Vì thông thường gia đình có nguồn thu nhập cao thì mức sống của họ sẽ cao nên có nhiều điều kiện và khảnăng chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn gia đình có nguồn thu nhập thấp.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của việc trợ cấp đến hoạt động chi tiêu cho giáo dục của người dân ở đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)